lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

---š]›---

Củng Cố Giáo Quyền – Thống Nhất Giáo Hội – Xiển Dương Giáo Pháp

THÔNG ĐIỆP

***********

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

...

DANH XƯNG PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Trong lịch sử Phật giáo cũng có những tông phái nhà Phật dùng địa danh làm danh xưng môn phái, đại thể như:

  1. THIÊN THAI TÔNG  của Ngài Trí Khải Đại Sư tu ở núi Thiên Thai (Trung Quốc) đắc đạo, lập môn phái và lấy địa danh núi Thiên Thai làm danh xưng môn phái.
  2. THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ của Ngài Điều Ngự Giác Hoàng tức là vua Trần Nhân Tông lấy địa danh núi Yên tử (nơi tu hành đắc đạo) làm danh xưng môn phái.

Với PGHH, nhiều người cũng nghĩ như vậy, tức là PGHH khai sáng tại xã Hòa Hảo, nên cũng lấy địa danh Hòa Hảo làm danh xưng môn phái.

Điều này quả là chưa quán triệt cái ý nghĩa thâm sâu trong danh xưng PGHH mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã biểu thị, bởi vì khi đề cập về danh xưng PGHH thì ngài đã có minh định:

“Hòa thôn Hảo cảnh xứ chi ta,
Tạm dắt nhơn sanh khỏi ái hà.”

Thế thì 2 chử Hòa Hảo trong danh xưng PGHH không phải mang ý nghĩa địa danh mà chính là biểu dương một tư tưởng siêu việt, một cảnh giới đại đồng, một thế hệ hòa bình, tốt đẹp trong sứ mạng của Phật Giáo Hòa Hảo, và chính 2 câu thi dưới đây đã minh xác nguyên lý này:

“Ước một thế giới lân Hòa Hảo,
Nhà Phật con Tiên hé miệng cười”
-------
“Mãn chờ trông bá tánh thảnh thơi,
Khắp bốn bể liên dây Hòa Hảo.”

Chữ “Tạm” mà Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng ở đây là biểu thị một ý nghĩa tiên tri vô cùng huyền diệu, tức là không thể dùng một địa danh không có tính cách trường cửu làm danh xưng môn phái, và quả quá chính xác: Sau 30-04-1975, xã Hòa Hảo bị chính quyền CS, trong sách lược triệt tiêu PGHH nên đổi tên Xã Hòa Hảo là xã Phú Mỹ. Nếu PGHH lấy 2 chử Hòa Hảo làm danh xưng môn phái thì sau khi thay đổi địa danh này, PGHH tất nhiên mất tính cơ sở . . . Chừng ấy chã lẽ gọi là PHẬT GIÁO PHÚ MỸ .?.?.?

Hai câu thi này chính Đức Huỳnh Giáo Chủ viết vào năm 1939 tức là trước ngày 30-04-1975 đến 35 năm !

Cho nên, muốn đánh giá đúng với giá trị về danh xưng PGHH phải nhận định qua 2 nguyên lý: ý nghĩa danh từ PHẬT GIÁO và ý nghĩa danh từ HÒA HẢO.

DANH TỪ PHẬT GIÁO: Nếu PGHH là một tông phái trực hệ với Phật Giáo VN đương thời thì đó là một điều đơn giản không có gì phải suy luận.

Nhưng ý nghĩa 2 chữ Phật Giáo của PGHH thì chính Đức Huỳnh Giáo Chủ lại nhấn mạnh cái bản chất của nó:

“Đạo vô vi của Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước.”

Hay là:

Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca.”

 

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site