lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

9/ Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam (1927 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Thiếu tướng nguyễn khoa nam

Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam

Ngày Tàn Của Cuộc Chiến

Lê Nguyên Bình

(Trích Ðặc san Nguyễn Khoa Nam )

LTS: Tác giả bài dưới đây, Ðại tá Lê Nguyên Bình, là một chiến hữu nguyên là sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở phương vị này, Ðại tá Bình đã có dịp được chứng kiến nhiều sự kiện đã xảy ra trong và ngoài khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV trong ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu cho tự do.

...

Chúng ta là quân nhân ...

Thời gian lặng lẽ trôi, bi thảm dần dần tới. Lúc đó vào khoảng tối 28 tháng Tư 1975, tiếng nói của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu vang lên từ Ðài phát thanh Sài Gòn yêu cầu toàn bộ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ và Cơ Quan D.A.O. rút ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Lời yêu cầu trên được lập lại nhiều lần như xoáy vào tim óc, như nổ trong lồng ngực. Thế là hết! Họ đã âm mưu bỏ chúng ta thực sự rồi. Thành tích bao nhiêu năm chiến đấu đã tan thành mây khói. Ðêm đó và sáng hôm sau, quang cảnh thị xã Cần Thơ nhộn nhịp hẳn. Các loại xe ba bánh chở đồ từ các cơ sở Mỹ chạy ngược xuôi. Những trực thăng Air America không ngừng lên xuống các tàu nhỏ nhưng nhiều mã lực của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ rời bến trực chỉ hướng Ðại Ngãi, đem theo toàn bộ người Hoa Kỳ và nhiều người Việt làm việc với họ.

Cảm nghĩ của tôi lúc đó là tôi không nuối tiếc sự ra đi của người Mỹ; vì dù họ có ở lại cũng không đóng góp được gì cho công cuộc chống Cộng của chúng ta. Nhưng sự ra đi của họ, trong bối cảnh bấy giờ đã trở thành một đoàn cân não trí mạng, đánh mạnh vào tâm trạng hoang mang của toàn thể nhân dân Việt Nam và làm suy yếu hẳn sự kháng cự cộng sản của QLVNCH.

Trọn ngày 29, tôi có dịp gặp Thiếu tướng Nam nhiều lần nhưng chỉ bàn qua về tình hình có ảnh hưởng trực tiếp đến Quân khu 4 mà thôi. Nhìn ông trầm tư, tôi không nhắc tới chuyện thiết lập mật khu vì tôi biết ông cũng cảm thông với những gì tôi muốn nói.

Chiều hôm đó, khi đi qua sân Bộ Tư Lệnh trở về phòng làm việc, tôi có gặp Chuẩn tướng Tham mưu trưởng Quân khu 4. Ðây là lần cuối tôi gặp ông vì nửa đêm hôm đó, tôi bắt được nghị quyết số 15 của cộng sản đề cập đến việc chuẩn bị tiếp thu các thành phố, đến kế hoạch thâm độc nhắm tiêu diệt những quân nhân và cán bộ quốc gia một khi chúng nắm được quyền hành.

Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, không khí Bộ tư lệnh Quân khu 4 có vẻ khẩn trương vì sự ra đi của Chuẩn tướng TMT và một số sĩ quan trong đêm trước. Tiếp theo đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh toàn bộ QLVNCH buông súng đầu hàng địch và chuẩn bị bàn giao căn cứ cho chúng. Mọi người đều rúng động; không khí căng thẳng đến cực độ. Sự thật quá phũ phàng. Trước đó, có người còn hy vọng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống để sửa soạn một giải pháp trung lập, hòa giải chứ đâu có ngờ ông ta lên làm Tổng thống để đầu hàng địch.

Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh được chỉ định thay thế Chuẩn tướng TMT để triệu tập tất cả sĩ quan có mặt tại Bộ tư lệnh và các đơn vị trực thuộc và vị Tỉnh trưởng Cần Thơ tại Trung tâm Hành Quân để Thiếu tướng Nam nói chuyện. 10 giờ 30 sáng, Thiếu tướng bước vào Hội trường, mọi người nghiêm chỉnh đứng lên chào. Ông từ từ tiến lên bục cao, xoay mình đối diện với các sĩ quan trực thuộc, khuôn mặt vẫn đầy cương nghị nhưng ánh mắt thật buồn.

