lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Trúc-Lâm Yên-Tử (23-09-2012) - Chúng tôi xin gởi đến quý độc-giả, quý Phật-tử ở trong và ngoài nước bài viết Hành tung bí ẩn của một vị sư Bài 3 của tác giả Lữ-Giang về trường hợp Ht Minh Châu là cộng-sản hay không cộng-sản?.

Ngoài ra, kèm theo là bài phản biện của tác giả Bùi-Kha liên quan đến bài viết của Lữ-Giang.

So sánh giữa hai bài viết, Trúc-Lâm Yên-Tử cảm nhận là gần với bài của ông Lữ-Giang hơn là bài của tác giả Bùi-Kha. 

Thích Minh-Châu: Khi chính trị xâm nhập vào tôn giáo: Hành tung bí ẩn của một nhà sư (Bài 3)

1, 2, 3, 4

Hòa Thượng Thích Minh Châu, một nhà tu có hành tung bí ẩn và gây nhiều tranh luận, đã qua đời hôm 1.9.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.

...

Lữ-Giang

Như chúng tôi đã nói trong bài 2, mặc dầu cơ quan an ninh có đầy đủ tài liệu chứng minh Thích Minh Châu, tức Đinh Văn Nam, là đảng viên Đảng Cộng Sản và đang hoạt động cho Cộng Sản ở Ấn Độ, Tướng Khánh vì bị áp lực của GHPGVNTN, đã phê lên hồ sơ: “Cho về và theo dõi”.

Ngày 13.3.1964, GHPGVNTN quyết định dùng chùa Pháp Hội ở số 702/105 đường Phan Thanh Giản, Quận 10, Sài Gòn, làm Viện Cao Đẳng Phật Học và cử Thượng Tọa Thích Trí Thủ làm Viện Trưởng. Đây là cơ sở dự bị để tiến tới thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh.

CHUYỆN RẮC RỐI NỘI BỘ

Lúc đó có ba tăng sĩ có thể được chọn làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đó là Thượng Tọa Thích Thiên Ân, Thiền sư Nhất Hạnh và Thượng Toạ Thích Minh Châu. Như vậy không phải Phật Giáo Việt Nam lúc đó không có ai có thể làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh ngoài Thích Minh Châu như Viện Hóa Đạo đã nói với Tướng Nguyễn Khánh.

Chúng tôi đã nói về Thượng Tọa Thích Minh Châu, ở đây chúng tôi cũng xin nói qua về Thượng Tọa Thiên Ân và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh để đọc giả có thể hiểu tại sao Thích Minh Châu đã được chọn.

1.- Vài nét về Thượng Tọa Thiên Ân

Thích Thiên Ân, thế danh là Đoàn Văn An, sinh năm 1925 tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ông đi tu từ lúc 10 tuổi (1935) và cùng thọ Cụ túc giới năm 1948 cùng một lượt với Thích Minh Châu ở tổ đình Báo Quốc do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Đường đầu truyền giới. Ông đi du học Nhật Bản năm 1954 và đậu Tiến Sĩ Văn Chương năm 1960 rồi trở về nước.

Để chuẩn bị cho ông làm viện trưởng một viện đại học Phật giáo sắp được thành lập, các cao tăng đã khuyến khích ông “cần phải trau giồi thêm kinh nghiệm, phương pháp quản lý một đại học Phật giáo có tầm cỡ quốc tế”, vì thế năm 1961 ông lại xuất dương để tu nghiệp ở Nhật Bản và lần này ông tìm học pháp môn Thiền Rinzai (Lâm Tế) chính thống của các thiền sư Nhật Bản. Ông đã đạt được sở nguyện. Năm 1963 ông trở lại Việt Nam.

2.- Tung tích Thiền Sư Nhất Hạnh

Tung tích của Thiền Sư Nhất Hạnh cũng bí ẩn như tung tích của Thượng Tọa Minh Châu, nhưng qua nhiều cuộc sưu tra, chúng tôi biết được Thiền sư Nhất Hạnh có tên thật là Nguyễn Đình Bảo sinh ngày 11.10.1926 tại làng Thành Trung, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ là người gốc Thanh Hóa, mẹ người làng Lệ Lộc, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là con thứ trong một gia đình 5 con. Ông có người em là Nguyễn Đình An dạy học ở Nha Trang trước 1975.

Ông xuất gia năm 1942, lúc 16 tuổi, và thụ Cụ túc giới tại tổ đình Từ Hiếu với Hòa Thượng Thích Nhất Định. Khi đặt Pháp danh cho các tăng sĩ tu học tại đây, các vị chủ trì thường dùng chữ “Nhất” để làm chữ đệm. Có lẽ cũng vì thế, Nguyễn Đình Bảo đã được ban cho Pháp danh là Thích Nhất Hạnh.

Thích Nhất Hạnh theo học trung học ở Huế và năm 1956 đã vào Saigon theo học ở Đại Học Văn Khoa. Ông tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa ở Sài Gòn vào khoảng năm 1959. Năm 1961 ông được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đi học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey, Hoa Kỳ.

Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình hình bắt đầu rối loạn, có nhiều sự tranh chấp đã xẩy ra trong nội bộ Phật Giáo về việc thiết lập và lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (xem Bạch Thư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu). Để tạo thanh thế cho mình, chống lại phe Bắc và phe Nam, năm 1964 Thượng Tọa Thích Trí Quang đã đích thân viết cho Thiền sư Nhất Hạnh một lá thư yêu cầu Thiền sư trở về Việt Nam gấp để giúp ông trong việc thống nhất Phật Giáo và vạch một hướng đi cho Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn tới.

3.- Tranh chấp trong nội bộ

Một câu hỏi được đặt ra là tại miền Nam lúc đó có hai người đã được đào tạo để làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đó là Thượng Tọa Thích Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh, tại sao Viện Hóa Đạo không chọn một trong hai người này mà phải đòi cho được Thượng Tọa Minh Châu, mặc dầu biết rõ ông đang hoạt động cho Cộng Sản ở Ấn Độ?

Như đã nói trên, Thượng Tọa Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh đều là người Thừa Thiên. Hai tăng sĩ này chịu ảnh hưởng nặng của Thích Trí Quang. Thân phụ của Thích Thiên Ân là Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu tại chùa Từ Đàm đêm 16.8.1963. Ông vùng chạy khi ngọn lửa đang bốc cháy. Còn Thiền sư Nhất Hạnh là đàn em của Thích Trí Quang, được đi du học Mỹ là nhờ Thích Trí Quang xin ông Ngô Đình Cẩn can thiệp giúp.

Mặc dầu được tu học ở Huế, Thích Minh Châu không chịu ảnh hưởng của Thích Trí Quang nên các tăng sĩ trong Viện Hoá Đạo muốn đưa Thích Minh Châu về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, chứ không muốn chọn một trong hai tăng sĩ chịu ảnh hưởng của Thích Trí Quang. Điều đáng ngạc nhiên là không hiểu vì lý do gì hoặc có sự can thiệp bí mật từ đâu, Thích Trí Quang cũng đã đồng ý chọn Thích Minh Châu.

Khi Thượng Tọa Thích Minh Châu từ Ấn Độ về nước, ông được cử làm Phó Viện trưởng Điều hành của Viện Cao Đẳng Phật Học, còn Thích Thiên Ân làm Giáo Thọ Trưởng.

