lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Phần đọc thêm 14

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

Vài dòng giới thiệu: Tôi vừa được đọc bài viết của tác giả Lữ Giang :”Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử”.

Tôi xin phép tác giả Lữ Giang được cho vào Phần đọc thêm trong “ Đôi dòng nhìn lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm”.

Trân trọng.

Quỳnh Hương (nvn)

Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử

Hiện nay Đại Tướng Nguyễn Khánh, một nhân chứng lịch sử còn lại, vẫn đang khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn, nên chúng tôi viết bài này với ước mong Đại Tướng trả lời trước công luận về một quyết định lịch sử rất quan trọng và chính quyết định này đã đưa Miền Nam vào những cơn khủng hoảng liên tục, và sau đó chấm dứt sự nghiệp của Tướng Khánh, đó là:

Ai đã ra lệnh cho Bộ Tư Pháp soạn soạn thảo và ban hành một đạo luật man rợ, bất chấp các nguyên tắc căn bản của luật pháp, để giết ông Ngô Đình Cẩn và một số người liên hệ đến chế độ Ngô Đình Diệm?

Trước đây, chúng tôi đã có lần hỏi Đại Tướng ai đã ra lệnh nói trên, Đại Tướng trả lời rằng chuyện đó do bên Bộ Tư Pháp làm, ông không hay biết gì hết! Tôi làm trong chính quyền lâu năm, tôi biết rõ không bao giờ một cơ quan cấp bộ tự ý làm một chuyện quan trọng như vậy mà không có lệnh của cấp lãnh đạo quốc gia.

DIỄN BIẾN LỊCH SỬ

Sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, ngày 31.1.1964, Tướng Nguyễn Khánh lên làm Chủ Tịch Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội và theo chỉ thị của CIA, loại tất cả các tướng lãnh thân Pháp đã được Mỹ dùng làm công cụ đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.

Cuộc “chỉnh lý” nói trên, thường được gọi là “Pentagon Coup”, do Tướng Khiêm, một nhân viên CIA (agent) thứ thiệt, chủ động dưới sự chỉ đạo của CIA, còn Tướng Khánh chỉ “ăn có”. Do đó, tài liệu để lại cho thấy, theo sự chỉ đạo của Toà Đại Sứ Mỹ, Tướng Khánh sẽ làm Quốc Trưởng bù nhìn, còn Tướng Trần Khiêm làm Thủ Tướng nắm thực quyền. Nhưng Tướng Khánh không muốn làm Quốc Trưởng bù nhìn, nên ông quyết định đẩy Tướng Khiêm ra ngoại quốc rồi ông vừa nắm chức Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, vừa nắm chức Thủ Tướng.

Ngày 7.2.1964, Tướng Khánh ban hành Hiến Ước Lâm Thời số 2, cử Tướng Dương Văn Minh lên làm Quốc Trưởng bù nhìn và Tướng Khánh làm Thủ Tướng. Ngày 8.2.1964 Tướng Khánh công bố thành phần chính phủ.

Theo quy chế lúc đó, tất cả tổ chức chính phủ, kể cả quốc trưởng, đều nằm dưới quyền của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Tướng Khánh làm Chủ Tịch. Do đó, người lãnh đạo tối cao của Miền Nam lúc đó, sau Đại Sứ Mỹ là Tướng Nguyễn Khánh. Vậy phải có lệnh của Tướng Khánh, Bộ Tư Pháp mới soạn ra đạo luật nói trên.

TIẾN TRÌNH CỦA LUẬT MAN RỢ

Trước khi nói chuyện tiếp với Tướng Nguyễn Khánh, chúng tôi xin trình bày qua tiến trình hình thành Sắc Luật số Sắc Luật số 4/64 ngày 28.2.1964 thiết lập Tòa Án Cách Mạng và nội dung của sắc luật này.

Sau khi đảo chánh thành công, Tướng Dương Văn Minh không quan tâm gì đến việc giải quyết những vấn đề của quốc gia mà chỉ lo vơ vét. Sau khi “chỉnh lý”, không biết tự mình hay theo lệnh của ai, Tướng Nguyễn Khánh đã cho xúc tiến một cách khẩn cấp thủ tục thanh toán ông Ngô Đình Cẩn và một số nhân vật liên hệ đến chế độ cũ chưa thể giết được trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963. Nhưng việc giết ông Cẩn và những người liên hệ gặp khó khăn, vì các luật pháp hiện hành lúc đó không cho phép làm như vậy. Do đó, công việc trước tiên là phải hình thành một đạo luật mới, quy định một cách nào đó để có thể đưa ông Cẩn và những người liên hệ ra xét xử và tuyên án tử hình. Đây là một công việc rất phức tạp.

