lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Lịch Sử Việt Nam | tổng thống Ngô Đình Diệm

...

“Như có linh tính báo trước là có chuyển biến, nên tôi liền trực tiếp trình ngay Tổng thống Diệm, xin lệnh khai hỏa, bằng 2 khẩu đại bác  bắn thẳng đã giàn sẵn từ mấy hôm trước. ....

Nhưng Tổng thống Diệm không chịu, bảo rằng làm như thế chỉ có dân lành chết oan uổng mà thôi.” 

So sánh ông Ngô đình Diệm và cáo Hồ, ta thấy rõ ai là người vì dân vì nước, ai là người bần cùng hóa nhân dân, lại dâng đất cho ngoại bang.

Để hiểu thêm về đạo đức và lòng yêu thương dân của ông Diệm, mời bạn đọc coi đoạn dưới đây trong bài viết của Phụng Hồng, Văn nghệ tiền phong 476 ngày 30- 11- 1995.

 “ Thực vậy, cho đến ngày ông bị Dương văn Minh và Mai hữu xuân ra lệnh cho tên đồ tể thuộc hạ Nguyễn văn Nhung đâm chết một cách dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người, ông vẫn cương quyết thi hành chính sách ‘lấy dân làm trọng’ (dân vi quí).

Để dẫn chứng cho điều đó, cũng để làm sáng tỏ vấn đề- một vấn đề mà mãi đến bây giờ chưa thấy ai đề cập tới- tôi hân hạnh mời quí bạn đọc nghe câu chuyện dưới đây, 20 năm qua chưa được phanh phui nhân ngày đại tang tháng 11.

Số là ,tháng 6- 1975, khi vào Don Bosco để chờ ngày vào “ lò luộc người” mút mùa lệ thủy mà tìm về nước chúa nơi tiên cảnh (vì đã dại dột nghe theo lời đường mật phủ dụ của bọn ma vương, ngạ quỉ cộng sản Bắc Việt, nên chỉ đem theo 1 tháng tiền ăn và 2 bộ đồ nylon mỏng dính như của Brigitte Bardot) . Tình cờ trong một đêm thao thức không ngủ, tôi gặp Trung tá TDN, nguyên tư lệnh phó Lữ đoàn liên binh phòng vệ Tổng thống phủ (hiện định cư tại N.H. )

Nhân khi chạnh nghĩ đến thân phận ...và chưa biết ngày mai sẽ ra sao, tôi buột miệng chua chát :

-“ Nếu cố Tổng thống Diệm còn sống thì sức mấy mà chúng mình ngồi đây.

Anh N đã không trả lời thẳng vào câu than thở của tôi, mà chậm rãi nói:

-        Chắc anh chưa biết một bí mật về giờ phút cuối cùng của cố Tổng thống Diệm tại Dinh Gia long vào chiều 1-11-1963 ?

Tôi trả lời : Chưa.

Anh N  bèn nói nhỏ bên tai tôi, giọng trầm buồn, bí mật:

-        Như anh đã biết, chiều hôm đó vào lúc 12giơ 30, tôi được sĩ quan trực nhật báo cáo có nhiều dấu hiệu chuyển quân khả nghi của một đại đội Thủy quân lục chiến đến bố trí tại sân Hoa lư, bên kia đường Hồng thập tự, đối diện Bộ tư lệnh LĐ. Như có linh tính báo trước là có chuyển biến, nên tôi liền trực tiếp trình ngay Tổng thống Diệm, xin lệnh khai hỏa, bằng 2 khẩu đại bác  bắn thẳng đã giàn sẵn từ mấy hôm trước.

Nhưng Tổng thống Diệm không chịu, bảo rằng làm như thế chỉ có dân lành chết oan uổng mà thôi.  Mãi đến giờ phút này ông đã quên mạng sống của mình mà chỉ nghĩ đến số phận người dân, theo đúng tinh thần ‘dân vi quí’.

Chưa hết, đến 4giỡ 40 là thời điểm chót, trước khi TT Diệm và bào đệ dời dinh, Đại sứ   Mỹ Cabot Lodge đã gọi lại TT Diệm một lần nữa., mà tôi nghĩ đây là một dịp, một cơ hội cuối cùng cho TT Diệm và ông Nhu được bảo đảm tính mạng, nếu theo điều kiện của ông này. Song tôi thấy TT Diệm cầm máy lên- do đại úy Lê công Hoàn trao lại- và khảng khái từ  chối .

Chính tai tôi đã nghe thấy TT Diệm trả lời một cách rất điềm đạm và bình tĩnh:

-        Thank you, Sir. But I don’t want my people to be suffered ( chú thích của Phụng Hồng: Xin cám ơn ngài. Nhưng tôi không muốn nhân dân tôi khổ..) 

Trích đoạn trên đây cho thấy thêm một  dữ  kiện để chứng minh lòng thương kính đồng bào của ông Diệm, khác hẳn với tên khát máu, cáo đội lốt người, đã giết hàng ngàn chiến sĩ của các đảng phái quốc gia ở Vĩnh , Phúc yên năm 1947, 1948, giết nửa triệu người trong chiến dịch đấu tố 1953- 1958, học của Tàu cộng và mồ ma Liên xô, rồi giết và chôn tập thể gần 10.000 người dân Huế Tết Mậu thân 1968, trong số này có cả trẻ em.

Người viết bài này không quen biết với Phụng Hồng, cũng không quen ông TDN, nhưng rất mong ông TDN có thể cho biết thêm chi tiết về ngày đen tối của sử Việt 1-11-1963, mà ông đã chứng kiến. Chúng ta góp mỗi người một chút, để lấy lại vị thế xứng đáng cho một người vị quốc vong thân.

Thêm một dẫn chứng cho thấy Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã nhận lệnh trực tiếp từ Conein để giết ông Diệm và ông Nhu. Mời bạn đọc theo dỏi phần trích dưới đây trong bài viết dài, của tác giả Tú Gàn, nhan đề là PHẢN TƯỚNG BỌN CÔN ĐỒ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA:

Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy ?

NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ :

Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí.

Theo baì viết của ông Tú Gàn, việc lật đổ Tổng thống Ngô đình Diệm , ông Kennedy đã đưa qua 2 sĩ quan tình báo, một là Al Spera, hai là Lucien Emile Conein, để làm nhiệm vụ móc nối các sĩ quan Viêt nam Cộng hòa. Và, tác giả đã sưu tập được nhiều tài liệu về nguồn gốc của Conein, mà không tìm được tài liệu nói về điệp viên Spera. Spera sang Việt nam bề ngoài là cố vấn chính trị tại Bộ Tổng tham mưu.

Vai trò của Lucien Emile Conein :

Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt.

 Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó , ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.

Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gon làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site