lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Quỳnh Hương

Phần đọc thêm 10

Lịch Sử Việt Nam | Tổng thống Ngô Đình Diệm

(bài viết dưới đây của tác giả Việt Linh)

Những Bức Mật Điện .....Được Giải Mã Làm Sụp Đổ Nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Đưa Đến Hậu Quả Ngày 30/04/1975

Việt Linh ....

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua .. nhưng câu chuyện đau thương nầy luôn luôn mới mẻ.

Cũng chẳng trách cứ làm gì những tên Mỹ thiển cận, phi nhân, xấc xược ...

Đáng nguyền rủa chăng là cái đám người ăn cháo đá bát, miệng còn tràn trề ngập ngụa bổng lộc quốc gia mà đành tâm phá nát giềng mối quốc gia, để đưa đến thãm họa vong quốc.

Cái sai lầm lớn nhất của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là sử dụng lũ phản phúc đề làm tâm phúc.

Đây là những bằng cớ trên giấy trắng mực đen về việc chính quyền Kennedy đã chủ xướng, chủ mưu, chủ động và chủ lực trong việc khai tử chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963. Một hành động mà lịch sử Mỹ đã lấy làm hối tiếc và hổ thẹn sau này, cũng đã hối tiếc và hổ thẹn trong vụ phản bội miền Nam năm 1975.

1) Công điện ngày 24/8/1963, bộ ngoại giao Mỹ gởi đại sứ Lodge:

Khánh và Cabot Lodge

Đại sứ Cabot Lodge đến Saigon 22/8. Hai ngày sau, ngày 24/8 ông nhận được công điện của bộ ngoại giao Mỹ, với một nội dung sau đây:

"Bây giờ đã rõ rệt: vụ thiết quân luật dù do quân đội đề nghị hay do Ngô Đình Nhu đề nghị; Ngô Đình Nhu vẫn là người đã lợi dụng nó để đánh phá chùa chiền với lực lượng cảnh sát và lực lượng đặc biệt của Lê Quang Tung hiện trung thành với Nhu. Như vậy, Nhu đã đổ trách nhiệm lên đầu quân đội, trước mặt thế giới và nhân dân VN. Hiển nhiên Nhu đã tự điều động mình lên tư thế nắm quyền chỉ huy. Chính quyền Mỹ không làm ngơ để cho quyền bính lọt vào tay Nhu. Diệm phải được dành cho cơ hội để loại bỏ Nhu và bè lũ, và thay vào đó, những phần tử tốt nhất có thể tìm thấy, quân sự cũng như dân sự. Nếu ông đại sứ đã cố gắng thuyết phục Diệm mà Diệm vẫn ngoan cố, thì lúc đó chúng ta phải đứng trước tình huống là ngay cả Diệm cũng không được duy trì nữa. Ông đại sứ và tổ hành động tại chỗ phải cấp tốc cứu xét việc tìm người lãnh đạo thay thế, và soạn thảo những kế hoạch chi tiết để thay thế Diệm, khi cần. Không cần phải nói, chắc ông đại sứ sẽ tham khảo ý kiến với đại tướng Harkins về những biện pháp cần thiết để bảo vệ nhân viên Mỹ trong suốt thời kỳ khủng hoảng... Ông đại sứ nên hiểu rằng chúng tôi không thể từ Hoa Thịnh Đốn đưa ra những chi tiết hành động, nhưng ông đại sứ cũng nên hiểu rằng chúng tôi triệt để đứng sau lưng ông đại sứ trong tất cả những hành động nhằm đạt tới mục tiêu của chúng ta" (Telegram 243, State to Lodge, Aug 24, 1963, Box 198, National Security File, John F. Kennedy Library).

Đoạn văn trên của bức công điện có thể tóm tắt như sau: "Diệm phải loại bỏ Nhu. Nếu không, chính Diệm sẽ bị loại bỏ. Hãy cấp tốc sửa soạn kế hoạch thay thế Diệm, ông đại sứ được toàn quyền hành động để đạt mục tiêu".

Loại bỏ ông Diệm bằng cách nào ? Bức công điện viết tiêp: "Ông đại sứ cũng có thể nói cho những tướng lãnh "thích hợp" biết rằng: chúng ta sẽ trực tiếp ủng hộ họ trong thời kỳ tạm quyền, khi bộ máy chính quyền trung ương bị ngưng."

Câu này có thể viết lại một cách sống sượng như sau: "Ông đại sứ hãy nói cho các tướng lãnh biết: lật đổ chính quyền trung ương đi, Mỹ sẽ ủng hộ".