"Các sĩ quan thân mến," ông nói, "Như anh em đều biết, đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất của lịch sử. Chúng ta là quân nhân thì phải tuyệt đối tuân lệnh chánh phủ. vậy tôi để các anh lát nữa trở về đơn vị, tùy tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ. Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, tôi sẽ không đi đâu hết."

Nói xong, ông rời phòng hội để về văn phòng ông. Tôi đẩy cửa bước theo để được nói chuyện với ông lần cuối: "Ông Tướng ơi, ông đành chịu vậy sao?" Tôi vẫn xưng hô kiểu đó khi chuyện vãn chỉ có ông và tôi. Ông cười buồn: "Biết làm sao được bây giờ hả anh." Rồi ông im lặng hút thuốc, thở khói nhè nhẹ, vẻ mặt đăm chiêu. Trước mặt ông là cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ đầy ắp, chắc đêm qua ông đã thức trắng đêm. Trong thâm tâm, tôi muốn đề nghị với ông cùng tìm cách thoát hiểm nhưng tôi không mở lời được vì biết ông sẽ từ chối. Một lúc sau, tôi đứng thẳng người, kính cẩn chào cấp chỉ huy lần cuối rồi quay trở về phòng.

Bấy giờ, tôi còn nhớ rõ, Trung uý Danh, Sĩ quan Tùy viên của Thiếu tướng Nam chạy theo, gọi tôi nhờ chỉ dẫn cách sử dụng khẩu súng lục màu xanh biếc mà Thiếu tướng vừa cho anh vào buổi sáng. Tôi không hiểu ông đã cho sĩ quan tùy viên khẩu súng xinh xắn để làm gì? Tôi âm thầm đếm bước chân trên lối đi dẫn về phòng tôi ở. Tôi liên tưởng ngày mai đây, cũng trên những bục đi này, bàn chân kẻ thù cũng sẽ bước chồng lên dấu chân tôi. Cuộc chiến này đã kéo dài trong bao năm trường, không ngờ lại tàn nhanh đến thế. Lòng tôi đầy bi phẫn. Mặc dù tôi không có cách gì để kháng cự địch nữa nhưng tôi không cam lòng đầu hàng chúng. Suy nghĩ mãi, tôi thấy mình phải tìm cách thoát hiểm, dù bỏ mạng trên đường thoát hiểm cũng đành. Ý nghĩ này làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi nhảy lên xe jep, lái ngang qua Tiểu khu Cần Thơ gặp Ðại tá Huỳnh Ngọc Diệp, một sĩ quan trừ bị bạn đồng khóa với Thiếu tướng Nam, để tìm phương thoát hiểm. Tôi trình bầy với anh về nghị quyết 15 của cộng sản và những tủi nhục và chúng sẽ dành cho mình khi chúng chiếm được phần đất này. Tôi đề nghị anh cùng tìm cách thoát hiểm. Ban đầu anh từ chối lời đề nghị, nhất quyết tử thủ. Nhưng sau tôi thành công trong sự thuyết phục anh và chúng tôi tìm phương tiện di chuyển.

Chúng tôi rời bến Cần Thơ vào chiều ngày 30 tháng Tư 1975 trên một con đò máy chật hẹp, hướng ra cửa biển. Cuộc hành trình đầy cam go, tổn thất đã đánh dấu sự chấm dứt binh nghiệp của chúng tôi, trong sự tủi nhục, ê chề. Trên đường vượt thoát, được tin Thiếu tướng Nam, Chuẩn tướng Hưng và một số bạn hữu đã tự sát hoặc bị cầm tù, tôi đã nhắm nghiền cặp mắt để nén lệ trào ra, lòng ngậm ngùi nhớ đến những khuôn mặt thân yêu đó mà trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên...

Lê Nguyên Bình

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site