lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online - Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 29

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Trích: Tặng Sư Thầy

Một khắc mây tan giống ĐẦU rồng
Trập trùng uốn lượn giưã hư không
Bóng Thầy chống gậy trên sườn núi
Có phải người xưa cảnh cũ không?

Hoàng quang Thuận

Bài này rất may mắn Thuận chỉ sai phạm một lỗi thôi. Nhưng chỉ có 4 câu tủn mủn không đáng gọi là thơ nên tôi vẫn xếp vào thơ tự do.

Thực ra là thơ tặng của ông Thuận cho sư bà Huệ Giác thiết tưởng cũng nên nói qua về ý nghĩa nội dung. Thực ra ông Thuận đi chuà vì mục đích gì? Có phải muốn chứng minh Việt Nam có tự do tín ngưỡng không? Tại sao thích nữ theo tôi gọi là sư bà khi về già, lúc trẻ là ni cô. Tại sao gọi là sư thầy? Thuận cố tình lận trắng con đen hay do Thuận qúa ngu tối không phân biệt được sư ông và sư bà?

Tôi không biết cảm nghĩ của sư bà như thế nào khi đọc bài thơ này? Nếu là tôi thì cùng lắm là một chữ cám ơn cho phải phép và quên béng nó luôn. Nếu phân tích ra là một bài thơ mai mỉa có thể là chính ông Thuận không tự hiểu ra, hoặc nhờ ai đó làm hộ. Nên tôi không tiện phân tích sâu về ý nghĩa cuả bài thơ vì phép lịch sự. Nhưng cũng nên nói qua vài nét để cho Thuận hiểu:

Một khắc mây tan? Một khắc là thời gian bao nhiêu Thuận có biết không? Thời xưa các cụ tính thời gian về đêm là canh và ngày là khắc. Một ngày có 6 khắc tính từ 5 giờ sáng đến 19 giờ chiều. ví dụ: Khắc 1 từ 5 giờ đến 7 giờ 20 phút và khắc 2 từ 7giờ 20 phút đến 9 giờ 40 phút v. v... Như vậy mỗi khắc tương đương gần 2 tiếng rưỡi. Thuận có thể đứng đó hơn 2 tiếng để biết được mây tan ra không hay mây bay đi? Mây đã tan rồi còn giống như cái đầu con rồng trập trùng uốn lượn nữa có vô lý không? Ngoa ngữ vô cùng. Sau đó Thuận lại gài bóng Thày chống gậy có khác chi Thuận ví cái bóng Thày giống như một hồn ma qủy như đám mây trời tự nhiên tan loãng ra. Như vậy cố ý hay không cố ý bài thơ này là mỉa mai sỉ nhục sư bà rồi mà Thuận còn mang tặng . Thật là đồ ba que xỏ lá mất dạy thật, loại vô học chả hiểu gì cả cũng thơ với phú.

Có phải người xưa cảnh cũ không? Ai là người xưa? Sư bà hay vua Trần Nhân Tông? Thật chẳng ra thế nào cả,  thơ nhí nhố cũng mang tặng sư bà? Sư bà này cũng thế nào ấy? Chứ như tớ  thì tớ ném nó vào sọt rác và cấm Thuận không được in vào sách và mạo danh vua Trần nhập mộng đọc cho như vậy. Một bài thơ vô cảm vô nghĩa.

Tôi nhân tiện cũng có thơ sau:

Kính Tặng Thích Nữ Huệ Giác

Trưởng đoàn Phật giáo cuả miền Nam
Thích nữ thiền tu đạo cốt tâm
Chống gậy hành hương về đất Phật
Chúng sinh nheo nhóc khóc thương thầm

Huệ Giác căn duyên đầu cưả Phật
Kinh hoa  bát nhã vẫn suy nghiền
Tinh tấn pháp tu màu huyền nhiệm
Tìm về sơn cốc cảnh thần tiên

Hỏi đám mây trời lạc chốn nao
Có về Tây Trúc gửi lời chào
Thái tử Đạt Đa từ thuở ấy
Bông sen hiển lộ gót chân đào

Mây nhởn nhơ trôi có thấy không
Bay qua lục điạ, hận trùng dương
Thăng long nâng cánh hồn dân tộc
Đất mẹ ta ơi! giữ tấm lòng

Xin chớ phôi phai đời tẻ nhạt
Hồn thiêng sông núi nước non hồng
Xương máu cha ông từng đổ xuống
Cà Mau ải Bắc đất tiên  rồng!

thơ làm khi đọc 4 câu tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tặng Sư Thầy
21.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 30

Trích:Thác Vàng

 Ngọn nước như từ trời đổ xuống
Cây rừng khép tán nép bên khe
Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy
Đâu biết nơi đây có nắng hè!

