lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lá Thư Úc Châu

Lá Thư Úc Châu 14-08-2012

châu úc

Bon Mardi
Trang Thơ Nhạc đầu Tuần: Thứ 3, 14-8-2012

1. Nhạc:
Nguyệt Cầm
Nhạc: Cung Tiến
Thơ: Xuân Diệu
Tiếng hát: Mai Hương

Ngày xưa khi học đến phong trào thơ mới, tôi rất yêu thích những bài thơ tình của các tác giả như: Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, Tế Hanh, Thâm Tâm, Quang Dũng…Trong đó Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”, có những bài thơ làm run rẩy con tim của biết bao thế hệ. Thế nhưng, lúc ấy tôi đã bỏ qua "Nguyệt cầm", có lẽ ý tứ bài thơ già quá so với lứa tuổi học sinh và không ngờ mình đã bỏ qua một tác phẩm thuộc hàng đỉnh của thi nhân, như ông và nhiều nhà phê bình đã nhận định như thế.

Rồi một ngày khi đang lục lọi tìm tư liệu về Cung Tiến để làm một entry nhạc chủ đề của ông, thì mới biết đến một "Nguyệt cầm" của Cung Tiến. Hồi nào giờ, thiệt ra nhắc đến Cung Tiến tôi chỉ biết: Thu vàng, Hoài cảm, Hương xưa và Mắt biếc…"Nguyệt cầm" được chú thích lấy ý từ bài thơ của Xuân Diệu, thế là phải lần giở lại thơ Xuân Diệu để xem "Nguyệt cầm"…và tôi đã ngộ được một điều, ở "Nguyệt cầm" có một sự giao thoa đến mức tuyệt đỉnh của thi ca và âm nhạc… Đúng như một nhà phê bình đã viết: “thi ca cũng đã dùng đến âm - nhạc - của - ngôn - ngữ làm phương tiện để diễn tả ngôn - ngữ - của - âm - nhạc” (Chu Văn Sơn).

Xuân Diệu nói: "Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc - đó là một chân lí vĩnh cửu" . Và "Nguyệt cầm" đã thực sự “đánh thức mọi giác quan” của người nghe…tôi dùng từ “nghe” vì từng chữ từng câu trong bài thơ đã tự nó ngân nga lên một điệu nhạc trong một không gian huyễn mộng mơ hồ, tràn đầy ảo giác:

Nguyệt Cầm

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần,
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Mây trắng, trời trong, đêm thủy tinh.

Linh lung bóng sáng bỗng rung mình,
Vì nghe Nương Tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời;

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận.
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề…
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

(Rút từ tập “Gửi hương cho gió”, 1945).

Tôi không dám “bình” về "Nguyệt cầm", xin đưa vào đây vài đoạn của tác giả Chu Văn Sơn trong bài viết rất dài của ông về thi phẩm này.

"Cái hồn của bài thơ ở ngay mấy câu dẫn nhập:
Trăng nhập vào dây/ cung nguyệt lạnh

Câu thơ dựng lên một ngữ cảnh huyền hoặc, bí ẩn không dễ tường minh. Ta hãy bắt đầu bằng chữ “nhập”. Vì mọi chuyện cũng khởi sự từ chữ này. Thế giới nhạc của "Nguyệt cầm" bắt đầu từ sự sống động của nhạc khí. Nhưng cây đàn ấy bắt đầu sống cái sinh mệnh đàn từ bao giờ? Từ lúc trăng nhập vào dây cung vậy! Đây là động thái huyền nhiệm, diễn tả sự nhập hồn, nhập thần… Nó xui ta nhớ đến nghi lễ hô thần nhập tượng khi hoàn thành những pho tượng Phật giáo. Nguyên là: tượng được tạc xong, chưa linh, bởi mới chỉ có phần thân xác tượng; phải sau khi được thần linh nhập vào, tượng mới là hiện thân của đức Phật. Cũng như thế, trong hình dung theo lối thi ca của Xuân Diệu, đàn vừa được làm ra, mới chỉ có thân xác. Phải khi trăng nhập vào dây cung, mới có hồn đàn. Từ cái khoảnh khắc mầu nhiệm ấy, đàn mới bắt đầu sống cái thân phận "Nguyệt cầm". Tự bấy giờ, mỗi nốt "Nguyệt cầm" tấu lên sẽ là cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên kỳ bí đó của Nguyệt và Cầm.

Sau chữ “nhập” như thế, Trăng và Đàn đã đồng thể. Nhưng cái điểm giao tình của chúng là đâu? Ở nơi chữ “cung” vậy. Sự giao thoa ngôn từ cũng chính thức bắt đầu từ chữ đó. “Cung” vừa thuộc về đàn vừa thuộc về trăng. Ở đây, vị trí của nó là bắc cầu, ngữ nghĩa của nó là giao thoa. Nếu ngắt theo nhịp 2-2-3, thì đó là “cung nguyệt lạnh” (nghiêng về “cung trăng”), mà ngắt theo nhịp 2-3-2 thì sẽ là “dây cung” (nghiêng về “cung đàn”). Thi vị độc đáo của nó chính là sự giao động bất tuyệt giữa hai bề ngữ nghĩa ấy. Phải chăng cung nguyệt cầm chính là sự cộng hưởng của cả cung trăng lẫn cung đàn? Hai hình ảnh nhập vào một hình thể? Nhập thành một duyên phận?

