lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lá Thư Úc Châu

Lá Thư Úc Châu 27/08/2012

châu úc, úc đại lợi

Chúc Thân hữu: Thân Tâm An Lạc

Trang Thơ Nhạc (đầu Tuần): 27-8-2012
Nhạc:
Chút Kỷ Niệm Buồn
Nhạc: Thanh Sơn
Tiếng hát: Như Quỳnh

Tình thân,
Kính.
NNS

***

Vài bài Thơ cũ:
1.
Nguyễn Bính
Hành Phương Nam

đôi ta lưu lạc phương Nam này
trải mấy mùa qua én nhạn bay
xuân đến khắp trời hoa rượu nở
mà ta với người buồn vậy thay
lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
mà không uống cạn mà không say
lời thề buổi ấy cầu Tư Mã*
mà áo khinh cừu không ai may
ngươi giam chí lớn vòng cơm áo
ta trói thân vào nợ nước mây
ai biết thương nhau từ buổi trước
bây giờ gặp nhau trong phút giây
nợ tình chưa trả tròn một món
sòng đời, thua đến trắng hai tay
quê nhà xa lắc , xa lơ đó
ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
ly tán vì cơn gío bụi này
người ơi buồn lắm mà không khóc
mà vẫn cười qua chén rượu đầy
vẫn dám tiêu hoang cho đến chết
ngày mai ra sao rồi hãy hay
ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ
cốt nhất cười vui trọn tối nay
rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay
hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt
giữa chợ ai mà khóc nhận thây
Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
ai kẻ dâng vàng ai biếu tay
mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự**
giày cỏ, gươm cùn, ta đi đây
ta đi nhưng biết về đâu nhỉ
đã dấy phong yên lộng bốn trời
thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
uống say mà gọi thế nhân ơi

*  Tư Mã Tương Như đời nhà Hán.

** Phùng Hoan, thực khách của Mạnh Thưòng Quân lãnh nhiệm vủ đi đòi nợ. Khi đến ấp Tiết cho con nợ đốt hết văn tự nợ, Về sau MTQ bị vua Tề phế, khi qua ấp Tiết toàn dân đón rước, nhờ vậy vua Tề thu dụng lại. Phùng Hoanđã mua ‘cái đức’ cho Mạnh Thường Quân

2.
Nguyễn Bá Trác
Hồ Trường

đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật
phù cương thường
hà tất tiêu hao bốn bề lưu lạc tha phương
trời nam nhìn dòng thắm
non nước một màu sương
chí chưa thành danh chưa đạt
trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
trăm năm thân thế bóng tà dương

vỗ gươm mà hát
nghiêng bầu mà hỏi
trời đất mang mang
ai người tri kỷ
lại đây cùng ta cạn một hồ trường

hồ trường
hồ trường
ta biết rót về đâu ?

rót về đông phương
nước biển đông chảy xiết sinh cuồng loạn
rót về tây phương
mưa phương tây từng trận chứ chan
rót về bắc phương
ngọn bắc phong vi vút
cát chảy đá dương
rót về nam phương
trời nam mù mịt
có người quá chén như điên như cuồng
nào ai tỉnh
nào ai say
lòng ta ta biết
chí ta ta hay
nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
thà tất cùng sầu đối cỏ cây

3.
Lưu Trọng Lư
Nắng Mới

mỗi lần nắng mới hắt bên song
xao xác gà trưa gáy não nùng
lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
chập chờn sống lại những ngày không

tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
lúc người còn sống tôi lên mười
mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
áo đỏ người đưa trước dậu phơ

hình dáng mẹ tôi chửa xóa nhoà
hãy còn mường tượng lúc vào ra
nét cười đen nhánh sau tay áo
trong ánh trưa hè trước dậu thưa

***

Tạp ghi Thời sự:
1.
Bùi Văn Bồng

Cần Tôn Trọng Bạn Đọc Mạng
 
Mạng Internet là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, tạo dựng phát triển và là điều kiện tiên quyết mở ra thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, đáp ứng nhanh, nhạy, kịp thời, đầy đủ quyền được thông tin của con người. Đó là nhờ thành công của nghiên cứu và ứng dụng công nghệ từ lý thuyết bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) có cơ sở khoa học tạo nền từ cuối thế kỷ 19 do các công trình nghiên cứu chuyên sâu về điện và từ của nhà toán học người Scotland (J.C Maxwell) dựa trên lý thuyết căn bản của M. Faraday.

