lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online - Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Hiện-Tượng Hoàng-Quang-Thuận

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Vô tình đọc trên mạng Facebook, tôi thấy có đăng về thơ Hoàng quang Thuận. Bình thường ra tôi rất ít khi lên tiếng hay viết bài bình thơ cuả ai đó mà tôi không có cảm tình, cảm xúc và ngưỡng mộ. Miễn rằng người đó không viết ra những câu thơ dớ dẩn tuyên truyền phản văn minh tiến bộ lưà bịp dân tộc như nền mạo hóa Marxít Lêninít Maoít  Cộng sảnít là được rồi. Nhưng lần này tôi buộc phải phá thông lệ quy tắc sống cuả riêng tôi.

Tôi buộc phải có ý kiến về thơ Hoàng quang Thuận vì  đây là tiếng gọi của lương tri, nhân phẩm và trái tim con người trước vấn nạn cuả nền thi ca dân tộc xuống dốc sa đoạ đồi bại như hiện nay ở nước nhà.

Hoàng quang Thuận là ai mà tôi phải mở đầu với những lời gay gắt như vậy? Không nói là miệt thị khinh thường?

Nghe nói ông ta là giáo sư, tiến sĩ, viện trưởng viện công nghệ thông tin ở Việt Nam. Số là  nghe như truyền thuyết, sau một lần đi chùa về, ông được đức vua Trần nhân Tông nhập mộng, đọc thơ vào tai ông và khi tỉnh dậy Thuận múa bút viết liền mấy ngày đêm ra 143 bài thơ đường luật và ông ta vội in ra hai tập gọi là "Thi Vân Yên Tử" và " Hoa Lư Thi Tập "

Tập sách độc bản Thi Vân Yên Tử có kích thước 125cm x 80cm x 16cm, dày 300 trang, hai bìa bằng gỗ gụ, tổng trọng lượng 120kg, được trưng bày tại Yên tử . Thi vân Yên Tử gồm 143 bài thơ đã được NXB Giáo Dục ấn hành vào năm 1998.

Cuốn sách độc bản Hoa Lư thi tập, được trình bày bằng chữ thư pháp trên chất liệu giấy gỉa da, có trọng lượng 54kg, được trao tặng cho UBND TP Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, từng xác lập kỷ lục Việt Nam.

Tiếp đến là các cơ quan tuyên truyền nhà nước cộng sản báo đài ra rả hàng tháng, hàng năm trời ca ngợi như một hiện tượng nhập đồng hiển thánh và hội nhà văn Việt Nam do ông Hữu Thỉnh với cương vị làm chủ tịch đích thân tổ chức hội thảo. Không những thế họ còn dịch ra cả tiếng Anh, tiếng Pháp và còn gửi ra nước ngoài đòi tranh giải Nobel văn học? Đòi moi tiền của công quỹ hàng tỉ đồng để khuyếch trương quảng bá thơ thần Hoàng Quang Thuận.

Vì vậy. Tôi buộc phải đọc sơ lược vài bài thơ để định gía thơ ông. Theo nhãn quan của tôi: Đây không phải là thơ đường, người làm thơ không hiểu một tí gì về niêm luật thơ đường. Đây là loại thơ bắt chước theo lối mới giống như lối cách tân các nhà thơ tiền chiến thường làm. Nhưng dù cho là thơ mới đi nưã chúng ta hãy đọc thơ các thi sĩ Tản Đà, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Hồ Dzech v. v… Các vị ấy vẫn tôn trọng luật niêm của loại thơ tứ tuyệt hay đường luật. Tại sao gọi là thơ mới? Vì thơ đường hay tứ tuyệt ngày xưa như vua Trần Nhân Tông, Thày Huyền Quang, thiền sư Giác Mãn làm đều có đối câu đối chữ, còn thơ mới không cần đối.

Nhưng thơ Hoàng quang Thuận làm hoàn toàn tự do chả có niêm luật quái gì mà chỉ ép vần ở ba chữ cuối cùng trong một bài 4 câu tủn mủn.

Thơ viết ra là những câu ú ớ vô nghĩa, những chữ gán ghép tùy tiện để lấy vần, thơ không có hồn, không có tình, nên không đáng gọi là thơ . Đây là một hiện tượng Chí Phèo lên cơn đồng cốt nói năng nhảm nhí loạn xí ngầu.

Tôi vẫn thường nói làm thơ phải có duyên thì thơ mới hay. Vậy duyên thơ là gì? Là cái phần ta không nhìn thấy được, đọc thấy được mà chỉ có cảm thấy. Tất nhiên cảm giác, xúc giác, tâm thức khác nhau thì đọc thơ hiểu thơ cũng khác nhau. Người vô học, trần trụi mô phạm vật chất thì cảm thức tâm linh rất kém cỏi nghèo nàn, họ chỉ nên đọc những thứ thơ ba gai sắt đá như thơ ông Trường Chinh và thơ con cóc cuả ông Hồ, ông Hữu là hợp nhất.

Thơ giống như một cô gái đẹp, cái đẹp thầm kín thì ít phô bày ra, nó ẩn dấu ở nụ cười, ánh mắt, dáng đi, điệu bộ, giọng nói, vẻ mặt, màu da v. v...Thơ làm ra chữ ít ý nhiều bằng các biện pháp tu từ, hình ảnh, ẩn dụ, siêu thực, siêu hình v. v...Một chữ viết ra phải mang nhiều ý nghĩa. Cô gái đẹp không phải chỉ cưởi truồng ra khoe từng chi tiết từng sợi lông trên mình mới gọi là đẹp. Giống như nhìn cô gái đó thấp thoáng ẩn hiện xa xa thì đẹp nhưng dùng kính lúp để soi từng cái mụn trứng cá cuả cô thì đâu còn đẹp nưã?

Thơ Hoàng quang Thuận là như vậy, ta chỉ thấy chữ là chữ chồng chéo hổ lốn lẫn lộn thập cẩm như xương gà cẳng vịt mà không thấy ý, thấy hình, thấy cảnh thấy tình.

Bây giờ, tôi hãy cùng với các bạn từ từ khảo sát một bài đầu tiên nhé. Để xem ông thần thơ này viết ra sao?

Trường Thành

Núi Đắm chạy sang núi Thanh Lâu
Tường đông vững chắc những trụ cầu
Bắc thành vững chãi hình Lân phục
Cát lũy thành cao cạnh hào sâu
Nghìn năm mưa nắng với đất trời
Thành cổ Hoa Lư giữa mây trôi
Vách núi dựng cao trời đất nước
Cờ lau gió thổi mãi không thôi

Đây không phải là thơ đường, giống như hai bài tứ tuyệt ghép lại và đây cũng không phải tứ tuyệt. Chứng tỏ tác giả cũng chẳng hiểu quái gì về nguyên tắc làm thơ tứ tuyệt, niêm luật thì sai bét nhè.

Tứ tuyệt cũng là một phần cuả thơ đường cắt ra, cứ bốn câu một bài. Thường thì người ta cắt ra bốn câu đầu hay bốn câu sau hoặc bốn câu giưã cuả một bài thất ngôn bát cú. Tứ tuyệt cũng phải có đối chữ, đối câu. Ví dụ: Bắc thành vững chãi hình lân phục không hề đối lại với Cát luỹ thành cao cạnh hào sâu. Cụ thể chi tiết như: Nghìn năm không đối với thành cổ, mưa nắng không đối với Hoa Lư, v. v...

