lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Thích Minh-Châu: Khi chính trị xâm nhập vào tôn giáo: Hành tung bí ẩn của một nhà sư (Bài 4)

1, 2, 3, 4

Hòa Thượng Thích Minh Châu, một nhà tu có hành tung bí ẩn và gây nhiều tranh luận, đã qua đời hôm 1.9.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.

...

minh-châu đinh-văn-năng

Minh-Châu Đinh-Văn-Năng, đảng viên trung kiên của đảng Cộng-sản Việt-Nam 

Trong cuốn Bạch Thư đề ngày 31.12.1993, Hoà Thượng Thích Tâm Châu đã viết:

“Khi quân Cộng Sản từ rừng về Sài Gòn, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.”

Chắc đa số quý vị đã biết người dẫn gần 500 Tăng, Ni đi đón “quân giải phóng” đó là ai rồi. 

Ngoài công tác khởi đầu nói trên, sau ngày 30.4.1975, Thượng Tọa Thích Minh Châu đã được Đảng CSVN giao cho hai nhiệm vụ rất quan trọng, đó là phá sập Giáo Hội Ấn Quang và huấn luyện hệ thống sư quốc doanh.

ĐÓN “QUÂN GIẢI PHÓNG

Báo Sài Gòn Giải Phóng online ngày 6.5.2009 có đăng bài “Buổi bình minh ở khu căn cứ lõm” của  Phạm Thục kể lại chuyện quân Việt Cộng tiến vào Sài Gòn qua ngã tư Bảy Hiền, trong đó có đoạn ghi như sau:

“Khoảng 15 giờ ngày 30-4, lực lượng của anh Hai Nhựt, anh Tư Vũ (Nguyễn Thế Thông) và các đồng chí khác đã về đến Bảy Hiền. Nơi đây bà con đã tập trung rất đông để chào đón những đứa con giải phóng.”

Số “bà con đã tập trung rất đông” nói ở đây là khoảng 500 người, bao gồm một số tăng ni, sinh viên Đại Học Vạn Hạnh và một số Phật tử thuộc Giáo Hội Ấn Quang. Nhóm này được Thích Minh Châu và Nguyễn Trực điều động và dẫn đi.

Khi có lệnh các công chức và quân nhân chế độ cũ phải ra trình diện, Viện Đại Học Vạn Hạnh đã tự động biến thành một địa điểm trình diện do Nguyễn Trực điều hành. Sau đó Nguyễn Trực trở thành một thành viên của Ủy Ban Quân Quản Quận Ba. Các công chức cao cấp và sĩ quan trong vùng ít ai dám đến trình diện ở Viện Đại Học Vạn Hạnh, vì kinh nghiệm của vụ Phật giáo đấu tranh chiếm Đà Nẵng năm 1966, họ biết rằng đến một nơi do nhóm “cách mạng giờ thứ 25” chiếm đóng, có thể bị mất mạng như chơi.

Sau này, Nguyễn Trực tổ chức vượt biên để kiếm tiền đã bị bắt và bị khai trừ. Một nguồn tin cho biết gần đây Nguyễn Trực đã được đến định cư tại Orange County, California, do sự bảo lãnh của một người con vượt biên.

Vợ của Thích Minh Châu là Lê Thị Bé đã hoạt động tích cực trong Hội Phụ Nữ Cứu Quốc khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945 và sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Sau 30.4.1975, Lê Thị Bé và hai con đã được Đảng cấp giấy phép cho vào Sài Gòn thăm chồng là Thượng Tọa Thích Minh Châu, nhưng chỉ được phép ở lại Saigon 10 ngày mà thôi. Trong dịp này bà có đến thăm một vài gia đình quen thân cũ đã di cư vào Nam năm 1954. Đảng không muốn dân chúng biết lai lịch của Thích Minh Châu để bảo vệ uy tín của ông và xử dụng ông vào công tác Phật Giáo vận quan trọng sau này.

Chúng tôi may mắn được gặp và nói chuyện với một người thân đã đón tiếp bà Lê Thị Bé nên biết được nhiều chuyện bí mật về cuộc đời của Thích Minh Châu và gia đình của ông.

