lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online - Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Lu-Hà

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 61

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 61

Trích: Đền Vực Vông

Vực Vông trung liệt đền linh thiêng
Hiển thị rằm giêng sáng rực đền
Liệt nữ anh hùng còn sống mãi
Chuyện tình chung thủy gái thuyền quyên

Hoàng quang Thuận

Bài này may mắn cho ông Thuận, không có lỗi phạm qui, nên xếp vào thơ mới không ở trong đám thơ tự do hổ lốn ông Thuận đã nhét chặt bị nhưng vần chưa gọn, lời thơ ngô nghê ú ớ.

Vực Vông trung liệt đền linh thiêng? Câu văn tối nghĩa. Vực Vông nào mà trung liệt chỉ là một danh từ riêng chỉ cái vực thôi. Hiện thị rằm giêng sáng rực đền? Câu văn cụt không có chủ ngữ.

Liệt nữ anh hùng còn sống mãi? Một câu tối nghĩa, liệt nữ đã chết sao còn sống mãi? Hoạ chăng cái tiếng thơm, tinh thần, linh hồn vì lý do gì đó mà còn sống mãi trong lòng dân. Nhưng Thuận đầu óc khô cằn tủn mủn, thiếu trí tưởng tượng, thiếu ngôn ngữ văn học nên câu thơ viết ra luôn thiếu chủ ngữ, hoặc què quặt tối tăm không biết đâu mà lần. Thơ Thuận tôi đã đọc mấy chúc bài không có bài nào đáng gọi là thơ, luôn thiếu cái hồn thơ, chỉ là các xác màu mè dăm ba chữ phết son nhưng cứ nhai đi nhai lại mãi như chữ thần tiên chẳng hạn. Cái cảnh chẳng có quái gì gọi là thần tiên cũng nhét chữ thần tiên vào đạo Phật.Thuận chưa phân biệt được đạo tu tiên và tu Phật khác nhau lắm.

Chuyện tình chung thủy gái thuyền quyên? Một bài thơ hạng hét vô nghĩa viết lấy được.

Tôi xin có thì sau:

Cổ Hận Duyên Tình

Bi sầu bi thảm có ai hay
Liệt nữ anh hào Nguyễn thị Niên
Nợ nước thù chồng nàng tuẫn tiết
Vực Vông huyệt xoáy trọn tình duyên

Chân núi Nhiên Sơn dân cảm ngộ
Xót xa thương tiếc lập ngôi đền
Hoàng Long cuộn cuộn đôi bờ sóng
Nguyễn Quyện tướng quân bớt tủi phiền

Trung liệt ở đời có mấy ai
Bà Trưng ôm hận xuống tuyền đài
Căm tên thái thú loài lang sói
Cổ sự thiên thu ngấn lệ dài

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ mới cuả Hoàng quang Thuận: Đền Vực Vông
28.8.2012 Lu Hà

Trích: Thiền Sư Hái Thuốc

Quê nhà hái thuốc chữa HOÁN Dương
Minh KHÔNG đâu QUẢN ngại dặm đường
Núi Phật thuốc tiên lành bệnh hiểm
Thái y nhà Lý chữa ĐẾ vương

Thiên y thư sách thuốc trời ban
Thiên KHÔNG thánh NGUYỄN cứu DÂN làng
Ao SÂU giếng CẢ còn LINH dược
Y THUẬT đời SAU một CẨM nang

Bái Đính chùa xưa truyền để lại
Núi cao bái lạy đức thiên đình
Đâu nhận áo dài cao mũ rộng
Thiền sư còn mãi đức kiên trinh

Hoàng quang Thuận

Đếm được 13 lỗi nặng đường qui. Thơ này dứt khoát không phải do vua Trần mớm cho, mà ông Thuận tự làm hay ăn cắp của ai hoặc thuê ai đó làm?

Đọc lên đã thấy buồn ngủ ngán ngẩm vô cùng. Hoạ trừ đám kiêu binh công an gì đó lũng đoạn nhà nước cộng sản và cũng lũng đoạn luôn cả văn hoá, dùng súng đạn quyền thế áp đặt cái dốt cuả minh lên lĩnh vực văn thơ nghệ thuật là chúng say thơ này như điếu đổ?