Một bài thơ không gây cho ta cảm xúc gì, giống như một câu khẩu hiệu toàn đảng toàn dân quyết tâm đi phu phen để xây dựng Trường Thành Cổ Loa. Một bài thơ vô nghĩa vô vị như vậy dám cả gan gán cho vua Trần Nhân Tông là đố mất dạy bố láo, chứ thơ phú cái con khỉ gì. Tôi buộc lòng phải dùng chữ mất dạy bố láo vì ông Thuận làm thơ như vậy hay nhờ ai đó làm ra rồi đổ vạ cho Vua Trần làm có phải là lăng mạ xỉ nhục tiền nhân, tiền bối không?

Ta hãy đọc lại một bài thơ cuả vua Trần Nhân Tông để xem có giống thơ cuả Hoàng quang Thuận mà Ngài đã trót nhập thần không?

Cư trần lạc đạo phú

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xa hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Đây là một bài thơ tứ tuyệt rất oách niêm luật đâu vào đấy cả, theo luật bằng câu 1 niêm với câu 3 và câi 2 niêm với 4: gia trung- đối bảo; hữu bảo- vô tâm; hưu tầm mịch- mạc vấn thiên. đều đối nhau chan chát.

Ý Ngài muốn nói: Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo, đói thì ăn, mệt thì ngủ. Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác. Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa. Cảnh thanh u vật cũng thanh. Thơ như vậy mới đáng là thơ chứ đâu có nhí nhố như ông Hoàng quang Thuận.

Bây giờ ta lại khảo sát thêm bài thứ hai cuả ông Thuận:

Hồ Yên Trung

Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.

Cũng vẫn hai bài tứ tuyệt ghép lại để trọn bộ là thất ngôn bát cú, nhưng cũng không phải là tứ tuyệt vì sai bét nhè cả niêm lẫn luật. Vẫn là lối thơ dở ngô dở ngọng bắt chước theo lối thơ mới ngày xưa mà các ông Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử vẫn thường làm. Nhưng các ông ấy làm rất đúng quy lát thơ tứ tuyệt niêm luật đâu vào đấy cả, tuy nhưng không có đối chữ đối câu như đức vua Trần ngày xưa chứ đâu tùy tiện ngớ ngẩn ghép vần từ tiện như ông Hoàng quang Thuận?

Đang tả Hồ Yên Trung lại xuất hiện cô nàng nào đó. Vua đã đi tu quy y cưả Phật, Ngài đã rũ bỏ hết thất tình, ngũ dục giai không tứ đại: Hĩ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục ( vui, giận, buồn, sợ,yêu, ghét, muốn) 7 cái thứ tình đó Ngài đâu còn cần đến nưã? Một bài thơ có tham vọng ái dục, vật chất câu chữ thì lộn xộn thiếu lôgich, tính hợp lý mà ông Thuận cố gán cho đức vua Trần, như vậy là quá đáng lắm rồi.

Ta hãy đọc bài thơ sau cuả vua Trần.

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm tại bách hoa trung
Như kim kham phá đông hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng

có người dịch là:

Tuổi trẻ sao từng hiểu sắc không
Cả xuân hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay rõ được mặt xuân ấy
Nệm cỏ giường thiền ngắm rụng hồng

Đây là bài thơ tứ tuyệt theo luật trắc câu 1 niêm với 4; câu 2 niêm với 3. Vua Trần Nhân Tông lúc còn trẻ đã có sự giáo dục đầy đủ về nhiều loại tri thức khác nhau của thời mình. Và xuất phát từ truyền thống gia đình, vua đã sớm tiếp xúc với giáo lý Phật giáo. Nhưng như chính một bài thơ sau này đã xác nhận, vua cảm thấy mình chưa thâm nhập giáo lý Phật giáo nhiều.

Tôi đã đọc khoảng hơn chục bài thơ cuả ông Hoàng quang Thuận và tôi không thể nào chịu đựng được nưã. Không bài nào viết cho đúng niêm đúng luật chưa nói là không hề có đối chữ, đối câu ở các cặp thực luận cuả thơ đường 8 câu và kể cả thơ tứ tuyệt đường thi 4 câu.

Thôi chúng ta cố nán lại, bình tĩnh khảo sát nốt bài này nưã, rồi cũng nên ném toẹt cả tập thơ tấp tểnh đi dự giải Nobel gì đó vào sọt rác cho yên chuyện.

Đường Rừng

Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời.

Cây khô răng rắc dưới chân đi
Lá mục nồng ngai hoa từ bi
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.

Hai khổ tứ tuyệt này tùy tiện ghép lại để gọi là bát cú nhưng cũng chẳng phải là tứ tuyệt cái con khỉ gì. Anh chàng này đúng là mê sảng viết bậy nhí nhố ghép vần chả ra thế nào cả, không luật, không niêm, không tình, không ý mà dám cả gan treo lên cổ đức vua Trần, thật là đồ tồi, bỉ ổi khốn nạn vô cùng.

Tôi cũng có đọc một số bài viết cuả những văn thi sĩ có công tâm như Nguyễn thiếu Nhơn, Trần mạnh Hảo, Nguyễn minh Tâm, Trần văn Phúc v. v... đã vạch mặt sự gian dối gỉa trá cuả ông Thuận. Nhất là bài cuả ông Nguyễn Minh Tâm nói từng là bạn thân cuả ông Thuận, một Phật tử thuần thành cũng buộc phải kêu lên: Thi Vân Yên Tử được sao chép từ đâu?

Thì ra tất cả thơ cuả ông Thuận là sao chép của tác gỉa Trần Trường một cuốn sách bày bán ở cửa chuà do ban quản lý phát hành: Chùa Yên Tử, lịch sử, truyền thuyết và danh thắng. Ông Thuận đã mượn ý, gò ép vần hoặc bệ nguyên si cả những bài thơ trong cuốn sách. Thật là đáng xấu hổ ô nhục cho một người có hàm giáo sư tiến sĩ. Kiểu này, trình độ này là giáo sư tiến sĩ chui chứ gì? Một người dốt đặc cán mai cũng dám nhận mình là giáo sư tiến sĩ đây?

Tôi là người rất thích thơ văn từ nhỏ và chỉ khi đã nếm đủ mùi vị đắng cay hương vị cuả cuộc đời và sang lưá tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh tôi mới bắt đầu chính thức đam mê nghiên cứu về văn chương thơ phú.

Cho nên thơ văn của tôi khác với người khác là tôi đã trưởng thành đã có hai thứ tóc trên đầu rồi mới chính thức khoa đao muá bút trên làng văn. Giống như một cốc nước cứ tích trữ từng giọt từng giọt từ thuở niên thiếu nghe ông tôi đọc thơ chữ Hán và dịch Nôm. Như vậy tôi là người từng trải già đời rồi mới viết văn và làm thơ. Nó giống như cái hồ tri thức vậy cứ ngóng đợi mưa móc dai dẳng mãi hàng thập kỷ rồi mới chịu ứ đầy mà tuôn trào ào ạt lên bờ .

Tôi chả hứng thú quái gì với cái danh tiếng hay thiên tài gì cả. Nhưng tôi tự hỏi liệu khoảng 5 đến 6 ngàn bài thơ tôi đã làm ra đủ các thể loại liệu sau này có ai chôm trỉa và ăn cắp thơ văn cuả tôi không nhỉ? Biết đâu đây bây giờ tôi còn sống sờ sờ ra đấy nên người ta coi thường, khinh thường, hoặc hằn học chê bai. Nhưng mai này tôi chết đi liệu có để lại cho đời sau giá trị gì không và có ai thèm đạo văn hay ăn cắp mạo danh thơ tôi?

