lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Quân Sử Việt Nam |quân đoàn IV quân khu IV

Quân Sử Việt Nam | sư đoàn 7 bộ binh quân lực việt nam cộng hòa

Sư đoàn 7 Bộ-Binh, Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

7/ Thần tướng Trần-Văn-Hai (1929 - 1975)

Tướng Trần-Văn-Hai: Từ Biệt-Động-Quân Đến Sư Đoàn 7

Quân Sử Việt Nam | Chuẩn tướng Trần-Văn-Hai

Thần tướng Trần-Văn-Hai

* Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần Văn Hai tại mặt trận Khe Sanh

...

* Từ Tết Mậu Thân 1968 đến Mùa Hè 1972

Khi CSBV mở cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968 đợt 1 và đợt 2 tại Sài Gòn-Chợ Lớn, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần văn Hai đã có mặt ngay trên trận địa của các tiểu đoàn Mũ Mâu để đôn đốc, chỉ thị cho các đơn vị trưởng điều động lực lượng quyết chiến với địch quân, giành lại từng con đường, từng khu phố bị CQ chiếm giữ. Tháng 6/1968, sau khi được thăng cấp đại tá, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (từ giữa năm 1970, Tổng nha Cảnh sát Quốc Gia được cải danh thành bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia). Tháng 7 năm 1970, Đại tá Trần Văn Hai được thăng cấp chuẩn tướng và cũng trong tháng 7, ông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44 thuộc Vùng 4 chiến thuật (từ tháng 8/1970, các Vùng chiến thuật được cải danh thành Quân khu). Năm 1972, Tướng Trần Văn Hai được điều động lên Cao nguyên để đảm trách chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 2.

* Tướng Trần Văn Hai trên chiến trường Cao nguyên Hè 1972

Trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại Cao nguyên, Tướng Trần Văn Hai thường xuyên đôn đốc các đơn vị Biệt động quân phản công giải tỏa áp lực CSBV trên Quốc lộ 14. Ông đã đến tận trận địa của các tiểu đoàn Biệt động quân để trực tiếp ban quân lệnh phản công. Trong kế hoạch tái chiếm đỉnh Chu Pao, có độ cao trên 1059 mét, cách Pleiku 17 km về hướng Bắc, Tướng Trần Văn Hai đã đến tận tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 62 Biệt động quân biên phòng, sau đó ông đã cùng với 1 trung đội Biệt động quân hộ tống len lỏi theo đường rừng để lên căn cứ 41 cách Pleiku khoảng 15 km về hướng Bắc. Tại căn cứ này, ông đã thảo luận với vị đại tá chỉ huy cụm tuyến phòng ngự khu vực về kế hoạch phản công. Rời căn cứ này, ông trở lại bộ chỉ huy tiểu đoàn 61 Biệt động quân để trực tiếp ban lệnh tấn kích tái chiếm đỉnh Chu Pao.

* Từ Dục Mỹ đến Miền Tây

Năm 1973, Tướng Trần Văn Hai rời Cao nguyên về Dục Mỹ giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ kiêm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn (Huấn khu Dục Mỹ gồm ba quân trường: Biệt động quân, Pháo Binh và Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn). Đầu tháng 11/1974, trong kế hoạch tái phối nhiệm các tư lệnh đại đơn vị, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh thay thế, bổ nhiệm một số tư lệnh Quân đoàn và Sư đoàn. Theo nội dung sắc lệnh này, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4. Đây là lần thứ hai, Tướng Trần Văn Hai trở lại chiến trường miền Tây trong cương vị một tư lệnh chiến trường. Vào những năm cuối của cuộc chiến, bộ Tư lệnh chính của Sư đoàn 7 Bộ binh đặt tại căn cứ Đồng Tâm, tỉnh Định Tường.

* Những ngày cuối cùng của Tư lệnh Sư đoàn 7 BB Trần Văn Hai

Lời người viết (Trịnh Văn Ngân): Trong khoảng thời gian 1975 – 1977, người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với Trung Úy Huỳnh văn Hoa, sĩ quan tùy viên của Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Chỉ Huy Trưởng căn cứ Đồng Tâm.  Trước đó, Chuẩn Tướng Trần văn Hai đã từng là Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, và cũng từng là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.  Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối của Chuẩn Tướng Trần văn Hai.,  Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác cuả QLVNCH: Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm văn Phú, Thiếu Tướng Lê nguyên Vỹ, Thiếu Tướng Lê văn Hưng, v.. v.. “Tôi” trong bài này chính là Trung Úy Hoa.

Theo lời kể của Trung úy Huỳnh Văn Hoa (ấn bản tiếng Anh không ghi dấu), sĩ quan tùy viên của Tướng Trần Văn Hai, được cựu sĩ quan QL.VNCH Trịnh Văn Ngân ghi lại và sau đó được cựu sĩ quan Biệt động quân Vũ Đình Hiếu dịch sang Anh ngữ phổ biến trong đặc san Biệt Động Quân (ấn bản tiếng Anh), chi tiết về cái chết đầy dũng liệt của Tướng Trần Văn Hai được tóm lược như sau.

Trưa ngày 30 tháng 4/1975, sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tướng Trần Văn Hai đã tập họp các sĩ quan tại Hội quán Sĩ quan Sư đoàn. Tại cuộc gặp gỡ lần cuối cùng này, Tướng Hai đã ngỏ lời cám ơn tất cả các sĩ quan đã cộng tác với ông trong thời gian qua, và ông gửi lời từ biệt đến các chiến hữu của mình. Cuối cùng, ông mong mỏi anh em nhanh chóng trở về nhà, lo cho gia đình và tránh đối mặt với phía “bên kia”.

3 giờ chiều, Tướng Hai gọi vị trung úy tùy viên vào văn phòng Tư lệnh. Khi người tùy viên bước vào, anh cảm nhận có một cái gì khác thường ở vị tư lệnh: ông không ngẩng đầu lên nhìn tùy viên của mình đang đứng trước mặt. Ông vẫn ngồi yên, suy nghĩ một điều gì đó. Một lát sau, ông ra dấu cho người tùy viên ngồi xuống ghế, và chậm rãi nói:

-Tôi cám ơn anh đã ở cạnh tôi vào giờ cuối cùng này...

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site