 Hoàng quang Thuận

Bài thơ này đã chút tiến bộ, nên có thể xếp vào thơ mới, tôi không dám xếp vào thành phần giai cấp thơ tự do. Nhưng tủn mủn quá, thơ mới chỉ són ra 4 câu tẻ nhạt này cũng thành công cốc mà thôi.

Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy? Liệu ở thác vàng có ngọn tháp thật không? Thác nước thì không thể trông như ngọn tháp được. Không lẽ tác gỉa loạn thị? Thơ này mà dám cả gan trám vào mồm vua Trần. Cái nhà ông Thuận này ghê gớm thật. Vùng này chắc âm u rùng rợn lắm cây cối kín mít ánh nắng không lọt vào. Nhưng tại sao còn nhìn thấy mảnh trời? Chính tác gỉa cũng nói: Đâu biết nơi đây có nắng hè kia mà. Một bài thơ tối nghĩa cấu dưới chửi mẹ câu trên, câu trên đạp mặt câu dưới. Chữ nọ tổ cha chữ kia chỉ có 4 câu 28 chữ thôi mà đầy mâu thuẫn thiếu lôgich.

Theo tôi thơ này nhí nhố vô cảm không đáng gọi là thơ, giống như ai đó ngái ngủ nghêu ngao rống lên như sói tru bên bờ suối.

Tôi xin cũng có thơ sau:

Kiếp Phận Hồng Nhan

Dòng thác oan khiên sầm sập đổ
Đất trời thê thảm bọt tung đầy
Có phải đau thương dồn ưá đọng
Cung tần mỹ nữ lệ sầu cay?

Một vùng hiu hắt cảnh thâm u
Áo trắng hồn xưa ngậm tủi sầu
Ân oán dương trần đời ghẻ lạnh
Suối vàng gom lại hận giang đầu

Nước lại đi về suối giải oan
Đàn tràng vua lập gió mưa tuôn
Trải bao thế kỷ tầng rêu đó
Lã chã tuôn rơi những giọt buồn

Đứng ngắm trời mây thổn thức hoài
Thuyền quyên thục nữ hỡi ai ơi!
Hồng nhan bạc mệnh đành thôi vây
Nguyệt Lão se tơ chỉ rối bời!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ theo lối mới cuả Hoàng quang Thuận:  Thác Vàng
21.8.2012 Lu Hà

Trích: Tháp Cổ

Tháp cổ rêu phong lăng mộ Tổ
Mơ màng chiêm ngưỡng cảnh sườn nam
ở cuối hồi chùa cây SUNG cổ
Chùm đỏ, chùm xanh dưới nắng vàng

Hoàng quang Thuận

Chỉ có một lỗi đường qui là chữ sung. Nhưng không vần lắm: Nam, vàng là gò ép vận? Không lẽ vua Trần lại kém cỏi qúa mức tưởng tượng như vậy? Hay Ngài ở niết bàn lâu qúa rồi, nên Ngài quên mất luật thơ rồi, lớ ngớ thế nào nhập hồn đọc lung tung? Khả nghi lắm, khả nghi lắm cho đức Vua tôn kính này. Chắc là ông Thuận hay ai đó ngủ mơ làm thơ nhảm nhí, chứ vua Trần nào lại dại dột ngớ ngẩn như vậy? Ngày xưa vốn nổi tiếng về văn chương uyên thâm Hán học?