Theo tôi làm thơ vui chơi vớ vẩn giải khuây ai cũng có thể làm được. Nhưng muốn trở thành văn thi sĩ thực sự đúng danh nghĩa ngoài yếu tố chân thật, tự do ra phải có đủ ba tố chất trong não bộ và trái tim tâm hồn văn sĩ.

Họ thường là những người ngoài ưa thích văn chương ra còn có năng khiếu về toán học, có thể chưa thành danh hay bằng cấp gì về môn toán nhưng có tư chất thông minh học toán từ nhỏ. Thứ hai là khi đã là người trưởng thành phải nên dày công đọc các sách về triết học và am hiểu sâu về một số tôn giáo. Nhưng thơ là cõi mộng, là cái vô thức rất đố kỵ với triết lý. Những nhà triết học hay chính trị gì đó, theo tôi tốt nhất đừng làm thơ, dù cho anh có làm thơ sẽ không có hồn, có thể thơ hay trong một chừng mực nào đó. Những anh nhà giàu đam mê vật chất quyền hành bổng lộc cũng đừng nên làm thơ. Nhưng người thi sĩ cần hiểu những quan niệm nhân sinh quan thế giới quan của kiến thức triết học, tôn giáo để định hướng cho lối viết cuả mình.

Những người cộng sản chỉ tôn thờ chủ nghiã Mác theo phép duy vật biện chứng mà làm thơ viết văn là phản khoa học trái với đạo lý. Họ sẽ không bao giờ trở thành những văn thi sĩ thực thụ đúng nghĩa vì bản chất phương pháp luận biện chứng duy vật xuất phát từ yếu tố kinh tế tồn tại xã hội không phải là con đường cuả văn chương và nghệ thuật.

Các nhà phê bình văn học Việt Nam từ khi có Đảng đến nay đều đứng trên một nhãn quan phản khoa học để phân tích văn chương. Từ Hoài Thanh và cả cho đến cả Trương Tửu thuộc phái nhân văn giai phẩm chống đảng cũng vậy

Đôi dòng tâm sự và ý kiến nhỏ với các bạn trên facebook. Ai đó có thể không vưà lòng thì miễn chửi bậy. Vì đây chỉ là ý kiến cuả riêng tôi.

Cha Nào Con Ấy

Danh xưng ông thật là to
Giáo sư tiến sĩ ai nào chẳng kinh
Lọc lưà quen thói bất minh
Văn chương thơ phú hôi rình gớm ghê

Ngục trung nhật ký ê chề
Cháu con hoan hỉ dầm dề gió mưa
Ăn mày nghệ thuật mưá thưà
Thơ văn chôm trỉa cửa chùa bán rao

Cò mồi HữuThỉnh mời chào
Thi Vân Yên Tử xu hào ba xu
Pháp thân Phật nhập thần phù
Di Niên ca ngợi uế xù thi ca

Liên minh ma quỷ thày Tàu
Việt Nam mạt vận Mao - Hồ phởn cu
Nhe răng đồng loạt sói tru
Nhuốm màu hoang tưởng hoàn cầu xôn xao

Quảng Bình đại tướng phều phào
Lao nhao châu chấu cào cào nhảy câng
Nhập thiền Quang Thuận hở hang
Lòi ra mặt chuột bẽ bàng nhục thay

Cha nào con ấy mặt dày
Chí Minh ngạ quỷ cáo cầy lòi đuôi
Hư danh để lại tiếng cười
Ngàn năm bia miệng trò đời hôi tanh.

14.8.2012 Lu Hà

Ông Bóp Cổ Mày

Đêm về ông bóp cổ mày
Ghét thằng Quang Thuận mặt dày nhục tao
Đào tường khoét ngạch moi thơ
Trần Trương chôn dấu nhận vơ của mình

Bon chen đạo tặc u minh
Gà đồng mèo mả thối rinh cửa chùa
Trải bao thập kỷ gió mưa
Độc tài đảng trị mưá thưà bút nô

Ngục trung nhật ký mập mờ
Theo gương trí trá côn đồ lưu manh
Mác Lê ngạ quỷ râu xanh
Nhập nhằng thi bá trẻ ranh mẹo lưà

Mạt cưa mướt đắng say sưa
Bầy tư bản đỏ cò cưa văn đàn
Moi tiền công quỹ hại dân
Tỷ đồng quảng bá thơ gian vịt vờ

Dân oan khiếu kiện kêu gào
Điếc tai chuá đất dư đồ nát tan
Kià chàng Hữu Thỉnh vô luân
Bày trò hội thảo lường gàn dân đen

Gây bao thảm cảnh triền miên
Đói nghèo bệnh tật ba miền khổ đau
Trúc Lâm Yên Tử u sầu
Khói hương nghi ngút đức Vua thánh Trần!

thơ cảm tác chuyện ông Hoàng quang Thuận ăn cắp đạo thơ cuả tác giả Trần Trương hay nhờ ai đó làm hộ và bảo thơ do đức vua nhà Trần nhập mộng đọc cho nghe

15.8.2012 Lu Hà

Đúng là cha nào con ấy, thày nào trò ấy. Hiện tượng lưà đảo đạo văn ăn cắp thơ cuả Hoàng Quang Thuận có nguồn gốc sâu xa bởi tư tưởng lưà đảo cuả ông Hồ Chí Minh mà ra.

Hàng con cháu đàn em khét tiếng lưà đảo trí trá phải kể đến những tên như Chinh, Giáp, Diệu, Viên, Thi, Thông v. v… hạng chót là Hoàng quang Thuận.

Bên Đền Kiếp Bạc

Bên đền Kiếp Bạc tuôn thơ
Dở ngô dở ngọng vịt vờ bác tôi
Đầu thai là giống đười ươi
Tôi, tôi, bác, bác nực cười thế gian

Xót đau cho đức Thánh Trần
Bởi thằng mất dạy iả đùn ra đây
Bớ quân xâm lược mặt dày
Bình Than sóng nước ngập đầy quân Nguyên

Hồ ly tinh cũng bon chen
Nặc danh thánh tử ngang nhiên luận bàn
Vì sao dân tộc lầm than?
Chiến tranh hủy diệt điêu tàn nước non

Trọn đời bá đạo luồn trôn
Nga – Tàu bợ đỡ bán buôn máu người
Đền thờ nhầy nhuạ tanh hôi
Cô hồn ngạ quỷ lạc loài vào đây

Khoe khoang đánh Pháp cho ai?
Việt gian bán nước tay sai giặc Tàu
Mưu mô quỷ khóc thần sầu
Tự do độc lập biển sâu chôn vùi!

25.8.2011 Lu Hà

Kết Luận: Hiện tượng lưà đảo cuả Hoàng quang Thuận làm tôi thấy vui, buồn, ngao ngán, háo hức kỳ lạ. Tôi sẽ đọc và nghiên cứu tỷ mỉ từng bài thơ cuả anh chàng này.  Sơ bộ có 143 bài thì bõ bèn gì? Toàn thể đều tứ tuyệt ngô ngọng theo lối mới như kiểu ngục trung nhật ký són ra từng giọt cuả ông Hồ Chí Minh người Trung hoa viết ra nhưng Hồ Chí Mít người VN lại đánh cắp. Nhưng tôi sẽ nghiên cứu kỹ có đáng gọi là tứ tuyệt không hay chỉ có ba vần hao hao tứ tuyệt thì gọi là thơ mới theo nguyên tắc tứ tuyệt cũng không được. Vậy ta nên gọi là thơ tự do tủn mủn 4 câu vậy.