Những tính toán của ông chứng tỏ rằng sóng điện từ có thể truyền với vận tốc ánh sáng và điều này khiến cho ông đưa ra những dữ liệu minh chứng ánh sáng cũng là một loại sóng điện từ. Năm 1888, H. Hertz đã dùng điện phát ra các sóng có tính chất giống như ánh sáng và do đó đã xác nhận những ý tưởng tuyệt vời của Faraday và Maxwell. Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin, một dạng điện động lực học của ngành điện từ học…, được tính toán theo phương trình Maxwell. Chúng ta được hưởng thụ những thành công sáng chế nhiều loại hình sóng điện từ, thông tin điện tử, vi mạch dẫn, mạng Internet là nhờ các nhà khoa học tài năng ấy.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là sử dụng máy tính, mạng Internet thế nào để đem lại những giá trị có ý nghĩa cho cuộc sống và cho toàn xã hội. Đặc trưng của mạng dựa theo sóng điện từ là chuyển tải thông tin, dữ liệu từ thực sang ảo, từ ảo lại về thực, không có gì tách rời. Cho dù “ảo” đến cỡ nào, tùy tiện hay có trách nhiệm, trung thực hay giả dối, thì người đọc trong làng mạng, cư dân cộng đồng mạng đều có suy ngẫm, nhận xét, so sánh, kiểm chứng xem nên tin hay không tin. Cho nên, cho dù lên trang website, báo điện tử, blog hay “chát chủng” đều phải biết rằng, khi đã tung tin, tung sóng gì lên mạng thì “sản phẩm” đó không còn là của riêng mình nữa mà đã ra xã hội. Nhà nước không cần phải bỏ một đồng ngân sách nào để đầu tư, trả công cho “các nhà mạng”, nhưng vẫn có nguồn thông tin phục vụ chung cho xã hội rất đa dạng, phong phú. Một trang blog hay trang mạng “tự do” thiết lập, người trực tiếp làm chủ các hệ điều hành trong phạm vi có thể chính là một chủ thể đồng thời là chủ trang mạng, vừa là Tổng biên tập, biên tập viên, người viết, admin quản trị mạng, post comment (lời bình) của bạn đọc…cả “7-8 việc trong 1”, càng cần biết tôn trọng bạn đọc mạng và đối tượng cần thông tin, giao lưu.

Báo mạng (kể cả các trang blog) có tiện lợi hơn báo viết là sửa lại hoặc loại bỏ bài viết, chỉnh cho chuẩn thông tin rất nhanh, dễ dàng hơn báo in, chỉ cần trong vài phút là thông tin sai lệch được cải sửa ngay. Trong khi dó, báo in khi đã “giấy trắng” mực đen, phát hành rồi thì vô phương sửa lại, chỉ còn cách đính chính vào số báo khác mà thôi.

Mới đây, trên trang anhbasam.com, anhbasam.wordpress.com, có đăng một thông báo đính chính của trang blog Dragon Capital: “Ngày 21/8, trong bản tin gửi cho các nhà đầu tư, Dragon Capital đã đưa ra thông tin về việc ông Tô Hải, Tổng giám đốc của CTCK Bản Việt được triệu tập để hỗ trợ điều tra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Dragon Capital thừa nhận đây là một thông tin sai và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ông Hải. “Chúng tôi muốn sửa sai thông tin này và gửi lời xin lỗi tới cá nhân ông Hải và các đồng nghiệp tại CTCK Bản Việt” – thông báo trên website của Dragon Capital viết”.