PHÁ SẬP GIÁO HỘI ẤN QUANG

Cũng trong cuốn Bạch Thư nói trên, Hoà Thượng Tâm Châu đã viết:

“- Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang. 

- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam-Bắc của Cộng Sản, một Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh Cộng Sản, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu.”

Nhiều người đã đặt câu hỏi: Cứ theo Bạch Thư của Hoà Thượng Tâm Châu, Giáo Hội Ấn Quang rất “có công với Cách Mạng”, tại sao nhà cầm quyền CSVN lại đánh sập giáo hội này? Thích Minh Châu đã đóng vai trò gì trong vụ đó?

Câu chuyện khá phức tạp. Khi Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam, đa số các tăng sĩ trong Giáo Hội Ấn Quang tin tưởng một cách đơn giản rằng họ là những người “có công với Cách Mạng” và Phật Giáo sẽ trở thành một thế lực lớn mạnh nhất khi thống nhất được Phật Giáo Nam – Bắc. Công việc đầu tiên là phải thống nhất Phật Giáo dưới sự lãnh đạo của Giáo Hội Ấn Quang, sau đó sẽ dùng Phật Giáo “hóa giải” Cộng Sản và tiến tới nắm chính quyền.

Trong “Đơn xin cứu xét nhiều việc” gởi nhà cầm quyền CSVN, Hoà Thượng Huyền Quang kể lại rằng sau ngày thống nhất đất nước, Giáo Hội Ấn Quang đã viết thư cho Hội Phật Giáo ở miền Bắc đề nghị thống nhất, nhưng hội này không đáp ứng. Giáo Hội đã cử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu từ miền Bắc về đại diện cho Giáo Hội đến xin gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, lúc bấy giờ là Bộ Trưởng Văn Hóa. Hoà Thượng Huyền Quang cho biết về câu chuyện gặp gỡ giữa hai bên như sau:

“Hòa Thượng chúng tôi xin phép cho Giáo Hội chúng tôi vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam, sau đó tiến đến thống nhất Phật Giáo hai miền. Nhưng bị ông Bộ Trưởng Văn Hóa từ chối với lý do: “Thống nhất Phật Giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật Giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật Giáo phản động!” Hòa Thượng chúng tôi hỏi: “Phật Giáo phản động là ai?” Ông Bộ Trưởng Hiếu không trả lời (Ông Hiếu ám chỉ Giáo Hội chúng tôi là phản động)”.

Bị coi là “Phật Giáo phản động”, Giáo Hội Ấn Quang tưởng như đang ở dưới thời VNCH, mở chiến dịch chống lại. Cộng Sản đã đàn áp thẳng tay và tìm biện pháp xóa sổ Giáo Hội Ấn Quang.

Ngày 12.2.1980, Hà Nội cho Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, Quyền Hội Trưởng Hội Phật Giáo Thống Nhất (quốc doanh miền Bắc) vào Nam vận động thống nhất Phật Giáo. Ông họp với 20 đại biểu của các tổ chức và tông phái Phật Giáo miền Nam do Mặt Trận Tổ Quốc lựa chọn. Kết quả, hội nghị đã quyết định thành lập Ủy Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo và bầu Thượng Tọa Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Ấn Quang làm Trưởng Ban, còn Hòa Thượng Đôn Hậu, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, làm Cố Vấn.

Thượng Tọa Minh Châu đã đóng vai trò gì trong cuộc “vận động” này? Tài liệu cho biết Thượng Tọa Minh Châu đã họp các Thượng Tọa Trí Thủ, Trí Tịnh, Thiện Hào, Thiện Châu, Từ Hạnh và Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Đỗ Trung Hiếu, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm... thành lập một nhóm chống lại sự phản kháng của nhóm Thượng Tọa Huyền Quang và Quảng Độ. Ngày 17.8.1981 Thượng Tọa Minh Châu đã làm một bản báo cáo cho biết tại Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội Ấn Quang “đã diễn ra những sự kiện khác thường”, đó là việc “Thượng Tọa Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo triệt hạ uy tín toàn Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo, ngang nhiên thách thức Chính phủ và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.”

