lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Tâm Sự Của Một Người Mẹ_Con Là Niềm Hy Vọng

Huyền Băng

Mười bốn tuổi, học hành thì chỉ tàm tạm, nhưng không biết từ đâu, từ ai đã gieo vào tôi những tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Tôi cảm thấy thương dân mình, người dân sống trong một đất nước lạc hậu, nghèo nàn thiếu thốn đủ mọi phương diện. Tôi bắt đầu viết nhật ký, tôi mơ tôi thành một kỹ sư chế tạo máy móc cần thiết trong sản xuất, với giá thành rẻ, để người dân lao động đỡ làm lụng cơ cực. Nhìn những người nghèo đau ốm, bệnh họan không tiền thang thuốc, tự mình chữa trị bằng những phương pháp lạc hậu đôi khi có tính mê tín dị đoan vì không có tiền đi bác sĩ, tôi lại mơ ước mình trở thành một bác sĩ để đến với họ, để giúp đỡ họ. Nhìn những người tù đày oan án tôi lại mơ làm một luật sư giỏi để biện bạch, để giải oan cho họ. Nhìn những quan chức hách dịch, xem thường người dưới, tôi mơ tốt nghiệp đầu ngành hành chánh để tổ chức lại các cơ chế mang tính quan liêu. Tôi mơ làm cả bác học, phát minh ra cái gì mới, cái gì lạ hơn các nước phương Tây, để người Việt được rạng danh bốn bể. Tất cả mơ ước chỉ là mơ ước, tôi không là bác sĩ, cũng chẳng phải kỹ sư, và cũng chẳng có một địa vị nào trong xã hội để cải tổ cái mà mình muốn cải tổ. Những ước mơ của tôi như một ngọn núi trẻ mới mọc đã bị đặt mìn, xẻ núi mở đường. . . Tôi đã trưởng thành và tôi hiểu tất cả những mơ ước của tôi là quá tầm tay, muốn thực hiện một mơ ước thôi cũng không phải là dễ. Và tôi đành chôn những mơ ước vào trong ký ức.

Năm tháng trôi, tôi có gia đình, tôi mang đứa con đầu. Mơ ước lại sống lại trong tôi. Tôi thì thầm với nó:

- Con ơi, mẹ mong ước con sanh ra đúng thời, con sẽ có tâm huyết của mẹ, con sẽ nối tiếp những hoài bảo mà mẹ đành bỏ dỡ. . .không cần nhiều chỉ cần một trong những mơ ước của mẹ thôi.Tôi đã bớt giá xuống một cách rất bèo vì tôi đã hiểu thế nào là thực tế.

Trong bụng người mẹ, con được 3 tháng là niềm hy vọng của mẹ lớn lên 3 tháng. Con 6 tháng, người mẹ không thể ngồi, không thể nằm thoài mái vì người mẹ như mang treo một cục đá trước bụng nhất là vào những tháng thứ 8 thứ 9, nằm ngửa không xong, nằm nghiêng cũng chẳng được, cứ phải trăn trở ngày này qua ngày nọ để tìm giấc ngủ, thậm chí phải ngủ ngồi. Con chòi đạp người mẹ đau có khi muốn nín thở, nhưng mẹ luôn vui vì con là niềm hy vọng của mẹ.

Ngày con tôi sắp sửa chào đời tôi như ở giữa cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Người ta nói: “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Tôi rất thấm thía câu nói ấy. Suốt một ngày trời chuyển bụng nhưng không sanh con bình thường được, Tôi kiệt sức, tôi còn bị cô mụ dọa dẵm: “bà không chịu sanh thì tôi sẽ hút đưa bé ra!” người ta bảo người ta sẽ dùng máy hút con. Tôi lo lắng, tôi sợ con bị thương tật, sợ ảnh hưởng đến não bộ và bằng một chút hơi tàn với lời cầu nguyện ơn trên tôi mới đưa được con mình ra ngoài thế giới bằng sự bình an. Sau khi sanh con, hai chân tôi gần như tê bại, và tôi nghĩ rằng mình có phải tàn tật không? Nhưng sự việc không quá bi quan như tôi tưởng, tôi đã phục hồi.

Ngắm con trẻ trong những bước đi đầu đời tôi cảm thấy tràn trề hy vọng cho một tương lai tốt đẹp. Thuở nhỏ, tôi bị té từ trên cao xuống, đầu tôi không biết có chấn thương không, và tôi hay quên bằng một điều gì đó, mặc dù tôi ráng cố nhớ.Tôi đã gìn giữ từng bước đi của con trẻ để nó không bị thương tích, để nó trở thành một con người toàn diện về mặt thể chất, vì thể chất có tốt thì mới có thể phát huy một tinh thần tốt. Những đêm con tôi nóng sốt, tôi đã không thể nào ngủ được. Tôi đã mừng rở với lời nói đầu đời của nó, tôi đã khấp khởi mừng vui khi thấy nó biết đứng rồi chập chửng biết đi. Ôi nói sao cho hết nổi vui của những người cha, người mẹ nhìn con mình khôn lớn, và nói sao hết nỗi lo buồn mỗi lần con mình gặp một chuyện không hay.

Rồi những ngày thơ ấu cũng trôi qua. Con cái rồi cũng đến lúc trưởng thành. Bổn phận cha mẹ trong việc sáng tạo coi như hoàn tất, giờ chỉ còn nỗi lo lắng cho sự an toàn của con, niềm vui của con và tương lai của con

Con tôi rất ngoan ngoãn, con tôi rất thông minh, tôi rất tự hào về nó, về cách sống của nó. Nhưng tôi lại thêm một lần thất vọng, vì nó đã không thể hoàn thành cái niềm mơ ước của tôi. Nó đã lâm bệnh, nó phải trải qua một cuộc giải phẩu, và sau cuộc giải phẩu đó, sức khỏe cũng như trí thông minh nó không còn như xưa nữa. Tôi phải suy nghĩ lại về niềm hy vọng của mình. Bây giờ mẹ mong gì ở con đây?

- Mẹ mong con được an lành, mẹ mong con có một cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác. Ao ước vá bể dời non không còn nữa! Tuy nhiên, trong cái hy vọng con được sống những chuỗi ngày an bình, dù không là một danh nhân, học sĩ, nhưng hãy là một con người với đầy lòng yêu thương, lúc nào cũng sẳn sàng giúp đỡ những người chung quanh bằng những gì mình có thể, và chung quanh con sẽ đầy ấp tình thương, con sẽ cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn, không rổng tuếch, không đáng chán và không có gì để tuyệt vọng.

Hỡi những bạn trẻ với tuổi xuân đầy tràn, hãy tìm cho mình một lý tưởng sống. Lý tưởng đó nếu không là sống cho tha nhân, sống cho xã hội thì cũng là sống cho gia đình mình, cho cha mẹ mình, cho những người luôn thương yêu và đặt hết niềm tin yêu - trông cậy nơi mình, một niềm tin có thể thương lượng tùy thời, tùy lúc nhưng tình yêu giành cho ta thì luôn vững bền không gì có thể thay đổi.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site