Bức công điện nói trên (mà sau này sử sách gọi là bức công điện ngày 24/8) mang chữ ký chấp thuận (approved) hoặc thông qua (cleared) của những người sau đây: Roger Hillsman, phụ tá bộ ngoại giao, W. Averell Harriman, thứ trưởng ngoại giao đặc trách chính trị vụ, Michael V. Forrestal, chuyên viên về VN và Đông Nam Á tại tòa Bạch Ốc và George Ball, thứ trưởng ngoại giao.

Tác giả của bức công điện là Hillsman và Harriman. Hai người này đã hành động gấp rút và trí trá, vượt mọi thủ tục thường lệ TT Kennedy, tổng trưởng ngoại giao Dean Rusk, tổng trưởng quốc phòng McNamara, tổng tham mưu trưởng liên quân Maxwell Taylor, giám đốc trung ương tình báo MacCone, tất cả đã bị qua mặt. Hôm đó những nhân vật này đang nghĩ cuối tuần. Họ chỉ được thông báo và đọc cho nghe trong điện thoại. Và trong điện thoại, mỗi vị đều được biết: tổng thống đã chấp thuận, hoặc cấp trên trực tiếp của họ đã chấp thuận. Riêng TT Kennedy thì được phúc trình rằng ngoại trưởng Dean Rusk đã chấp thuận... Còn ngoại trưởng Dean Rusk đã chấp thuận, và được cho biết trong điện thoại rằng TT Kennedy đã chấp thuận.

Công điện gửi đi lúc 9 giờ 36 phút tối 24/8 và khoảng 11 giờ tối hôm đó, đại tướng Taylor mới nhận dược bản sao. Ông nổi giận cho rằng "nhóm chống đối Diệm nằm trong Bộ Ngoại Giao đã lợi dụng lúc các viên chức cao cấp trong chính phủ vắng mặt để đưa ra những chỉ thị mà nếu được soạn thảo trong những trường hợp bình thường sẽ không bao giờ được chấp thuận". (Kennedy in Vietnam, trang 116).

2) Công điện ngày 26/8, đại sứ Lodge gởi Bộ Ngoại Giao.

Đại sứ Lodge nhận được công điện nói trên của bộ ngoại giao vào sáng chủ nhật 25/8. Ông bèn họp tham mưu, và quyết định đi thẳng với các tướng lãnh VN. Ông lập luận rằng: ông Diệm sẽ chẳng bao giờ chấp nhận những khuyến cáo của Hoa Kỳ về việc loại bỏ ông Nhu. Nói cho ông Diệm biết lập trường của tòa Bạch Ốc, sẽ không ích lợi gì. Chẳng những vậy, còn có thể khiến cho ông Diệm đâm ra nghi ngờ các tướng lãnh.

Dưới đây là bức công điện của đại sứ Lodge trả lời bộ ngoại giao:

"Tôi tin rằng Diệm sẽ không chấp thuận những đòi hỏi của chúng ta. Đồng thời, khi đưa những đòi hỏi ấy ra, chúng ta sẽ cho Nhu cơ hội đề phòng trước hoặc chận đứng hành động của quân đi, đó là một cuộc mạo hiểm không nên làm, bởi vì hiện nay Nhu đang nắm giữa những lực lượng chiến đấu tại Saigon. Vì vậy, tôi đề nghị, chúng ta nên đi thẳng với các tướng lãnh, mà không cho Diệm biết. Tôi sẽ nói cho các tướng lãnh biết rằng chúng ta chủ trương giữ Diệm lại, không có Nhu. Nhưng trên thực tế, giữ Diệm hay không là tùy ở họ. Tôi cũng sẽ yêu cầu các tướng lãnh làm những điều cần thiết để thả các lãnh tụ Phật giáo và thi hành thỏa ước này 16/8. Tuy nhiên tôi không đề nghị ra tay hành động, cho đến khi chúng ta có được những kế hoạch trốn thoát và tránh né (evasion, escape) thỏa đáng. Tướng Harkins đồng ý. Ngày mai, hồi 11 giờ sáng, tôi sẽ trình ủy nhiệm thơ lên TT Diệm". (Lodge to State, quoted in telegram 6346 Forrestall to President, Aug 25, 63. Box 198, National security files, John F. Kennedy library).

Có ba điểm quan hệ trong bức công điện của đại sứ Lodge. Thứ nhất: không cần phải nói với Diệm loại bỏ Nhu, mà bảo các tướng lãnh loại bỏ Nhu. Thứ hai: cho phép các tướng lãnh VN được tùy ý giữ Diệm hay loại bỏ Diệm. Thứ ba: toà đại sứ Mỹ đã nghĩ đến việc giúp đỡ các nhân viên Mỹ và các tướng lãnh VN trốn thoát trong trường hợp đảo chánh thất bại.