Có lẽ buồn lòng về quyết định của Viện Hóa Đạo, Thích Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh đã chọn con đường bỏ nước ra đi.

Năm 1966, Thích Thiên Ân đi du học Mỹ rồi ở lại Mỹ, lập Trung tâm Thiền học Quốc tế và chùa Phật Giáo Việt Nam ở Los Angeles, và qua đời năm 1980 tại đây, thọ 75 tuổi.

Cũng trong năm 1966, Thiền sư Nhất Hạnh ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đòi quyền tự quyết và thành lập một chính phủ hòa giải hòa hợp. Ông làm phát ngôn viên cho Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, đứng về phía Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và phe phản chiến ở Mỹ. Ông đem cả cô Fleurette Cao Ngọc Phượng, “Pháp danh” là Sư cô Chân Không, và đứa con trai qua ở luôn tại Pháp, lập Làng Hồng sau đổi thành Làng Mai. Lúc đầu Làng Mai do bà Elizabeth Bùi Kim Tiền, mẹ của cô Phượng đứng tên. Khi bà này qua đời, cô Phượng lên thay.

VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH

Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị hãng OPV (Office Pharmaceutique du Vietnam), một hãng sản xuất và nhập cảng duợc phẩm, đã thoát nạn nhờ biết chạy chọt qua ngã nhà chùa. OPV là một công ty dược phẩm của người Pháp tại Sài Gòn, được ông Ngô Đình Cẩn giao cho Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng đứng tên sang lại vào khoảng năm 1956 khi Pháp rút ra khỏi Việt Nam, nên được dư luận coi là tổ chức kinh tài của Đảng Cần Lao.

Giới thạo tin tại Sài Gòn lúc đó đều biết người đứng ra làm trung gian thu xếp giữa OPV với các nhà lãnh đạo Phật Giáo và các tướng lãnh cầm quyền để Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng khỏi bị bắt và OPV khỏi bị tịch thu là bà Đào Thị Xuân Yến, nguyên hiệu trưởng trường trung học Đồng Khánh ở Huế. Bà là vợ ông Nguyễn Đình Chi, Tuần Phủ Hà Tĩnh, nên thường được gọi là bà Tuần Chi. Ông Nguyễn Đình Chi có họ hàng với của Nguyễn Cao Thăng. Bà Tuần Chi cũng là đệ tử ruột của Hoà Thượng Thích Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ. Trong vị thế đó, bà đã đứng ra “vận động” (lo lót) để chính quyền và Phật Giáo không đụng đến OPV. Sau vụ Tết Mậu Thân 1968, bà Tuần Chi đã theo Hòa Thượng Đôn Hậu đi ra Hà Nội.

Qua sự thu xếp của bà Tuần Chi, Nguyễn Cao Thăng đã tặng cho Phật Giáo một khu đất rộng khoảng 4000 m2 ở số 222 đường Trương Minh Giảng, Quận 3, Sài Gòn. Sở đất này lúc đó do bà Trương Ngọc Diệp, vợ của Nguyễn Cao Thăng đứng tên. Số tiền mặt “cúng dường” bao nhiêu không biết được. Viện Hóa Đạo quyết định dùng khu này để xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Trong cuốn Bạch Thư đề ngày 31.12.1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu còn cho biết Tướng Nguyễn Khánh đã cho GHPGVNTN thuê tượng trưng một khu đất gần 5 mẫu ở đường Trần Quốc Toản để làm trụ sở chính của Giáo Hội và cúng 10 triệu đồng để làm chùa. Sau đó, Hòa Thượng có mượn thêm của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ 50 triệu nữa và giao cho các Hoà Thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa, Trí Thủ và Từ Nhơn để xây Việt Nam Quốc Tự, nhưng họ giữ tiền và không xây (tr. 22 và 23). Thật ra họ chỉ xây cái tháp!

Theo yêu cầu của Viện Hóa Đạo, ngày 17.10.1964, Bộ Quốc Gia Giáo Dục đã ban hành Nghị Định số 1805-NĐ/PG/NĐ hợp thức hóa Viện Cao Đẳng Phật Học. Viện này tạm đặt trụ sở tại Chùa Pháp Hội và Chùa Xá Lợi ở Sài Gòn. Ngày 13.11.1964, Viện Hóa Đạo ban hành Quyết Định số 156-VT/QĐ cử Thượng Tọa Thích Minh Châu làm Viện Trưởng thay thế Thượng Tọa Thích Trí Thủ.

Ngày 9.6.1965 là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh ở số 222 đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sĩ). Cuối năm 1965 Viện Hóa Đạo xin phép đổi tên Viện Cao Đẳng Phật Học thành Viện Đại Học Vạn Hạnh và cử Thượng Tọa Thích Minh Châu là Viện Trưởng, Thượng Tọa Thích Mãn Giác làm Viện Phó.

Năm 1966, việc xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh hoàn tất, gồm tòa nhà chính với bốn tầng lầu. Đây là nơi đặt văn phòng làm việc của Viện Trưởng, văn phòng các Phân Khoa, văn phòng các nha sở, thư viện, câu lạc bộ, các giảng đường, phòng học của sinh viên... Năm 1970 Viện xây thêm Toà nhà B làm cơ sở cho Phân Khoa Giáo Dục. Năm 1972, Viện mua thêm bất động sản số 716 đường Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm), Phú Nhuận, để làm cơ sở II.

THẦY SAO TRÒ VẬY

Khi Viện Đại Học Vạn Hạnh được khánh thành, các cơ quan tình báo của VNCH và CIA đã cài người vào để theo dõi các hành động của Thích Minh Châu. Họ có thể là sinh viên, nhân viên, giảng viên, v.v. Khi còn ở Việt Nam, tôi có đọc một tài liệu của một tổ chức phản chiến Mỹ tố cáo CIA đã huấn luyện và cài Đoàn Viết Hoạt và người anh của Thích Minh Châu là Đinh Văn Kinh vào Đại Học Vạn Hạnh để theo dõi. Khi qua Mỹ, tôi có viết thư cho tổ chức này xin tài liệu, nhưng họ không trả lời.

Quả thật Thích Minh Châu đã đi đúng con đường mà thầy của ông đã đi. Bác sĩ Lê Đình Thám khi được Pháp giao cho thành lập phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Huế để trấn an các cuộc nổi dậy, ông đã đi học về đạo Phật, rồi rước Hòa Thượng Thích Trí Độ, một đảng viên Cộng Sản, từ Bình Định ra Huế lập Trường An Nam Phật Học để huấn luyện các tăng sĩ, còn ông lập Hội An Nam Phật Học. Bên ngoài, Thích Trí Độ và Bác Sĩ Lê Đình Thám giảng về Phật pháp rất nhiệt tình, nhưng bên trong lập các cơ sở đảng. Thích Minh Châu, Võ Đình Cường, Ngô Điền… đều được Lê Đình Thám chiêu dụ vào đảng. Mãi cho đến khi Việt Minh cướp chính quyền, người ta mới khám phá ra Thích Trí Độ và Lê Đình Thám là hai đảng viên cao cấp của Đảng Cộng Sản!