Thôi thơ này để cho mấy chú mú vàng mú xanh ca ngợi tâng bốc. Tại hạ miễn bàn thêm. Cũng có thơ sau:

Mộ Cổ Dâng Hương

Mộ cổ thiền sư rừng trúc lâm
Ở đây hiu hắt cảnh âm thầm
Hạt sương thánh thót cây sung cổ
Chim chóc thường xuyên ghé tới thăm

Con đã đến đây thắp nén hương
Cầu xin đại thánh rủ lòng thương
Quê hương tổ quốc đầy nguy hiểm
Lũ giặc ba Tàu cướp biển Đông

Ác đảng cầm quyền bầy quỷ đói
Mạo danh xuyên tạc cả hồn thơ
Biạ chuyện Thánh Trần vào nhập mộng
Tranh ăn lợi nhuận lắm mưu mô

Trăm lạy con cầu xin đại đức
Linh thiêng hiển lộ giúp dân oan
Không còn đói khát điêu tàn nưã
Thiên thu vạn đại nước non ngàn

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tháp Cổ
21.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 31

Trích:Tổ Trúc Lâm

Minh quân Hoàng đế Trần Nhân Tông
Đức Vua hiển Phật đời nhà Trần
Thắng GIẶC Mông - NGUYÊN tu CÕI Phật
Lưu đời đệ nhất Tổ TRÚC Lâm.

Hoàng quang Thuận

Một bài thơ cậm cạnh vớ vẩn có 4 lỗi cơ bản đường qui. Theo tôi nên xếp vào dạng thơ tự do nhí nhố. Nói như vậy không phải ai làm thơ tự do đều nhí nhố cả. Như ông Hữu Loan chẳng hạn chỉ có một bài Đồi Tím Hoa Sim mà chan chứa xao xuyến lòng người Việt Nam từ nửa gìa thế kỷ đó sao? Tôi muốn nói tâm hồn thơ phải có và câu chữ nghe êm tai là được, thơ vẫn cứ hay. Nếu người ta đọc lên mà cay cay khóe mắt, rớm rớm lệ thì nghệ thuật kỹ xảo vẫn có thể châm chước được.

Minh quân Hoàng đế Trần Nhân Tông. Đức vua hiển Phật đời nhà Trần. Thế nào là hiển Phật và thành Phật? Chưa phân biệt rõ hai khái niệm chứng tỏ người viết đi chùa chỉ để lấy lệ hòng kiếm chác làm ăn gì đó? Cứ viết lách ăn nói linh tinh lang tang chả ra thế nào cả.

Thắng giặc Nguyên Mông tu cõi Phật. Đã thắng giặc rồi và nhập tịch luôn vào cõi Phật thì cần tu gì nữa? Nếu nói: Tu cưả Phật thì còn nghe được. Chứ cửa và cõi là khác nhau đấy, ta cần phân biệt cho rõ ràng.

Lưu đời đệ nhất Tổ Trúc Lâm ? Ối giờo ôi là giời sao mà khốn nạn cho cái đời tôi thế này? Trời hành tôi đây tra tấn tâm hồn tôi đây. Tại sao tôi cứ phải đọc nhỉ, một câu thơ tối nghĩa mù mờ mà chẳng vần tí nào: Tông, Trần, Lâm mà bảo là vần hả giời? Sau khi thắng giặc Nguyên vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con và xuống tóc đi tu ngài lập ra phái thiền môn Trúc Lâm. Ngài là người sáng lập nên ta gọi là đệ nhất thiền phái Trúc Lâm.

Thuận cộc lốc: Lưu đời đệ nhất tổ Trúc Lâm là tối nghĩa. Con cháu nó đọc lên nó cười cho thối mũi nó tưởng vua Trần là một gã nông dân bị con tiếm quyền đày ra rừng để khai khoang trồng mai trúc là ông tổ của nghề trồng trúc...?

Vậy cũng có thơ sau:

Thiền Phái Trúc Lâm Tổ

Trần Nhân Tông thánh quân hoàng đế
Vặc vặc soi, sao sáng giưã trời
Trúc Lâm thiền phái sư môn tổ
Bắc Đẩu lòng ta mọi kiếp đời

Tài học vấn kinh luân tế thế
Truyền ngôi con cần mẫn tu thân
Ung dung gậy trúc lên Yên Tử
Thích tử tây phương nhập niết bàn

Công hạng mã xông pha trận mạc
Giặc Nguyên Mông khiếp viá kinh hồn
Công thành diệt viện nhiều mưu kế
Bia đá ngàn thu những lối mòn

Cùng Hưng Đạo dụng binh thần tốc
Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào
Ba lần đuổi giặc từ phương Bắc
Nức tiếng giang sơn nhuộm chiến bào

thơ làm nhân đọc 4 câu tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tổ Trúc Lâm
21.8.2012 Lu Hà

Trích: Trăng Yên Tử

Trăng treo lơ lửng trên cành tùng
Trăng rắc vàng lên cánh HOA nhung
Sương ĐÊM sực NỨC mùi HOA đại
Mỗi BƯỚC trăng TRÔI giữa NÚI rừng...