Việc làm đó của trang blog Dragon Capital cũng như nhiều trang bog khác, các trang báo mạng khác, đã được bạn đọc tán đồng và hoan nghênh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều trang blog tung lên mạng những thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng rõ ràng, thậm chí tùy tiện bịa chuyện, đơm đặt, nói lấy được, lồng cá nhân vào, đem đến cho người đọc nhưng thông tin thiếu chính xác. Kể cả dùng từ trong bài viết và ý kiến nhận xét, lời bình cũng đừng vì quá cực đoan, bực tức mà dùng các từ chửi đổng, chửi thề, văng tục cốt cho hả giận, trút bỏ tức tối, "sướng miệng"... không đem lại thông tin hoặc ý nghĩa giá trị gì mà dễ bị phản cảm, gây khó chịu cho nhiều người đọc. Làm như thế, trước hết trang mạng đó tự làm mất uy tín của mình với bạn đọc cộng đồng mạng, sau nữa là gây phức tạp, đa chiều trong dư luận xã hội, nhiễu thông tin, thiếu văn hóa, quảng cáo tùm lum, nhiều khi ảnh hưởng cả danh dự, uy tín người khác, ảnh hưởng cả đến sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội sức khỏe con người…

Xã hội hiện đại hóa bởi công nghệ thông tin hiện nay ngày càng đông đảo bạn đọc trên cộng đồng mạng. Thông tin trên mạng trung thực, chính xác rất cần cho mọi người. Đó là thứ “trời cho” rất quý và thuận tiện trong tiếp nhận, giao thiệp, trao đổi, kiểm chứng thông tin. Lãnh dạo cũng rất cần giỏi sử dụng vi tính, thường xuyên rà đọc các luồng, các nguồn thông tin trên mạng. Nó giúp ích rất nhiều, là kênh thông tin đa chiều từ thực tiễn cần thiết phục vụ cho nhận định, đánh giá, phân tích vấn đề, thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo hữu hiệu.

Cụ thể nhất là hồi đầu năm nay, trong khi người dân dài cổ chờ thông tin các báo, nhưng nhờ các trang blog, các loại hình thông tin mạng, Văn phòng Chính phủ chỉ trong thời gian ngắn đã đọc, tổng hợp, phân tích tới gần 800 tin, bài về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng). Cũng cần nói thẳng ra rằng, nếu không nhờ các trang blog có trách nhiệm và đưa tin chính xác, ý thức xây dựng, nói thẳng nói thật  từ cơ sở, các bài bình, thư góp ý, những bài phân tích qua mạng, chỉ nhìn vào một ít thông tin lèo tèo, chung chung, vừa đăng vừa xin ý kiến, nơm nớp lo bị “bẻ giò” của các bào “lề phải”; lại chờ các bộ, ngành chủ quản đi xác minh, về báo cáo, thì chắc chắn Chính phủ không thể giải quyết vụ Tiên Lãng một cách nhanh chóng, chính xác, đúng bản chất vấn đề như vậy. Các vụ Văn Giang, Vụ Bản, Bỉm Sơn, Cần Thơ,.. các trang mạng blog cũng là những chiến sĩ xung kích "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" đem đến cho bạn đọc những thông tin có giá trị, giúp cho dư luận nhanh chóng hiểu đúng bản chất sự việc.

Quan niệm các trang mạng là “thứ lá cải”, là “lề trái” có hại, thậm chí phân biệt đối xử, ác cảm, muốn dẹp đi là không thức thời, là sự bộc lộ trình độ kém cỏi, lạc hậu, bảo thủ. Tổng thống Barack Obama đã nói: “Mạng internet là sóng của trời, đâu phải của con người tất cả mà dễ quản lý. Con người chỉ có thể quản trị, tuân thủ các phân giải kỹ thuật đã qua nghiên cứu, sáng chế, cải tiên nó, không ai hạn chế, hay quản lý được mạng internet, đừng làm ngược quy luật của hoa học và phá vỡ, gây nhiễu các hiện hữu của quy trình kỹ thuật hiện đại”. Nếu chỉ theo ý chủ quan mà dùng các biện pháp ngăn chặn mạng thông tin nào đó có lợi, ít hại cho xã hội là sự bộc lộ thiếu văn hóa, không tôn trọng bạn đọc cộng đồng mạng, coi thường (hoặc sợ) dư luận xã hội, cũng coi như vi phạm nhân quyền.