Biết mình bị theo dõi, trong thời gian làm Viện Trưởng, Thích Minh Minh Châu không hề có một hành động hay lời tuyên bố nào liên quan đến chính trị, kể cả việc ủng hộ các cuộc tranh đấu của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, mặc dầu ông là Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục của Giáo Hội này. Tuy nhiên, cơ quan an ninh đã khám phá ra một cán bộ của Thành Ủy Huế được Thích Trí Quang gởi vào nằm vùng ở đây, đó là Nguyễn Trực. Các cuộc xách động sinh viên Vạn Hạnh chống chính quyền đều do Nguyễn Trực thực hiện.

Hồ sơ của Nguyễn Trực có đầy đủ tại Ty Cảnh Sát Huế, nhưng có lệnh không được bắt, đợi đến khi Nguyễn Trực về Huế họp với Thành Ủy xong mới bắt. Cơ quan an ninh đã tra khảo và định đưa Nguyễn Trực đi giam ở Phú Quốc, nhưng Thích Trí Quang can thiệp, chính quyền lại ra lệnh thả ra. Nguyễn Trực và Võ Đình Cường là hai cán bộ được Thích Trí Quang bảo vệ rất chặt chẽ.

Đến ngày 30.4.1975, Thích Minh Châu và Nguyễn Trực mới công khai xuất đầu lộ diện. Câu chuyện này chúng tôi sẽ nói sau.

Ngày 20.9.2012

Lữ Giang

---

De : Nguyen Dinh <nguyendinh04@gmail.com>
À : chinhnghia@yahoogroups.com
Envoyé le : Samedi 22 septembre 2012 2h46

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA LỮ GIANGVỀ HOÀ THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU

Bùi Kha

Thỉnh thoảng nhóm hoài Ngô tung ra những tin thất thiệt về Phật Giáo và một số nhân vật tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam. Họ cũng xuyên tạc cuộc đời của HT. Thích Minh Châu qua các bài viết của Lữ Giang, một con chiên cuồng tín của xóm đạo Bolsa, Nam California. Có người đã xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tại chùa Hoa Nghiêm, bang Virginia, Mỹ, trong lễ tưởng niệm HT. Thích Minh Châu do chùa và giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nguyên phó Viện trưởng viện Đại học Vạn Hạnh, tổ chức tuần trước. Họ đang âm mưu chận đứng các chùa Phật Giáo hải ngoại tổ chức lễ 49 ngày của HT. Minh Châu sắp đến, nên tôi có bài viết nầy để rộng đường dư luận.

Trước hết, nếu đã từng là một thẩm phán, ông Lữ Giang nên học cách viết có chứng cứ sử liệu, không nên viết bừa bải. Sau đây là một số trích đoạn trong hai bài viết của ông:

- “Dưạ trên tài liệu của tình báo Pháp và VNCH”(bài 1). Tài liệu nào của Pháp và VNCH? Không thấy Lữ Giang ghi xuất xứ?

- Tài liệu của báo nhà nước cho biết…” (bài 2). [Tài liệu nào, tên gì, số mấy, ngày nào…?].

- “Cơ quan an ninh đã sưu tra hồ sơ” (bài 2). [Cơ quan an ninh nào?].

Một học sinh lớp 12 cũng đã được nhà trường dạy cho cách sử dụng tài liệu của người khác và cách ghi xuất xứ như thế nào. Nghe nói ông Lữ Giang là thẩm phán thời VNCH. Nhưng lại không biết hoặc không cần biết phải ghi xuất xứ tài liệu thì chức thẩm phán của ông làm nhiều người nghi ngờ về trình độ nghề nghiệp.

Dưới đây là một số trích đoạn trong bài Viết của ông có tựa đề “Hành tung bí ẩn của một nhà sư”, bài 1 & 2, kèm theo nhận xét của tôi.

1.      Lữ Giang viết: “Theo hồ sơ của mật thám Pháp để lại, Hoà Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc Trường An Nam Phật Học ở Huế gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1941, còn Đinh Văn Nam (HT. Thích Minh Châu, BK) và Võ Đình Cường năm 1943. Như vậy Đinh Văn Nam đã vào Đảng Cộng Sản sau khi bỏ Nghệ An trở lại Huế (bài 1).

-          Bùi Kha: Ông Lữ Giang nên cho độc giả biết “Theo hồ sơ của mật thám Pháp để lại” là hồ sơ nào? Ngày nào tháng nào? Cất giữ ở đâu? Ông đã lẫn lộn giữa tham gia Mặt trận Việt minh và gia nhập đảng Cộng sản! Vả lại, “hồ sơ Pháp” thì có đáng tin không khi, trong quá trình đô hộ nước ta, họ đã từng sử dụng những loại “hồ sơ Pháp” ngụy tạo để vu khống và đàn áp biết bao người yêu nước!  Điều này chứng tỏ mặc cảm theo gót ngoại bang của không ít tín đồ Công giáo Việt Nam, xin xem điểm

2. Ông không biết gì về sử mà cũng dám viết bừa như thế. Thật vậy, tài liệu mật của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (The Pentagon Papers) bản in năm 1971, từ trang 8-26, viết:

“Năm 1948 và 1949, vì mối quan tâm được gia tăng tại Hoa Kỳ về sự bành trướng của Liên Bang Sô Viết tại Đông Âu, chính phủ Hoa Thịnh Đốn càng trở nên lo âu về mối liên hệ của Hồ Chí Minh với Cọng Sản. Tuy nhiên, một bản điều tra của cơ quan Tình Báo và Nghiên Cứu của Bộ Ngọai Giao vào mùa Thu 1948 kết luận rằng cơ quan nầy đã không tìm được một chứng cứ chắc chắn nào cho thấy Hồ Chí Minh thực sự làm theo chỉ thị của Mác Cơ Va.

(In 1948 and 1949, as concern about the Soviet Union’s expansion in Eastern Europe grew in the United States, Washington became increasingly anxious about Ho Chi Minh’s Communist affiliations. Nevertheless, the account disclosed, a survey by the State Department Office of Intelligence and Research in the Fall of 1948 concluded that it could not find any hard evidence that Ho Chi Minh actually took his orders from Moscow). Tài liệu tiếp:

“Từ tháng 10. 1945, đến tháng 2 năm sau, Hồ Chí Minh viết ít nhất là tám bức thư gởi cho Tổng Thổng Truman hoặc cho Bộ trưởng Ngoại Giao, chính thức kêu gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc can thiệp chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp.

Tài liệu cho thấy, tất cả các bức thư đó đều không được trả lời.”

(From October, 1945, until the following February, the account continue, Ho Chi Minh wrote at least  eight letters to President Truman or to the Secretary of State, formally appealing for United States and United Nations intervention against French colonialism.

There is no record, the analyst says, that any appealings were answered (P. 8).

Nội dung của 2 trong 8 bức thư đó có mấy điểm chính, Hồ Chí Minh kêu gọi:

“(1) Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc, (2) giúp Việt Nam độc lập như mẫu Phi Luật Tân, (3) thừa nhận chính phủ lâm thời Việt Nam, (4) có những hành động cần thiết để duy trì hòa bình thế giới, nền hòa bình nầy đang bị nguy hiểm vì các nỗ lực của Pháp để chiếm lại Đông Dương.”

(In 2 letters, Ho Chi Minh request USA … P. 26).