Tôi sẽ khảo sát tường tận để vạch rõ chân tướng: Anh chàng này hoàn toàn không biết làm thơ tứ tuyệt mà đây là thơ nhái theo lối mới quá tủn mủn nên xếp vào thể thơ tự do.

Tôi không có thời gian tìm ra bài thơ gốc do đức Vua làm, hay khách thập phương đến vãn chuà và ghi vào sổ lưu niệm, rồi anh chàng naỳ thưà cơ kopie và sưả theo lời theo ý mình? Tại sao thơ lại ngô nghê như vậy?

Tôi cũng háo hức nghiên cứu anh chàng thi sĩ dỏm này như vụ Trịnh công Sơn và Hồ Chí Minh hay Tố Hữu gì đó. Thôi đằng nào cũng bỏ công thời gian nghiên cứu chơi cho vui. Biết đâu khám phá ra điều gì vui cho đời mà lại bảo vệ luôn cả Phật Pháp và danh tiếng cho đức vua Trần.

Tôi sẽ làm và chắc chắn sẽ làm vì đây là lương tâm và nghiã vụ cuả kẻ sĩ đối với cuộc đời đen bạc đầy gian trá mưu mô hiểm hóc. Phải bóc trần bộ mặt thật ngụy nhân, nguỵ nghĩa, ngụy tín, ngụy văn cuả bọn cò mồi lưu manh cả lĩnh vực văn thơ và tâm linh.

15 .8 .2012 Lu Hà

***

Hiện-Tượng Hoàng-quang-Thuận Phần 1

Tôi rất bất bình trước việc ông Hoàng quang Thuận đạo thơ văn từ cuốn sách mua ở chùa Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng Thuận lại biạ ra chuyện kim xà báo mộng. Theo lời Thuận kể như thể kim xà là thân mạng của đức vua Trần nhân Tông vì nhớ ơn cứu mạng của Thuận. Thuận kể lể là do nhân một buổi đi chuà cùng với một phái đoàn Phật Tử miền Nam ra Bắc có mua lại con rắn mào đỏ của anh chàng dân tộc cha ky chú kiết nào đó, sau đó Thuận làm việc rất nhân đức phóng sinh con rắn đó đi.

Cốt truyện huyền bí ma quái này rất giống như truyện bà Nguyễn thị Anh là hoàng hậu hờ, vợ vua Lê Thái Tông vu khống cho Bà Nguyễn Thị Lộ là oan hồn con rắn, để có cớ hạ nhục và tru di cả ba họ nhà ông Nguyễn Trãi. Nhưng cốt truyện của Thuận mang màu sắc ân đức. Nên vua Trần đã nhập mộng đọc thơ cho Thuận? Không biết có phải Thuận đã sao chép từ đời nảo đời nao, tích cóp từng bài rồi thêm thắt mắm muối riềng mẻ vào? Nhưng Thuận qủa quyết là đã có một nhà thơ nửa muà nào đó làm chứng cho Thuận. Chuyện đuôi co củ hành củ tỏi dấm dớ hội tề này tôi không để ý đến, tôi chỉ khảo sát cụ thể từng bài thơ nhập thần đồng cốt cuả Thuận để tìm ra sự thật và bí mật của phi vụ làm ăn này Thuận và các chiến hữu cùng vây cánh trong chuyện làm ăn kinh tế, lấy cớ moi tiền của công quỹ, thuế dân và danh tiếng hão huyền theo bản chất thâm căn cố đế cuả người cộng sản có truyền thống từ thời ông Hồ Chí Minh.

Trích: Tháp Báo Thiên

" Báo thiên tháp đá cạnh đền Lê
Sương khói ngàn xưa vẫn tụ về
Vua Đinh tế lễ cầu an nước
Phảng PHẤT người xưa giưã SƠN khê"

Đây là bài thơ không đúng luật tứ tuyệt như vua Trần từng làm. Chữ Sơn vần bằng là sai luật. Câu 2 không niêm với câu 4 theo luật đường thi. Về luật đường thi thì câu 3 và 4 phải đối với nhau.

Bài thơ này có thể gọi là thơ viết theo lối mới phá cách như thời tiền chiến, nhưng Thuận viết vẻn vẹn chỉ có 4 câu thì ngay cả thơ mới cũng khó chấp nhận được. Nhưng theo nền mạo hoá Marxít Lê Ninít, Maoít, Hồ Chí Mít vẫn có thể châm chước được với thời hiện đại nói theo giọng lưỡi mít đặc là cải tiến sáng tạo để khỏa lấp đi cái ngu dốt thâm căn cố đế vẫn hiện hành, hiện nay ở Việt Nam. Nhưng gán cho đức vua Trần thì chỉ càng làm tủi hổ cho Ngài mà thôi. Một bài thơ vô hồn vô nghĩa chẳng gây ra cảm xúc ấn tượng gì.

Ai đã từng đọc lịch sử Phật Giáo Việt Nam chắc hẳn cũng biết vần thơ trắc tuyệt của Ngài thiền sư Mãn Giác:

" Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"

Có người dịch ra rất sát:

" Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai"

Hay thơ của Ngài Huyền Quang thiền sư là bạn thân của đức vua Trần Nhân Tông:

Thu Phong ngọ dạ phất thiềm nha
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến
Cung thanh tức tức vị thùy đa"

Thấy chưa? Đây là thơ tứ tuyệt luật bằng câu 1 niêm với câu 4 và câu 2 niêm với câu 3. Ông Thuận muốn làm thơ phải thuộc bảng niêm và hiểu luật đường thi là gì?

Vì vậy tôi xin nhân đó cảm tác ra thành:

Tháp Báo Ân Đức Thánh Hoàng

Trụ đá hiên ngang giữa đất trời
Ngàn thu vằng vặc ánh trăng soi
Đinh Tiên Hoàng Đế vì non nước
Thấp thoáng rừng gươm tiếng khóc cười...

Tiếng thét quân vang rợp núi đèo
Hùm beo rờn rợn lá thông reo
Rừng thiêng vượn hú hồn thê thảm
Phảng phất trong mưa gió lặt lèo

Du khách thập phương đến viếng an
Cầu xin đức Phật rủ lòng ban
Bốn muà gió thuận vườn hoa trái
Quốc thái dân an suối nước ngàn

Văng vẳng chuông chuà hỡi cố nhân
Phượng hoàng khổng tước gọi muôn dân
Nâu sầu áo vải tình non nước
Con cháu nhớ ơn đức Thánh Trần

thơ làm nhân ân đọc từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tháp Báo Thiên

15.8.2012 Lu Hà

Trụ đá là hình ảnh kiên cường gai góc cuả dân tộc ta chống giặc ngoại xâm. Cái trụ đá là nguyên mẫu cuả tháp báo hoàng ân. Hay gọi là tháp báo ơn trời. Thời gian phôi pha nhưng tháp vẫn hiên ngang dưới đất trời. Công ơn dựng nước và cứu nước cuả tiền nhân vằng vặc như ánh trăng soi...

Đinh Tiên Hoàng hay là Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ một đưá trẻ chăn trâu, dựng cờ lau tập trận. Thấp thoáng rừng gươm tiếng khóc cười là ảo ảnh vô thức cuả tiềm thức siêu hình...