Tôi xin có thơ sau:

Đại Đức Dược Sư

Đại đức thiền sư tự Chí Thành
Danh y từ mẫu chẳng cầu danh
Đền ơn Gia Thắng huyện Gia Viễn
Nức tiếng dược sư bậc thánh minh

Chưã lành bệnh cả Lý Thần Tông
Sách thuốc trời ban thuật quảng thông
Mười tuổi xuất gia nơi cưả Phật
Uy nghi đạo mạo thầy Minh Không

Bệnh dịch hoành hành dân chúng khóc
Ra tay y dược cứu sinh linh
Vườn thuốc thần tiên hoa bướm đậu
Thiên thu vạn đại ánh bình minh

thơ làm nhân đọc 3 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận : Thiền Sư Hái Thuốc
28.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 62

Trích: Tam Cốc

Nước mòn vách núi hẻm ĐÁ vôi
Biển cả ngàn xưa đã XA rồi
Ngô ĐỒNG uốn LƯỢN theo vách núi
Sông soi bóng nhạn cánh chim trời

Hoàng quang Thuận

Muôn thuở thì vẫn cứ là cậm cạnh, thơ này thì khó mà ngẩng mặt nhìn trời xanh được cứ tăm tối mãi thôi. Đọc thơ thì biết thừa cha đẻ của nó chỉ là hạng tiểu nhân tầm thường kém cỏi vô học bất tài Dù có là giáo sư tiến sĩ này nọ chỉ là thứ đồ hư danh làm đỏm mà thôi. Tôi cứ phải đếm mỏi cổ mãi, bài này phạm 4 lỗi cơ bản không thể ba trợn ba trạo cãi lý đây là thơ hiện đại, cải tiến cho phù hợp với bước tiến của thời đại, thơ đường biến thể biến cách để đạt đến đỉnh cao của trí tuệ cao siêu thượng hạng.

Ngay cây ngô đồng mọc đạu tràn trên vách núi đá vôi cũng vô lý, nên phân biệt ngô đồng và vông đồng hay cây thầu dầu. Ngô đồng cây to cao tán rộng, lá rộng hoa thường màu tím nhưng không phải ngô đồng cho ta bắp ăn đâu. Ngô đồng uốn lượn theo vách núi là ngoa ngữ.

Sông soi bóng nhạn cánh chim trời? Sông nào có thể soi bóng nhạn được? Chỉ có cánh nhạn soi bóng dưới dòng sông hay tương tự trăng soi đáy nước, trăng soi hồ nước v. v... Chỉ có 4 câu tủn mủn mà viết không nên hồn, chả ra cái thể thống gì cả? Mục đích thơ này chỉ để hủ bại ngu dân là chính, nhằm thực hiện chính sách: ngu để trị, dân càng ngu thì quan chức càng béo bở vớ bẫm, trúng mánh, ăn to.

Xin có thơ sau:

Tình Nghĩa Ba Hang

Văn Lâm Ninh Hải Huyện Hoa Lư
Hang động thần tiên mộng cố đô
Xa gần náo nức về Tam Cốc
Bác cả cô hai hỡi chú ba

Ngày xưa sóng vỗ thành hang đá
Biển cả mênh mông khuất bóng tàn
Tùng trúc xanh tươi càng uốn éo
Sườn non thung lũng đẹp vô vàn

Dòng sông phiá trước sầu chẳng nói
Thấp thoáng buồm nâu chở nổi buồn
Công chuá Phất Kim trầm giếng ngọc
Nghìn thu bàng bạc đoá trăng non

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Tam Cốc
28.8.2012 Lu Hà

Trích: Bến Đò

Văn Lâm Đình Các bến đò xưa
Các QUAN phủ PHỤC đến SÂN chùa
Thái VI đền THƯỢNG vua TRẦN ngự
Nghìn năm hoang phế bãi lau thưa

Hoàng quang Thuận

Bốn câu bằng cái lỗ mũi cũng nhét vào đâý những 6 lỗi cơ bản phạm đường qui.

Các quan phủ phục đến sân chùa? Đã phủ phục thì làm sao mà đến được hở giời? Không lẽ cứ phủ phục gầm mặt xuống đất rồi cứ bò dần đến sân chùa? Viết như vậy có khác chi ám chỉ Vua Trần là một bạo chúa hôn quân, vì Ngài đã coi thường nhân cách thể diện của văn võ bá quan?

Thái Vi đền thượng vua Trần Ngự? Tức là vua trần ngồi ở sân thượng, hay bệ cao trên đền Thái Vi sau đó thì nghìn năm hoang phế bãi lau xưa. Một câu thơ vô cảm tối nghĩa.