Theo tài liệu mật nầy thì cho đến mùa Thu năm 1948, Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện như một nhà lãnh đạo quốc gia, không phải là Cọng Sản.    Hơn nữa, ông Lữ Giang nên biết, năm 1943 mà Lữ Giang nhắc đến thì “Đảng Cọng Sản Việt Nam” đã đổi tên thành “Đảng Cọng Sản Đông Dương”. Sau đó đảng nầy còn đổi tên hai lần nữa là “Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác” và “Đảng Lao Động Việt Nam”, và mãi cho đến năm 1976 mới lại đổi thành tên “Đảng Cọng Sản Việt Nam”* . Ông Lữ Giang không biết sử mà cũng dám viết!

2.       Lữ Giang: “Một người ở làng Kim Khê cho biết Thích Minh Châu đã gia nhập Mặt Trận Việt Minh vào đầu thập niên 40, khi Mặt Trận này mới thành lập. Nhóm của ông thường họp tại chùa Cẩm Linh, Diệc Cổ Tự hay trụ sở của Hội Nghiên Cứu Phật Học Trung Kỳ ở trong nội thành của thành phố Vinh.

Một tăng sĩ Phật Giáo, (HT. Thích Tuệ Chiếu BK), đã công khai phản đối việc dùng … chùa và trụ sở của Phật Giáo hội họp làm chính trị... Năm 1954, khi Hiệp Định Genève ký kết, ông (sư) đã liên lạc với các làng công giáo chung quanh để tìm cách di cư vào Nam nhưng đi không lọt. Trong cuộc đấu tố năm 1957, ông bị chôn sống” (bài 1).

-          Bùi Kha: Tội nghiệp cho ông Lữ Giang đã không phân biệt được bản chất của Phật Giáo và Công Giáo, không hiểu hai tổ chức Măt trận Việt MinhĐảng Cọng sản khác nhau và ra đời không cùng thời với nhau nên ông nhắm mắt viết bừa bải. Việt Minh là một tổ chức đoàn kết toàn dân để chống thực dân Pháp. Trong khí thế đầy chính nghĩa của toàn dân chống xâm lăng và những tay sai bán nước, nhiều ngôi chùa từ Nam chí Bắc đã là những tụ nghĩa đường để hội họp, huấn luyện chiến sĩ và là nơi nương náo của những người yêu nước chống Pháp, nhất là lúc sơn cùng lộ tuyệt của cuộc đời. Trái lại, rất nhiều nhà thờ Công giáo trong vùng được lính Tây che chở lại thường là những nơi chứa chấp thực dân Pháp và là trung tâm tình báo của thực dân để tàn phá quê hương như Linh Mục Trần Tam Tĩnh đã than phiền (xem đoạn viết về Lm Trần Lục dưới đây). Mang tâm cảnh của một con chiên vì Pháp mà hy sinh như Giám mục Ngô Đình Thục nên ông Lữ Giang có vẽ đắc ý hùa theo với nhà sưThích Tuệ Chiếu nào đó và lên án những người “dùng chùa hội họp làm chính trị”.

3.        Lữ Giang viết: “Đinh Văn Nam (Thích Minh Châu) và Võ Đình Cường là hai “đệ tử ruột” của Bác sĩ Lê Đình Thám, nên thầy đi đâu, trò theo đó. Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay của báo trong nước đã nói rất rõ: Phong trào học Phật do Bác sĩ Lê Đình Thám tổ chức có "nhiều trí thức yêu nước" tham gia như: Ngô Điền, Phạm Hữu Bình, Võ Đình Cường…Đinh Văn Nam và em là Đinh Văn Vinh đến với phong trào học Phật từ năm 1936. Đinh Văn Nam đã đảm nhận chức vụ Chánh Thư Ký của Hội An Nam Phật Học. Kể từ đó, ông "gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước chống Pháp" (bài 2).

- Bùi Kha: Trang ĐPNN đã viết rõ “Ông (HT Minh Châu) "gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước chống Pháp" mà ông Lữ Giang đã trích dẫn. Có thể đọc thêm về bác sĩ Lê đình Thám theo link sau: Nếu có lòng yêu tổ quốc thì ông nên ca ngợi HT Minh Châu mới phải. Nhưng có lẽ ông mang tâm cảnh như Giám Mục Nguyễn Bá Tòng là “Con dân Việt Nam nguyện trung thành với mẫu quốc Đại Pháp” nên ông mớilên án HT Minh Châu!

4. Lữ Giang: “Năm 1952, Trung Quốc đã mở Hội Nghị Hòa Bình Châu Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi một phái đoàn tới tham dự. Phái đoàn do Luật sư Nguyễn Mạnh Tường làm trưởng đoàn. Thích Minh Châu từ Ấn Độ đã lén qua Bắc Kinh tham gia phái đoàn. Sau hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn như sau: Nhân dân thế giới đều đồng tình, đòi quân đội ngoại quốc xâm lược phải rút ra khỏi 3 nước Việt, Miên, Lào, 3 nước Việt, Miên, Lào độc lập hoàn toàn và thực sự”(bài 2).

- Bùi Kha: Chúng ta lại tìm thấy lòng dạ yêu Pháp của một con chiên ngoan đạo cặm cụi viết mà không biết mình viết cái gì? Thật vậy, nếu “Thích Minh Châu từ Ấn Độ đã lén qua Bắc Kinh tham gia phái đoàn…” và “Sau hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn như sau: “Nhân dân thế giới đều đồng tình, đòi quân đội ngoại quốc xâm lược phải rút ra khỏi 3 nước Việt, Miên, Lào, 3 nước Việt, Miên, Lào độc lập hoàn toàn và thực sự.” thì toàn dân Việt Nam, những người yêu tổ quốc, nên nhất tề đứng dậy nghiêng mình kính cẩn hoan hô Thích Minh Châu “đã lén qua” Trung Hoa mà làm được một việc rất hữu ích cho tổ quốc như thế. Tại sao ông lại mĩa mai và cáo buộc là “Lén qua” Trung quốc?

Ngoài ra, Lữ Giang lại “giỏi giết” sử thêm một lần nữa vì, năm 1952 chỉ có “Đảng Lao Động Việt Nam” chứ làm gì có “Đảng Cọng Sản Việt Nam” mà “gởi một phái đoàn đến tham dự…”?

“Đức Thánh Cha” Gioan Phaolồ 2 niềm nở bắt tay ông “Cọng Sản” Thích Minh Châu. Sau đó, Giáo hoàng cũng muốn qua thăm “Cọng sản” Việt Nam mà chính phủ Việt Nam không cho. Thời Giáo Hoàng Bênêdictô 16 hiện nay cũng nhiều lần cử phái đoàn đến xin bang giao nhưng “Cọng sản” Việt Nam cũng từ chối.

5. Trong phần tiểu sử của HT Thích Minh Châu do ban Tang Lễ công bố có viết: “Với những công đức mà Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, vào năm 2000, Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và vào năm 2012, trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh”.