Tháng trước (ngày 5/7/2012), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm rằng: Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet cần được công nhận là một quyền cơ bản của con người. Trong một Nghị quyết được thông qua về vấn đề này nêu rõ: Tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc… đều có quyền được sử dụng, truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút ký vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này. Tuy nhiên, riêng đại biểu Trung Quốc, ông Xia Jingge, trước khi đặt bút ký còn bảo thủ và lòi đuôi Tàu, nói rằng Văn bản Nghị quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy TQ sắp sửa phá bỏ cái gọi là “Vạn lý tường lửa” (Great Firewall of China) - một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của quốc gia này. Vào tháng 6 năm ngoái, trong một báo cáo khác của mình, Liên Hợp Quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một quyền cơ bản của toàn nhân loại. Vì thế, các trang mạng khi đã “tung sóng” cần rất thận trọng, chọn lọc thông tin có giá trị, trung thực và tự  thấy cần thiết trước khi tung lên mạng, khi bấm “chuột” phải có trách nhiệm, xứng tầm “văn hóa mạng” và biết tôn trọng bạn đọc cộng đồng cư dân mạng trong thời đại hiện nay. Khi nhận được những phản hồi góp ý đúng cần phải sửa ngay.

(Source: BuiVanBong's Blog)

2.
Luật sư Lê Quốc Quân

Vỡ "quẻ bầu Kiên" chỉ là cuộc chiến mini

Dư luận rúng động, truyền thông căng lên, vàng tăng giá, chứng khoán sập sàn… là những dấu hiệu bề nổi vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.

Còn tảng băng chìm là những bình luận vô tiền khoáng hậu ở mọi cấp về một cuộc chiến Ba-Tư [1]; là sự lo ngại sụp đổ của hệ thống tiền tệ, là thao thức và hy vọng của những người đấu tranh cho tiến bộ xã hội.

Tìm ra kẻ thù

Có thể trong những ngày tới, 5 hay 10 người nữa sẽ bị bắt nhưng chắc chắn không có bộ trưởng, thậm chí thứ trưởng nào vào vòng lao lý.

Màn kịch này đủ để gây xúc động nhưng không để có biến động.

Quả thật, nhiều người cho rằng “quẻ” đã vỡ và sẽ có biến động chính trị.

Nhưng chắc chắn là không có chuyện đó vào thời điểm này vì những uỷ viên BCT có thể kèn cựa nhau về quyền lợi và những mâu thuẫn cá nhân nhưng đều đang cùng một nhóm lợi ích bảo vệ sự thống trị của chính mình.

Các “Vina” có đổ vỡ ào ạt nhưng song sắt, vốn đang khóa chặt những người dân vô tội, không rộng mở để đón chào các ủy viên BCT. Việc bắt bớ là hệ quả tất yếu của những diễn biến chính trị thời gian qua ở Việt Nam, khi cơ chế “lập lờ đánh lận con đen” này đã tạo ra những ổ tham nhũng, những tập đoàn Mafia lũng đoạn đến “tận căn”, vượt quá ngưỡng chịu đựng của dân chúng.

Khi đó Bộ Chính trị phải bật đèn xanh để tìm ra một số: “kẻ thù của nhân dân” nhằm thỏa mãn đòi hỏi của dân chúng. Kẻ thù dễ chĩa mũi dùi vào nhất vẫn là các chủ tư bản mới nổi.

Nó vừa phù hợp với học thuyết vô sản mà đảng đang cổ súy đồng thời ngăn chặn được sự phẫn nộ của công chúng về sự tư bản hóa một cách quá đáng dựa vào cơ chế thị trường.

Về mặt biểu hiện, nó cũng cần có một “sự biến” đủ lớn để tạo nên những chú ý trong dư luận nhưng chắc chắn 14 thành viên vẫn đủ tỉnh táo và nhẫn nhục để stop tất cả lại nếu như điều đó tạo ra một cuộc đảo chính hoặc một cuộc chiến tranh “mini”.

Các quan chức sẽ đứng ngoài cuộc để lạnh lùng trở nên mạnh hơn.