Lung linh huyền ảo ánh trăng rơi
Tiếng hạc trong đêm tận cõi trời
Hạ giới thần tiên hay đất Phật
Chị Hằng chú Cuội mãi rong chơi?

Hoàng quang Thuận

Khổ trên 7 lỗi phạm đường qui nặng. Khổ sau không phạm lỗi. Xin chúc mừng một nưả; nhưng tính cả bài 8 câu vẫn là 7 lỗi là quá nặng.

Thơ này rõ ràng không phải do vua Trần mớm cho.

Trăng treo lơ lửng trên cành tùng như qủa bưởi, quả na, quả ổi khó tin lắm. Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng. Bảo là trăng treo lơ lửng là đã khảng định là trăng bất động rồi, lại còn trăng trôi giữa núi rừng? Từ đâu mà biết trăng trôi nếu chỉ nằm một góc nhà? Trừ vượt ra khỏi tầng khí quyển may ra mới có cảm giác này? Vì giữa núi và rừng là một giải đất mênh mông vô tận, người trần mắt thịt làm gì có thiên nhãn thông mà biết được?

Hết trăng treo, trăng trôi, rồi trăng rơi sao mà lắm trăng thế? Theo tôi trăng chỉ có một? Hạc bay trong đêm cũng khó tin lắm, may ra có quạ ăn sương thôi.

Hạ giới thần tiên hay đất Phật. Chị Hằng chú Cuội mãi rong chơi? Thơ này may ra chỉ có mấy thày trong ban tuyên huấn hay các thày sư quốc doanh mới ngửi được. Còn tôi thì xin lỗi nhé.

Tôi cũng có thơ sau:

Hiện Lộ Chân Tâm

Ngẩng mặt trông trăng sáng núi đồi
Vầng trăng Yên Tử đẹp không thôi
Có một sư ông ngồi tĩnh lặng
Trầm tư chờ đợi áng mây trôi

Sợi trăng mềm mại bóng vương thềm
Giun dế côn trùng đã ngủ êm
Cớ sao gió thổi cung đàn nguyệt
Hắt hiu lành lạnh giọt sương đêm

Tuổi nhỏ từ kinh vốn sử làu
Binh pháp thiên thư vạn cái đầu
Nguyên soái ra quân là thắng trận
Thoát Hoan thái tử chạy về Tàu

Thái bình lưạ chọn đường nhà Phật
Sư tổ thiền môn phái trúc lâm
Tương cà đạm bạc cùng năm tháng
Hiển lộng chân tâm dưới ánh rằm

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Trăng Yên Tử
21.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 32

Trích: Trời Quang Yên Tử

Trên non Yên Tử ngày trời quang
Bức TRANH thủy MẶC dưới nắng vàng
Nhấp NHÔ như SÓNG triền ĐỒI núi
Xa xa một dải Bạch Đằng giang.

Trời đất kỳ vĩ lòng xốn xang
Gió reo thánh thót những cung đàn
Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật
Ưu PHIỀN trần TỤC thủy TIÊU tan.

Hoàng quang Thuận

Đếm được 8 lỗi. Vua Trần làm thơ sao mà qúa quá kém chứ không phải là kém. Tại sao Ngài lại vội vã nhập thần vào ông Thuận nhanh thế nhỉ? Ở niết bàn Ngài lắm thời gian lắm mà sao không nháp thơ cho cẩn thận? Không biết lỗi của vua Trần hay lỗi ông Thuận nghe không rõ đây? Hay Vua Trần quen nói giọng Bắc tiếng líu lo như chim hót ông Thuận nghe không quen tai? Lạ thật.