- Bùi Kha: Vào lúc Hòa Thượng đã tuổi già sức yếu, Nhà nước tặng hai huân chương không biết với ý nghĩa và tâm lý gì?

thích minh châu, nguyễn thiện nhân

Đại diện nhà nước gắn huy chương 

Không ai nêu rõ những đóng góp của Hòa Thượng cho “Chủ nghĩa xã hội” là những gì và như thế nào, không có bằng chứng. Khác với trường hợp cụ Sáu Linh mục Trần Lục được thực dân Pháp trao tặng hai Bảo quốc huân chương (Đệ ngũ và Đệ tứ đẵng) là nhờ các thành tích  phục vụ cho thực dân Tây mà Linh mục Trần Tam Tĩnh, viện Sĩ Hàn Lâm Viện Hoàng gia Canada, giáo sư đại học Laval Canada là tác giả cuốn Dieu et Cesar” (Thập Giá và Lưỡi Gươm), La Mã 19-5-1975, do nhà xuất bản Sudestasie, Paris 10-1978, trang 41 và 42, đã tường thuật như sau:

a-“... Nhằm “bình định” cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metxanhgie (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 18-12-1886 bị đẩy lui. Quân Pháp phải bao vây cứ điểm nầy để tìm một chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp nổi tiếng trong chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân. Và cứ điểm Ba Đình đã bị tấn chiếm”.

[Pour le “pacifier”, les Francais envoyèrent une force de 2.250 soldats, 25 canons, 4 canonnières sous le commandement du colonel Metzinger. L'attaque du 18 décembre 1886 fut repoussée. Les Francais durent l'assièger en cherchant une nouvelle tactique. Heureusemet pour eux, un jeune officier, le capitaine Joffre (qui deviendra le fameux maréchal de France pendant la première guerre mondiale) pensa à demander l'aide du père Tran Luc, curé de Phat Diem et Vice-roi pour la pacification des provinces de Thanh Hoa, Nghe An et Ha Tinh. Celui-ci avec la bénédiction de Mgr Puginier vint à la rescousse des Francais avec 5000 chrétiens. Et Ba Dinh fut pris…].

b-  Một chứng nhân khác trong cuộc chiến bảo vệ nền đô hộ Pháp, ông Rouvier, cũng đã xác nhận hành xử phản quốc theo giặc của người Công giáo Việt Nam như sau:

“Thật đau lòng cho một sử gia người Việt Nam Công giáo (Linh mục Trần Tam Tĩnh, BK) khi phải nhắc lại những năm tháng ấy, thấy quân đội Pháp hành quân “bình định” chỉ được nghỉ ngơi trong các làng giáo”:

“Sau một cuộc hành quân mệt rã rời, quân lính của ta kiệt sức vì thiếu ăn, mà tiến vào một làng người lương thì thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được một làng người giáo thì trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo, công giáo đây! để quân chúng ta biết rằng chẳng có gì phải sợ ở đó, rồi dân làng đem chuối, trứng, gà ra chiêu đãi. Sự khác biệt thật rõ ràng và là điều đáng ghi nhớ nhỉ?” (F, Rouvier, Loin du Pays, Paris 1896, tr.103-104)”.

c- Hành động bỏ nước theo giặc của Linh mục Trần Lục đã bị vị lãnh tụ oai hùng của Phong trào Cần Vương trừng phạt như sau:

“Bởi vậy, khi làm Tri phủ Yên Khánh ở Ninh Bình, thấy một ông cố đạo bản xứ hay ỷ thế tôn giáo, hà hiếp lương dân, cụ Phan (tức là Phan Đình Phùng, BK) không kiêng nể ngần ngại gì, cứ việc hô lính đè cổ giáo sĩ đó xuống hỏi tội và đánh thẳng tay.

Giáo sĩ bị trận đòn ấy là cụ Trần Lục, tục gọi là cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đình phong làm Tuyên phủ sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở vùng Phát Diệm Ninh Bình, ai cũng phải sợ. Người ta nói ông có cái đức giết người như rạ, không kém gì Tôn Thất Thuyết”(Sử gia Đào Trinh Nhất, “Phan Đình Phùng, nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến 1886-1895 ở Nghệ Tĩnh”,Tân Việt xb, 31-1-1957, Nam phần Việt Nam, tr. 19 & 20).

d- Trong cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên”,bằng chữ Hán, 38 tập, được đúc kết do Thượng Thư Bộ Học làm chủ biên, Viện Sử Học Hà Nội dịch ra tiếng Việt (Hà Nội: 1962-1978). Trong tập 36:43 và tập 36:90 có những chi tiết tóm lược sau đây:

“Độ (Nguyễn Hữu Độ, Tổng Đốc Hà Nội là nhạc phụ của vua Đồng Khánh, BK)cũng giữ liên hệ chặt chẽ với các giáo mục bản xứ, đặc biệt là Trần Lục (Trần Hữu Triêm), người cai quản giáo phận Phát Diệm,... “Trần Lục cũng hằng lui tới dinh sứ Pháp kêu xin tư xét”…    

“Tháng 3 năm Bính Tuất (4-1884) Độ còn đề cử Trần Lục làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa, hàm Tham tri Bộ Lễ, lo việc đánh dẹp quân Cần Vương vì họ đạo của Lục nằm giữa ranh giới Ninh Bình và Thanh Hóa” (VI, 37:143) (dẫn theo “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, Vũ Ngự Chiêu,Tập I: “Đại Nam mất tự chủ”, 1858-1884, Văn hóa xb, Houston, 1999, tr. 343 & 361).

e-      Trong cuốn “Le Tonkin de 1872 à 1886, Histoire et Politique”, Paris 1910, trang 203, 209-14, Jean Dupuis, tường thuật chi tiết sau đây:

“Ngày 5-12-1873 Linh mục Trần Lục hướng dẫn Chuẩn Úy Hautefeuille chiếm thành Ninh Bình không tốn một viên đạn. Trần Lục còn tuyển mộ thêm được 150 lính để giúp ông Chuẩn úy này bảo vệ an ninh” (SĐD, tr. 225).

f-       Cuốn Histoire d’un Prêtre Tonkinoirs: Le baron de Phát Diệm”, tác giả là Giám mục Olichon, Paris, Bloud et Gay, 1931, tr. 140, viết:

“Ở Bắc Việt, Linh mục Triêm (Nguyễn Hữu Triêm: Trần Lục, BK) tổ chức miền Công Giáo Phát Diệm và cọng tác với chính quyền bảo hộ” (Pháp) [Dẫn theo Nguyễn Thế Anh, Thạc Sĩ Sử Học, Trưởng ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, trong cuốn “Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gòn, 1970, trang 121].

Công lao to lớn của Linh mục Trần Lục đối với thực dân Pháp cũng được Pháp ghi nhận trong buổi lễ tại nhà thờ Phát Diệm năm 1940: Theo cuốn “Autour des Fêtes du 3 Décembre 1940 à Phát Diệm” (Chung quanh đại lễ ngày 3.12.1940 ở Phát Diệm) gồm hai phần chữ Pháp và chữ Việt, mang số M1040 của Tổng Thư Viện Quốc Gia, nói về đại lễ tấn phong Giám mục Phan Đình Phùng (trùng tên với nhà ái quốc kháng chiến Phan Đình Phùng, BK) và lễ gắn Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Sách do nhà in Ngô Tử Hạ ấn hành và do Chánh phó Giám mục, Linh mục và các giáo dân địa phận Phát Diệm chủ trương. Trong đó có đoạn mô tả:

“Một phút yên lặng: quan toàn quyền kính điếu một vị anh hùng, một vị quốc công vang danh bốn bể (Trần Lục, BK) quan Toàn Quyền Decoux cảm xúc ái tình. Ngài cảm động hơn nữa khi nghĩ tới cụ Trần Lục là vị phúc tinh đã đem lại sự hòa bình thân thiện cho dân tộc Pháp - Nam...

