lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu-Hoa Việt-Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

...

Điện-Toán - Tin-Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng- Hòa

...

History Of Viet-Nam

...

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam

...

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Của Quốc-Gia Dân- Tộc Việt-Nam

...

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

...

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

...

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam

...

Tư-Tưởng Phật-Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn-duy-ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng-Quang-Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn-Quang-Duy

...

Trang Thơ Văn Trần-Văn-Giang

...

Trang Thơ Văn Lu-Hà

...

Trang Thơ Văn Dạ-Lệ-Huỳnh

...

Thư-Tín

...

Weblinks:

 

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn

Trúc-Lâm Yên-Tử (30-09-2012) Trung thu qua tem thư Việt-Nam 

tem thư việt nam, tem thu viet nam, tết nhi đồng, tết trung thu

do bưu-điện Việt-Nam Cộng-Hòa phát hành: ngày 27/09/1958 nhân dịp Tết Trung-Thu và ngày Nhi-Đồng Quốc-Tế.

***

Trung Thu Ngày Tết Nhi-Đồng

Thanh-Sơn (Trúc-Lâm Yên-Tử) 

tế trung thu

Nguồn gốc  Ý nghĩa tết Trung Thu:

Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh lúa nước có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Sau này người Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Sau này khi chiếm Trung Nguyên và Nam Dương Tử, nhà Hán cũng du nhập luôn những nét văn minh gốc nông nghiệp của người Việt bởi vốn dĩ văn minh Hán là văn minh du mục và trồng khô. Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. 

Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Những sinh  hoạt 

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. 

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... 

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Ngắm trăng


Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. 

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. (không biết rằm trung thu năm nay màu gì???)

Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

Tết Trung thu trong văn học - nghệ thuật

Bài hát nổi tiếng nhất về Tết Trung thu 

Bài Rước đèn tháng tám:

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu...

Của nhạc sỹ Vân Thanh

 

Hay bài Thằng Cuội của Lê Thương

Bóng trăng trắng ngà 
có cây đa to
có thằng cuội già 
ôm một mối mơ...

 

Đây là những tết trung thu thời tôi và những người ở miền nam Việt Nam còn nhỏ trước năm 1975 đã được hưởng.

tế trung thu

Hình chụp Trung thu 1974

Trung Thu "TẾT NHI ĐỒNG" sau 1975

Nhưng từ ngày cộng sản đánh cướp miền nam Việt Nam thì "TẾT NHI ĐÔNG" cũng bị cướp mất luôn. Tôi còn nhớ cho đến đầu thập niên 80 phải sống trong kinh hãi!,qúa khổ dưới ách độc ác của những kẻ cầm quyền những ngày "TẾT NHI ĐÔNG" thì các em nhỏ phải đi nhặt đá hoặc nhặt giấy để đóng cho đảng và nhà nước. Mỗi em tùy theo lớp lớn hay nhỏ mà tính ra nhiều ít là bao nhiêu kilô một em. mấy đứa cháu tôi lúc đó mới học lớp 4-5 đều phải thi đua đóng góp cho đủ chỉ tiêu của đảng đặt ra, nếu không đủ thì bị trừ điểm. Tôi thấy nhiều đứa nhỏ phải xuống suối hay lén ra vệ đường quốc lộ cạy đá đem đi nộp cho đủ kilô. Còn giấy thì chúng về nhà có thứ gì mà gọi là giấy báo, sách cũ thì chúng xin hoặc lấy đại đem tới nộp cho đủ, có mấy cuốn sách cũ tôi cứ đọc đi đọc lại mà chúng cũng lấy đem đi nộp luôn. Ngoài ra các cháu nhỏ còn phải hàng tuần có một buổi đi lạo động nữa, những em mới học có lớp 4 mà cầm cái cuốc cón dài hơn người. Có một hôm đứa cháu về nhà mặt xanh lè và kể vội với tôi rằng: Cậu ơi, hôm nay trong lớp cháu có đi làm giờ lao động có một đứa bị mù rồi! trời!_ sao vậy? Dạ tại vì có một đứa nó cầm cái cuốc chim trên có đầu nhọn và giơ cao ra đàng sau để lấy sức cuốc xuống thì chẳng may con nhỏ bạn đang lao động đàng sau bị chọc mũi nhọn đúng vào mắt lòi luôn con ngươi ra ngoài phải khênh tới trạm xá để y tá băng lại, và họ nói nó bị mù luôn mắt phải rồi.

Ngày nay thì ở Việt Nam cũng lại quảng cáo rầm rộ Trung Thu "TẾT NHI ĐỒNG" nhưng những đứa nhỏ con của các cán bộ thì được tặng đủ thứ qùa cáp từ những người cấp dưới, những công an cán bộ thì ăn nhậu thừa mứa say sưa rồi bắt nạt dân. Một số các trẻ ở phố thị gia đình có hoàn cảnh khá hơn thì cũng tưng bừng đón "TẾT TRUNG THU" nhưng đa phần thì nhà nghèo nên đâu có được qùa mừng TẾT NHI ĐỒNG" nhất là những hộ ở vùng quê nghèo hẻo lánh thì nhiều khi cũng chẳng có được cục kẹo cái bánh bỏ vào miệng, chẳng có bộ đồ để đi học. 

tẻ em nghèo của việt-nam

Lớp học của các em vùng sâu xa ngày nay 

Có nhiều nơi tôi thấy các em phải đi bộ 3 tiếng đồng hồ đu dây qua suối để đến với mấy Sr. dạy học cho. Tới nơi mấy em được thay quần áo đồng phục để học và được ăn một bữa trưa, đến chiều tan học thì lại thay đồ để lại và bụng đói trở về nhà.

Thật đúng là:

Trên đầu bao đám quan cai
Cùng nhau yến tiệc lai rai suốt ngày
Ăn nhiều đến độ cuồng say
Cửa Nhà bán sạch đi vay nước ngoài...

Đây là kết qủa của một cái chế độ vô thần và bạo tàn đã gây nên biết bao đau khổ cho dân tộc, làm hư hại đi bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ, gây nên muôn vàn sự bất công đối với trẻ em nơi quê nghèo.

Bao nhiêu trẻ nhỏ mong hoài
Trung Thu có được củ khoai no lòng

tết trung thu

Lớp học ở vùng sâu vùng xa ngày nay

Lậy Chúa! hôm nay "NGÀY TẾT NHI ĐỒNG"

Xin lòng Chúa xót thương và thánh hóa những người cầm quyền đã vấp phạm sai đường để họ thức tỉnh trở lại, thay đổi họ bằng một trái tim mền mại hơn, và để họ biết làm thay đổi đất nước chúng con trở nên tốt đẹp hơn. 

Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho dân tộc Việt Nam chúng con. đặc biệt cho tất cả những trẻ em trên thế giới này được hưởng những hạnh phúc đơn sơ trong tình người.

Hôm nay ngày "Tết Nhi Đồng"
Cầu cho tươi sáng màu hồng tương lai
.

Thanh-Sơn (Trúc-Lâm Yên-Tử) 

Trung thu 2012.

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site