Vì cái chỗ vua ngồi đó mà làm cho ngàn năm hoang phế bãi lau thưa? Chưa chắc là bãi lau thưa nếu như ngàn năm thì bây giờ là một rừng lau rậm rạp. Bởi vì không có cách nào để ghép vần cho hợp với chữ xưa, chùa nến quẳng bừa chữ thưa vào? Làm cho thơ thiếu lôgích trí tuệ cảm xúc.

Theo tôi: Lĩnh vực kinh tế, tiền tài, ngân hàng, hay công trình khoa học gì đó có thể ăn cắp hoặc mua bản quyền được chứ văn chương thơ phú có phải trò đùa dễ chơi đâu nếu anh không có kiến thức, không có khả năng thật sự. Tinh vi láu cá như ông Hồ dám nhận tập ngục trung nhật ký là cuả mình cuối cùng vẫn bị thiên hạ moi ra sự thật, trước sau cũng vẫn bị lộ vì văn chương là lĩnh vực rất khó gỉa mạo, dối trá. Làm thơ mà mù tịt, nếu ai hỏi ý nghĩa bài thơ của mình như anh chàng Trịnh công Sơn hay Phạm Duy gì đó về bài hát nào đó do chính mình sáng tác ra. Phạm Duy còn thật thà chính tôi không rõ nhưng thấy chữ đó hay nên cho vào. Còn anh chàng Trịnh công Sơn có sẵn nghề mật vụ chỉ điểm thì ranh mãnh trí trá hơn: tôi không giải thích để thử trí thông minh của các bạn trẻ.

Xin có thơ sau:

Bến Văn Lâm

Đình Các Thái Vi xưa náo nhiệt
Hàng năm lễ hội bến Văn Lâm
Văn võ bá quan chầu phủ phục
Hải hà xã tắc nặng tình thâm

Ngày nay quang cảnh sao buồn thế
Lau lách mọc dầy cỏ uá hôi
Chim chóc lao xao tìm bến đậu
Bao phen trần thế hạt sương rơi!

Còn đâu xa giá vua Trần đến
Chiêng trống hò reo bốn mặt quân
Cờ treo đèn kéo không còn nưã
Khắc khoải  mây trời giọt chưá chan!

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Bến Đò
28.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 63

Trích: Kẻm Gió

Sông nằm ở giữa núi hai bên
Nội ngoại nghi môn thật vững bền
Kẻm Gió đẩy thuyền đưa nhẹ gió
Trần gian sao giống ở cõi tiên

Hoàng quang Thuận

Kẻm gió là tiếng địa phương? Hay là hẻm gió, hẽm gió?

4 câu tủn mủn có một lỗi phạm đường qui.

Sông nằm ở giữa núi hai bên - Nội ngoại nghi môn thật vững bền. Đây là 2 câu thơ tối nghĩa nhằm tả một khúc sông mà Thuận gọi là Kẻm Gió. Theo tôi có thể chỗ này giống như túi gió? Sông nằm ở giữa túi gió hay kẻm gió gì đó và hai nên là núi.

Nghi môn là nghi lễ, là diềm thêu căng trước bàn thơ, hay cửa chính của nhà các quan lớn ngày xưa. Trong ngoài nghithức thật vững bền như theo ý Thuận sao?

Nội ngoại nghi môn thật vững bền một câu rất tối nghĩa . Nội ngoại là trong ngoài còn nghi môn là cái gì để giữ cho vững bền. Tả cảnh một cách ngây ngô rối rắm không thấy cái cảnh, cái tình, cái hồn cuả thơ. Theo tôi là 2 câu ú ớ vịt giời vô cảm.

Kẻm gió đẩy thuyền đưa nhẹ gió. Vẫn gió lại gió, câu văn tối tăm mù mịt không biết đâu mà lần. Sau đó là buông ra một một câu: trần gian sao giống ở cõi tiên ? Một câu trơ trẽn vô duyên lạc lõng vô cùng rời rạc thiếu tính logich, tính liên kết trong ngôn ngữ.