...Quan Toàn Quyền đưa cặp mắt đầy cảm động ngó xung quanh lũ con dân chằng chịt như nêm cối, bao nhiêu con mắt đổ dồn về ngài...

...Đức cha Nguyễn Bá Tòng đọc diễn văn bày tỏ lòng cảm ơn chính phủ, tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc. (Dẫn theo Toan Ánh trong cuốn “Hội Hè Đình Đám”).

Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy mấy điểm như sau:

* Lũ con dân (Công giáo) chằng chịt vô số kể như nêm cối đổ mắt sung sướng nhìn về tên thực dân Decoux vì được làm con dân hiếu thảo của nó, của Petain và của thực dân Pháp.

* Linh mục Trần Lục là một vị phúc tinh, một vị anh hùng của Decoux và của nước Pháp nên đại diện chính phủ Pháp kính cẩn nghiêng mình trước mộ của Trần Lục.

* Cha Nguyễn Bá Tòng đọc diễn văn bày tỏ lòng biết ơn chính phủ thực dân Pháp, tỏ lòng trung thành con dân Công giáo Việt Nam đối với Mẫu Quốc (Pháp).

* Phát Diệm được xem là thủ đô tinh thần của Công giáo Việt Nam nhưng, rất nhiều người, từ trên xuống dưới từ cha cố đến con chiên lại hớn hở vui mừng nguyện trung thành với mẫu quốc thực dân Pháp! 

Đưa ra vài sử liệu như thế để độc giả và ông Lữ Giang có tư liệu mà so sánh hai nhân vật của hai tôn giáo, Phật Giáo và Công Giáo.

Trong những bài viết của Lữ Giang, của những con chiên cuồng tín chạy theo Pháp, của những người phò Ngô Đình Diệm như Dương Đại Hải, Liên-Thành v.v... Tất cả đều tìm cách vu khống và cáo buộc sai lầm rằng Phật Giáo là CS vì Phật Giáo mà “mất nước”. Tôi không phải là người theo cọng sản. Nhưng nếu có ai chụp mũ tôi là CS tôi cảm thấy hài lòng hơn là chụp mũ tôi là người Công Giáo vì, hơn 2000 năm qua, Giáo hội Công Giáo Vatican La Mã đã giết và chôn sống trên 200 triệu người qua các cuộc gọi là “Thánh chiến” và Tòa Hình án, giết người khác tín ngưỡng (Inquisition), và các phong trào đi chiếm thuộc địa. Còn nhiều cha cố, con chiên Việt Nam chạy theo Pháp làm hại cho quê hương mà di họa nay vẫn chưa dứt. Còn đảng CS không những có công giải phóng quê hương khỏi thực dân Pháp mà còn đưa đến sự cáo chung của chính sách thuộc địa Pháp trên toàn thế giới. Ngày nay, chính quyền Việt Nam điều hành đất nước như thế nào, tham nhũng hối lộ ra sao, nhiều người đã biết, lịch sử sẽ đánh giá họ. Còn việc đảng CS có công giải phóng quê hương và chấm dứt thuộc địa là điều không thể chối cải. Ông Lữ Giang và “đồng đảng” đã không biết ngượng, không biết nhục vì mình là con chiên với truyền thống theo gót thực dân.

Sự thịnh suy của VNCH trước 1975 là do hai Tổng Thống, đều là người Công giáo, chịu trách nhiệm, chứ không nên đổ lổi cho ai. Ông Lữ Giang cũng như “đồng đảng” nên đọc vài tài liệu dưới đây để biết cái chính phủ Công giáo của các ông ra sao.

a. “Ngô Đình Nhu.  Tại Sài Gòn, vợ chồng Ngô Đình Nhu có hai biệt thự đồ sộ, một ở đường Phùng Khắc Khoan và một ở góc Pasteur và Hiền Vương. Hai biệt thự nầy thuộc lọai sang trọng nhất nhì Sài Gòn. Tại Đà Lạt, biệt thự nghĩ mát của vợ chồng bà Nhu nguy nga đồ sộ hơn (Tran Van Đon, “Our Endless War”, Presidio Press, San Rafael, Ca. 1978, p. 64).

Ngoài ra, cùng với người anh là Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Nhu khai thác rừng gỗ quí ở Định Quán và dọc đường Định Quán – Đà Lạt. Khai thác nước suối Vĩnh Hảo, lông vịt ở Chợ Lớn, phân chim ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà thuốc Tây O.V.P. Đó là chưa kể thủ lợi qua các chương trình viện trợ của Mỹ, tổ chức các sòng bạc kín và vĩ đại, buôn bán thuốc phiện.

b. Trong cuốnChính Trị Thuốc Phiện Tại Đông Nam Á” (The Politics Of Heroin In Southeast Asia), tiến sĩ Alfred W. McCoy, viết như sau dưới tiểu mục:

Triều Đại Diệm và Đảng Cướp Nhu”[Diem’s Dynasty and Nhu Bandits]: Sau khi băng đảng Bình Xuyên bị đuổi khỏi Sài Gòn vào tháng 5. 1955, Tổng thống Diệm, một người Công giáo mộ đạo một cách cứng nhắc, nhất là phát động một chiến dịch quyết bài trừ nạn thuốc phiện bằng cách đốt các bàn đèn trong một buổi lễ công cọng. Các tiệm hút thuốc phiện bị đóng cửa ... (Shortly after Binh Xuyen gangsters were driving out of Saigon in May 1955, President Diem, a rigidly pious Catholic, kicked off a determined antiopium campaign by burning opium-smoking paraphernalia in adramatic public ceremony. Opium dens were shut down...). Nhưng chỉ ba năm sau, chính phủ Diệm đột nhiên thay đổi chủ trương lành mạnh xã hội nầy bằng việc cho buôn bán thuốc phiện trở lại. Ông Ngô Đình Nhu, em ông Diệm và là giám đốc ngành mật vụ viện cớ thiếu tiền trang trải cho các chương trình tình báo. Mặc dù, gần ba năm qua, chương trình viện trợ của Hoa Kỳ và CIA đã cung cấp nhiều tiền cho các họat động tình báo của ông, nhưng vì trở ngại về nhân sự và các khó khăn nội bộ nên toà Đại Sứ Hoa Kỳ chỉ  từ chối khoản tăng viện do ông Nhu yêu cầu mà thôi.

Nhưng ông Nhu vẫn quyết định cho các Bang Trưởng người Hoa Chợ Lớn mở lại các tiệm bán thuốc phiện và các bàn đèn đã bị dập tắt trong ba năm qua...rồi thành lập đường dây chuyên chở thuốc phiện từ Lào về. Cho nhân viên rải khắp nước Lào để mua thuốc phiện sống và dùng hệ thống hàng không quân sự để chỡ nhân viên và thuốc phiện đi lại giữa Việt nam và Lào.