Hòa điệu với nhịp thơ, còn phải kể đến một yếu tố khác là âm thanh. Câu thơ là một chuỗi âm thanh gây thành một ấn tượng rõ rệt. Không phải ngẫu nhiên, cả câu có 3 thanh trắc, thì cả ba đều là thanh nặng: nhập, nguyệt, lạnh. Nhất là hai dấu “nặng” liền nhau trĩu xuống ở cuối câu, cảm giác lạnh từ thanh âm của các nốt “nặng” ấy toát ra đã làm lạnh suốt cả chuỗi âm thanh của câu thơ, mở đầu cho cả gam lạnh rồi đây sẽ trùm lên khắp cả "Nguyệt cầm".

Như vậy, bằng chữ “nhập” và câu thơ nhập đề kỳ lạ, Xuân Diệu đã ngầm lý giải (hay khám phá ra) cái tính linh kỳ bí của "Nguyệt cầm". Câu thơ đã chính thức dẫn dụ người đọc vào cái thế giới huyền diệu của "Nguyệt cầm".

Cái vía của bài thơ ở hai từ : linh lung (Linh lung bóng sáng bỗng rung mình).

Bước vào "Nguyệt cầm" là bước vào một thế giới linh lung. Mọi ảnh hình đều rợn sáng. Cả ánh sáng của âm thanh, cả âm thanh của ánh sáng đều tan ra trong từng làn sóng âm tê buốt, tưới lên da ta, len lấn vào tâm trí ta. Cả trăng sao, sóng nước, mây trời, sỏi đá, cả sương bạc, cả canh khuya, cả nàng Nương Tử, cả bến Tầm Dương, cả hồn ta… tất tật đều vừa hiển hiện vừa tan ra trong biển nhạc trong suốt của Nguyệt Cầm không bờ không bến. Tất cả đều diễm ảo, hư huyền, chơi vơi, vô định. Không còn cõi này, không còn cõi khác, không còn hiện tại, không còn quá khứ, không còn hữu thể, không còn vô thể… chỉ còn có "Nguyệt cầm". Cả thương, nhớ, hận, sầu đều phổ vào trong ánh nhạc tê ngời. Vĩnh cửu tan cùng khoảnh khắc, phù du giao ứng vĩnh hằng. Tất cả đều rợn ánh khơi vơi trong đêm nhạc "Nguyệt cầm".

Âm nhạc đến từ trăng lạnh, gieo từng chấm lạnh, từng dòng giá lạnh trong suốt vào hồn ta, để rồi khi đã dâng tràn, âm nhạc lại cuốn hồn ta trôi dạt mãi vào vô biên, đến tận bến bờ của của sao Khuê. Từ hư không, âm nhạc đã cất tiếng và tiếng nhạc lại mang hồn ta phiêu diêu về lại cõi hư không. Nối cái nhỏ nhoi hữu hạn với cái vô tận vô cùng. Đó chẳng phải là sự thăng hoa huyền diệu vào bậc nhất của hồn người ư?" (Chu Văn Sơn).

Và nhà viết nhạc tài ba Cung Tiến đã đưa "Nguyệt cầm" của Xuân Diệu vào đúng cái không gian âm nhạc chơi vơi của trăng huyễn hoặc, của mộng thực không phân định, của ảo ảnh mà rờn rợn đến tận cùng xúc cảm…Từng thanh âm u uẩn, màu trăng úa mà làm vỡ nát hồn người như bóng trăng dưới một khúc sông vỡ vụn theo những đợt sóng lăn tăn, miên man dát vàng dát bạc cả một miền chiêm bao mộng mị…

Nhạc của Cung Tiến có những bài rất khó nghe như: Nguyệt cầm, Lệ đá xanh, Hoàng Hạc lâu, Thuở làm thơ yêu em... Nhưng khi đã "nghe" được rồi thì có lẽ độ thẩm thấu âm nhạc của người nghe đã được nâng cao chút ít… Nhưng thú thật đến lúc này tôi cũng chỉ mới nghe được nguyệt cầm thôi! Nghe để rồi thấy có những đêm thật trong vắt, thật yên ắng mà hồn mượt mà chợt vỡ tan từng mảnh… chẳng bởi vì đâu, chỉ vì một màu trăng úa, một đàn trăng úa… thế thôi! Vừa buồn đến nao lòng vừa thấy sao mà đẹp đến nao lòng cái tâm hồn lúc tan tác!