Có lẽ tôi không nên quá đà tự bình giải về ý nghĩa thơ mình nó cũng không hợp lý cho lắm vì mục đích của tôi là khảo sát thơ Hoàng quang Thuận. Những câu sau sẽ tự các bạn đọc và tự cảm nhận thấy. Hay hoặc không hay là tùy cảm giác tùy trình độ cuả mỗi người. Tất nhiên người cộng sản hay cánh bồi bút họ sẽ hằn học chửi bới thơ tôi không hay không vần, thơ con cóc vân vân và vân vân... Chỉ có thơ ông Hoàng quang Thuận mới hay, mới giàu trí sáng tạo theo theo kiểu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhưng thơ tôi không hay vô lý sai vần sai luật ở chỗ nào thì họ chịu cứng. Đại để cứ chửi đổng lăng mạ lên cho nó sướng cái mồm cho hả giận hả căm tức mà thôi. Đời là như vậy và cũng đừng nên tốn phí nhiều thời gian với những cái mồm của bọn tiểu nhân và bọn a dua ăn theo.

Trích: Thành Đô

" Hoa LƯ kinh thành cuả ĐẾ Vương
Mây bay phủ núi lụy biên cương
Hoàng Long dậy sóng ngàn năm ngủ
Long mã truy phong thượng đạo đường

Thiên TÔN sư tử phục HƯỚNG Đông
Văng vẳng trời Nam sáo mục đồng
Cờ LAU thuở ẤY còn SOI bóng
Rồng VÀNG lượn SÓNG giưã THINH không "

8 câu này gieo vần rất đẹp giống như bài Đánh Đu của bà Hồ Xuân Hương: Vương, cương, đường v. v.... Nhưng không phải thơ thất ngôn bát cú theo luật đường. Đây là một bài thơ loạn xí ngầu không phải là thơ đường cả thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt. Tôi cố ý viết chữ to ra để bạn đọc dễ chú ý. Tôi không có thời gian phân tích cụ thể thơ theo giải số hay luật đường thi, sai niêm phá luật ở chỗ nào?

Hoa Lư là kinh thành do vua nhà Đinh lập ra, sau đó truyền cho vua Lê tức Lê Hoàn. Hoa Lư sao lại dính với biên cương? Biên cương phiá bắc là ải Nam Quan kia mà. Theo tôi đất Hoa Lư là vùng Hoà Bình, hay Thái Bình ngày nay? Một câu thơ tối nghĩa không phân định rõ lãnh thổ, đúng là trò đạo văn ghép vần. Chả là trên vương thì dưới phải là cương?

Hoàng Long dậy sóng? Không rõ nghĩa Hoàng Long là rồng hay là sông? Nếu là sông thì được nhưng sau lại ngàn năm ngủ? Nếu là rồng thì là con rồng đất ươn hèn chứ bá vương, đế vương cái quái gì? Một câu tối nghĩa vô cùng.

Long mã truy phong tức là ngưạ rồng rong ruổi nhưng sao lại là thượng đạo đường? Thượng là trên, đạo là có thể là chính danh trên con đường lớn. Câu thơ vẫn bế tắc không có cảm xúc tâm hồn gì chỉ là chữ nghĩa cầu kỳ diêm duá rất trái với tài năng trí tưởng tượng của vua Trần.

Cả 4 câu sau cũng chẳng có cảm xúc quái gì đặc biệt. Thơ chỉ là thơ chữ nghĩa tung ra gò ép cố lấy vần tưởng thông thoáng bởi những chữ: vương, cương, đường, đông, đồng, không. Nhưng loạn xí ngầu hổ lốn chả ăn nhập gì với nhau. Bài thơ này chỉ nên giành cho mấy thày trong ban tuyên huấn Đảng ngâm nga gật gù với nhau. Tôi yêu cầu ông Thuận đừng treo thơ này lên tượng thờ đức vua Trần mà làm tủi nhục vong linh Ngài, làm ô uế cho cả lịch sử Phật Giáo Việt Nam vốn dĩ rất oai hùng trong chiều dài tồn vong dựng nước và giữ nước của tổ tiên người Việt Nam.

Tôi cũng nhân dịp này càng oán trách ông Thuận bao nhiêu thì lại càng thương cảm xót xa cho đức vua Trần bấy nhiêu mà có thơ sau:

Thành Cổ Loa

Khởi bá Hoa Lư nghiệp đế vương
Ngàn mây sương phủ lẽ vô thường
Khí núi linh thiêng về hội tụ
Anh hùng sĩ khí khắp muôn phương

Sóng dậy triều dâng lập kỷ cương
Rồng vàng cất cánh gọi Thăng Long
Đại La đất thánh gây cơ nghiệp
Vua Lý nhìn xa lập thế cường

Tiếng gió vi vu sáo mục đồng
Điạ nhân linh kiệt cõi trời đông
Thân vương nổi loạn giành ngôi báu
Máu lệ điêu tàn thảm núi sông

Thành cổ còn đây vạn cốt khô
Ngàn thu vằng vặc ánh trăng sao
Kià ai lững thững bên bờ suối
Có phải thương sầu nhớ cố đô...?

Con cháu ngày nay chẳng lãng quên
Công ơn gây dựng lẽ ưu phiền
Xương máu đổ ra từng tấc đất
Giang sơn lãnh thổ cảnh thần tiên...

Thơ làm nhân đọc 8 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Thành Đô
15.8.2012 Lu Hà

***

Hiện-Tượng Hoàng-quang-Thuận Phần 2

Trích: Cung Điện Triều Đinh

Trường Xuân cung điện triều nhà Đinh
Phong LƯU cực LẠC cả CUNG đình
Hoang phế ngàn năm trong LÒNG đất
Dấu ẤN một THỜI thịnh HIỂN vinh

Đàn xưa cung nữ MÚA bên sàn
Trăm QUAN chầu TRƯỚC cửa bệ rồng
Vua ĐINH bao PHÍA thời CUNG kiếm
Gió THOẢNG mây NGÀN giưã hư không...

Hoàng quang Thuận

Hoàng quang Thuận vẫn ghép hai bài tứ tuyệt vào một cụm, nhưng cũng không phải là tứ tuyệt thi đường. 4 câu đầu chứng tỏ thuận chẳng hiểu quái gì về niêm luật. Tôi thành thật khuyên ông Thuận nên học thơ đường cho tử tế, đàng hoàng đừng có tự ý viết bậy rồi gán cho vua Trần nhé. Theo nguyên tắc đầu câu 1 Trường Xuân theo luật bằng thì câu 2 phong lưu phải là luật trắc, câu 3 Hoang phế luật trắc là được nhưng ở câu 4 dấu ấn phải là luật bằng. Tóm lại khổ này loạn xí ngầu và xếp vào thơ mới cũng không được. Tôi đã cố ý viết chữ to ra để cho ông Thuận dễ đọc cái sai cái dốt của ông để mà học tập. Tôi đếm được khổ 1 có 4 câu là 7 lỗi sai luật. Khổ này không những sai luật đường thi mà cả niêm cũng sai nốt. Còn niêm là gì thì ông tự học lấy. Còn ông cứ khăng khăng gân cổ lên là đức vua Trần vì nhớ ơn cứu mạng mà hiển linh đọc thơ cho ông. Ông tự ý bậy bạ gán con rắn mào đỏ mà ông mua được của anh chàng dân tộc và ông biểu diễn trò hề phóng sinh trước mặt các đại biểu của phái đoàn Phật Giáo miền Nam hẳn là có một sự tính toán trước về thơ sau này? Không lẽ vua Trần tổ phái thiền sư Trúc Lâm lại hoá kiếp thành con rắn? Hay Ngài đang ở Tây Trúc biết được vụ việc nhân đức này mà báo mộng đọc thơ cho ông? Bởi vì thơ quá dở, ngô nghê theo kiểu trình độ của Chí Phèo.