Trong khi Nhu trực tiếp giao thiệp với nhóm Corsicans, thì những điệp vụ tình báo khác được điều khiển bởi trưởng phòng mật vụ, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến...” (Sách đã dẫn ở trên, tr.159-161).

c. Trong cuốn “Lửa Trong Hồ”, tác giả Frances Fitzgerald viết:

“Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Nhu tỵ hiềm ghìm nhau canh giữ các nguồn lợi  -  nhân viên của hai phía thường có những cuộc chém giết lẫn nhau khi quá hăng say … [Ngòai ra], bà còn là chủ một Nhà Hát lớn trên đường Champs Elysées (Paris), một dịch vụ đầu tư lạ lùng cho những kẻ tự quảng cáo mình là người Công Giáo”.

(The two brothers jealously guarded their sources of revenue from each other – their agents occasionally killing each other in an excess of zeal...she owned a large theatre on the Champs Elysées – an odd investment for this most self-advertised of Catholics (Frances Fitzgerald, “Fire In The Lake”, NY. 1972, pp. 169 & 170).

d. Cuốn “Kẻ Thù Xấu Nhất Của Chúng Ta” (Our Own Worst Ennemy), tác giả William J. Lederer viết :

“Các mật báo người Hoa và Thụy Sĩ của tôi cho biết, khoảng 18 tỉ Mỹ Kim do một số tư nhân người Việt gởi vào các chương mục ngân hàng ngọai quốc từ năm 1956. Gần đây một người cọng tác kín cho biết bà Nhu đã mua đứt bằng tiền mặt một ngân hàng lớn thứ nhì tại Paris” (trang 139). Như thế, số tiền 18 triệu Mỹ Kim ắt hẳn là của vợ chồng bà Nhu, hoặc tiền chung của anh em ông Diệm (Dẫn theo VNMLQHT, Nxb Văn Nghệ, 1993, tr. 519 & 520).

e. Đối với toàn thể dân chúng miền Nam, trong 9 năm cai trị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết và tù đày dân chúng như thế nào? Trang 89 trong cuốn Tại Sao Chúng Ta Đến Đó?” (Vietnam - Why Did We Go ?). Chương “Chuyện Bàng Hoàng Về Vai Trò Của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Gây Chiến Tranh Việt Nam”, ông Avro Manhattan, một cựu bình luận gia chính trị cuả đài BBC Luân Đôn, người đã viết nhiều cuốn sách thuộc lọai bán chạy nhất, tường thuật về chế độ Ngô Đình Diệm như sau:

“...Từ năm 1955-1960, ít nhất có 24 ngàn người bị thương tích, 80 ngàn bị xử tử hay bị giết, 275 ngàn bị giam giữ, điều tra có hay không có tra tấn, và khoảng 500 ngàn bị đưa vào trại tập trung”.

(...From 1955-1960 at least 24,000 were wounded, 80,000 were excuted or otherwise murdered, 275,000 had been detained, interrogated with or without physical torture, and about 500,000 were sent to concentration or detention camps. Avro Manhattan, Vietnam Why Did We Go?” The Shocking Story of the Catholic “Church” Role in Starting the Vietnam War, Chino, Ca. 1984, p. 89).

g. Giáo Hoàng Bom: Còn tai hại hơn, “Đức Thánh cha” của người Công Giáo Việt Nam, Giáo Hòang Pius XII, đã vận động và đề nghị chính phủ Hoa Hoa Kỳ thả từ

HÌNH: Giáo hoàng Pius XII Vận động Mỹ thả 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt, 1954, để giải vây quân Pháp bị quân Việt Minh bao vây tại Điện biên phủ.

1 đến 6 qủa bom nguyên tử bậc trung xuống Bắc Việt để giải cứu cho quân đội Pháp bị bao vây tại trận Điện Biên Phủ? Hành động nầy nhắm đến hai mục đích chính: Một là Vatican có rất nhiều cổ phần trong tất cả các công ty sản xuất khí giới chiến tranh, mà khí giới chiến tranh chỉ có thể tiêu thụ bằng chiến tranh khí giới. Do đó, nếu cuộc chiến Việt Nam chấm dứt thì Vatican và các nhà tư bản có nhiều cổ phần trong các công ty dĩ nhiên là không muốn. Lý do thứ hai là cần cuộc chiến và mựơn tay thực dân đế quốc để biến dân Việt Nam thành một quốc gia tòan tòng Công Giáo (và sau nầy có thêm Tin Lành) để dễ thống trị: Hình ảnh con cua gãy càng là một thí dụ rất chính xác của Giám Mục Puginier mà chúng ta nên nhớ làm lòng để giữ gìn quốc gia xứ sở.

h. Về hành động đi đêm của Diệm, tuần báo “Newsweek” ngày 24.12. 2001 cũng viết:     

“Năm 1963, Chính phủ Kennedy bắt đầu nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm của miền Nam Việt Nam như là một công cụ của Cọng sản và quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Nhân viên tình báo Hoa Kỳ phối trí nỗ lực đão chánh và đưa đến cuộc ám sát ông ta vào tháng 11.”(In 1963, The Kennedy Administration begins to see South Vienamese President Ngô Đình Diệm as a communist tool and decides that “Diem must go”. The CIA engineers coup attempt that eventually lead to his assassination in November).

6.Lữ Giang viết:Đinh Văn Nam có vợ và hai con đang ở miền Bắc.”

- Bùi Kha: ông Đinh Văn Nam có hai con hay không thì tôi không rõ. Nhưng ông có vợ trước lúc đi tu là điều có thật mà đa số Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đều biết, có gì là bí mật đâu? (Trong khi rất nhiều Giáo Hoàng có vợ con đùm đề thì đa số những người Công giáo Việt Nam không muốn biết đến những bí mật này!!!) Phật giáo gọi những người nầy là bán thế xuất gia, nghĩa là có lập gia đình trước lúc đi tu. Đối với ai hiểu biết về đạo Phật thì đó là chuyện bình thường vì chính bản thân Đức Phật Thích Ca cũng đã từng là thái tử Tất Đạt Đa có vợ con trước khi đi tu tìm đạo. Điều quan trọng đối với người Phật giáo, là sau khi đi tu, người đó có giử tịnh hạnh oai nghi hay không mới là điều đáng nói. Trường hợp HT Thích Minh Châu không thể chê vào đâu được về giới hạnh trang nghiêm của một nhà tu chân chính.

Đem chuyện đời tư của một người với mục đích so sánh giữa tín ngưỡng nầy và tín ngưỡng khác thì trong lịch sử không thiếu. Ông Lữ Giang cũng nên biết qua vài nhân vật cao cấp trong giáo hội để tránh tình trạng “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm” mà GS Nguyễn Văn Trung, cựu khoa trưởng ĐH Văn Khoa, Sài gòn, trước 1975, đã mĩa mai phê bình những người đồng đạo của ông. Thật vậy, nhiều cha cố ngoại quốc hiếp dâm trẻ em bị đưa ra tòa, bị tù và bồi thường tiền tỉ Mỹ kim, nhiều nơi phải bán nhà thờ mà vẫn không đủ tiền trả án phí, án phạt. Trong hàng giáo sĩ Việt Nam cũng không thiếu. Linh Mục NH Dụ sinh 20.3.1920, làm tình với con chiên trong xe tại bang Texas bị đưa ra tòa bản án số: 9450613, Criminal Court at Law No.1,12.21.94. Linh mục…bị con chiên tố cáo. Còn nhiều Giáo hoàng hoang dâm vô độ, đem cả đỉ điếm vào trong Thánh đường Peter để hoan lạc. Trong cuốn Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy(Những Triều đại dâm loạn của các Giáo hoàng).