Vậy có thơ sau:

Kẻm Gió Lòng Thung

Hai bên vách núi một dòng sông
Nức nở mênh mông gợn giưã lòng
Thuyền ai lướt sóng qua Kẻm Gió
Thiếu phụ bâng lại nhớ chồng

Biết đến bao giờ chàng trở lại
Phong sương cát bụi kiếp trần ai
Thiếp ở Hoa Lư lầu nguyệt vọng
Bâng khuâng thổn thức suốt canh dài

Kẻm Gió chao ôi chốn thần tiên
Lạc vào bến mộng chớ đừng quên
Có người vợ trẻ đang mong đợi
Hiu hắt  sương rơi tủi  lụy phiền

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Kẻm Gió
28.8.2012 Lu Hà

Trích: Am Tiên

Rêu phong phủ đá lưng chừng núi
Cô tịch chùa xưa động AM tiên
Lạc lối non cao đền động cũ
Nhũ ĐÁ trần HANG tỏa KHÍ thiêng

Cây đa cổ thụ rợp màu xanh
Chim ĐUA nhau HÓT gió RUNG cành
Ngàn XƯA hang ĐỘNG là ngục đá
Hai bên còn mấy chú lính canh

Hoàng quang Thuận

Đếm được 8 lỗi đường qui. Rõ ràng đây là thơ tự do. Thơ này gán cho vua Trần thì tội cho vong linh của Ngài quá. À nên gọi là giác linh mới đúng vì vua Trần nhập niết bàn rồi.

Khổ đâu lai nhai cứ nhắc đi nhắc lai mãi mấy chữ động, hang, đá chẳng có gì gọi là cảm xúc cuả hồn thơ. Khổ sau cũng tương tự: Cây đa cổ thụ rợp màu xanh - Chim đua nhau hót gió rung cành thì có cái quái gì đáng gọi là thơ.

Ngàn xưa hang động là ngục đá - Hai bên còn mấy chú lính canh. Viết như vậy là chẳng khác gì diễu cợt sư cụ tu ở chùa hay ở cái am?

Này nhé: Chỗ này sư tu ngày xưa là ngục đá đấy. Bây giờ còn có mấy chú lính canh để dám sát sư tu? Tuy Thuận không đặt một cái dấu hỏi để thách thức sư cụ nhưng viết vậy có khác chi nhạo báng sư cụ ? Cách mấy ngàn năm qua rồi, bây giờ còn hỏi lính canh theo kiểu độc tài công an trị dám sát nhà tu hành?

Tôi xin có thơ sau:

Am Động Thiền Tu

Am tiên cây cỏ khác phàm trần
Róc rách suối reo trăng gió ngàn
Sư cụ toạ thiền trên tảng đá
Rêu phong nhũ đá đẹp vô ngần

Ngày xưa dấu vết còn loang lổ
Thấm máu phạm nhân cảnh phũ phàng
Sống chết ra sao trong ngục tối
Luân hồi trôi nổi có hay chăng

Phù du bao kiếp đời đau khổ
Oán hận duyên tình phận dở dang
A di đà Phật tu chuà đá
Tây Trúc toà sen kẻo nhỡ nhàng

thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Am Tiên
28.8.2012 Lu Hà

***

Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận 64

Trích: Núi Văn Núi Võ

Văn võ song toàn cặp núi đôi
Phượng hoàng hạ cánh giữa lưng đồi
Thuyền xuôi cánh nhạn vào Tam Cốc
Kỳ vĩ trời xanh hiếm TRÊN đời

Hoàng quang Thuận

Bài thơ lỗ mũi này, ông Thuận nhét vưà đủ một lỗi đường qui, khó mà tin, thơ này là do vua Trần mớm cho? Không biết Thuận nhặt cọng rác này ai thải ra mà nâng niu vậy hay tự nghĩ ra?

Trong lịch sử hay có truyền thuyết nào nói về phượng hoàng hạ cánh không giữa lưng đồi ở núi đôi? Đang tả hai vách núi dựng đứng và một dòng sông chảy giữa thì lại lòi ở đâu ra một cái đồi? Chẳng là ở trên có vần đôi thì dưới vần đồi, cứ viết đại lên cho chúng nó sài và tâng bốc mình? Thuận quả là tay bịp nhà nghề.

Thật ra phượng hoàng là giống chim do người Tàu tưởng tượng ra. Phượng con đực, hoàng con cái theo thời gian thì gọi chung là Phượng hoàng chỉ vẻ đẹp của hoàng hậu, bên cạnh vua là con rồng. Giống chim này tưởng tượng ra hay đã có thật trước đây một nghìn năm ở bên Tàu? Đầu gà, cổ rắn, mình rùa, đuôi cá? Tả núi văn võ lại bỗng dưng phịa ra con phượng hoàng đậu xuống chả ra thế nào cả. Vì phượng hoàng chỉ phái yếu phái đẹp như công chúa hoàng hậu mà thôi.

Thuyền xuôi cánh nhạn vào Tam Cốc? Làm gì có con nhạn nào dở hơi bay dọc theo dòng sông? Thường chỉ có nhạn bay ngang sông.