Bởi vì con người yêu trăng, hạnh phúc với trăng, chiêm ngưỡng và tận vắt hết cái đẹp của trăng thì con người cũng phải bị "hành" tơi tả vì trăng…đó là lẽ công bằng của trời đất. Khi cuộc sống ban tặng cho con người quá nhiều hạnh phúc thì số phận cũng thò tay ngắt lại chút ít. Trong hạnh phúc luôn có bóng dáng của khổ đau và ngược lại trong khổ  đau người ta có khi tìm được chân hạnh phúc của mình dù không còn nguyên vẹn, dù có khi chỉ là một rẻo hạnh phúc rách bươm…

Nào! hôm nay nếu trời không mưa, mời các bạn cùng vỡ hồn trong đêm với "Nguyệt cầm".

(Source: YuMe)

Note: NNS vừa được gởi biếu 2 tuyển tập:

(i) Hoàng Hạc Lâu, Cung Tiến (Tuyển tập Ca khúc I) - Kim Lũ Xb

(ii) Vang Vang Trời Vào Xuân, Cung Tiến (Tuyển tập Ca khúc II) - Kim Lũ Xb

Xin giới thiệu cùng Thân Hữu và có lời Cám ơn Bác Cung Tiến và Cô HoaBinh (VietBao Daily News, CA, USA)

2. Đọc Blog:

  • Hỏi các anh về mấy cái tốt (blog Trần Nhương)
  • Một Việt kiều Thụy sỹ yêu cầu đài truyền hình Hà Nội xin lỗi (Blog QueChoa)
  • Nhật ký mở: Về 1001 kiểu nối dối (Blog Tô Hải)

Tình thân,
Kính.
NNS

***

Đọc báo:
1.

Hỏi các anh về mấy cái “tốt”

Nguyễn Xuân Hòa

1.Nếu anh là hàng xóm tham lam, luôn tìm trăm phương ngàn kế, dời cột mốc, lấn đất, lấn biển, đổi trắng thay đen, biến không thành có chiếm đảo của chúng tôi. Anh luôn nắn dòng chảy xói lở sang bờ bên chúng tôi ở biên giới. Chiếm già nửa ngọn thác đẹp hàng đầu thế giới của chúng tôi. Anh đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế, giẫm lên công ước về biển của Liên hợp quốc, bất chấp thủ đoạn, vẽ vùng biển của mình sát bờ biển nhiều nước lân cận. Anh luôn giết hại, bắt bớ, đánh đập, trấn lột ngư dân nước tôi ngay trên lãnh hải chúng tôi. Anh xua hàng vạn tàu đánh bắt hủy diệt tài nguyên biển Đông. Anh chiếm tài nguyên dầu khí ngay trong thềm lục địa nước tôi. Anh đe dọa những người hợp tác với chúng tôi trên biển.

Vậy anh có phải “láng giềng tốt”, không?

2. Nếu anh luôn muốn chúng tôi suy yếu, bạc nhược, phải phụ thuộc anh mọi mặt, muốn chúng tôi muôn đời là phiên thuộc của anh. Anh cố tình tìm cách chia đôi đất nước tôi năm 1954, đẩy chúng tôi vào cuộc chiến khủng khiếp nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh muốn dùng xương máu chúng tôi để mặc cả với các siêu cường. Anh ép cải cách ruộng đất kiểu của các anh, gây hận thù, chia rẽ, tàn sát văn hóa và nhiều hệ lụy to lớn. Anh muốn chúng tôi đánh nhau mãi mãi. Anh tráo trở gây hai cuộc chiến biên giới đẫm máu khi chúng tôi vết thương chưa lành, nuôi dưỡng bọn diệt chủng đáng nguyền rủa, hai lần hèn hạ đánh chiếm đảo chúng tôi. Dùng đại liên bắn những người lính chúng tôi không vũ khí. Miệng  anh luôn tuyên truyền trong nước là chúng tôi vô ơn, phản bội, luôn gọi chúng tôi là Nam man, mọi rợ. Anh hung hăng đòi giết chúng tôi tế cờ chiếm Trường Sa. Anh đắp đập sông Mê Công để vựa lúa xuất khẩu của chúng tôi sẽ thành  hoang hóa. Anh luôn tìm cách trấn yểm những nơi hiểm yếu hòng đứt long mạch nước tôi. Luôn muốn chúng tôi quên nguồn gốc, muốn đồng hóa chúng tôi bằng đầy rẫy những bộ phim tràn ngập màn ảnh nhỏ, bằng đèn lồng đỏ, xường xám…gọi là “sức mạnh mềm”. Anh chia rẽ khu vực chúng tôi. Anh luôn lo sợ một Việt Nam dân chủ, hùng cường, nhiều đồng minh tin cậy.

Vậy anh có phải là “bạn bè tốt”, không?

