lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Quân Sử Việt Nam | sư đoàn 5 bộ binh, quân lực việt nam cộng hòa Quân Sử Việt Nam | quân đoàn III quân khu III

Sư-Đoàn 5 Bộ-Binh, Quân-Đoàn III Quân Khu III Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Chuẩn tướng lê nguyên vỹ

Thần tướng Lê Nguyên Vỹ

...

Chiều ngày 29/4, sau cuộc họp tham mưu thường lệ tại phòng họp của bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, vào 7 giờ tối, các đơn vị của Sư đoàn 5 BB được lệnh của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 là phải bỏ Lai Khê di chuyển về Bình Dương. Theo kế hoạch, tất cả quân dụng hư hỏng và giấy tờ không quan trọng phải thiêu hủy tại chỗ. Do đó, tối 29/4, cả căn cứ Lai Khê có từng đám cháy đỏ rực. Cùng với căn cứ Lai Khê, khu vực Phú Giáo ở xa cũng có từng đám lứa như thế do lực lượng phòng thủ tại Phú Giáo cũng di tản.

Lúc bấy giờ, Trung tá Nguyễn Minh Tánh, Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 1 Kỵ binh, được báo tin CQ đặt chốt ở xã Mỹ Thạnh phía Nam Bến Cát, ông xin với Tư lệnh Sư đoàn 5 BB cho điều động chiến xa đi giải tỏa thế nhưng Tướng Vỹ nói ban đêm khó phối kiểm, để đến sáng sẽ tính. Trung tá Tánh gọi máy về hậu cứ đang đóng tại Trại Phù Đổng (Bộ chỉ huy Thiết Giáp) Gò Vấp hỏi tình hình ở vòng đai Sài Gòn. Trong điện thoại Trung tá Tánh nghe cả tiếng súng nổ văng vẳng, và tiếng động cơ của các trực thăng. Trung tá Tánh cũng được biết bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã di chuyển về Phù Đổng( Trung tướng Toàn vẫn kiêm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Thiết Giáp khi giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 3 thay thế Trung tướng Dư Quốc Đống xin từ chức sau khi Phước Long thất thủ vào tháng 1/1975).

Trung tá Nguyễn Minh Tánh đã báo tin này cho Tướng Vỹ. Trước đó, theo lời của Trung tá Tống Mạnh Hùng, một trong những sĩ quan cao cấp của bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, thì Tướng Vỹ đã gọi điện thoại về bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nhưng không ai trả lời, ông tức giận nói: “Tụi nó chạy trốn cả rồi.”

* Những giờ cuối cùng của Anh hùng Lê Nguyên Vỹ

Đêm 29 tháng 4/1975 là đêm dài nhất cho tất cả quân sĩ Sư đoàn 5 BB đang còn ở lại Lai Khê. Các vị trí tiền đồn báo cáo từng đoàn quân xa của CSBV đủ loại di chuyển nhưng đi vòng tránh căn cứ Lai Khê. Sáng ngày 30 tháng 4/1975 vào lúc 7 giờ, tất cả sĩ quan ngồi họp tại Phòng họp Hành quân của Bộ Tư lệnh Sư đoàn. Vừa họp xong, Đại úy Nguyên, chánh văn phòng Tư lệnh, tới báo cáo là 10 giờ Tổng thống Dương Văn Minh sẽ đọc bài diễn văn quan trọng liên quan đến tình hình. Tướng Lê Nguyên Vỹ bảo các Sĩ quan ngồi chờ tại chỗ bên cạnh chiếc radio và tách cà phê nóng. Đúng giờ, mọi người đều nghe bài phát thanh của ông Dương Văn Minh. Khi nghe lệnh tiếp theo của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được ông Dương Văn Minh cử làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc (Tổng tham mưu trưởng được bổ nhiệm vào ngày 29/4), thì Tướng Vỹ ra lệnh cho Trung tá Nguyễn Tấn Văn, treo cờ trắng trước cổng trại, rồi ông cho triệu tập tất cả các sĩ quan, quân nhân tại bộ Tư lệnh để giải thích cho mọi người rõ về lệnh của ông Dương Văn Minh.

