lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Thiếu tướng tướng lê văn hưng

Thần tướng Lê Văn Hưng

AN LỘC ANH DŨNG
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

...

Cuộc tấn công bằng chiến xa lần thứ hai, rồi thứ ba ...

Ngày 14-4 đánh dấu một nỗ lực mới của Tướng Nguyễn văn Minh, Tư lệnh Quân khu III. An Lộc bị xiết chặt trong vòng vây. An Lộc bị bó cứng trong mấy cây số vuông. Quân trú phòng không bung ra ngoài được để hoạt động. Số thương vong vì pháo kích mỗi ngày mỗi tăng. Cần phải tìm một lối thoát, lập một đầu cầu mở cửa ra vào An Lộc, nới rộng tầm hoạt động của quân trú phòng. Mặt Bắc, mặt Tây, mặt Nam đều bị bít kín. Chỉ còn mặt Đông Nam, với những ngọn đồi thoai thoải. Những ai phải lãnh nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này ? Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù dưới quyền Đại tá Lê Quang Lưỡng được Trung Tướng Minh chọn, vì quả thật không có đơn vị nào tại mặt trận này làm hơn được LĐ 1/ ND.

Cuộc họp mặt tại căn cứ Lai Khê giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù, Trung Tướng Minh và Đại tá Lưỡng kết thúc mau chóng. Sau 5 vòng bay quan sát, Đại tá Lưỡng chọn ấy Srok Ton Cui làm bãi đáp, 4 cây số Đông An Lộc.

Tiểu đoàn 6 Dù xuống trước dọn bãi đáp. Ngày hôm sau, 15-4, hai tiểu đoàn 5,8 và BCH Lữ đoàn xuống theo. Tiểu đoàn 6/ND ở lại đoạn hậu, trấn giữ Đồi Gió, để hai tiểu đoàn bạn chia làm hai cánh song song tiến vào An Lộc.

Cũng trong thời gian này, nghĩa là vào sáng 15-4, CSBV lại ồ ạt tấn công đợt 2 vào mạn Bắc thị trấn. Một số chiến xa địch lọt được phòng tuyến phía Bắc, xuống đến nửa phía Nam thành phố. Một số lớn chiến xa địch lại bị phá hủy .

Rút kinh nghiệm lần trước, quân trú phòng bắt đầu tranh nhau bắn chiến xa, không phải chỉ bằng M-72 mà bằng cả súng phóng hoả tiễn B.40 và B.41 tịch thu được của đối phương khi chúng xâm nhập thành phố. Chính trong những cuộc giao tranh này, cán binh CSBV để lộ rõ một khuyết điểm trầm trọng trong kỹ thuật tác chiến trong thành phố: thiếu phối hợp giữa bộ binh và chiến xa. Quân trú phòng ẩn nấp trên các cao ốc, trong các hầm trú ẩn, dưới các cống rãnh, tại bất cứ nơi nào kín đáo mà họ thuộc nằm lòng để chỉa tất cả họng súng đủ loại vào một mục tiêu quá lớn, và chỉ cách nhau trong vòng 10 thước. Quân tấn công, tất nhiên từ xa tới, dường như hoàn toàn lạc lõng giữa một thành phố xa lạ . Dù họ có được học tập kỹ càng đến mức nào đi nữa, trên mô hình, dù có thực tập đánh trên xa bàn hàng bao nhiêu lần đi nữa, thì họ cũng không thể nào biết rõ địa thế bằng chính người dân, binh sĩ đang sinh sống tại An Lộc. Đó là chưa kể một lỗi lầm trầm trọng trong chính sách tuyên truyền của CSBV là đã khiến cho binh sĩ của họ mang một tin tưởng quá lạc quan rằng An Lộc đã được giải phóng. Điều này chẳng khác nào họ đã dẫn dụ, lừa bịp binh sĩ của họ vào chỗ chết.

Hơn thế nữa, nếu lúc ban đầu, đoàn chiến xa hùng hậu của CSBV có tác dụng làm phấn khởi tinh thần binh sĩ của họ, đồng thời làm suy giảm nhuệ khí quân trú phòng, thì trong thời gian sau, ảnh hưởng đó lại trái ngược. Trong đợt tấn công bằng xe tăng đầu tiên vào An Lộc, vài đoàn viên xe tăng Cộng sản Bắc Việt được cấp chỉ huy của chúng cho biết trước là An Lộc đã được giải phọng Cho nên lính Cộng sản Bắc Việt lừ lừ cho "tăng" tiến vào thành phố, mở rộng cả nắp pháo tháp ngắm cảnh "thị trấn giải phóng" và chờ đợi những tiếng hoan hô của " dân được giải phóng ". Cũng nhờ vậy mà chúng còn được dịp chạy thoát khỏi xe tăng. Trong các đợt tấn công sau đó, các chiến sĩ ta sau khi hạ được " tăng " địch đều khám phá rằng các đoàn viên tăng cộng sản Bắc Việt đều bị cấp chỉ huy của chúng xích chặt vào " tăng " luôn. Lúc đầu, chiến sĩ ta cứ tưởng là binh sĩ Cộng sản Bắc Việt can đảm cố thủ trong xe tăng ?

Ngày 9/4/1972 tại Quảng Trị, tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến chỉ dùng vũ khí cá nhân M-72 hạ một loạt hàng chục chiến xa địch chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Chiến thắng đầu tay này được loan truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh quốc gia. Cũng trên làn sóng này, kỹ thuật bắn chiến xa cũng được chính các Tướng lãnh giải thích tường tận. Binh sĩ VNCH, hầu như mỗi người đều có một máy thu thanh bỏ túi để nghe âm nhạc, và dường như tất cả đều chú ý nghe ngóng tin tức chiến sự tại các mặt trận khác. Họ biết được hiệu quả của vũ khí chống chiến xa, và các cấp chỉ huy mặt trận cũng không bỏ lỡ cơ hội huấn luyện thêm ngay tại chỗ, như trường hợp của Tướng Hưng, ngay sau trận tấn công bằng chiến xa đầu tiên của CSBV vào An Lộc.

Kể từ khi hạ được chiến xa đầu tiên tại An Lộc, binh sĩ trú phòng lên tinh thần, và vững chãi chiến đấu với địch. Cùng lúc đó, tinh thần của binh sĩ CSBV phần lớn dựa vào chiến xa. Chiến xa bị cháy, bị bắn lật gọng nằm ngổn ngang trên đường phố, họ còn tinh thần đâu nữa để mà chiến đấu ? Bộ binh tùng thiết ( đi theo thiết giáp ) thấy chiến xa bị bắn cháy là mất tinh thần. Đây là một trong những yếu tố khiến cho An Lộc khỏi mất!

Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất của quân VNCH bên trong An Lộc, có thể nói mà không sợ sai lầm, đến 90 phần trăm do pháo kích.

Cũng trong ngày 18/4, Tướng Nguyễn văn Minh dời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III lên Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. Một lực lượng đặc nhiệm gồm 20 ngàn binh sĩ với Nhẩy Dù, Bộ Binh, Thiết kỵ được thành lập để giải toả quốc lộ 13.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site