3. Nếu anh là một đối tác luôn dùng thủ đoạn lừa đảo, gian lận đủ đường. Sau 1979, anh muốn chúng tôi “chảy máu”, anh giở bài mua móng trâu, rễ hồi, rễ mạ,… Anh mua cạn kiệt tài nguyên quý, đặc sản và bán biết bao nhiêu hàng rởm, độc hại, dịch bệnh sang chúng tôi. Thèm bô xít, anh bằng mọi giá muốn xơi nhôm và để bùn đỏ lại. Sữa, thực phẩm, hoa quả, đồ chơi trẻ em…tẩm đầy chất gây ung thư và hoóc môn tăng trưởng gây thoái hóa giống nòi. Tuồn tiền giả, ma túy, thuốc kích dục, đao kiếm, dùi cui điện…và những thứ khủng khiếp sang. Thương lái anh luôn phá hoại nông nghiệp hoặc ép giá nông sản. Anh mua chuộc quan chức, trúng thầu hàng loạt dự án lớn để thâu tóm kinh tế chúng tôi. Anh muốn bóp chết nền sản xuất trong nước tôi, giở chiêu bài không dụ được thì diệt. Anh tràn sang chúng tôi lao động bất hợp pháp để khi cần, đánh chúng tôi từ bên trong. Anh mua người nước tôi làm nô lệ tình dục, lao động khổ sai, thậm chí lấy nội tạng bán kiếm lời.  

Xin hỏi, anh có phải là “đối tác tốt”, không?

Anh đã không phải “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt” thì đừng nói đến cái tốt nào nữa cho ngượng mồm. Chúng tôi chỉ mong anh, trước hết là láng giềng bình thường, sòng phẳng, tôn trọng sự thật và luật pháp quốc tế.

Theo blog Trần Nhương

2.

Một Việt kiều Thụy Sỹ yêu cầu đài truyền hình Hà Nội Xin Lỗi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Biên Hòa, ngày 10 tháng 08 năm 2012

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: Ông Trần Gia Thái,
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,
Địa chỉ: Số 03 – 05 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội

Người khiếu nại:

Tôi, Nguyễn Văn Ngoan sinh năm 1959, quốc tịch số PA CHE F1871949 Thụy Sĩ cấp ngày 20/06/2005, địa chỉ trú tại Route de la Brinaz 30, 1422 GRANDSON, Thụy Sĩ.

Người bị khiếu nại:

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về nội dung chương trình phát thanh chiều ngày 06/8/2012 (17:50 – 19:30)
http://hanoitv.vn/video-clip/74/Chuong-trinh-Thoi-su-chieu-682012/video647.htv

NỘI DUNG:

Tóm tắt sự việc:

Tôi là Việt kiều Thụy Sĩ về Việt Nam thăm gia đình theo Giấy miễn thị thực nhập số AR 0337982 do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Genève – Thụy Sĩ cấp ngày 27/01/2012. Tôi về Việt Nam của ga hàng không Tân Sơn Nhất vào chiều ngày 26/07/2012. Ngày 04/8/2012 tôi du lịch đến Hà Nội.

Khoảng sáng ngày 05/08/2012, tôi cùng một người bạn là Tuấn đi dạo ở bờ hồ, khi đi đến tượng đài Lý Thái Tổ thì thấy có một nhóm người đang nói với nhau về vấn đề biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược biển, đảo Việt Nam. Tôi nhìn qua phía bên kia đường, nơi tượng đài Lý Thái Tổ thì thấy có một số bảng cấm, vì vậy tôi cảm thấy có vấn đề không bình thường. Do đó tôi muốn tìm hiểu xem có vấn đề gì xảy ra ở đây. Tôi mới băng qua đường tìm gặp những người cảnh sát ở đó để hỏi, thì họ nói rằng nơi này “nhạy cảm”, thì tôi mới nói với họ rằng ở Hà Nội mà có tình trạng như thế này về vấn đề an ninh thì làm cho mình không được an tâm. Người mặc áo thường phục có vẻ như là một người an ninh mới nói rằng “Không sao hết!”. Lúc đó tôi mới hỏi rằng “Bây giờ tôi có thể chụp hình được ở tượng đài hay không?”, thì anh này mới nói rằng “Được!”. Tôi với người bạn, hai người chụp hình ở đó khoảng 10 phút, 15 phút, thì lúc đó khoảng 8 giờ 45. Rồi sau đó hai người mới rời tượng đài Lý Thái Tổ, băng qua đường. Khi băng qua đường thì thấy vắng bóng người hết cả thì thấy cũng lạ. Tôi và người bạn tiếp tục đi về hướng đền Ngọc Sơn, đi được một đoạn thì thấy có người chăng biểu ngữ biểu tình. Khi tôi rẽ ngang đi xuống hướng bờ hồ thì tự nhiên thấy một người áo xanh có đeo băng đỏ, ảnh đang lôi kéo những người phụ nữ, tôi chưa bao giờ thấy hiện tượng lôi kéo phụ nữ như thế cả, tôi mới nhảy tới nói rằng “Anh không được có thái độ như thế này với phụ nữ!”, và tôi kéo tay người đó ra và người phụ nữ này thoát được. Sau đó tôi thấy có hai người phụ nữ khác nữa họ cũng bị bắt trong tình trạng như thế do những người khác và tôi đã chạy theo để can thiệp cho hai phụ nữ này, và cũng vẫn lời nói này “Các người không được có thái độ như thế này giữa lòng Hà Nội. Nó rất là phản cảm”. Nhưng vì họ đông quá thành thử ra họ kéo người lên xe buýt thì tôi bị kéo lên theo. Rồi sau đó họ bắt tất cả lên xe buýt để chở về trại Lộc Hà ở Đông Anh, Hà Nội. Tại trại Lộc Hà, công an đã bắt tôi đưa tất cả những đồ đạc mang theo cho họ khám và họ mở tất cả các máy ra, rồi họ vào họ xem, họ chụp ảnh tất cả những dữ kiện trong đó, rồi sau đó họ niêm phong lại, gồm một máy tính xách tay MacAir và một cái Samsung Tablet Galaxy PT 1000, và một cái điện thoại. Một viên công an đã cố ý nói với tôi “Anh đến đây anh biểu tình chớ đâu có phải anh du lịch, phải không?” và chĩa camera của ảnh đang hướng về tôi. Do phải chờ đợi rất lâu và không khí nóng bức làm tôi mệt mỏi vô cùng nên đã tôi từ chối không ký tên và không làm việc nữa. Do đó, chuyện họ niêm phong, họ kiểm soát máy móc của tôi công an tự làm tôi không chứng kiến. Trước khi ra khỏi trại Lộc Hà tôi có yêu cầu công an cho tôi một tờ giấy chứng nhận những cái gì họ thu giữ của tôi nhưng mà họ không cho, họ chỉ giao cho tôi 01 giấy mời sáng 06/08/2012 đến cơ quan công an tại 89 Trần Hưng Đạo để làm việc.