Chúng ta cần nhớ rằng kể từ khi GHPGVNTN bể làm hai vào năm 1966, Thượng Tọa Minh Châu luôn ở trong Giáo Hội Ấn Quang với chức vụ Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục cho đến sau năm 1975.

Trong đại hội ngày 4.11.1981 tại chùa Quán Sứ ở Hà Nội có 164 đại biểu của các tổ chức, giáo hội và hệ phái Phật Giáo tham dự, Thượng Tọa Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Ấn Quang đã đem Giáo Hội này sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tức Giáo Hội nhà nước, và được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Phó Chủ Tịch, còn Thượng Tọa Minh Châu giữ chức Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký liên tiếp ba nhiệm kỳ I, II và III từ 1981 đến 1997. Sau đó ông làm thành viên của Hội Đồng Chứng Minh.

Các Thượng Tọa Thiện Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số vị khác không tán thành, đã bị bắt.

ĐÀO TẠO CÁC SƯ QUỐC DOANH

Năm 1976, Thượng Tọa Minh Châu đã bàn giao Viện Đại Học Vạn Hạnh cho Bộ Giáo Dục, sau đó lên cơ sở II ở Phú Nhuận thành lập Phật Học Viện Vạn Hạnh. Công việc chính được Đảng Cộng Sản giao cho ông là huấn luyện các sư quốc doanh.

Năm 1981, ông được đưa ra Hà Nội mở Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam Cở Sở I ở chùa Quán Sứ và làm Hiệu Trưởng. Nay trường này đã được đổi thành Học Viện PGVN và năm 2006 được dời về một cơ sở rộng lớn mới được xây cất ở thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Năm 1984, ông trở lại Sài Gòn và biến Phật Học Viện Vạn Hanh thành Trường Cao Cấp Phật Học Cơ Sở II do ông làm Hiệu Trưởng. Nay trường này cũng đã được biến thành Học Viện PGVN.

Hiện nay tại Việt Nam có 4 Học Viện Phật Giáo trên toàn quốc trực thuộc Trung ương Giáo Hội Phật Giáo nhà nước được dùng để huấn luyện các sư quốc doanh, đó là các Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội, Sài Gòn, Huế, và Học Viện Phật Giáo Nam Tông Khmer tại Cần Thơ.

Theo tài liệu, các tăng ni sinh khi trúng tuyển vào học tại các Học viện này được tu học nội trú 100% trong ký túc xá. Tăng ni sinh được miễn 100% kinh phí ăn ở và 90% kinh phí đào tạo trong suốt thời gian tu học. Các báo trong nước viết: “Hòa thượng (Minh Châu) đã mở trường trong Đạo và ngoài đời để đào tạo hàng nghìn Tăng Ni cấp Cử nhân Phật học cho Giáo hội, hàng chục nghìn sinh viên có bằng cấp thành đạt cho xã hội.”

Thực chất của các “sư quốc doanh” hay “sư công an” được Thích Minh Châu đào tạo như thế nào, các bloggers đã mô tả khá nhiều. Ở đây chúng tôi chỉ xin trích lại một đoạn của một tác giả trong nước phổ biến trên các diễn đàn:

“Nhân ngày làm lễ tốt nghiệp ra trường “Đại Học Phật Giáo” cho 274 tăng ni tại thành phố HCM hôm kia, làm tôi nhớ lại chuyến đi thăm trường “Đại Học Phật Học” này, Khi tôi vào thăm trường, cả 6 lớp đang học tiếng Phạn, khoảng 30 phút sau thì đến giờ giải lao. Nghe nói hôm đó Thầy Thích Thanh Tứ đến nói chuyện với các tăng ni trong trường nên không khí rất khẩn trương và nghiêm túc. Nhìn bãi để xe của nhà trường làm tôi suy nghĩ. Các tăng ni nam nữ đi học Đại học hầu hết là bằng xe máy phân khối lớn và toàn loại sang. Có nhiều tăng ni đi đến trường cả bằng ô tô con nữa.