Trên non Yên Tử ngày trời quang. Bức tranh thủy mạc dưới nắng tràn? Sao mà thơ tối nghĩa thế hở giời? Trên non, lại thủy mạc. Trên non thì làm quái gì có nước mênh mông mà đòi thủy mạc kia chứ? Nếu Thuận có chữ hồ nước vào đây thì dùng thủy mạc thì nghe con được.

Nhấp nhô như sóng triền đồi núi? Cái gì nhấp nhô như sóng triền đồi núi? Tối nghĩa vô cùng, nắng vàng, ngọn cây, hay nước sông Bạch Đằng ngập tràn đồi núi? Ngoa ngữ vô lý mâu thuẫn vô cùng, chẳng đáng gọi là thơ.

Ưu phiền trần tục thủy tiêu tan là cái quái gì hở trời. Thủy là nước. Ưu phiền trần tục nước tiêu tan, nghĩa là không còn nước nưã thì sự sống cũng ngáp ngáp. Cả bài thơ theo tôi là nhí nhố vô cảm. Nhưng ai say như điếu đố, hay các cô mông me đít lồng bàn có ngoe nguẩy uốn éo trầm bổng ngâm thơ, hay bà già nhà quê răng đen gì đó ngâm nga khen lấy khen để tôi cũng mặc kệ xác họ không thèm để ý đến .

Xin có thơ sau:

Tin Vui Từ Yên Tử

Yên Tử trời quang đẹp tuyệt trần
Một vùng lộng gió hỡi nhân gian
Bạch Đằng in bóng Tràng Kênh đợi
Uông Bí-Đông Triều mộng chưá chan

Thủy mạc thu phong thật hữu tình
Khen cho ai vẽ bức thanh minh
Chuông chuà gióng giả chiều mây gió
Nghe thấy xôn xao những miếu đình

Xa xa kià cánh diều vi vút
Tổ quốc ta ơi đẹp nhất người
Có Đức Thánh Trần an quốc pháp
Xua tan phiền lụy bóng ma chơi

Thánh thót nôn nao một điệu đàn
Mây vàng bảng lảng cuối chân ngàn
Từng đàn nhạn trắng về đâu nhỉ
Loan báo tin mừng khắp thế nhân

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Trời Quang Yên Tử
21.8.2012 Lu Hà

Trích: Tượng Đá An Kỳ Sinh

Ngày xưa đạo sĩ An Kỳ Sinh
Tìm đến núi Yên luyện ĐAN linh
Ngang QUA mắt NGỌC rồng RỰC sáng
Ông NHẬN ra ĐÂY chốn ĐIẠ linh.

Hôm sau xuống núi đến MẮT rồng
Khí THIÊNG phun TOẢ cả THINH không
Hoảng KINH chết ĐỨNG thành TƯỢNG đá
Uổng công tu luyện trốn BỤI hồng!

Hoàng quang Thuận

Đếm được 15 lỗi phạm đường qui. Cũng lạ cứ tưởng đã nhập niết bàn hay là ở trên trời thần tiên thì thơ phải hay lắm chứ sao vua Trần lại bị xuống thành phần bần cố nông vô học thế này sao?

Khó tin lắm đây là thơ của đức vua Trần đọc cho ông Thuận chép?

Thôi thơ này để cho hội nhà văn Việt Nam hội thảo, hay các vị sư quốc doanh thuởng thức. Riêng tớ xin có thơ sau:

Sao Lại Tới Đây

Ông ở bên Tàu lại tới đây
Để cho trời đất nổi điên say
Trường sinh bất tử thành mây gió
Hoá đá trơ ra giưã chốn này?

Thuật sĩ nào ngờ cũng bó tay
Điạ linh nhân kiệt có ai hay
Rồng thiêng mắt sáng như phun lưả
Con cháu lầm than lệ ưá đầy

Tu tiên đạo sĩ An Kỳ Sinh
Nghiệp báo đành thôi hận oán mình
Nước Nam đã cho thần linh trợ
Buà yểm Cao Biền phải thất kinh

Hoá đá Yên Sơn để tiếng cười
Ngàn thu vằng vặc ánh trăng soi
Nhem nhuốc mặt ai kià đạo sĩ
Trung hoa tà giáo cũng thường thôi

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tượng Đá An Kỳ Sinh
21.8.2012 Lu Hà

***

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site