Vì là công dân Thụy Sĩ nên sáng ngày 06/08/2012, tôi đã đến Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội để trình bày sự việc xảy ra ngày 05/08/2012 và cần sự trợ giúp. Ông Simon Duss người có trách nhiệm tiếp tôi cho tôi biết là tôi có thể đến 89 Trần Hưng Đạo để lấy những vật dụng bị giữ hôm trước. Tôi có cho ông Duss biết là tôi chưa nhận được Hộ chiếu từ người nhà ở Biên Hòa gửi ra nên tôi chưa thể đến 89 Trần Hưng Đạo sáng nay được. Ông Duss cho biết tôi không nhất thiết phải đi nhận ngày hôm nay. Sau đó tôi gọi điện thoại cho ông Chung là người có trách nhiệm phía nhà nước Việt Nam rằng đến thứ Tư ngày 08/08/2012 tôi mới đến nhận các vật dụng của mình như lý do tôi nói ở trên.

Nhưng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát thanh chiều ngày 06/8/2012 (17:50 – 19:30), nội dung:

“Sáng qua tại khu vực hồ Hoàn Kiếm có xảy ra vụ tụ tập đông ngươì trái phép thực hiện nghị định của chính phủ cũng như thông báo nhân dân thành phố về việc chấm dứt tụ tập đông người trái pháp luật, các lực lượng công an thành phố đã đưa 30 người về trụ sở để xem xét và xử lý. Trong các đối tượng được có quân chức năng đưa về trụ sở là các đối tượng thường xuyên tham gia biểu tình như: Lê Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Phương Bích, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Thị Mỹ Xuân tức Lê Hiền Đức và Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sỹ. Ngày sau khi được thông báo về chủ trương của Đảng và nhà nước quy định của Ủy ban thành phố về bảo đảm an ninh thành phố, những người này đã trở về với gia đình. Riêng Nguyễn Văn Ngoan là Việt kiều Thụy Sỹ đã có giấy mời sáng nay đến trụ sở phòng quản lý xuất nhập cảnh tại số 89 Trần Hưng Đạo để làm rõ vụ việc, tuy nhiên Nguyễn Văn Ngoan không chấp hành. Có thể khẳng định dù là người nước ngòai đang lưu trú tại Việt Nam, mọi người dân phải tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Cùng với một số đối tượng đã được nhận dạng tham gia tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng. Nhưng khi được mời lên cơ quan chức năng, Nguyễn Văn Ngoan đã thể hiện sự coi thường pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dư luận nhân dân cho rằng hành động này cần phải lên án và xử lý theo pháp luật.

Mọi người dân yêu nước đều có quyền thề hiện tình cảm theo pháp luật. Người dân Thủ đô hiểu rõ điều đó, tự gíac chấp hành pháp luật ủng hộ chính quyền trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội. Nhưng hành vi trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối cần phải bị lên án và nghiêm trị.”

Tóm lại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã cho rằng tôi:

  • Thường xuyên tham gia biểu tình;
  • Không chấp hành, coi thường pháp luật Việt Nam;
  • Có hành vi trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối cần phải bị lên án và nghiêm trị.

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân tôi bởi các lẽ sau đây.