Nếu cứ như ông nói thì đức vua Trần này Ngài ở suối vàng hay niết bàn lâu quá rồi, nên quên hết cách làm thơ đường và báo mộng đọc thơ nhầm nhí nhố cho ông Thuận chăng?

Xét đến khổ sau bực nhất là 2 vần sàn và rồng, khổ này cũng sai luật sai niêm bét nhè có 8 lỗi cơ bản. Bây giờ các bạn có thể tự kiểm tra lấy, tôi không có thời gian vạch ra chi ly từng chữ. Đành xếp cả hai khổ vào dòng thơ tự do thôi, thơ mới thời tiền chiến cũng không có chỗ cho loại thơ dớ dẩn này. Vì thơ mới cũng phải niêm luật cũng tương đối chặt chẽ, tuy không khe khắt như đường thi.

Bây giờ tôi khảo sát đến ý nghĩa xem anh chàng này viết gì liệu có hợp lý không?

Trường Xuân cung điện triều nhà Đinh thì có gì đặc biệt? Ai mà chẳng biết kia chứ? Phong lưu cực lạc cả cung đình thì cũng có gì đặc biệt? Bây giờ biệt thự nhà ông Thuận và của các vị trong bộ chính trị, hay các sứ quân các tỉnh còn nguy nga tráng lệ hơn cái điện Trường Xuân mốc meo ẩm thấp. Ngay đến mồ mả thờ bố các ông ấy cũng nguy nga còn có quạt máy điều hoà nhiệt độ sa sỉ gấp vạn lần cái điện Trường Xuân đó. Không biết đây là thơ hay là câu nói bâng quơ khi người ta đọc lịch sử Việt Nam có đoạn tả điện Trường Xuạn đây mà ông túm vội lấy hai câu gán luôn vào mồm vua Trần?

Hoang phế ngàn năm trong lòng đất? Tại sao trong lòng đất? Ông Thuận là nhà khảo cổ mới khai quật cung đình à? Dấu ấn một thời thịnh hiển vinh? Hiển vinh ở chỗ nào thì hãy kể lể ra đi. Không khéo còn bốc đồng ngoa miệng: ngày xưa ngày xưa trong rừng sâu có nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn? Không biết đây là thơ hay anh chàng Chí Phèo nào say rượu nói lảm nhảm đây? Tôi thấy thơ phú quái gì đọc lên nó ngô nghê tầm thường quê kệch quá mức tưởng tượng của cảm giác và tri giác. Thơ này mà đòi hội thảo khoa học?

Bốn câu sau xin lỗi ông đừng giận không ngửi được lại càng ngán thêm. Đàn xưa cung nữ muá bên sàn? Sàn cung điện hay nhà sàn. Đã là cung điện làm gì có sàn, may chăng là sân rồng. Cái từ sàn này không thể gán cho vua Trần được. Ngài không làm hề thơ chữ nôm dùng từ như vậy? Gọi cả cái cung điện như cái sàn nhà của anh chàng bán rắn kim sà cho ông Thuận.

Vua Đinh bao phiá thời cung kiếm, đọc lên nó nhí nhố như xương gà cẳng vịt, nó không có cái hồn của thơ. Gió thoảng mây ngàn giưã hư không là vì rằng trên vần rồng dưới ông tương luôn vần không vào cho xong chuyện. Theo tôi đây không phải là thơ, mà là bài đồng dao trẻ con hát bậy thì đúng hơn. Đồng dao cũng phài có ý nghĩa tiến đoán hay sấm trạng gì đó. Hay xếp là câu vè cho trẻ con hát chơi bịt mắt bắt dê cho nó vui? Ông có thể làm thơ đôi nét về điện Trường Xuân sự nguy nga ngày xưa và nay ra sao và cảm xúc nỗi lòng tâm trạng của ông ra sao. Chứ đồng bào dân tộc Việt Nam không cần mấy câu thơ như kiểu hô khẩu hiệu tuyên truyền kiểu này.

Riêng tôi cũng nhân tiện viết luôn, nhưng những người cộng sản đọc hay cánh bồi bút văn nô đọc họ lại la ối lên chửi đây. Thơ thằng Hà dở ẹt sao bằng bác Hồ, bác Hữu của chúng tao mà nó cũng khoe. Nhưng tôi cứ viết ra chắc chắn còn có nhiều người hiểu tôi và cần tôi trong văn đàn và nền văn chương của dân tộc Việt Nam. Đời mà muôn hình muôn vẻ muôn người.

Hoàng Cung Tàn Phế

Phong sương rêu phủ chốn hoàng cung
Giun dế kêu than cảnh não nùng
Xưa có ai hay thời tráng lệ
Mà nay xơ xác thật bi hùng

Trường Xuân hoan lạc vua hoàng hậu
Cung nữ phi tần dáng thướt tha
Văn võ hai hàng từng phủ phục
Mặt rồng hoan hỉ tiếng đàn ca

Nắng mưa tuế nguyệt còn lưu lại
Dấu ấn ba quân giữa trận tiền
Cung kiếm đao thương đời chiến mã
Hùng binh danh tướng hỡi hoàng thiên

Nghe tiếng mưa rơi ảo não ru
Vong hồn tử sĩ vọng ngàn thu
Kiếp vía xâm lăng bầy giặc Tống
Rừng gươm loang loáng bạt quân thù

Lữ khách bâng khuâng dạ ngẩn ngơ
Dùng dằng chẳng nỡ chốn hào hoa
Có phải Thượng Hoàng hồn phảng phất
Cờ lau trống trận gió mưa nhoà...?

Lưu luyến sầu vương bậc đế vương
Oai phong lẫm liệt với non sông
Vó ngựa quân reo kìa trống trận
Hàng thông lã chã giọt bi thương...

Thơ làm nhân đọc 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Cung Điện Triều Đinh

15.8.2012 Lu Hà

Trích: Trường Thành

Núi Đám chạy sang núi THANH Lâu
Tường Đông vững chắc NHỮNG trụ cầu
Bắc thành vững chãi hình lân phục
Cát lũy thành cao cạnh HÀO sâu
Nghìn năm mưa nắng với ĐẤT trời
Thành cổ Hoa Lư giưã MÂY trời
Vách núi dựng cao trời đất nước
Cờ lau gió thổi mãi không thôi...

Hoàng Quang Thuận

Vẩn là hai khổ tứ tuyệt ghép lại cho trọn bộ thất ngôn bát cú đây. Uả lâu, cầu, sâu, trời, thôi đâu có thông vận? Nếu ông Thuận viết tách ra thì coi như là hai khổ theo lối tứ tuyệt vẫn được, nhưng ông viết liền nhau chứng tỏ đầu óc ông có vấn đề? Đây có phải là thơ thất ngôn bát cú đâu? Nhưng tứ tuyệt cũng không phải vì vẫn chẳng niêm chẳng luật. Gọi là thơ mới dưạ theo nguyên tắc tứ tuyệt có châm trước không đối cũng không phải. Những chữ tôi cố ý viết to ra để dễ nhận ra cái sai. Vậy gọi là thơ tự do nhé. Nhưng vua Trần ngày xưa đâu có hiện đại như bây giờ nói tiếng được tiếng Anh hay tiếng Pháp và biết xử dụng Internet mà Ngài làm thơ tự do đọc cho ông Thuận chép lại hở trời?

