lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

9/ Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam (1927 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Thiếu tướng nguyễn khoa nam

Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Rạng Danh Anh Hùng

Phạm phong Dinh

...

Trong tháng 11.1974 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được đề bạt lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV thay thế Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi. Thiếu Tướng Nam vô cùng an tâm và hài lòng khi biết vị Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh thay thế ông là Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, một con người kiệt xuất và nhiều huyền thoại. Chắc là ông có được kể cho nghe câu chuyện Chuẩn Tướng Hai cùng hai vị sĩ quan Biệt Động Quân đã đáp máy bay C123 và nhảy xuống chiến trường Khe Sanh đầu năm 1969 ra tận chiến hào tiền tuyến để thăm nom và khích lệ chiến sĩ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân trấn thủ. Một tin vui khác cũng đến với vị tân tư lệnh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, người hùng An Lộc nhận lệnh về trình diện ông với chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Khu IV. Thiếu Tướng Nam cũng đặt hết tin tưởng vào Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, nguyên Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trung đoàn mà đã đương đầu trực tiếp với chiến xa T54 địch, bắn cháy 4 và bắt sống 1 chiếc trong ngày đầu tiên đỏ lửa trên các đường phố An Lộc tháng 4.1972. Và Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc, Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, trấn thủ vững vàng khu vực trách nhiệm. Năm vị tư lệnh cùng với ban tham mưu mạnh và đầy tài năng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV đã tạo nên một bức tường thép vững chãi bảo vệ quân khu IV. Cho nên trong lúc tình hình các quân khu I, II và III nguy ngập thì tại quân khu IV quân địch bực tức bó tay không cách nào có thể làm xoay chuyển thế trận để chiếm lấy miền Tây.

Tướng Dương Văn Minh trong ngày 30.4.1975 ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng và bàn giao các vị trí cho giặc, trang sử chiến đấu oanh liệt và hào hùng cho nền tự do của tổ quốc của quân dân Việt Nam Cộng Hòa bị lật sang trang một cách tức uất. Trong lúc những chiếc khăn rằn và những chiếc áo xanh màu rêu mốc của cộng quân tràn ngập khắp phố phường thủ đô Sài Gòn sau 10 giờ sáng ngày 30.4.1975, thì dưới Quân Khu IV, các vị tướng lãnh vẫn còn chưa chịu đầu hàng dễ dàng như vậy. Vài ngày trước đó Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng đã cùng soạn kế hoạch phòng thủ Quân Khu IV, chỉnh đốn binh lực, tu sửa doanh trại, công sở tại Cần Thơ để làm thủ đô phòng thủ và đón chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ Sài Gòn di tản về tiếp tục chiến đấu. Bản kế hoạch điều động và phối trí các đơn vị được giao cho một đại tá trong ban tham mưu quân đoàn để liên lạc với các đơn vị đã không đến tay các đơn vị trưởng để được thi hành. Người đại tá này đã bỏ ngũ và biến mất, có lẽ ông ta đã di tản được ra khỏi Việt Nam. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng chỉ có thể lắc đầu, thời gian và tình thế không còn thuộc về phía Việt Nam Cộng Hòa, nói chính xác hơn Miền Tây trong ngày 30.4.1975.

Vận nước đã đến lúc tang thương như thế này, thành mất thì tướng phải mất theo thành, cho tròn tiết tháo và dũng khí người làm tướng. Hai vị Tướng đứng dưới cột cờ trong sân Bộ Tư Lệnh, thần thái vẫn ung dung và từ giã nhau sau cái bắt tay vĩnh biệt. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của ông lần cuối cùng. Những ánh mắt u sầu của những chiến sĩ bất hạnh nhìn vị Tư Lệnh, hy vọng người sẽ bảo bọc chở che cho trong những giây phút thê thảm ấy. Thiếu Tướng Nam mắt đẫm lệ nhìn những người chiến sĩ thân thương của ông, người rùng mình không dám nghĩ đến những chuyện ghê rợn mà quân cộng sẽ đối xử với những người thất trận thương phế này, sau khi ông đã vĩnh viễn đi thật xa sang một thế giới khác. Có một lần khi người xem cuộn phim Đường 9 Nam Lào tịch thu được trong một cuộc hành quân, với cảnh Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị cũ của ông, bị sa vào tay giặc, Thiếu Tướng Nam thở dài nói với một sĩ quan ngồi gần bên: "Nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, chắc mình phải tự sát". Giờ đây cái ý tưởng không chịu cúi đầu sống nhục trong cùm xích cộng sản và lấy cái chết để báo ơn Tổ Quốc trở lại và hiện rõ hơn bao giờ hết. Mối thương cảm vận nước, chiến hữu và thương binh đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên.

Khi Thiếu Tướng Nam trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế buổi tối cùng ngày, ông nhận được tin Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ súng tự kết liễu tại văn phòng Tư Lệnh Phó, ông điện sang bà quả phụ Thiếu Tướng Hưng an ủi. Người tự biết giờ ra đi của mình cũng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nữa thôi. Có một viên thiếu tá địch xin vào gặp Thiếu Tướng để tiến hành việc bàn giao, vẫn giữ uy phong của một vị Tư Lệnh, người đã dõng dạc trả lời: "Chúng tôi sẽ thu xếp, nhưng các anh không được phép bạo động. Nếu trái lại, tôi sẽ không bảo đảm ngay chính mạng sống của anh". Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ quân phục tác chiến màu xanh ô liu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trong chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa súng lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía trái. Trên bàn có một chiếc cặp đựng một ít giấy tờ cá nhân cùng 40.000 đồng, số tiền lương khiêm nhường của một vị Tướng. Ngoài ra trong túi áo người còn có một quyển kinh Phật gói trong bao plastic.

Ngày hôm sau một vài sĩ quan còn ở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn vào chào kính vị chỉ huy anh dũng và tìm cách mai táng thi thể Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Trung Tá Bác Sĩ quân đội Hoàng Như Tùng, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản cùng một số chiến sĩ làm lễ hạ huyệt và mai táng Thiếu Tướng Nam trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1.5.1975. Ngày 2.5.1975 cụ bà Diệu Khâm cùng người con gái xuống Cần Thơ và dựng mộ bia cho người. Cho đến tháng 3.1994 bà hiền nội ông Nguyễn Khoa Phước, trong lúc ông Phước còn trong nhà tù miền Bắc, đã xuống Cần Thơ bốc mộ và hỏa thiêu hài cốt Thiếu Tướng Nam đựng trong hũ đem về thờ trong chùa Gia Lâm nằm trên đường Lê Quang Định, Gò Vấp, tỉnh Gia Định cho mãi đến ngày nay.

Lịch sử rốt cuộc đã trả lại công lý và sự thật cho những oan khuất mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã ngậm đắng nuốt cay mang mễn từ một phần tư thế kỷ qua. Các nhà viết quân sử thế giới, kể cả ông Henry Kissinger trong thời điểm hiện nay đều cùng thừa nhận Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu rất anh dũng và là một nhân tố tích cực chống giữ an toàn cho vùng Đông Nam Á, để những nước này có những cơ hội trở thành những con rồng con hổ ở Á Châu. Những vị thần tướng nước Nam Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, v.v.. là những ánh sao chói chang của lịch sử, là niềm tự hào của đất nước chúng ta và những thế hệ con cháu Việt Nam cho đến ngàn đời sau. (tác giả Phạm Phong Dinh)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site