Thứ nhất: Tôi không tham gia biểu tình sáng ngày 05/08/2012. Tôi đến Hà Nội là để du lịch, trước đó tôi không quen biết ai trong số những người biểu tình, tôi không hô khẩu hiệu, tôi không mang biểu ngữ, tôi không đi trong đoàn người biểu tình mà chỉ ngăn cản khi nhìn thấy hành vi của những người không mặc sắc phục công vụ lại xông vào bắt bỡ phụ nữ vô cớ giữa đường, giữa ban ngày. Tôi làm điều này vì lương tâm, đạo đức và trách nhiệm của một con người với đồng loại.
Trước đó, tôi chưa bao giờ tham gia, hay có mặt tại bất cứ một cuộc biểu tình nào ở Việt Nam, bằng chứng là khi đó tôi không ở Việt Nam nên càng không thể nói rằng tôi thường xuyên tham gia biểu tình.

Thứ hai: Việc công an sáng ngày 05/08/2012, bắt giữ tôi và thu giữ vật dụng cá nhân của tôi trong khi tôi không có hành vi vi phạm pháp luật là trái với Điều 71 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, năm 2001 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Tôi không đến cơ quan công an tại 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào ngày 06/08/2012 theo giấy mời tôi đã gọi điện thoại cho ông Chung là người có trách nhiệm của nhà nước Việt Nam để nói rõ lý do. Hơn nữa, đây là “giấy mời” không phải là “giấy triệu tập” nên tôi có quyền không đến vào ngày 06/08/2012. Không có chứng cứ để nói rằng tôi “Không chấp hành và coi thường pháp luật Việt Nam.”

Thứ ba: Không có chứng nào để khẳng định rằng tôi tham gia biểu tình hoặc có hành vi giả dối nên không thể nói tôi “trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối”.

Thứ tư: Cách đưa tin của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là thiếu văn hóa, cộc lốc, xúc phạm đến tôi một người không vi phạm pháp luật như cách gọi tôi là “đối tượng”, “Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sỹ”, “Riêng Nguyễn Văn Ngoan”, “Nguyễn Văn Ngoan không chấp hành”…
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã mạo danh, bịa đặt, trong khi chưa có một cuộc khảo sát, điều tra xã hội nào lại dám nói: “Dư luận nhân dân cho rằng hành động này cần phải lên án và xử lý theo pháp luật.”
Thậm chí Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội còn đe dọa, khủng bố vô cớ đối với tôi: “Nhưng hành vi trá hình, đội lốt yêu nước để tụ tập gây rối cần phải bị lên án và nghiêm trị.”

Căn cứ các điều của Hiến pháp 1992, sử đổi, bổ sung 2001 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Điều 50:
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.
Điều 75:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”
Điều 81:
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.”

Căn cứ điều 37, Bộ luật Dân sự 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín"
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Căn cứ điều 9, Luật báo chí năm 1989, sửa đổi, bổ sung năm 1999 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Điều 9. Cải chính trên báo chí

1- Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.

2- Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.

Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả.

Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.

3- Lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng tương xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.

4- Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án”.

  • Tài liệu kèm theo:
  1. Quốc tịch số PA CHE F1871949 Thụy Sĩ cấp ngày 20/06/2005 (photo);
  2. Giấy miễn thị thực nhập số AR 0337982 do Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ cấp ngày 27/01/2012 (photo);
  3. Clip http://hanoitv.vn/video-clip/74/Chuong-trinh-Thoi-su-chieu-682012/video647.htv.

YÊU CẦU:

  1. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đăng tải Đơn khiếu nại này trên sóng của quý Đài;
  2. Ra quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sĩ bằng văn bản trong thời hạn pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định;
  3. Thông báo trên sóng của quý Đài với thời lượng tương ứng lời xin lỗi và đính chính những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, danh dự, nhân phẩm của ông Nguyễn Văn Ngoan – Việt kiều Thụy Sĩ.

Người làm đơn
Nguyễn Văn Ngoan

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,
  • Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, 71 Hàng Trống;
  • Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, 12 Lê Lai;
  • Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy, 04 Lê Lai;
  • Ông Nguyễn Thanh Sơn, Ủy ban nhà nước về người VN
    ở nước ngoài, 32 Bà Triệu;
  • Ngài Andrej Motyl, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội;
  • Lưu, 07b.

(Source: QueChoa)

3.
Tô Hải

Nhật ký mở: về 1001 kiểu..…nói dối!

(i) Nói dối! Nói láo không ngừng  “Hoàn Thiện”

Từ ngàn đời nay, có lẽ trên đất nước Việt Nam này, không có một một gia đình nào, một chế độ nào lại giáo dục cho con em, cho công dân mình đừng có sống trung thực và phải biết… …nói dối! giỏi nói dối! nói dối tỉnh bơ! nói dối không biết ngượng! nói dối càng nhiều thành tích càng cao!