Đại sứ Lodge gởi công điện đi ngày 26/8. Cùng ngày đó, ông nhận được công điện vắn tắt sau đây của bộ ngoại giao: "Đồng ý với sự sửa đổi đã đề nghị". Nguyên văn "Agree to modification proposed". (telegram Ball to Lodge, 26/8/63, Box 198, national security files, John F Kennedy library, được trích dẫn trong Kennedy in Viet Nam, trang 116). Tức là bộ ngoại giao Mỹ chấp thuân toàn bộ kế hoạch của đại sứ Lodge: đi thẳng với các tướng lãnh để giải quyết vấn đề loại bỏ ông Nhu, và có thể loại bỏ cả ông Diệm.

3) Công điện ngày 28/8, TT Kennedy gởi đại sứ Lodge.

Sáng thứ hai, ngày 26/8, TT Kennedy trở về tòa Bạch Ốc sau cuộc nghỉ cuối tuần tại Hyannisport. Ông khám phá ra những mờ ám chung quanh bưc công điện 24/8. Tổng trưởng quốc phòng McNamara không được tham khảo ý kiến, không được thông báo. Giám đốc CIA MacCone, đại tướng Taylor và ngoại trưởng Rusk cũng không được tham khảo. Ngoại trưởng Rusk đã đồng ý cho gửi bức công điện đi, và tưởng rằng TT Kenndy đã đồng ý. Và TT Kennedy đã đồng ý cho người gửi bức công điện đi, và tưởng rằng ngoại trưởng Rusk đã đồng ý.

Harriman và Kennedy

  Theo các tài liệu, thì sau khi khám phá ra những điều khuất tất, TT Kennedy đã giận dữ như chưa từng thấy. Trưa hôm đó (26/8), một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra tại tòa Bạch Ốc, trước sự hiện diện của Kennedy. Phần đông những nguời có mặt đều bất mãn với nội dung của bức công điện và lề lối làm việc của Hillsman và Harriman. Vấn đề được đặt ra một cách khẩn trương: có nên rút lại dức công điện 24/8 hay không ? Tuy đa số những người có mặt không đồng ý với nội dung của bức công điện, nhưng không một ai tán thành việc rút lại hoặc hủy bỏ bức công điện. Vì vậy, bức công điện vẫn giữ nguyên hiệu lực của nó.

Chẳng những vậy, ngày 27/8, khi TT Kennedy gặp lại các cố vấn trong tòa Bạch Ốc, ngoại trưởng Rusk còn nhấn mạnh rằng: "chúng ta phải cho các viên chức chúng ta ở Saigon biết rằng chúng ta sẽ không thay đổi những chỉ thị đang có, những chỉ thị mà họ đã căn cứ và để tiến hành nhiều công việc rồi" (Memorandum of Conference with the President, Aug 27, 63, John F. Kennedy library)

Một vấn đề khác, không kém khẩn trương, cũng đã được đặt ra trong phiên họp, liệu các tướng lãnh VN sẽ thành công hay không ? Đối với TT Kennedy, thì đây là một vấn đề sinh tử. Chính quyền mang tên ông đã được gắn liền với những thất bại ê chề và rúng động dư luận trong vụ Vịnh Con Heo và Ai Lao mới đây. Nếu cuộc đảo chánh thất bại, ông là người phải chuốc lấy mọi tiếng xấu và khinh khi của dư luận, trong cũng như ngoài nước.

Vì vậy, ngày 27/8, bộ ngoại giao được lệnh phải đánh điện yêu cầu đại sứ Lodge cho biết thêm chi tiết về âm mưu đảo chánh và về những tướng lãnh đang âm mưu đảo chánh. Đ/s Lodge bèn cấp tốc gửi công điện về Hoa Thịnh Đốn đoan quyết răng: "cuộc đảo chính có viễn tượng rất tốt, nếu trì hoãn, cơ may thành công sẽ giảm đi" (The Overthrow of Ngo Dinh Diem, United States Viet Nam Relation III, trang 19).

Nhưng, khi bộ ngoại giao đánh điện hỏii đại sứ Lodge, thì tướng Taylor ở Ngũ Giác Đài cũng đánh điện cho tướng Harkins tư lệnh MAGV tại Saigon để hỏi về "tỷ lệ thành công" của cuộc đảo chính mà các tướng lãnh VN đang sửa soạn. Tướng Taylor cũng cho tướng Harkins biết rằng công điện ngày 24/8 đã không có sự tham gia ý kiến của bộ quốc phòng hoăc của bộ tổng tham mưu liên quân. Tướng Taylor còn nói rằng: "các viên chức chánh phủ đang suy nghĩ lại bức công điện đó". (FYI State to Saigon, Telegram 3368-63, Taylor to Harkins, Aug 28, 63, Box 316, national security files, John F. Kennedy library, được trích dẫn trong Kennedy in Viet Nam, trang 123)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats
free counters

un compteur pour votre site