Tác giả là Giám mục Peter de Rosa cho biết nhiều chi tiết. Dưới đây là vài dẫn chứng tiêu biểu:

-           Giáo Hoàng Benedict

Sử gia rất sùng đạo, Gerbert, đã gọi Giáo hoàng Benedict là “kẻ đồi bại nhất trong đám những quái vật vô thần”, nhưng đánh giá nầy vẫn còn quá sớm. Giáo Hoàng này cuối cùng bị một người chồng ghen tuông đâm chết. Thân xác của y với hàng trăm vết đâm, đã bị kéo lê qua những đường phố, trước khi bị đạp vào một hầm chứa phân (The pious church historian Gerbert called Benedict "the most iniquitous of all the monsters of ungodliness", but his judgement was premature. This pontiff was eventually slain by a jealous husband. His corpse, with a hundred dagger …).

-           Giáo Hoàng John X (914-29)

Nổi bật nhất trong đám đàn bà đĩ thõa đó là Marozia thuộc dòng họ Theophylact. Theo Giám Mục Liutprand of Cremona, người sống cùng thời với nàng, thì nàng đã được mẹ nàng là mụ Theodora huấn luyện thành thạo. Mụ này có một đứa con gái thứ hai, cũng tên là Theodora, do ăn nằm với Giáo Hoàng John X (914-29) [Outstanding among the courtesans was Marozia of the Theophylact family. According to her contemporary, Bishop Liutprand of Cremona, she had been well coached by her mother, Theodora, who had a second daughter, also named Theodora, by Pope John X (914-29].

-          Giáo Hoàng Cái" (She-popes)

Người ta đã tin ở vị Nữ Giáo Hoàng này trong nhiều thế kỷ, mãi tới thời Cải Cách (Reformation). Quả là một điều tạm an ủi cho người Anh khi biết rằng vị Nữ Giáo Hoàng duy nhất này là một cô gái Anglo-Saxon xinh đẹp. Theo chuyện kể, thì ngay trong khi còn mặc lễ phục của Giáo Hoàng, cô đã sanh ra một đứa bé trai, lúc du hành từ Coloseum tới Giáo đường San Clemente, và không may, chết ngay tại đó.

(This female pontiff was believed in for several centuries, right up to the Reformation. It is some consolation to the English to know that the only female pope was a beautiful Anglo-Saxon girl. In full pontificals, so runs the story, she brought forth a son while travelling from the Coloseum to the Church of San Clemente and, alas, died on the spot). Còn nhiều nữa.

Trong Thánh Kinh cũng ghi lại “Đức Chúa Trời” sai bảo ông Môi-se đem quân đi cướp của giết người rồi bắt gái trinh về chia nhau. Thế mà con chiên Việt Nam bị nhồi sọ là “Chúa lòng lành vô cùng”. Trích từ Thánh Kinh chứ không phải sách do CS bịa đặt đâu nhé:

-          Thánh kinh cuốn Dân số ký (31:1-41): Chúa Trời chỉ thị cho ông Môi-se (Moses) đem binh lính đi đánh dân Ma-di-an (Palestin ngày nay) để báo thù cho dân Y-sơ-ra-en (Israel). Quân của Môi-se thắng trận và đem chiến lợi phẩm về rất nhiều. Gồm có 675.000 con chiên cái, 72.000 con bò, 61.000 con lừa đực, 32.000 cô gái còn trinh. Chúa Trời ra lệnh chia các cô gái còn trinh và các chiến lợi phẫm nầy cho binh lính. Chúa trời cũng được chia dê, bò, lừa và 32 cô gái còn trinh”.

***

Từ lâu tôi đã không đọc những gì ông Lữ Giang viết, vì chính ông không biết ông viết cái gì. Không chứng cớ, không logic, phi lịch sử. Nhiều lúc ông viết như là một người mất trí, tâm địa không trong sáng. Vì thế, tôi chỉ điểm vài đoạn để độc giả biết, đồng thời khuyên ông nên thận trọng với ngòi bút của mình, nhất là tư cách tối thiểu của một người cầm bút.

Tóm lại, ông Lữ Giang cố tình chứng minh HT Thích Minh Châu là Cọng Sản, nhưng cách trình bày và nhiều tài liệu trưng dẫn không có xuất xứ. Ông lẫn lộn giữa phong trào Việt Minh và đảng Cọng Sản. Cách trình bày thiếu kiến thức sơ đẳng nên thay vì cố mô tả một hình ảnh tồi tệ về HT. Thích Minh Châu, đôi lúc Lữ Giang lại đưa ra những chứng cứ cho thấy HT Minh Châu là một người rất quý. Giả thiết HT Thích Minh Châu là một người Cọng sản, nhưng theo Lữ Giang trong hai bài viết công kích HT Minh Châu, ông cũng không thể che dấu hai thành tích rất quý hiếm của Hòa Thượng:

1.      Đảm nhận chức vụ Chánh Thư Ký của Hội An Nam Phật Học. Kể từ đó, ông "gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước chống Pháp",

2.      “Năm 1952, Trung Quốc đã mở Hội Nghị Hòa Bình Châu Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi một phái đoàn tới tham dự … Thích Minh Châu từ Ấn Độ đã lén qua Bắc Kinh tham gia phái đoàn. Sau hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn như sau: Nhân dân thế giới đều đồng tình, đòi quân đội ngoại quốc xâm lược phải rút ra khỏi 3 nước Việt, Miên, Lào, 3 nước Việt, Miên, Lào độc lập hoàn toàn và thực sự”.

Trong đời sống tu hành, HT Minh Châu có các đặc điểm như sau:

3.      Xa lìa vợ con để đi tu, nhằm phục vụ cho một đại gia đình to lớn hơn (đất nước). Giới hạnh trang nghiêm. Không hối lộ tham nhũng, không có riêng tư ngay cả một chiếc xe đạp, không có ngay cả một cái cốc cái am riêng, không có của chìm của nỗi, chỉ có cơm rau đạm bạc,

4.      Điều khiển một viện đại học tầm cở và hai học viện sáng danh trước bao sóng gió của thời cuộc,

5.      Giáo dục hằng ngàn Tăng Ni thành tài. Gởi đi du học hằng trăm Tăng Ni và cư sĩ đỗ tiến sĩ, giáo dục sinh viên hằng chục ngàn, giáo dục tín đồ vô số,

6.      Phiên dịch Tạng Kinh Pali ra tiếng Việt,

7.      Để lại cho nền văn hóa nước nhà mấy chục đầu sách quý giá,

8.      Tất cả Tăng Ni, tín đồ Phật Giáo Việt Nam đều ngưỡng mộ, thành kính, chưa thấy ai chê trách.

Nếu HT Minh Châu là Cọng sản, thử hỏi có ông Cọng sản nào hơn Ông Cọng sản nầy không?  Trong giới Tăng Ni và Phật tử, trong dân tộc Việt Nam gần cả trăm năm qua, có bao nhiêu người được như thế?

Với những thành tựu rực rở ấy, ông Lữ Giang, là người lộng ngôn vô lễ với HT Minh Châu, nên xưng tội với Chúa của ông đi.

Chúc ông mạnh khỏe.
Bùi Kha,
20.9.2012

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site