lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản

bảo tháp pháp duyên

Bốn hàng tùng thẳng tắp vút ngọn

Vào một buổi chiều thu,  mưa bay lất phất, tôi theo ôn bách bộ hướng ra tháp Phước Duyên. Bốn hàng tùng trước chùa thẳng tắp vút ngọn, từng lớp rêu phong phủ lấp tường thành. Trông xuống dòng Hương lặng tờ, đó đây vài ba ngư phủ thả câu. Bên kia sông là làng Nguyệt Biều có những cánh đồng còn xanh lúa mạ, cạnh bờ là những hàng bắp đã trổ cờ phất phơ trước gió hắt hiu. Xa xa, dãy Trường Sơn trùng điệp in bóng mờ trên bầu trời thảm đạm.

dòng sông hương

Trời thu ảm đạm một màu

Bỗng dưng một người đàn ông nước ngoài độ tuổi trung niên vội vàng bước lên từng bậc cấp cao, người ấy hướng về phía ôn đang đi lững thững cạnh nền cỏ đình Hương Nguyện phía trước bảo tháp. Với nét mặt vui mừng, người khách chào hỏi ôn bằng tiếng Việt một cách sành sỏi, sau đó ông ta lấy ra một chiếc máy ghi âm từ trong túi hành lý của mình. Tôi thấy hai vị nói chuyện ra chiều ưng ý, bèn lảng tránh qua hướng bi đình, nơi đó dựng tấm bia đá khắc bài Thiên Mụ chung thanh của vua Thiệu Trị ngự chế, rồi ngâm nga mấy vần thơ Ðường luật trên văn bia.

Khoảng chừng mươi phút, người khách hớn hở từ giã ra về. Bất chợt có hai người mặc thường phục đi đến, tôi đoán chừng họ là công an, vì hằng ngày tôi thấy họ thường lảng vảng quanh chùa. Hai người ấy chận người khách lại và hình như họ đòi lục soát túi xách để tịch thu cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện với ôn ban nãy.

Tôi theo gót ôn trở vào chùa và chẳng biết chuyện gì đã xảy ra. Tối đến, ôn thong thả thuật lại cho tôi nghe đầu đuôi sự việc về cuộc gặp gỡ người khách lạ ban chiều.

Người ấy là một phóng viên nước ngoài, tìm gặp ôn để hỏi về tình hình chính quyền cộng sản đang gia tăng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Sau cái chết đầy thương tâm và bí ẩn của Thượng tọa Thích Thiện Minh trong ngục tù cộng sản, dẫn đến việc ôn gửi đơn từ chức, do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam lên tiếng báo động dư luận quốc tế, nên các tổ chức bảo vệ nhân quyền hết sức quan tâm về việc chính quyền cộng sản đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Hàng Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị trấn áp thô bạo, có vị thì bị cầm tù, có người bị quản thúc, sách nhiễu; một số khác không còn sự lựa chọn nào khác, nên đành lòng vượt biển đi tìm tự do. Chẳng qua các vị ấy bất đồng quan điểm, bị ép buộc phải gia nhập Giáo hội mới mà nhà nước sẽ dựng lên nay mai, xem như một hội đoàn thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam, nhằm làm công cụ tuyên truyền chính trị cho đảng Cộng sản.

Ôn trao đổi rất nhiều với phóng viên một cách thẳng thắn và luôn luôn giữ vững quan điểm của mình, quyết tâm bảo vệ Giáo hội truyền thống để không bị lung lạc.

Từng trải bao năm sống trong lòng chế độ cộng sản miền Bắc, có lẽ ôn rút được nhiều kinh nghiệm nên suy nghĩ rằng, sau sự việc ấy không biết chuyện gì sẽ xảy đến cho bản thân. Ôn bảo, phỏng có mệnh hệ gì thì ôn cũng sẵn sàng đón nhận, chẳng có việc gì phải nao núng trong lòng.

Lúc bấy giờ, Tăng chúng trong chùa chỉ còn quý thầy Trí Thành, Trí Tựu, Hải Tạng và tôi, bốn người thay phiên nhau hầu ôn và lo liệu các công việc ở chùa. Riêng thầy Thích Trí Lưu, mọi người thường gọi thân mật là ôn Sự, vì thầy giữ chức tri sự trong chùa, nay tuổi tác đã cao, thầy đã xả bỏ vạn duyên, ngày ngày tinh tiến trì danh niệm Phật. Ðã bao năm qua, thầy không nề hà khó nhọc, đem hết sức mình để duy trì chùa chiền trong những ngày dài xa vắng ôn.

Khoảng một tuần sau, ôn gọi bốn anh em chúng tôi vào liêu để dạy chuyện. Bấy giờ ôn đang lên cơn suyễn nặng, bởi thời tiết xứ Huế thay đổi bất thường. Mấy hôm nay mưa gió bão bùng, cỏ cây xơ xác, trời lạnh buốt thấu xương. Trong tiếng thở khò khè, thỉnh thoảng lại ngắt quãng bởi cơn gió lùa qua khe cửa, ôn ân cần tha thiết dặn dò chúng tôi như trăn trối, từ công việc chùa chiền, đến bổn phận và trách nhiệm đối với Giáo hội truyền thống. Ôn trình bày rành mạch, thứ lớp rõ ràng. Sau cùng, ôn biếu chúng tôi một món quà kỷ niệm. Chúng tôi lễ tạ, ôn lại gỉải thích ý nghĩa món quà và khuyên bảo chúng tôi. Mãi đến hôm nay, những lời dạy ấy tuồng như vẫn còn khắc sâu vào ký ức của tôi, không bao giờ có thể phai nhòa. Viết đến đây, tôi không sao cầm được nước mắt và nén nỗi xúc động trong lòng.

Giờ này, từ phương xa hướng về cố hương, con thành tâm vọng bái kính lễ Giác linh ôn, cúi đầu cảm niệm ân đức cao dày của các bậc thầy giáo thọ, liệt vị cao Tăng quá khứ, chư vị tôn đức hiện tiền đã từ bi hun đúc pháp thân tuệ mạng cho con. Ngưỡng nguyện quý ngài lân mẫn tha thứ cho kẻ học trò bất tiếu này.

bánh xe pháp luân

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site