“Trong giờ giải lao, quanh các quày bán sách, và sân trường tiếng chuông điện thoại Mobile phone của các tăng ni réo rắt không ngừng. Hầu hết các “Hoà Thượng Trẻ” đều dùng máy đời mới và nhỏ xíu. Tôi ghé vào quán sách dưới bóng Bồ Đề ở góc sân trường để tìm mua một vài quyển sách, thì thấy ở đây sách rất nhiều in và bìa đẹp, nhưng giá thì rất đắt, có quyển giá tới 540 ngàn đồng. Thoạt đầu tôi tưởng với giá đắt như thế các bậc Hoà Thượng Tương lai sẽ ít mua, nhưng trái với dự đoán của tôi, bác bán sách cho tôi biết nhiều hôm không có đủ sách để bán.

“Tôi đang đứng suy nghĩ điều gì đó dưới bóng cây bồ đề, bỗng có một vật lạ bay vào đầu tôi và tôi ngạc nhiên quay về phía sau thì thấy ba nữ Tăng Ni Đại học Phật Giáo xấu hổ quay mặt đi vì các cô đó ném cái hạt Ô-mai trật mục tiêu,.. Lẽ ra nó phải bay xa hơn nữa và trúng vào vị Nam Tăng ni đẹp trai, người đang đứng phía trước tôi và đang say sưa trả lời điện thoại...”

Theo báo cáo mới nhất, hiện nay trong nước có khoảng 17.000 cơ sở chùa chiền với khoảng 50.000 tăng ni. Dĩ nhiên, trong số này cũng có rất nhiều vị chân tu, đi tu để tìm “con đường giải thoát”. Nhưng đa số sư công an đều thuộc loại “chân tu mà tay không tu”. Họ được phái đến “trụ trì” tại các cơ sở Phật Giáo để bảo vệ an ninh và kinh tài.

MỘT ĐẢNG VIÊN ĐÚNG TIÊU CHUẨN

Các chức vụ và huân chương mà Thích Minh Châu được chính quyền ban cho kể từ sau ngày 30.4.1975 quá nhiều, không thể ghi lại hết được, trong đó có làm đại biểu quốc hội 4 khóa liền, từ khoá VII đến khoá X.

Không như Thích Trí Quang, tâm đầy tham vọng và ảo tưởng, lúc nào cũng xưng hùng xưng bá, khoác lác và hung hăng con bọ xít..., Thượng Tọa Minh Châu là một con người hòa nhã, không hiếu động, luôn hành động theo đường lối của Đảng, không để lộ tung tích. Ông đã làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó trong công tác trí vận ở miền Nam trước đây và sau 1975 đã góp công rất lớn trong việc dẹp tan “Phật Giáo phản động” và đào tạo cho Đảng một hệ thống sư quốc doanh hoạt động có hiệu năng. Vì thế, ông là một tăng sĩ có uy tính nhất đối với Đảng và nhà cầm quyền CSVN. Người được chọn để thay ông là Hoà Thượng Thích Trí Quảng, một đảng viên người gốc Củ Chi, cũng có kiến thức và những đặc tính tương tự như Thích Minh Châu.

Sau khi Thích Minh Châu qua đời, báo trong nước cho biết các phái đoàn như Tổng Bí Thư BCH TW Đảng, Chủ tịch nước, Quốc Hội, Chính phủ, UBTW MTTQ VN, Bộ Công an... đã đến dâng hương và đảnh lễ. Qua ông, chính sách tôn giáo vận của Đảng Cộng Sản coi như đã thành công. Nhưng ông ra đi không thấy Niết Bàn, "chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ"!

Điều đáng ngạc nhiên là mặc dầu Thích Minh Châu đã góp công rất lớn trong việc làm tan rã Giáo Hội Ấn Quang, làm biến thể Phật Giáo và biến Phật Giáo thành công cụ của Đảng CSVN, ông vẫn được một số tăng ni và Phật tử của Giáo Hội này quý mến và tôn sùng. Thật đắng cay cho vận nước!

Ngày 27.9.2012

Lữ Giang

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site