1.- Đưa Giám Đốc Nha Quân Pháp về làm Bộ Trưởng Tư Pháp

Công việc trước tiên là đưa Đại Tá Nguyễn Văn Mầu, Giám Đốc Nha Quân Pháp, lên làm Bộ Trưởng Tư Pháp.

Tại Việt Nam, Bộ Trưởng Tư Pháp thường được chọn trong các thẩm phán cao cấp hay các luật sư lão thành vì hai lý do: Lý do thứ nhất là người ở chức vụ này phải được mọi người kính nể, nhất là giới luật gia. Lý do thứ hai là người đó phải rất am tường về luật pháp và ngành tư pháp. Trường hợp của Đại Tá Nguyễn Văn Mầu là một biệt lệ. Ông ta chỉ chuyên về quân pháp nên không thể nắm vững tình trạng luật pháp rất phức tạp của Việt Nam thời đó được. Cấp bậc của ông ta lại thấp nên bị coi thường. Nhưng Tướng Khánh đã quyết định chọn ông ta vì chỉ có ông ta mới chịu thi hành lệnh của Tướng Khánh, dù trái với các nguyên tắc căn bản của luật pháp. Một thẩm phán cao cấp hay một luật sư lão thành không bao giờ chịu làm như vậy.

2.- Vượt lên trên nguyên tắc căn bản của luật pháp

Theo bộ Hoàng Việt Hình Luật áp dụng tại Trung Phần hay Hình Luật Canh Cải áp dụng tại Nam Phần, nếu truy tố “dư đảng Cần Lao” về các tội như bắt người trái phép, đả thương, tống tiền, kinh tài bất hợp pháp... thì không thể tuyên án tử hình được. Vì vậy, Bộ Tư Pháp được lệnh phải soạn thảo và cho ban hành một văn kiện như thế nào để có thể xử tử hình ông Cẩn và những người liên hệ. Một nhóm luật gia đã được bí mật giao cho phụ trách công tác này.

Dự thảo luật đã đưa ra một số tội phạm mà họ cho rằng ông Ngô Đình Cẩn và “dư đảng Cần Lao” đã vi phạm và ấn định những tội này có thể bị tử hình. Một sự quy định như thế dĩ nhiên là hoàn toàn trái với nguyên tắc bất hồi tố của hình luật (principle of non-retroactive of criminal law), tức hình luật không áp dụng cho những trường hợp xẩy ra trước ngày luật ban hành. Đây là một một nguyên tắc căn bản của hình luật được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và áp dụng, kể cả Hoàng Việt Hình Luật và Hình Luật Canh Cải của Việt Nam thời bấy giờ. Nguyên tắc này cũng đã được ghi vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Điều 11, đoạn 2, của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền quy định như sau:

“Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành, mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.”

Điều 15 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị quy định:

“Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay quốc tế áp dụng trong thời gian khi tội phạm xẩy ra. Cũng sẽ không bị tuyên một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian sự phạm pháp xẩy ra. Tuy nhiên, người vi phạm được hưởng sự khoan hồng hơn nếu luật mới ban hành sau ngày phạm pháp ấn định hình phạt nhẹ hơn.”

Mặc dầu có nhiều tranh luận, dự thảo Sắc Luật số 4/64 thiết lập Tòa Án Cách Mạng cũng đã được Tướng Nguyễn Khánh ký và ban hành ngày 28.2.1964. Sắc Luật này đã đưa ra những quy định hoàn toàn trái với nguyên tắc căn bản của hình luật như đã nói trên.

Điều 1 của Sắc Luật quy định:

“Nay thiết lập một toà án Cách mạng có thẩm quyền xét xử trên toàn quốc những tội ác gây ra trong khoảng thời gian từ 26 tháng mười năm 1955 đến 1 tháng mười một năm 1963 bởi những bọn mật vụ, đại kinh tài, viên chức chính quyền cao cấp cùng nhân vật quan trọng dưới thời Ngô Đình Diệm.”

Điều 2 quy định Toà Án Cách Mạng sẽ mở phiên xử đầu tiên trong tháng ba năm 1964, và hoạt động trong thời gian 3 tháng.

Điều 3 quy định 12 tội sẽ bị truy tố trước Toà Án Cách Mạng: gian nhân hiệp đảng; cố sát với trường hợp gia trọng; giết người bằng thuốc độc; tra tấn và phạm trọng tội; cố ý đả thương với mọi trường hợp gia trọng; hiếp dâm với mọi trường hợp gia trọng; bắt giam trái phép; cướp với trường hợp gia trọng; sách thủ tiền tài; đốt hủy sổ bộ, chứng thư, chứng khoán, thương phiếu; hối lộ và hối mại quyền thế, và lũng đoạn kinh tế quốc gia.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats
free counters

un compteur pour votre site