Là một chuyên gia… “nói dối có tổ chức, có chỉ đạo” suốt gần 30 năm trời, mình quá rành 1001 kiểu nói dối mà chính bản thân mình và bạn bè mình đã lấy nói dối lem lẻm (by Nguyễn Khải), nói dối “cứ như không” làm nhiệm vụ hàng ngày, ngay cả khi biết mình đang nói dối đồng bào nhưng vẫn cứ phải nói dối vì không nói dối mà nói thật thì…mất miếng cơm, mất chiếc ghế và có khi mất cái mạng như chơi!

Cũng vì thế, khi quyết tâm giã từ nói dối để nói lên sự thật và chỉ có sự thật thì cũng là lúc mình chấp nhận MẤT TẤT CẢ những gì mà do nói dối mà mình ĐƯỢC, chấp nhận tất cả những sự chụp mũ, lên án, vu cáo…kể cả chấp nhận việc đi tù vì TỘI VẠCH TRẦN SỰ NÓI DỐI BẰNG SỰ THẬT!

Mình cũng có nhiều thời giờ để suy nghĩ về cả nửa thế kỷ sống chung với nói dối, để “ngửi” thấy ngay sự nói dối dù chỉ ở một từ, một cụm từ thậm chí một tính từ, trạng từ “mới lạ”, nó báo hiệu cho một loạt sự nói dối mới sẽ ra đời mà các học viện báo chí còn phải bổ xung để giảng dậy cho sinh viên…mệt nghỉ!

Chính mình cũng có lúc nuôi hoài bão làm một cái “luận án về sự nói dối” để lại cho đời sau, một “hệ thống lý luận” về sự “nói dối có tổ chức” độc nhất vô nhị trên thế giới này! Nhưng …xét thấy khả năng hạn chế và nghĩ ra thì…muộn quá mất rồi! Quỹ thời gian và sức khỏe không cho phép nữa!...

Nói đùa cho vui ư? –Không!

Này nhé:

Chỉ riêng hai cái chữ NÓI DỐI ở xứ ta nó muôn hình muôn vẻ: Nói dối mới đầu được hiểu rất nhẹ nhàng. Mới đầu, đó chỉ là: “Không nói thật” hoặc “Biết sự thật mà không nói” hoặc nói “sai sự thật”!....

Đôi khi Nói Dối cũng có cái "đáng yêu” của nó! Ví dụ “Nói dối để người thân được yên lòng” như trường hợp bác sỹ đã cho biết chồng mình ung thư giai đoạn cuối nhưng bà vợ vẫn cắn răng nói với chồng: ”Không sao đâu! anh sẽ khỏe lại mà!”.

Nhưng cũng chính từ cái quan niệm “dễ thương” đầy tính nhân văn này mà nói dối đã phát triển tới mức trở thành "nghệ thuật”, thành "nguyên tắc", thành "đường lối", "chính sách", "nghị quyết"… cần chấp hành để "tuyên truyền", "giáo dục tư tưởng" cho toàn dân!

Nó xuất phát từ cái đường lối cơ bản: CÁI GÌ CÓ LỢI CHO CÁCH MẠNG THÌ LÀM, bất kể là nói dối, nói láo, nói phét, nói đại, nói lấy được …đến mức nào cũng không hề là sai trái!

-Mình cứ nghĩ đến cái thời phải chứng kiến thảm họa cải cách ruộng đất chấn chỉnh tổ chức mà…xấu hổ cho cái thân thằng văn nghệ sỹ gọi là “cách mạng” ở xứ Bắc Kỳ! Hàng ngày bao nhiêu đồng bào, đồng đội và cả gia đình vợ mình bị đấu tố láo, bị treo lên cây, bị đánh, bị chôn sống, bị bắn ngay tại chỗ ngay trước mắt mình! Ấy vậy mà, sau khi có chủ trương vận động sáng tác, anh nào anh ấy cũng cố “rặn” cho ra một bài thơ, một bản nhạc thậm chí cả một cuốn tiểu thuyết để ca ngợi cuộc “cách mạng long trời lở đất” đáng nguyền rủa đó! (để khỏi bị coi là không có lập trường giai cấp và có thể bị lôi ra đấu tố bất cứ lúc nào).

-Mình cũng nghĩ đến cái thời “xây dựng xã hội chủ nghĩa, chiếu cố miền Nam” hàng vạn bài báo, tác phẩm gọi là "văn học nghệ thuật" đã tham gia vào cuộc “đại nói dối” về tính ưu việt của những phong trào “Sóng duyên Hải”, ”Gió Đại Phong”, “Cờ ba nhất”! Ngợi ca về "tính hơn hẳn" khi "người cầy có ruộng". Chẳng quá một năm thì việc tước đi quyền “Người cầy có ruộng” để mang luôn cả trâu bò vào Hợp Tác Xã, cùng với chủ làm ăn tập thể, ăn công chấm điểm cũng lại là một lần hơn hẳn nữa của việc tập thể hóa!

-Và Cuộc “Nói Dối Vĩ Đại” nhất là cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam khỏi tay Đế Quốc Mỹ Xâm Lược!