Thôi các bạn miễn cho tôi chỉ cụ thể đâu sai niêm loạn luật. Tôi xin đi thẳng vào nội dung tránh vòng vo tam quốc vì thời gian có hạn. Núi Đám chạy sang núi Thanh Lâu có gì mà lạ. Mở to mắt ra là một giải. Chắc là thơ này để tả cho anh mù đây? Tường Đông vững chắc những trụ cầu. Có lẽ ông ngày xưa cũng ở bên xây dựng đây, nghe có vẻ bê tông cốt sắt quá như thơ sắt toé lửa cuả ông Trường Chinh, hay thơ hòn đá của ông Hồ.

Mấy Hòn Dái Dê
cảm tác từ 4 câu thơ cuả Hồ Chí Minh

“Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người vác không đặng
Hòn đá to, hòn đá nặn
Hai người các, vác phải đặng”

Đá trông lổn nhổn mấy hòn
Câu thơ lăn lóc linh hồn Chí Minh
Gió bay đến tận mây xanh
Ngọc Hoàng quát hỏi trẻ ranh iả đùn?

Chúng thưa: Bác cháu say nồn
Ngất nga ngất ngưởngng mà nôn ra lời
Chị em phụ nữ ta ơi!
Trẻ già lớn bé lộc trời hiến dâng...

Cha Hồ hưởng thụ gái làng
Già dê đen dái lâng lâng má hồng
Dạ dày phế quản ói nồng
Nhăn nheo da cóc tinh trùng mưa sa
Khăn quàng phấp phới hát ca
Kính yêu quỷ đỏ la đà trời mây.

7.6.2011 Lu Hà

Thôi các bạn tự cảm nhận nó hay ở chỗ nào, kể lể bức tường mốc meo đất cát chỉ loanh quay mấy chữ vách núi, cờ lau, gió thổi loạn xị vô hồn. Thơ này chỉ có mấy chú vẹm cộng sản cánh hẩu tung ra để bíp dân moi tiền là tốt nhất. Tự nhiên tôi bị đoạ đầy phải đọc những vần ú ớ ù ù cặc cặc cuả thần linh kim xà này. Thôi miễn không muốn bình thêm nữa ông Thuận nhé.

Tiện thể tôi làm một bài gọi là thơ mới có được không? Hãy tìm lại xem tôi sai luật sai niêm ở chỗ nào để rồi cũng quẳng nó vào sọt thơ tự do cho đáng đời?

Núi Thanh Lâu

Trường thành sừng sững núi Thanh Lâu
Vững chắc đông tây những trụ cầu
Kiên cố nghìn năm cùng cổ thụ
Mưa dầu nắng dãi gió xuân thu

Trống trận năm xưa rồng hổ phục
Hoa Lư thế mạnh nuốt sao ngưu
Khí thế ba quân kià dũng tướng
Mà nay quang cảnh lại đìu hiu

Cát lũy thành sâu vọng trống chòi
Trời cao lồng lộng áng mây trôi
Vi vu gió thổi lay bờ trúc
Xào xạc âm u máu lệ rơi!

Thành cổ còn đây với tháng ngày
Trải bao cát bụi chẳng hề lay
Đất đá trơ ra cùng tuế nguyệt
Mà lòng thi sĩ thảm buồn thay...

Núi Đám hiên ngang giưã đất trời
Đường lên thiên thẹo cảnh chơi vơi
Chim chóc bướm ong say lạc thú
Mà sao thi sĩ chẳng lên chơi?

Thơ làm nhân 8 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Trường Thành
15.8.2012 Lu Hà

***

Hiện-Tượng Hoàng-Quang-Thuận Phần 3

Trích:  Cố Đô Hoa Lư

Cố Đô Đại Việt thành Hoa Lư
Núi non trùng điệp phủ mây mù
Kinh đô Việt cổ nằm thung rộng
Đại thắng Minh Hoàng mãi ngàn thu

Dựng xây cung điện đế triều nghi
Đinh đế xưng vương lập thành trì
Đại Hoàng cổ Việt Trương Yên Phủ
Hào sâu núi hiểm bất khả tri

Hoàng quang Thuận

Những chữ viết to là sai luật. Có 13 sai phạm tất  cả. Tôi rất nghi ngờ về sự báo mộng của đức vua Trần đọc cho ông Hoàng quang Thuận qua 8 câu thơ này. Theo tôi đây không phải là lời của đức vua.
Rất có khả năng ông Thuận đã cóp nhặt được ý thơ, ý văn rơi vãi  từ trong quyển sách của Trần Trương hay thơ của khách thập vương vãng lai viếng cảnh chùa ghi vào sổ lưu niệm? Hay Thuận nhờ một người trình độ kém dốt đặc cán mai làm thơ cho?

Xin thưa rằng: Đây không phải là thất ngôn bát cú hay đường thi cái quái gì hết. Đây là thơ tự do, chỉ cần nhìn lướt qua hàng chữ: Cố đô, núi non, kinh đô toàn vần bằng hết. 4 câu dưới cũng vậy:
Dựng xây, đại hoàng, hào sâu cũng toàn vần bằng . Tóm lại một kiến thức sơ đẳng nhất về thơ tứ tuyệt ông cũng không có. Tôi chỉ đưa ra vài chữ thôi chứ cả bài thì sai bét nhè mà nói ra thì dài dòng lắm. Hình như sống dưới chế độ cộng sản ngu dân ông không hề được đọc những bài thơ đường bao giờ thì phải? Tôi cũng chẳng thời gian đâu vì một bài thơ tép riu vớ vẩn vô nghĩa này  mà buộc phải ghi những chữ to ra để nhân mạnh sự sai niêm luật cuả ông. Tốt hơn hết hãy bỏ cái nghề giáo sư tiến sĩ gì đó đi mà đóng cửa chuyên tâm học làm thơ thử xem? Ví dụ như câu 2 những chữ sau đây phải là vần trắc nghe không: "Núi NON trùng điệp phủ MÂY mù" vân vân và vân vân... thôi ông hãy tự học lấy.

Bây giờ tôi phân tích phần lời xem có phải lời đức vua Trần không nhé, hay là của anh chàng bồi bút nào đó mớm cho? Hay tự ông viết ra?

4 câu đầu từ chữ cố đô...đến ngàn thu nghe nó ngô nghê quá, chẳng có hồn thơ cái gì cả. Giống như lời anh Phèo cô Nở hay khách thập phương đến vãng lai viết quấy quá lưu niệm cho vui?
4 câu sau cũng vậy. Theo tôi thơ này nên gửi cho ban tuyên huấn trung ương Đảng chắc chắn sẽ có bằng khen, bằng tổ quốc ghi công ngay.

Nhân tiện tôi cũng từ cảnh vật cố đô đó tôi tưởng tượng ra mà quấy qúa cho vui.

Kinh Đô Đại Việt

Nước nước non non hỡi cố đô
Ngàn năm dấu bóng chẳng lu mờ
Động Hồ chứng tích sầu thiên cổ
Đại Việt Hoa Lư lạc cõi mơ

Đánh giặc Minh Hoàng sáng sử xanh
Triều cương vững chãi khói sương thành
Cung điện nguy nga lầu gác phượng
Gian thần nghịch đảng máu hôi tanh

Hưng phế bao lần dội núi sông
Mênh mông một giải nước non hồng
Bình an gây dựng xây bờ cõi
Mưa móc tuôn trào khắp bốn phương

Hồng Lạc phất cờ Trương Yên Phủ
Núi Tản sông Đà ôi cố hương
Lữ khách du thuyền còn tưởng nhớ
Màu lam mây phủ khói tà dương

Thơ làm nhân đọc từ 8 câu thơ vô nghĩa cuả Hoàng quang Thuận: Cố Đô Hoa Lư
16.8.2012 Lu Hà

Trích: Suối Tắm

Đất Phật cõi thiêng đầy bí ẩn
Danh sơn Yên Tử Trúc Thiền Lâm
Ta muốn về đây nơi cảnh cũ
Yên Trung thủy mặc nước trong ngần

Hoàng quang Thuận

Bài này cũng vô hồn nhưng may mắn là được xếp vào thơ mới nhưng không phải tứ tuyêt đâu nhé vì không có đối chữ đối câu nhưng vần chưa gọn như "lâm" không vần lắm với " ngần "

Câu này cũng giống như dòng lư niệm cuả khách thập phương đến hương hoả qưyên góp tiền bạc cho chuà mà hứng chí muốn lưu lại tí bút tích ghi lại tí công tích công quả cho nhà Phật.