Theo lời kể của một số sĩ quan có mặt lúc đó, bằng giọng nói cương quyết, tướng Vỹ nói: “Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là bắt chúng ta buông súng đầu hàng. Riêng với tôi, là một tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Từ nay, tôi không còn chỉ huy các anh em nữa, các anh em tự lo liệu lấy”. Sau đó, tướng Vỹ cho tìm bác sĩ Hiếu, Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Quân Y, có lẻ ông định tìm thuốc độc tự tử, nhưng bác sĩ Hiếu đã lánh mặt. Các sĩ quan thân cận quanh tướng Vỹ tìm cách dấu hết súng vì sợ vị tư lệnh tự tử. Các sĩ quan cùng nhau khuyên ông, nhưng ông lại yêu cầu mọi người rời khỏi căn cứ, đừng đợi Việt Cộng vào.

Trước khi vĩnh biệt các sĩ quan trong bộ Tư lệnh , tướng Vỹ đã mời mọi người sang nhà riêng ăn cơm chung. Vừa lùa xong chén cơm một cách vội vã, trong khi mọi người đang ăn thì tướng Vỹ đi nhanh vào “trailer”. Hai tiếng súng nổ chát chúa, mọi người bỏ đủa chạy vào thì thấy Tướng Vỹ nằm trên vũng máu. Dù tất cả các súng đã giấu kỹ nhưng còn khẩu súng Beretta 6.35 để trong trailer thì không ai ngờ đến. Vào giây phút đó, quanh Tướng Vỹ có Đại tá Từ Vấn, Tham mưu trưởng Sư đoàn, Trung tá Tống Mạnh Hùng và một số sĩ quan tham mưu. Mọi người đã thay quần áo cho vị Tư lệnh, và đứng nghiêm chào vĩnh biệt vị chủ tướng anh hùng. Tướng Vĩnh ra đi ở tuổi 42. (Một bài viết của ông Thanh Sơn, dựa theo theo lời kể một số bạn bè, đăng trong KBC, lại ghi rằng: sau khi nói chuyện xong với anh em quân nhân Sư đoàn 5 Bộ binh, tướng Vỹ bước ra sân đứng nghiêm dưới cột cờ của bộ Tư lệnh, rồi tự sát bằng khẩu súng lục chỉ huy của mình).
Trung tá Nguyễn Minh Tánh kể lại rằng khi ông dẫn các Thiết giáp xa cơ hữu đến bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB để đón Đại tá Nguyễn Mạnh Tường và Trung tá Tống Mạnh Hùng (hai sĩ quan này cùng khóa 5 Thủ Đức với Trung tá Tánh) như đã hứa trước. Vừa đến nơi thì Trung tá Hùng chạy ra nói: “Anh vào chào Chuẩn tướng Tư lệnh đi, người đã tự sát rồi.” Trung tá Tánh nghe Trung tá Hùng báo tin thì lòng ông vô cùng xúc động. Ông đứng chỗ trailer nhìn vào thì thấy vị Tư lệnh đáng kính của mình nằm yên trong quân phục tươm tất, có huy chương trên túi áo, và hai tay xếp trên bụng. Một viên đạn súng Beretta 6.35 ly trổ từ dưới cằm lên đỉnh đầu. Trung tá Tánh và các sĩ quan thuộc cấp vội chào kính vĩnh biệt người người anh cả của Sư đoàn 5 Bộ binh, một anh hùng của Quân Lực VNCH.

“Chiều ấy Lai Khê u uất lắm
Đất trời cây cỏ ngập màu tang
Khi người nằm xuống, Người nằm xuống
Ta đã mất rồi! Mất Việt Nam.
Sáng Ba Mươi giặc tràn Phú Lợi
Quân ta về trấn thủ Bình Dương
Ta vẫn nghe tiếng Người trong máy
Lòng trung Tổ Quốc vẫn vang vang

… Đồi Bam-mốt Sư Đoàn bị bức tử
Đêm ba-mươi vang vọng những hồn oan
Bao nhiêu năm! cờ tang chưa xả
Sống lưu đày lòng đau nhục mang mang
Trời Tháng Tư vẫn nghẹn ngào trong nắng
Hởi hồn Người! Còn vang tiếng Việt Nam.

(Tưởng nhớ Tướng Lê NguyênVỹ) - Đăng Nguyên.

(Ngoại trừ bài thơ "Tưởng Nhớ Lê Nguyên Vỹ" của ĐN, tài liệu "Tướng Lê Nguyên Vỹ: Từ Miền Tây Đến Căn Cứ Lai Khê" biên soạn dựa theo tài liệu tạp chí KBC, hồi ký của cựu Trung tá Nguyễn Minh Tánh, tài liệu của cựu Thiếu tá Trương Dưỡng, và của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ). (tác giả Vương Hồng Anh)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site