lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

10 

Lá rách đùm lá nát

Tháng 10 năm 1994, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long bị trận lũ lụt nặng nề, đồng bào ruột thịt sống trong cảnh màn trời chiếu nước. Hòa thượng Thích Quảng Ðộ - Viện trưởng Viện Hóa Ðạo - tổ chức cứu trợ nạn nhân, ngài gửi văn thư cho chính phủ, thông báo phái đoàn Giáo hội sẽ đi cứu trợ vào ngày 6 tháng 11 năm 1994. Thượng tọa Thích Long Trí ở Tổ đình Viên Giác, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, được ngài mời vào làm trưởng đoàn để điều hành công việc. Thế nhưng, cuối tháng 10 năm 1994, Thượng tọa Thích Long Trí bị công an thành phố cưỡng chế phi pháp, ép buộc ngài ra sân bay Tân Sơn Nhất, đáp máy bay trở về Hội An, nhằm ngăn chặn ngài tham gia công tác cứu giúp đồng bào. Tuy vậy, số Tăng Ni và Phật tử tại đây vẫn tiến hành công việc như đã dự định.

hòa thượng quảng độ

Hòa thượng Thích Quảng Độ

Ngày 5 tháng 11 năm 1994, sở công an thành phố mời tôi đến thẩm vấn. Ba Lực và nhiều người khác tập trung câu hỏi chung quanh vấn đề Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhẩt tổ chức đi cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp vào ngày mai. Ðến bốn giờ chiều, các viên công an thuộc phòng An ninh tôn giáo PA16 đến chùa Pháp Vân là nơi tôi đang bị quản thúc, họ đề nghị tôi viết bảng cam kết ngày mai không đi cứu trợ. Tôi trả lời:

- Ði cứu giúp đồng bào nạn nhân lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là việc Giáo hội chúng tôi đã dự tính. Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã gửi văn thư thông báo cho chính quyền rồi, nếu chính quyền không cho phép thì cũng phải có văn bản trả lời cho Giáo hội chúng tôi.  Thêm nữa, phẩm vật cứu trợ do thập phương bá tánh hảo tâm chung góp, hiện giờ đều đã chuẩn bị đâu vào đó, phương tiện vận chuyển như xe cộ và thuyền bè thì chúng tôi đã hợp đồng, bởi vậy tôi nhất quyết lên đường và sẽ không bao giờ viết cam kết theo sự yêu cầu của các ông.

Từ giờ đó đến tối, công an khu vực túc trực ở chùa Pháp Vân, lực lượng dân phòng được lệnh canh gác nghiêm ngặt bên ngoài. Khoảng ba giờ sáng, ngày 6 tháng 11 năm 1994, công an vào chùa kiểm tra hộ khẩu, đây chỉ là cái cớ để họ mời tôi ra trụ sở Ủy ban nhân dân phường 18, quận Tân Bình, để tiến hành thẩm vấn. Tại đây đã có các nhân viên an ninh quận và thành phố chờ sẵn, họ lập biên bản ghi lời khai về việc chúng tôi tổ chức cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt. Ngoài ra, tôi còn bị thẩm vấn về hoạt động phục hồi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong hai năm qua.

nạn nhân bảo lụt

Đồng bào ruột thịt lâm cảnh cơ hàn

Khoảng bảy giờ sáng thì lực lượng an ninh có mặt đông hơn, các ông ấy thay nhau chất vấn tôi không nghỉ. Mặt khác, công an vào chùa Pháp Vân lục soát và thu giữ một tấm băng vải lớn màu vàng có cắt dán dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - Ðoàn cứu trợ’’. Họ mang tấm băng vải ấy ra trụ sở Ủy ban, lập biên bản tịch thu, gọi là tang vật vụ án, rồi buộc tôi ký vào. Ðiều làm cho tôi ngạc nhiên là vào giờ này, có cả sự hiện diện của các thầy trong ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quận Tân Bình (Giáo hội do nhà nước dựng lên vào năm 1981).

Một sự kiện đáng ghi nhớ, cho đến hôm nay khi nghĩ lại, tôi vẫn tự mừng cho mình. Nhờ sự cảnh giác theo linh tính, nên tôi không bị mắc lừa mưu mô lường gạt chính trị của chính quyền Cộng sản. Suýt nữa thì tôi bị làm con cờ thí để chúng lập lờ đánh lận con đen, dối trá quần chúng và lừa bịp dư luận vào ngày hôm đó. Ấy là, sau nhiều tiếng đồng hồ thẩm vấn, khoảng mười giờ thì tôi được tạm nghỉ giải lao. Ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc quận Tân Bình vào phòng thăm hỏi và trò chuyện vui vẻ với tôi. Khi sắp cáo từ, ông ấy đưa ra lời đề nghị:

- Từ khuya đến giờ có lẽ thầy cũng đã mệt mỏi, tiện dịp đây có quý thầy trong ban Ðại diện Phật giáo quận nhà, vậy xin mời thầy đi tham quan một lát cho khuây khỏa.

Tôi mỉm cười hỏi lại:

- Ông định mời tôi đi đâu?

- Hôm nay là ngày chủ nhật, như thường lệ, ở Tổ đinh Giác Lâm quận Tân Bình có tổ chức khóa tu Bát quan trai cho các Phật tử. Mời thầy đến đây thăm Tổ đinh, sau đó chúng tôi sẽ đưa thầy trở về chùa Pháp Vân.

- Tôi chẳng đi đâu cả, hoặc là tôi ở đây, hoặc là các ông đưa tôi trở về chùa Pháp Vân.

