lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn II quân khu II

Quân-Đoàn II Quân Khu II Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

5/ Thần tướng Phạm-Văn-Phú (1929 - 1975)

Việt Nam | Thiếu tướng tướng phạm văn phú

Thần tướng Phạm-Văn-Phú

Phong-Cách Anh-Hùng
Của
Tướng Phạm-Văn-Phú

...

Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Điện Biên Phủ. Tác giả hồi ký Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TĐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đã không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy còn là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lãnh, mà cúi mặt…ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng. (tác giả Nguyễn Đông Thành (trích trong Đời Chiến Binh – Trương Dưỡng)

Thiếu tướng Phạm Văn Phú

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đã chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. Một năm sau, ông được thăng Đại Tá nhiệm chức.

Đầu năm 1966, không hiểu vì lý do gì, ông bị vị Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt trình Bộ Quốc Phòng thâu hồi cấp Đại Tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giữa năm 1966, ông là Đại Tá Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư Đoàn 1 Bộ Binh làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, được thăng cấp Chuẩn Tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc biệt.

Gần cuối tháng 8/1970, Tướng Phú được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai Đại Tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại Tá Vũ Văn Giai -- Tư Lệnh phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Hồ Trung Hậu -- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Đại Tá Điềm, Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ. Từ 1973 đến tháng 10/1974, ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11/1974, thể theo đề nghị của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh cử ông giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn.(Tướng Toàn trở lại binh chủng Thiết giáp, giữ chức chỉ huy trưởng).

Nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 không phải do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do Đại Tướng Cao Văn Viên -- Tổng tham mưu trưởng -- đề nghị, nên Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư Lệnh. Thông thường, các Tư Lệnh Quân Đoàn được quyền chọn lựa tham mưu trưởng, sau đó, bộ Tổng tham mưu sẽ ban hành quyết định hợp thức hóa, thế nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã bị bộ Tổng tham mưu "hạn chế" các quyền hạn dành cho Tư Lệnh Quân Đoàn. Khi Tướng Phú nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, vị tham mưu trưởng đương nhiệm là Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm. (Trong thời gian từ 1967 đến tháng 6/1968, khi Tướng Phú còn mang cấp Đại Tá và giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh thì tướng Cẩm còn là Trung Tá, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn này).

Trong những tuần lễ đầu tiên, Tướng Phú đã hai lần đề nghị hai vị Đại Tá giữ chức vụ tham mưu trưởng Quân Đoàn thay chuẩn tướng Cẩm được bổ nhiệm làm Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn 2, nhưng cả hai lần đều bị Trung Tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân trình với Đại Tướng Cao Văn Viên bác bỏ. Cuối cùng, theo đề nghị của Trung Tướng Khuyên, Đại Tướng Cao Văn Viên đã bổ nhiệm Đại Tá Lê Khắc Lý, nguyên tham mưu trưởng bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1 giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Dù vị tham mưu trưởng không do mình chọn lựa, nhưng Tướng Phú đã tin dùng và ủy nhiệm cho Đại Tá Lê Khắc Lý nhiều quyền hạn trong việc điều hành Bộ Tư Lệnh.

Trước khi cuộc chiến Cao Nguyên (năm 1975) bùng nổ, Tướng Phú được Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn trình bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu vì sao, Tướng Phú không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, còn Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh. Trận chiến Ban Mê Thuột đã bùng nổ vào rạng sáng ngày 10 tháng 3/1975. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14 tháng 3/1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi Cao nguyên.

1, 2, 3, 4, 5

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site