lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Phần đọc thêm 5

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

Sự Thật Lịch Sử: Ông Ngô Đình Diệm có "soán ngôi" vua Bảo Đại?  Ai giết tướng Trinh Minh Thế?

ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA của Miền Nam (1955-1963) ....

Huỳnh Văn Lang

(Bài nói chuyện ở Hội Tác giả  VN Hải ngoại, ngày 08-11-2009) 

Nội dung của bài nói chuyện hôm nay là những sự kiện hay những biến cố quan trọng nhứt đã đưa đến sự hình thành ra Đệ nhứt Cộng hòa của miền Nam VN (1956-1963), mà cái ID của nó là Hiến Pháp năm 1956, cũng là phần kết của bài nầy.

Hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tuớng Ngô đình Diệm (NĐD) về giúp nước, từ Chicago, Illinois, tôi về  đến Sài gòn ngày 24 tháng 8, 1954 và liền sau đó vì thời cuộc đưa đẩy, thủ tướng NĐD đã đặt để tôi vào những địa vị, nếu gọi được là địa vị hay đúng hơn là cương vị, để tôi thành ra chứng nhân cho những sự kiện tôi muốn ghi lại ra đây. Những sự kiện tôi trình bày sau đây có ba giá trị khác nhau: là chứng nhân, không chứng nhân nhưng biết thật chắc chắn và một ít chuyện không biết chắc, quí vị sẽ phân biệt được 3 giá trị khác nhau đó. 

1.- Cương vị thứ nhứt. (Phụ tá Bí thư của thủ tướng NĐD)

Đầu tiên tôi tạm thời thay thế anh Võ văn Hải là bí thư của Thủ tướng, để anh tạm thời giữ chức Chánh văn phòng, thình lình bỏ trống. Ba ngày đầu tôi ăn ngủ trong dinh Gia long, sau được đưa ra ngủ nghỉ ở khách sạn Kinh hoa, Chợ lớn, nhưng luôn luôn về dinh Thủ tướng ăn cơm trưa và tối cho đến khi Thủ tướng cho lệnh bộ Tài chánh cấp cho villa số 140, đường Hai bà Trưng, SG. Cho nên tôi may mắn làm việc bên Thủ tướng cho đến ngày 10 hay 11 tháng 10, 1954. Chính trong thời gian ngắn ngủi 45 ngày nầy đã xảy ra biến cố Nguyễn văn Hinh, Tổng tham mưu quân đội Quốc gia VN muốn đảo chánh.

Để dễ hiểu rõ biến cố nầy thiết nghĩ cũng nên nhắc lại,  trước đó, ngày 16, tháng 6, ông Ngô đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng, lập nội các VN thay thế chánh phủ hoàng thân Bửu Lộc. Thiết nghĩ khi bổ nhiệm NĐD, Quốc trưởng Bảo Đại (BĐ) có hội kiến với bộ Ngoại giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa, vì Pháp dù có thua trận ở Điện biên phủ trong tháng 5 rồi, nhưng vẫn còn nắm quyền Ngoại giao và Quốc phòng ở VN với một đạo quân viễn chinh dù đã thua trận nhưng vẫn còn hùng hổ, đang khi anh em NĐD lại có tiếng là chống Pháp.

Cũng chắc chắn là chánh phủ Hoa kỳ không có  liên quan trực tiếp gì đến chuyện bổ nhiệm nầy, vì dù ông Diệm có bôn ba ở Hoa kỳ  gấn 3 năm đi nữa, ông có quen thân với nhiều nhân vật có tiếng nói trong chánh trường Hoa kỳ, nhưng thật ra Hoa kỳ chưa nghĩ đến chuyện thay thế Pháp ở Đông dương, cho đến khi chạm mặt với Nga/Tàu ở hội nghị Genève trong tháng 7, 1954.

Sau khi được bổ nhiệm, bất chấp lời can gián của  ông Ngô đình Luyện ở Pháp và ông Ngô  đình Nhu ở VN, Thủ tướng NĐD về Sài gòn ngày 26, cùng tháng 6, 1954. Tổng liên đoàn Lao công VN cổ động đón tiếp, nhưng số người đến phi trường TSN chưa đến 500. Bốn ngày sau Thù tướng bay ra Hà nội để xem xét tình hình và tiếp xúc chánh khách ngoài Bắc, để rồi trở về Sài gòn thành lập Nội các, ra mắt ngày 7 tháng 7, 1954: Thủ tướng kiêm bộ Quốc phòng và Nội vụ. Chánh phủ chưa kịp làm gì thì ngày 20 cùng tháng Hiệp định Genève ký kết giữa Pháp và Việt minh (VM) thoạt đến, toàn dân dở khóc dở cười, có hòa bình hay đúng hơn chì là đình chiến giữa hai phe, nhưng đất nuớc lại bị chia đôi. (1)

(1) Ngày 21-07-54, đang khi Tồng thống Eisenhower họp báo để giải thích hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, thì ngoài đường có một nhóm sinh viên VN biểu tình lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ. Hôm sau ở trước trụ sở Liên hiệp quốc (UN), New-york, cũng có một nhóm sinh viên VN biểu tình, đông hơn. Cả hai cuộc biểu tình đều do ĐVL, ĐTC & HVL tổ chức, hình HVL có lên báo, lên T. 55 năm sau nhìn lại...

