lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)

quân sự việt nam | Thiếu tướng lê văn hưng

Thần tướng Lê Văn Hưng

Tướng Lê Văn Hưng: Từ Sư Ðoàn 21 Ðến Sư Ðoàn 5BB

* Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng

Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức, mãn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đã có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BÐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BÐQ, Ðại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Ðại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đã chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đã được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi còn mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đã tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.

Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại Bình Long hè 1972:

Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Ðông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đã tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đã lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đã cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.

Trận chiến tại Bình Long đã bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng phòng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Ðịch đã mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú phòng đã chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đã phải hạ nòng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị phòng thủ đã vượt thoát khỏi vòng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đã khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.

Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BÐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận Bình Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đã bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đã được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí phòng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đã giữ vững được An Lộc và sau đó đã khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xã tỉnh lỵ.

Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:

Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đã cùng với quân sĩ các cấp giữ vững phòng tuyến tỉnh lỵ Bình Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đã viết về tướng Hưng như sau:

"Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site