lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

22 

Bị cưng bc hi hương

Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, thứ sáu ngày 26 tháng 7 năm 2002, một người mở cửa ra hiệu cho tôi rời khỏi căn phòng. Tôi không quên cầm theo chai nước khoáng trên đôi tay bị còng rồi bước ra sân. Chiếc xe mang biển số ++2-2475 của bọn bắt cóc đêm qua đã đậu sẵn. Một gã công an mật vụ Việt Nam mang cặp hồ sơ giấy tờ ngồi bên phải tôi; một gã ngồi ghế phía trước bên cạnh tài xế, tôi nhận dạng chính là tên bắt cóc to cao dang tay sau lưng và đẩy tôi lên xe vào chiều tối hôm qua tại đường số 185, khu chợ Orussey. Ngồi kèm phía bên trái và sau lưng tôi là hai tên công an người Campuchia, với khẩu súng ngắn cộm lên trong túi quần ngay đầu gối để lòi ra báng súng.

Xe chuyển bánh rời đồn công an, qua cầu Saigon, hướng về biên giới Việt Nam. Khu chợ bên kia cầu giờ này đã nườm nượp người mua kẻ bán, huyên náo nhộn nhịp. Ngang qua những xóm nhà vùng ngoại ô, giờ này vẫn còn đóng cửa im lìm. Một vài đóm lửa chập chờn bên kia cánh đồng khi mờ khi tỏ. Ánh trăng khuya lấp loáng trên mặt hồ sen ven đường, thấp thoáng bóng người chèo xuồng hái hoa bẻ ngó, tôi sực nhớ mang máng hôm qua là đêm 16 trăng tròn, tháng 6 Âm lịch năm Nhâm Ngọ.

Xe chạy dọc những đoạn đường đất đá gồ ghề, hất tung bụi mù để lại phía sau. Ðó đây lác đác vài ba người, đầu đội thúng mủng đem hàng ra chợ bán. Chẳng mấy chốc trời tờ mờ sáng, xe cũng vừa đến bến phà Neak Loeung (Hố Lương), được biết cộng đồng người Việt sinh sống ở đây không ít.

Mọi người chờ đợi chuyến phà ngang qua dòng sông Mê-Kông đôi bờ xa tít. Tiếng rao lanh lảnh của những cô bán hàng tay xách nách mang; mấy đứa trẻ bán dạo theo gót khách hàng và nài nỉ khách mua cho bằng được, tạo thành một bầu không khí náo nhiệt hẳn lên. Tôi đoán chừng toán công an này sẽ áp giải tôi đến cửa khẩu biên giới Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Trên bờ, mấy chiếc xe đò nối đuôi nhau chờ phà cập bến. Gã công an mật vụ Việt Nam vội vàng mở cửa xuống xe, y nhanh chân đến cổng gác rồi nói mấy câu với nhân viên điều hành, hình như xin quyền ưu tiên qua phà thì phải. Bỗng nghe tiếng còi phà hú lên báo hiệu chuyến phà từ bên kia bờ cập bến, mọi người và xe cộ lần lượt lên bờ.

bến phà hổ lương, Neak Loeung

Bến phà Neak Loeung (Hố Lương)

Gã tài xế trẻ người Campuchia phóng xe vượt hẳn lên các xe phía trước, rồi chầm chậm xuống phà. Ðến khi đã chật ních hành khách và xe cộ, chuyến phà nhổ neo rời bến.

Một cô bé tay nách mủng xôi đậu đen còn nóng hổi, mùi nếp thơm bốc lên, tên công an Việt Nam ngồi bên cạnh tôi bèn mua mấy gói xôi đưa cho mấy tên công an Campuchia và tôi lót dạ. Chuyến phà từ từ cập bến bên kia bờ, khi ánh dương bắt đầu ló dạng.

Xe chạy chậm vì có những đoạn đường quá xấu. Còn chừng vài trăm mét nữa là đến cửa khẩu biên giới Campuchia-Việt Nam, bọn chúng cho xe ghé vào một cơ quan lớn tọa lạc bên phải lề đường, đậu dưới những tàn cây rợp bóng trong sân. Mấy tên công an Campuchia xuống xe đứng ngoài canh giữ tôi, chúng phì phà khói thuốc. Hai gã người Việt đi vào phòng liên hệ với các viên chức ở cơ quan này. Tôi đoán chừng đây là đồn biên phòng Campuchia, có lẽ bọn công an mật vụ làm thủ tục lần cuối với nước láng giềng này, trước khi đưa tôi sang cửa khẩu biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

Còn lại một mình tôi trên xe, cổ tay đang bị còng sưng tấy lên, mặt mày bầm tím vì bị bọn bắt cóc hành hung, lại thêm đêm hôm qua mất ngủ, người tôi mệt nhoài, tôi bèn đặt lưng xuống ghế xe rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Ðang giấc ngủ ngon, thình lình có người mở cửa xe đánh thức, tôi tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt bắt đầu xuyên qua kẻ lá. Gã công an người Campuchia lấy xâu chìa khóa nhỏ mở chiếc còng số 8 trên tay tôi. Mọi người lên xe rời khỏi cơ quan này, tính ra xe tạm dừng ở đây khoảng hơn một tiếng đồng hồ.

biên giới mộc bài, cao miên

Cửa khẩu Mộc Bài - địa phận Cam Bốt

Xe chạy một quãng thì qua cửa khẩu Mộc Bài, thuộc vùng đất Việt Nam. Dưới bóng đại thụ im mát bên vệ đường, năm bảy viên chức bộ Công an đứng chờ sẵn, hai bên tay bắt mặt mừng, đon đả chào hỏi. Có vài gã công an tôi quen mặt, bởi đã có lần tôi gặp họ trong một buổi thẩm cung nào đó tại trại giam vào những năm trước đây. Chúng chuyển tôi sang chiếc xe mang biển số tỉnh Tây Ninh, rồi còng tay tôi lại; một tên công an trên xe trao cho tôi chiếc kính màu được dán phủ kín bằng băng keo đen, tên này buộc tôi đeo kính vào mắt. Tôi hiểu ra ngay, không phải chúng nó sợ tôi biết đường sá hay ngõ ngách khi tống tôi vào một trại giam nào đó, mà chính là để cho mọi người đi lại trên đường phố, nhất là vào khu vực nội thành, dù ai đó có quen biết với tôi đi chăng nữa, người ấy cũng khó lòng nhận diện ra tôi.

Vào giờ này, những tên mật vụ vùng Cửu Long coi như đã hoàn thành nhiệm vụ bắt cóc mà chính quyền cộng sản Việt Nam giao phó hoặc thuê mướn, bọn chúng bèn quày xe trở lại Campuchia. Tôi nghĩ có lẽ nay mai, những tên công an mật vụ này sẽ nhận được giấy khen thưởng, hoặc giả tiền thù lao của tập đoàn độc tài toàn trị tại Hà Nội.

Thi sĩ Đức Tâm Phạm Hoài Việt đã cảm tác bài thơ về vụ việc bắt cóc này:

Lương thức Thích Trí Lực

Giữa khuya làm chuyện mù tăm,
ngưu phối hợp rắp tâm hại người.
Thích Trí Lực ! Hỡi thầy ơi  !
Lương thức trí đạo cao vời,thầy đâu ?
Ngục tù hay chốn rừng sâu
Đêm đen đuốc tuệ nhiệm mầu xét soi
Từ nghĩa đạo, thầy vì đời
Lương tri nhân loại: kịp thời cản ngăn !

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site