Kỳ vĩ trời xanh hiếm trên đời? Trời xanh có quái gì mà hiếm, nước nào mà chẳng có trời xanh. Một bài thơ tủn mủn nghèo nàn về ý tưởng và hồn thơ. Chứng tỏ cha đẻ của nó là một kẻ vô học thiếu giáo dục về văn chương từ nhỏ nên chỉ quen thuổng thơ của thiên hạ hay viết xằng bậy nhí nhố để đạt mục đích khoa trương, kinh doanh moi tiền thiên hạ hòng làm giàu.

Tôi cũng có thơ sau:

Cặp Núi Chầu

Văn võ đôi bờ đứng cả hai
Thiên nhiên toà ngọc cõi trần ai
Thuyền ai mát mái vào Tam Cốc
Hai núi cúi chào  Bích Động Đài

Nhật nguyệt song hành ngắm núi đôi
Hoa Lư tiên cảnh để muôn đời
Lưu danh thiên cổ Đinh Hoàng Đế
Đại Việt hoàng cung máu lệ rơi!

Sừng sững hiên ngang dưới đất trời
Điạ linh nhân kiệt nước sông trôi
Rì rào sóng vỗ chiều tam động
Bia đá ngàn thu tiếng để đời

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Núi Văn Núi Võ
29.8.2012 Lu Hà

Trích: Hang Cả

Bảy sắc cầu vồng trên HANG Cả
Lung linh kỳ ảo dáng tiên bay
Chú chim lao xuống sông BẮT cá
Trăm HOA thiền MỘNG giữa BAN ngày

 Hoàng quang Thuận

Một bài thơ tủn mủn chật hẹp cũng cố nhét vào 5 lỗi phạm đường qui.

Tức cười: Bảy sắc cầu vồng trên hang cả. Cầu vồng khỉ nào mà có bảy sắc trên hang cả? Cái hang hun hút cây cối rậm rạp cả vùng trời gần như tối om thì ai có thể nhìn thấy bảy sắc cầu vồng?

Lung linh kỳ ảo dáng tiên bay? Thối không chịu được có cô tiên nào bay mà lung linh lại còn kỳ ảo?

Chú chim lao xuống sông bắt cá? Con chim nào mà hung hãn như vậy chả xứng tí nào với sự xuất hiện của cô tiên. Chú chim của ông Thuận thì có, cứ ngửi thấy mùi gái mùi mắm tôm,mùi mồ hôi tiên nữ mới dữ tợn như vậy? Chữ lao là để tả sự bất cần đời nghĩa là chiếm đoạt cho bằng được.

Trăm hoa thiền mộng giữa ban ngày? Câu này ông Thuận viết như vậy là lăng nhục nhà Phật đấy. Này nhé: Ở trên tả cầu vồng chỉ sự thiêng liêng cuả trời đất hay vương quyền hoàng đế hay tôn danh đạo pháp, rồi lại có sự xuất hiện cô tiên nào đó, rồi một chú chim cu, chim gáy, hay quạ đen v. v... tỏ ra hung hãn lao xuống săn mồi. Sau đó là trăm hoa ngây ngất đắm chìm say sưa ông bảo là hoa thiền mộng?

Hoa bướm chỉ sự ân ái lả lơi. Hoa chỉ giới đẹp là cánh đàn bà phụ nữ. Ông viết vậy có khác chit bảo hoa say tình dâm đãng giống với cảnh tiên chim săn đuổi nhau ở câu trên. Ông còn cả gan gán thêm chữ thiền mộng giữa ban ngày không phải ban đêm nghĩa là sự dâm đãng đã lên đến cực điểm. Một bài thơ thiếu lý trí và nhân cách cuả một người bình thường, không có tí chút liêm sỉ, không có lòng tự trọng về nhân cách

Bài thơ thiếu hồn người tình người hay tình yêu nam nữ trong sáng.

Tôi có thơ sau:

Hang Anh Cả

Anh cả hang sâu tình rộng lượng
Trong lòng đất mẹ cảnh thần tiên
Nhũ đá dị kỳ công tạo hoá
Từng đêm sóng vỗ dễ nào quên

Chim sa cá nhảy huyền thơ mộng
Núi đá chênh vênh suối vắt ngang
Thướt tha ong bướm lam chiều nhạt
Thuyền vào tam động nhẹ lâng lâng.

thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Hang Cả
29.8.2012 Lu Hà

***

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92

Lu-Hà @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site