Bao nhiêu vấn đề chánh trị xã hội cả  văn hóa…đổ dồn về miền Nam với 36,000 quân viễn chinh Pháp và trào lưu Bắc kỳ di cư chạy giặc CS bắt đầu, người Pháp dự đóan là khoảng 60,000 người, Thủ tướng NĐD hy vọng 100, 000… không dè trào lưu chạy giặc CS bộc phát như thác lũ, quá sự tuởng tượng của mọi người, nghĩa là trong vòng 300 ngày do Hiệp định Genève qui định số người Bắc kỳ di cư lên trên 860,000. Thủ tướng vui bao nhiêu thì càng lo nhiều hơn nữa…

Khi về đến VN, tôi cảm thấy rõ ràng tình trạng quá yếu kém của chánh phủ NĐD cũng như uy tín của tân Thủ tướng quá thấp. Không thấy chánh phủ Bửu Lộc bàn giao lại cái gì, ngoài cái dinh Gia long và sở Nội dịch với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, không có một tiểu đội canh gác. Thủ tướng kiêm bộ Quốc phòng, mà không có quân đội, bộ Nội vụ không có Công an Cảnh sát, trong lúc đô thành Sài gòn - Chợ lớn là Bình xuyên, miền Tây Nam kỳ lục tỉnh là Hòa hảo, miền Đông là Cao đài, quần chúng người Nam nghe nói đến NĐD, nhưng không biết NĐD là ai. Ngoài ra sau lưng tướng Ely, Cao ủy Pháp là cả một tập đoàn thực dân đang hôi quyền thế, hôi cả tài sản như buổi chợ chiều. Trong lúc người Mỹ mới nhảy vào chánh trường VN chưa có một chủ trương rõ ràng... Tắt một lời, xã hội miền Nam đang ở trong một tình trạng vô cùng hỗn mang gần như tuyệt vọng, vô phương cứu vãn. Dư luận Quốc tế cho chánh phủ NĐD không thọ quá 6 tháng.

Ưu tư số 1 của Thủ tuớng NĐD là phải nắm lấy quyền hành, là thủ tướng kiêm Quốc phòng, cho nên đầu tiên ông phải nắm quân đội. Tham mưu trưởng Nguyễn văn Hinh (vợ đầm tức nhiên là dân Pháp), cần phải thay thế. Và chính tướng Hinh lại khai chiến trước, ngày 09-09-54 chỉ trích Thủ tướng trên đài phát thanh Pháp Á do anh Phan cao Phái (anh của chị Minh Châu bạn của người viết) quản lý và đòi cải tổ chánh phủ. Thủ tướng Diệm phản pháo ngay, ngày 11-09-54  chỉ thị tướng Hinh phải đi Pháp trong vòng 24 tiếng, gọi là để khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong vòng 6 tuần. Tướng Hinh từ chối và vận dụng quân đội trong tay mình để làm loạn, muốn đảo chánh, cho 1 tiểu đội thiết giáp chạy chung quanh dinh Độc lập (mới được Cao ủy Ely giao trả tuần trước) vửa hăm dọa, vừa chửi bới, cùng một lúc cho đài phát thanh quân đội ra rả tố cáo chánh phủ nào là độc tài, nào là tham nhũng v,.v. (Những đêm đó tôi ngủ trong dinh Thủ tướng, sẵn sàng để Thủ tướng xử dụng như một thông dịch viên và đi đêm với  CIA Mỹ, khi đại tá Landsdale từ Manila  qua VN, đóng đô ở hộp đêm Ma Cabane, trước cửa vườn Tao đàn, cách dinh Thủ tướng một con đường. Đại tá Lansdale có nhiệm vụ giúp chánh phủ NĐD ổn định tính hình). Nội các NĐD sắp sụp đổ đến nơi, vì ngày 20-09-54, 9 trên 18 bộ trưởng yếu bóng vía đệ đơn từ chức. Nên lưu ý là cuộc khủng hoảng nầy xảy ra đúng lúc cuộc Bắc kỳ di cư bộc phát như lũ lụt sông Hồng, CS Hà nội chận đường, đe dọa, bắt cóc, thủ tiêu…vẫn không be nổi.

Nhưng với sự hợp tác chặt chẽ giữa CIA và tòa Đại sứ Mỹ, Thủ tuớng NĐD giải quyết được cuộc khủng hoảng do tướng Nguyễn văn Hinh gây ra, nhưng không phải là không đổ mồ hôi hột: đại sứ Heath cho tướng Hinh biết là nếu có đảo chánh trong tình thế nầy thì Mỹ sẽ cúp viện trợ quân sự ngay, đang khi đại tá Lansdale tìm cách tách tuớng Hinh ra khỏi tham mưu của ông ta là 2 nhơn viên phòng nhì của Pháp, Lansdale biếu hai sĩ quan nầy hai vé máy bay đi Manila du hí năm ngày.

Qua tháng sau, 1954 thủ tướng NĐD cất chức tướng Hinh và bổ nhiệm tướng Lê văn Tỵ lên thay. (Cũng là lúc thủ tướng NĐD gửi tôi  qua bộ Tài chánh có công tác khác, nên những chuyện sau đây tôi không phải là chứng nhân, nhưng biết được rõ ràng.)

Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, lại yêu cầu thủ tướng Diệm nên giữ tướng Hinh lại trong quân đội. Ông Diệm từ chối. Trước sự cứng rắn của Thủ tướng, đại sứ Heath thay đổi thái độ, từ bạn ra thù ngay và gửi điện tín về Washington, tố cáo thủ tướng là bất tài, không có khả năng dung hợp…cần phải thay đổi.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site