Sự Thật đã bị đánh tráo quá trắng trợn! Hàng triệu con người đã mất xác đến nay đa số vẫn chưa thể tìm ra, hàng vạn thương phế binh của cả hai miền, hàng triệu gia đình mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha chỉ vì...”ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” (lời Lê Duẩn) …

Cuộc nhuộm đỏ miền Nam đã được công khai tuyên bố khi người ta đổi tên nước là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đàng hoàng đổi tên Đảng Lao Động thành Đảng Cộng Sản Việt Nam! Đó là Lần nói thật đầu tiên nhưng ngắn ngủi vì phải... tiếp tục nói dối, nói dối nữa, nói dối mãi vi… không có cách nào khác để tồn tại…

-Sau “Đổi Mới” (như cũ) mà ông Đỗ Mười kể công là “Nhờ có Đảng nên mới có Đổi Mới” thì cái chính sách “ăn có nói không” (một biến tướng của nói dối) càng ngày càng phát triển! Xuất phát từ cái đường lối đầy mâu thuẫn “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nói dối trở thành liều thuốc duy nhất xoa dầu, tô vẽ cho con quái vật kinh tế-chính trị chưa từng có trong lịch sử loài người này…

(ii) Khi nói dối trở thành… “Đạo Lý” Để Tồn Tại!


Ở cái xứ này, khi những đứa trẻ lên năm, bắt đầu biết suy nghĩ là chúng đã được tiếp xúc ngay với… nói dối! Người ta dạy cho nó ở ngay những bài hát mẫu giáo rằng thì là: "Nhân dân ta có Đảng cuộc đời nở hoa”, rằng "Bưng bát cơm đầy nhờ có công ơn Đảng ta”…

Lớn lên chút nữa thì: “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”.

Còn nếu chúng có thắc mắc tại sao cha, anh, chú cùng đi B cả mấy năm trời mà báo, đài vẫn tuyên bố “Không có chuyện quân đội miền Bắc xâm nhập miền Nam" và "đây là điều vu cáo trắng trợn" thì…thầy, cô, mẹ, chị chúng chỉ còn biết giải thích: “Đây là chủ trương của Đảng và Nhà Nước”….Còn về chuyện tại sao đánh nhau mà quân ta không thấy có ai chết, cứ đã đi là thắng, trăm trận trăm thắng” ? thì… chẳng còn cách nào giải thích khác hơn là: “nói dối để chiến thắng kẻ thù, nói dối để có lợi cho cách mạng!”….

Và cứ thế, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, trẻ em, người lớn cứ sống chung với chuyện nói không thành có, nói có thành không…"Đói khổ, thiếu thốn là do Đế Quốc Mỹ”, “hạt bắp, củ mì bổ hơn gạo”, “con nhộng bổ hơn thịt bò”…dần dần đã trở thành nếp sống, nếp suy nghĩ, lẽ sống thậm chí phương tiện sống của không ít người. Điển hình nhất là những “kỹ sư tâm hồn”, càng sáng tác ra nhiều tác phẩm “nói dối như thật” càng mau tiến tới đỉnh vinh quang của địa vị và tiền bạc! Chẳng thế mà Nguyễn Khải đã để lại một tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” vang dội khắp thế giới; mà Chế Lan Viên đã có bài thơ “Tôi? Ai?” thú thật về cái tội “luôn động viên xung phong” khi gặp anh chiến sỹ sống sót ngồi bán nước bên đường nuôi con nhỏ”... trong số năm mươi người còn sót lại trong 3.000 người xuống núi” năm nào?

Cũng thật là buồn, là nhuc...khi tới hôm nay, một số kẻ vẫn ôm lấy cái số tác phẩm nói dối hoành tráng cực kỳ mà chăng ai còn thèm đọc, thèm dùng đó để kể công kiếm chút ân huệ cuối cùng, mặc dầu đã biết là giải thưởng này nọ chỉ là cái "bia mộ sang trọng cắm lên một cuộc đời văn học nghệ thuật đã kết thúc!" (by Nguyễn Khải)

Còn những Lưu Hữu Phước phải đổi tên thành Huỳnh Minh Siêng, Hoàng Việt thành Lê Trực, Nguyễn ngọc Tấn thành Nguyễn Thi, Bùi Đức Ái thành Anh Đức…những Đài Phát Thanh Giải Phóng, Xưởng Phim Giải Phóng, Nhà xuất bản Giải Phóng với những cái tên Nguyễn Thơ, Y Na, Hương Lan, Lưu Nguyễn-Long Hưng ( và cả mình với cái tên Tô Sơn Hà khi viết phim “Đường 9 Nam Lào”)... và nhiều nhiều nữa những cơ quan, những tên tuổi “đội lốt” cứ sống với dối trá như hít thở không khí vậy!

Làm sao mà con em, mà nhân dân không bị lây nhiễm cái không khí dối trá, khắp nơi, nói dối, nói láo là lẽ sống, là phương tiện sống của mấy thế hệ con người...

(Source: Tô Hải's Blog)

***

Kính.
NNS
723-NNS-Nguyet_Cam_2012

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

 

free counters
un compteur pour votre site