Thủ kho và kẻ trộm

Vào một đêm nọ có một thằng ăn cắp đi vào một kho tài sản khổng lồ của nhân dân bao đời gầy dựng với biết bao nhiêu máu và nước mắt. Đầu tiên có kẻ tắt đèn bằng Nghị Quyết làm cho bóng tối bao trùm; một tay thủ kho cầm chìa khóa đang đợi sẵn để mở theo Luật pháp.

Tên trộm lẻn vào và ăn cắp tài sản của nhân dân, nó lấy đi nhiều đến nỗi dân chúng không còn cái để ăn, mẹ già ốm không có thuốc, công nhân đói bị teo cơ, ngư phủ chết vì giành nhau cá ươn, thiếu nữ chạy loạn xin lấy chồng Hàn Quốc để kiếm miếng ăn…

Đèn bật sáng bằng chỉ thị, tên thủ kho tung chưởng hình sự và kẻ trộm bị chính hai kẻ này bắt giữ. Nhân dân vỗ tay vui mừng hớn hở mà quên rằng không thể có một sự lũng đoạn nào được thực thi nếu không có sự chỉ đạo bằng Nghị Quyết và tiếp tay bằng Pháp luật.

Xong rồi, Đảng sẽ lại trong sạch hơn, nghiêm túc hơn trong mắt nhân dân. Thế là họ lại bắt đầu một cuộc chơi mới, đầy bóng tối với những tay thủ kho và tên trộm. Và những khoản thủ đắc ngày càng lớn hơn.

Nhưng thực tế thì tên trộm này là người nuôi Đảng và Chính Phủ trong suốt nhiều năm qua. Ngoài tiền thuế họ đóng vào ngân sách để trả lương cho cả hai hệ thống Đảng và Nhà nước, những giám đốc này rải tiền dài miên man từ Móng Cái đến Cà Mau, rải sâu từ trưởng thôn lên tận Bộ Chính Trị, rải mạnh để tư duy của họ thâm nhập vào từng điều khoản của các thông tư, thậm chí cả nghị quyết của đảng.

Tên trộm bị bắt nhưng bởi cùng hội, cùng thuyền nên những kẻ bị bắt sẽ không bao giờ khai ra hoặc tố cáo những người đương chức trong chính quyền vì họ có cơ sở để tin rằng là mình sẽ được “giải cứu” từ chính những người đã tắt đèn và mở khóa để họ vào kho.

Kết cục đường dây Mafina này sẽ ra sao ?

Rồi những án tù sẽ được đưa ra mà thời hạn thua xa so với một vài cá nhân viết blogs với duy nhất một điều là mong mỏi một cuộc sống chân thật hơn; rồi chỉ vài năm sau những tên mafia cỡ bự lại quay về với những tài sản ăn cắp được của mình, vẫn còn đó những kẻ tắt đèn và thủ kho trung thành đợi sẵn.

Còn nhân dân Việt Nam ngàn đời lam lũ, vốn giàu lòng vị tha, cũng vội quên đi tiền thuế, máu và nước mắt, thậm chí cả cái chết của họ.

Quan trọng hơn họ bị đánh lừa khỏi những vấn đề thời sự lớn lao hơn là giặc giã ngoài biên cương, biển đảo bị mất, Tây Nguyên bị xâm nhập và vô vàn vấn nạn nhãn tiền khác.

Rồi sẽ còn vô vàn tranh luận rất mất thời gian giữa Luật và Nghị quyết. Nó giống như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua, dù có 3/13 phiếu thuận thì thủ tướng vẫn bình chân như vại vì đó không phải là bỏ phiếu “bãi nhiệm”.

Nếu có như vậy thì cũng không ai có thể “bứng” ông đi được nếu tự bản thân ông muốn trụ lại.

Sự liêm sỉ mà Đảng đang kêu gào có vẻ đang là thứ quá xa xỉ, chưa nói đến sự đan xen nhằng nhịt quyền lợi giữa Chính phủ và Đảng, giữa Luật và Nghị quyết, giữa những lợi ích cá nhân và phe nhóm. Điều đó cho phép hàng loạt thỏa hiệp tiếp theo với một thời gian rất dài vì kho tài sản và những tên trộm khác vẫn còn.