Nhân tiện tôi cũng quấy quá vài chữ cho vui.

Hồn Thu Vằng Vặc

Tùng bách vi vu mạch chảy ngầm
Hiền nhân quân tử bến thiền lâm
Bóng ai thấp thoáng bên bờ suối
Có phải đại sư lặng cõi tâm

Đất Phật linh thiêng tầng khói phủ
Muối dưa thanh đạm áng mây mờ
Quốc thái dân an tình để lại
Hồn thu vằng vặc với trăng sao

Con muốn về đây thăm cảnh cũ
Nâu sồng kinh kệ sáng triều cương
Xã tắc dân an vì cảnh ngộ
Gia đình hoàng tộc lẽ vô thường...

Người đã đi xa về Phật Quốc
Vần thơ rớm máu tưới sơn hà
Thiên thu vạn đại lời căn dặn
Bờ cõi muôn đời con cháu ta!

cảm tác 4 câu thơ cuả Hoàng quang Thuận: Suối Tắm
16.8.2012 Lu Hà

***

Hiện-Tượng Hoàng-Quang-Thuận Phần 4

Trích: Đền Phủ Khống

Tuẫn tiết theo vua bảy danh thần
Lòng trung vì nghiã tiếc gì thân
Khói hương nghi ngút dền Phủ Khống
Ngàn năm con cháu mãi tri ân

Hoàng quang Thuận

Bốn câu này nên gọi là thơ tự do, không phải tứ tuyệt hay đường luật cái quái gì hết, thơ mới cũng không được vì nó ngô nghê chỉ có một mẩu có  4 câu vô nghĩa. Sơ lược qua: Tuẫn tiễn là vần trắc, bảy danh vần bằng là sau, nhưng lòng trung là vần bằng là được, nhưng khói hương lại bằng là được, nhưng đền  Phủ vần trắc là sai, kế tiếp nghìn năm đúng ra là trắc nhưng vẫn bằng lại càng sai bét nhè, lại còn con cháu nưã cũng sai vần.... Đấy là tôi không có thời gian kể tiếp. Thơ này mà gán cho vua Trần thì không ai có thể ngửi được đâu ông Thuận ạ. Vây tạm gọi nó là loại thơ nhảm nhí vô thưởng vô phạt, thơ tự do nhé. Tại sao tôi gọi thơ nhảm nhí?

Nghe đây:

Tuẫn tiết theo vua bảy danh thần nghiã là Vua Trần chết rồi thì bảy vị danh thần này đập đầu vào đá hay bệ rồng chết tươi theo nhà vua luôn? Nghe nói vua Trần Nhân Tông đi tu mà, Ngài đâu cần các danh thần tự tử theo vua hay được chôn sống như thời xuân thu chiến quốc bên Tàu?

Cái chết vô lý như vậy con cháu phải chi ân? Ý ông muốn nói chết vì trận mạc đánh quân nhà Nguyên? Nhưng ngày nay Đảng sợ mất lòng ba Tàu nên ông viết đại ra là 7 danh thần tự tử theo vua? Cho nên tôi nói là thơ nhảm nhí có sai không? Thôi sơ qua vài nét thế thôi, tự hỏi lòng mình tại sao bổng dưng hới mưng mà viết bậy bạ như vậy?

Tôi cũng xin có thơ sau:

Chói Lọi Bảng Vàng

Lấp lánh bảng vàng bảy đại thần
Hoàng ân báo quốc đã quên thân
Hương khói thiên thu đền Phủ Khống
Thập phương nườm nợp cố tri tân

Bia đá khắc ghi mãi báo ơn
Anh hùng muôn thuở tấm lòng son
Giang sơn tuẫn tiết mờ sương khói
Vằng vặc trăng sao những mảnh hồn

Du khách xa gần câu tưởng niệm
Lạc Hồng con cháu chẳng hề quên
Thuận thiên ân đức nhoà năm tháng
Mưa móc thần linh cõi tịnh thiền

Nâu sồng áo vải đời thanh thản
Cưả Phật uy nghi rạng bến bờ
Sân si xoá bỏ từ đây nhé
Thoát tục giai không vọng ý thơ

Thánh thót hàng thông giọt sương rơi
Đào mai thu cúc đẹp cho đời
Tiếng mõ thinh không lòng thanh thản
A Di Đà Phật mãi không thôi!

cảm tác từ 4 câu thơ tự do cuả Hoàng Quang Thuận: Đền Phủ Khống
16.8.2012 Lu Hà

Trích: Lòng Dân

Dùng tâm quy tụ được nhân tâm
Hưng thịnh triều Trần được lòng dân
Trọng người nhân hiếu tôn hiền sĩ
Đạo Phật thịnh hưng nhất đời Trần

Hoàng quang Thuận

Bốn câu naỳ cũng vẫn sai phạm quá nhiều lỗi và không thể xếp vào thơ tứ tuyệt hay thơ mới được đành tạm xếp vào thơ tự do. Xin miễn phân tích cụ thể về niêm luật, vì người đọc bây giờ trình độ họ cao hơn ông nhiều lắm hàng triệu người chứ có ít đâu, nhất là ở hải ngoại.

Tôi xin nói về phần lời:

Một bài thơ vô bổ vô hồn nghêu ngao giống như trẻ con các lớp tiểu học đọc mấy câu tóm tắt khi học về lịch sử nhà nhà Trần. Để cho học sinh có khái niệm sơ qua nhà Trần mạnh bởi theo Phật. Còn thơ thì tôi không coi đó là thơ, tất nhiên ông vẫn có lắm Fun Chí Phèo thị Nở vậy chúc mừng nhé. Riêng tôi thì đây không phải là thơ.

Nhân tiện cũng có thơ sau:

Lạc Hồng Sầu Tủi

Nhất thống sơn hà hỡi trí nhân
Quang vinh phục quốc bởi lòng dân
Lãnh thổ quê hương về một cõi
Nâu sồng thanh thản cố tri tân

Bình Than bến nước ngày xưa đó
Rượu đổ ba quân uống ngọt ngào
Sát thát cánh tay cùng tướng sĩ
Vua Trần vằng vặc ánh trăng sao

Con cháu bây giờ tủi xót đau
Đói nghèo bệnh tật bởi vì đâu?
Mác Lê tà giáo đem truyền bá
Chết chóc điêu tàn bóng ác ma

Cũng bởi lầm đường theo đạo tặc
Tự do độc lập miếng mồi thơm
Thanh niên nam nữ phơi thân xác
Cho bầy ngạ quỷ cưỡi chồm hôm

Phè phỡn ăn chơi thơ với phú
Dở ngô dở ngọng để lưà nhau
Hội thảo miên man moi bạc tỷ
Đua chen cóc nhái bạc đầu râu

cảm tác 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Lòng Dân
16.8.2012 Lu Hà

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site