lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

9/ Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam (1927 - 1975)

danh nhân quân sự lịch sử nguyễn khoa nam

Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Rạng Danh Anh Hùng

Phạm phong Dinh

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc về một dòng họ danh gia vọng tộc ở đất Thần Kinh Huế. Một trong những vị tổ của họ Nguyễn Khoa là ngài Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng trí dũng song toàn làm quan dưới triều Chúa Nguyễn. Ông nổi tiếng vừa là một võ tướng tài ba, vừa là một văn quan chính trực nổi tiếng xử án như thần. Một trong những công nghiệp lớn lưu truyền trong sử sách của ngài là việc dẹp tan giặc cướp ở Truông Nhà Hồ, mở đường cho dân chúng qua lại buôn bán, thăm viếng

Nhớ em anh cũng muốn vô
Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang.

Lời tự tình nhớ thương của người con trai Đàng Ngoài đã được người con gái Đàng Trong tha thiết nhắn gửi ra:

Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông Nhà Hồ Nội Tán cấm nghiêm.

Ngài Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng còn được người đương thời sùng bái vì đức độ thanh liêm và phép xử án công minh. Như một câu chuyện cảm động sau về nỗi oan tình của một người vợ trẻ bị buộc tội đầu độc mẹ chồng, chờ ngày bị xử chém. Ngài Nội Tán dâng lệnh Chúa Nguyễn đi tra xét dân tình đã ghé qua làng và giở lại vụ án bí ẩn. Nhìn nét mặt tiều tụy và thân thể còm cõi bỏ ăn uống vì nhớ thương chồng con nằm co người như một cái xác chết trong khám lạnh của người thiếu phụ, ngài Nội Tán tin chắc nàng bị hàm oan. Nhưng làm cách nào để minh oan cho nàng? Thiếu phụ bị làng nước buộc tội là đã tẩm độc trên lá trầu têm cho mẹ chồng, người mẹ chồng ăn xong ngã ra chết. Ngài Nội Tán thẫn thờ đi giữa những hàng trầu bóp trán suy nghĩ. Chợt ngài trông thấy một con rắn độc trườn mình trong những dây trầu, thỉnh thoảng nó thè lưỡi liếm những giọt sương đọng trên cuống lá trầu. Thì ra con rắn mới chính là thủ phạm làm chia rẽ phượng loan và suýt làm rơi một cái đầu. Người mẹ chồng bị chết vì ăn phải nọc độc của rắn dính trên cuống lá. Vụ án được sáng tỏ, thiếu phụ được minh oan, vợ chồng đoàn viên hạnh phúc. Từ đó về sau người Việt mỗi khi ăn trầu thường hay ngắt bỏ cuống lá để ngừa trường hợp trúng độc.

Những cụ tổ dòng họ Nguyễn Khoa từ đời này sang đời khác đều có công nghiệp giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi trong cuộc Nam tiến, đánh dẹp loạn lạc, đem lại thanh bình cho dân chúng. Được hun đúc từ truyền thống bảo quốc an dân của tiền nhân, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam nổi danh là một trong những tướng lãnh tài năng và có đức độ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nguyên quán tổ tiên là ở làng An Cựu Tây, thuộc huyện Hương Thủy, nhưng Thiếu Tướng Nam lại được sinh ra ở Đà Nẵng ngày 23.9.1927. Ông có một người chị là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm và một người em trai là ông Nguyễn Khoa Phước. Ông cụ thân sinh của Thiếu Tướng Nam là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Giáo Dục Đà Nẵng, cụ nghỉ hưu năm 1941 và trở về Huế. Bà cụ thân sinh của Thiếu Tướng Nam họ Công Tôn Nữ thuộc dòng dõi Tuy Lý Vương, vị vương gia nổi tiếng hay thơ hay chữ đời vua Tự Đức. Văn như Siêu Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường. Thiếu Tướng Nam lớn lên là một người con hiếu thảo, đạo đức và là một học sinh hiền lành chăm học. Trong khoảng năm 1933 đến 1939 cậu bé Nam được gửi theo học Trường Ecole des Garcons Đà Nẵng, tốt nghiệp lên học nội trú Trường Lycée Khải Định Huế. Trong tuổi học sinh đầy hoa mộng, chàng thanh niên có vóc dáng cao to cân đối ấy đã hướng niềm vui thanh cao vào nghệ thuật hội họa và có lần đã trưng bày nhiều tác phẩm của mình trong một cuộc triển lãm.

Trong khoảng thời gian hai năm 1946 - 1947 chiến tranh nổ lớn sau khi quân đội Pháp trở lại Việt Nam, gia đình của chàng thanh niên Nguyễn Khoa Nam theo làn sóng tản cư ra khỏi thành phố. Ở độ tuổi 19 tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước ông xin phép gia đình gia nhập tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, nhưng bà cụ thân sinh đã khuyên nhủ ông thong thả chờ đợi một thời gian nữa. Là người con chí hiếu ông tuân lời cha mẹ, trong lúc chờ đợi ông tiếp tục phát triển tài năng hội họa của mình, tập vẽ tranh sơn dầu, bột phấn và màu chì, cùng tự làm những khung tranh cho mình. Chàng thanh niên tài hoa ấy còn nhận ra rằng mình có năng khiếu về âm nhạc và có một kiến thức rất vững chắc về nhạc lý. Tinh thần của ông còn tiến đến một mức cao hơn, khi ông an lạc thụ nhận những lời dạy và giáo lý nhiệm mầu trong kinh sách của Phật giáo, đọc nhiều sách triết học và Nho giáo, theo đuổi một cuộc sống thanh cao và đầy tính nhân bản, ngay cả khi đã khoác áo nhà binh và chìm đắm trôi nổi trong những cơn bão lửa chiến tranh. Cùng với vị tướng tư lệnh đức độ như cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân. Cả hai vị tướng đều ăn chay trường, cùng được quân dân miền Tây hết mực kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu hay đơn vị chiến trường nào người đều không muốn làm phiền thuộc cấp vì chuyện ăn uống. Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đã xong cho một bữa trưa, hay bao giờ ông cũng xuống câu lạc bộ cùng dùng cơm với mọi sĩ quan khác, có gì ăn nấy. Bà con thân quyến hay thân hữu đến thăm ông thì được, nhưng để xin ân huệ đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá dung dị, không vợ con, không gì hết, đơn giản đến mức trở thành những huyền thoại.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site