Công lý, pháp quyền và dân chủ

Cuộc đánh nhau hiện nay có thể dẫn đến kẻ thắng kẻ thua, nhưng công lý thì không bao giờ được thực thi vì chính những kẻ trong và ngoài song sắt đều không hướng việc hy sinh thân mình để tiêu diệt điều xấu xa, để xác quyết cùng nhau xây dựng một xã hội pháp quyền, minh bạch và dân chủ hơn.

Thật vậy, chỉ có một nhà nước pháp quyền mới soi rọi được kẻ có tội và bảo vệ người vô tội. Có như vậy tội phạm sợ và chùn tay làm việc ác còn người vô tội mới được thanh thản sống bình an.

Không có pháp quyền và công lý thì Nhà nước sẽ nghiền nát nhân dân như cát sỏi, trái lại một Nhà nước pháp quyền vì công lý thì sẽ bảo vệ mọi người.
Thật vậy, nếu có Tự do Báo chí thì vụ bắt “bầu Kiên” và các vụ tiếp tục sau này phải bắt đầu bằng một cuộc họp báo.

Ở giữa là Bộ Công an, một bên là Ngân hàng Nhà nước và một bên là Viện Kiểm sát. Tất cả hành vi tội trạng phải được nêu ra công khai và báo chí tha hồ hỏi về tình tiết, động cơ, mục đích, thái độ và bất cứ ai đứng sau chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Nhưng trên tất cả chỉ có dân chủ mới có đối lập để cùng cạnh tranh chạy đua hướng đến một kết quả tốt đẹp hơn cho nhân dân.

Nếu Đảng cộng sản vẫn tiếp tục độc quyền, cuộn trong tổ kén và tổ chức việc bắt giữ người như những vở kịch để trẻ hóa, trong sạch hóa bề ngoài nhằm duy trì sự lãnh đạo trên cả Nhà nước thì đất nước vẫn không thể tiến xa hơn.

[1] Dư luận cho rằng đang có sự tranh chấp quyền lợi và đấu đá giữa Ba Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ) và Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)

(Source: BBC)

3.
Vũ Quốc Túy
Thành công tốt đẹp

Sếp triệu tập cơ quan họp bàn kế hoạch tiến hành kiểm điểm phê bình và tự phê bình. Bản kế hoạch đã được sếp soạn sẵn. Sếp đề nghị mọi người góp ý về những điểm cơ bản trong lịch trình tiến hành công việc. Mọi người đã góp ý xây dựng nên một bản lịch trình làm việc rất chặt chẽ và khoa học. Vì đây là việc “nhạy cảm” và có phần “nóng hổi”, mà  thời tiết lại đang oi bức, nên địa điểm lựa chọn để họp phải là nơi mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt, Cửa Lò, Đồ Sơn hoặc Tuần Châu. Cuối cùng, mọi người nhất trí chọn Sa Pa, Lao Cai. Thời gian làm việc trong một tuần, trong đó bao gồm ba ngày đi và về, thứ bảy, chủ nhật nghĩ. Lịch làm việc trong hai ngày còn lại như sau:

Ngày thứ nhất, buổi sáng tham quan núi Hàm Rồng. Trưa ăn nghỉ ở khách sạn Mùa Xuân. Chiều tham quan thác Bạc, thung lũng Hoa Hồng. Tối đi chơi chợ Tình.

Ngày thứ hai, buổi sáng vào bản tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số tìm hiểu phong tục tập quán, nét văn hóa vùng cao. Buổi trưa ăn liên hoan những món đặc sản miền núi với rượu cần chính hiệu được mua về từ bản xa xôi. Buổi chiều, từ 2 giờ đến 3 giờ tiến hành tập trung kiểm điểm phê bình và tự phê bình thật nghiêm túc, thẳng thắn, thành khẩn với tinh thần đoàn kết giúp đỡ và thương yêu lẫn nhau, không bao che, giấu giếm. Buổi tối tổ chức liên hoan văn nghệ tự biên tự diễn. Sáng hôm sau lên tầu về cơ quan.

Sau một tuần khẩn trương và quyết liệt, cơ quan đã hoàn thành kiểm điểm, phê bình, tự phê bình thành công vô cùng rực rỡ. Trong buổi họp tổng kết, mọi người đều hài lòng vui vẻ và vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Nguyễn Quang Lập
Không chuẩn thì phải chỉnh

Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào? Đó là câu hỏi của một phụ huynh khi đọc chuyện Hai Bà Trưng trong sách Giáo khoa lớp 3 của  Nxb Giá Dục: “Phe ta” có các nhân vật: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, đoàn quân khởi nghĩa. “Phe địch” được liệt kê theo thứ tự trong bài: giặc ngoại xâm, quân xâm lược, tướng giặc Tô Định, kẻ thù, giặc, quân thù và cuối cùng lại là ngoại xâm. Đanh thép tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm nhưng không muốn cho các cháu biết đó là giặc nào? Rồi ‘lòng dân oán hận ngút trời’, các cháu cũng không được quyền biết lòng dân oán hận ai?”

Chúng tôi đã đọc lại chuyện Hai Bà Trưng trong sách giáo khoa lớp 3 và thấy quả nhiên là như vậy. Không rõ tác giả và nhóm soạn giả SGK vô tình hay hữu ý nhưng bất luận lý do gì điều đó cũng không chấp nhận được. Nhất là ta đang sống trong khoảng thời gian lịch sử “ rất nhạy cảm”, khi mà, nói như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, 2 lần VTV xảy ra sự cố cờ 6 sao, trang web Du lịch Hà Nội ghi biển Đà Nẵng là China Beach, sách Giáo khoa của nhà Xuất bản Giáo Dục lại in bản đồ của Trung Quốc ngoài bìa, ở đó biển Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường sa…

Không ai có thể chấp nhận được câu mở đầu như thế này: “Thuở xưa nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”. Đó là lối viết vừa mơ hồ về lịch sử vừa tù mù về văn cách. Biên tập cuốn sách, Ths Đào Tiến Thi giải thích: “Trong khi học, nếu học sinh có hỏi ( giặc ngoại xâm nào?), cô giáo cũng không khó trả lời”. Còn chủ biên cuốn sách, Gs Nguyễn Minh Thuyết thì bảo: “Bởi vì đối với lớp 3 phải rất hạn chế các thông tin không cần thiết. Vì nếu chỉ cần nói “giặc Hán” thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào, điều đó rất trừu tượng với học sinh lớp 3”. Những giải thích nói trên không thể nói khác hơn là lối phân bua chống chế.

Tại sao không viết ngay “giặc nhà Hán”, phải đợi khi học sinh hỏi cô giáo mới trả lời? Ở phần Gợi  ý cảm thụ của bài đọc, các soạn giả cuốn sách đã viết: “Những năm đầu công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ, dưới ách tham tàn của chúng, dân ta vô cùng cực khổ…”, thiết nghĩ đó là câu mở đầu chuẩn không cần chỉnh, tại sao không dùng nó? Còn như giải thích như GS Nguyễn Minh Thuyết thì tại sao cũng trong sGK lớp 3 đó chuyện Lê Lai cứu chúa lại ghi là giặc Minh, chuyện Trần Bình Trọng lại ghi là giặc Nguyên? Phải chẳng nói giặc Minh, giặc Nguyên ít ai biết còn nói giặc Hán người ta biết ngay là Trung Quốc?

Ở đây không phải là chuyện có bé xé ra to. Ngày nay để cho các em học sinh phải hỏi “kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào?” thì thật là chua xót, chuyện đó quyết không là chuyện nhỏ. Đã sai phải công nhận đó là sai và nhanh chóng sửa chữa, chớ có phân bua chống chế, nhất là những trí thức đáng trọng như Gs Nguyễn Minh Thuyết và Ths Đào Tiến Thi. Các ông đã dám cất cao tiếng nói trung thực và khẳng khái trước cái ác và cái xấu làm nức lòng dân chúng. Để cho tiếng nói của các ông tiếp tục làm nức lòng dân chúng, hà cớ gì phải phân bua chống chế trước một sai sót?

(Source: Quechoa.vn)

***
Kính.
NNS

729-NNS-ChutKyNiemBuon-2012

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters
un compteur pour votre site