Nghe tôi trả lời như vậy, ông ấy từ giã ra về. Một lát sau, vài ba người khác trở vào, họ dùng lời lẽ cảm tình nhằm thuyết phục tôi nhận lời ra xe. Tôi nghĩ rằng, mặc dầu bộ Công an và viện Kiểm sát chưa công bố lệnh bắt, nhưng hiện giờ cứ xem như là mình đã bị bắt. Không lẽ chính quyền lại phải năn nỉ một bị can đi thăm viếng chỗ này chỗ nọ, họ có ý đồ gì mà phải ra sức thuyết phục mình nhận lời đi đến Giác Lâm cho bằng được? Hôm nay, chùa Giác Lâm là nơi đang có đông đảo quần chúng Phật tử, ở đây cũng là văn phòng ban đại diện Phật giáo quận Tân Bình thuộc Giáo hội nhà nước. Sự có mặt của mình ở đó, chính quyền cộng sản sẽ mở một phiên đấu tố y chang thời kỳ cải cách ruộng đất, bọn chúng sẽ lên án và bôi nhọ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, rồi tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đánh lừa dư luận về việc bắt bớ quý thầy trong đoàn cứu trợ hôm nay. Tôi dặn lòng, xưa nay cộng sản vốn nhiều mưu mô xảo quyệt, hãy đừng để cho bọn chúng đánh lừa. Nghĩ đến đây, tôi nhất quyết chối từ.

Suốt cả buổi chiều, tuy không có ai thẩm vấn, nhưng họ vẫn không cho tôi về. Bên ngoài, cửa vẫn khóa chặt, công an thay phiên nhau canh gác. Thế là đêm nay, tôi phải ở lại tại trụ sở Ủy ban phường, chỉ cách chùa Pháp Vân chừng vài trăm mét. Suốt đêm dài, giấc ngủ cứ chập chờn, tôi chạnh lòng nghĩ đến chư vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ trải qua bao năm dài chịu cảnh lưu đày quản thúc. Quý thầy Thích Không Tánh, Nhật Thường và các vị khác, giờ này có lẽ cũng đang mắc vòng lao lý như tôi. Vì lý tưởng phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chúng tôi còn phải gánh chịu nhiều gian nan vất vả, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cảnh cá chậu chim lồng.

Hôm sau, ngày 7 tháng 11 năm 1994, một toán công an áp giải tôi về đồn công an quận Tân Bình, rồi họ chuyển giao cho cơ quan An ninh điều tra PA24, công an thành phố, số 3C đường Tôn Ðức Thắng, quận 1, Sài Gòn. Thế là hơn hai năm sau, tôi lại tiếp tục bước chân vào đây. Khung cảnh trại giam cũng chẳng có gì thay đổi, vẫn những dãy buồng biệt giam, có những cánh cửa sắt nặng nề đóng kín, trong đó đã từng giam hãm bao người. Ông Ðinh Bá Thắng là cán bộ điều tra tôi trong đợt bị bắt năm 1992, nay ông ấy phụ trách đội trưởng đội quản lý trại giam. Trông thấy tôi, ông ta lắc đầu với giọng trách móc:

- Tôi buồn anh quá, không biết cải thiện, để vào đây nữa.

Tôi im lặng và mỉm cười.

Lúc trời nhá nhem tối, ông ấy lại vào gõ cửa buồng giam và hỏi tôi để chìa khóa tủ ở đâu? Tôi trả lời và nghĩ rằng, đêm nay chắc chắn chính quyền sẽ khám xét chùa Pháp Vân. Qua ngày sau, công an mang vào trại giam một số văn bản của Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ ấn ký mà họ tịch thu được tại chùa, rồi buộc tôi ký tên vào từng tờ một.

Tuy công an đã bắt giam tôi gần một tuần lễ, nhưng nay cơ quan điều tra mới tống đạt cho tôi lệnh bắt khẩn cấp đề ngày 6 tháng 11 năm 1994, can tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, theo điều 81, Luật Hình sự năm 1985. Một tháng sau, cơ quan này lại ra thêm quyết định bổ sung tội danh: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, hoặc của công dân” theo điều 205a, Quốc hội bù nhìn mới thông qua. Tôi hỏi dò la mới biết, trong đợt đi cứu trợ nạn nhân lũ lụt, quý thầy Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban, thầy Nhật Thường và Phật tử  Ðồng Ngọc cũng đều bị bị bắt giam ở đây. Ðầu tháng giêng năm 1995, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ bị bắt tại thiền viện Thanh Minh, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Tại các buổi hỏi cung, điều tra viên thường ghi vào biên bản, việc chúng tôi tổ chức đi cứu trợ đồng bào tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, là nhằm phô trương thanh thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Họ quy chụp rằng, đây là Giáo hội bất hợp pháp, chưa được nhà nước cho phép hoạt động và có những hoạt động chống phá chính quyền.

Tôi bị biệt giam ở khu B, các buồng giam ở đây tuồng như những chiếc hộp vuông nhỏ được đúc kiên cố, tất cả đều nằm gọn trong mái che lớn lợp bằng tôn, chẳng khác gì một nhà kho. Người bị nhốt chịu cảnh nóng bức ngột ngạt, hoàn toàn không nhìn thấy bầu trời, ngày cũng như đêm, chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường vôi chật chội, với ngọn đèn vàng mờ mờ mịt mịt.

Tết đến, tôi bị giam chung với một thanh niên chừng ba mươi tuổi, anh ta rầu rĩ suốt đêm ngày. Hỏi ra mới biết, anh ấy bị bắt vào đây chỉ vì tội dám viết lên vách tường trong một khu chợ đông đúc nào đó ở Hốc Môn: “Nhà nước cấm đốt pháo, để pháo nhà nước đốt’’, rồi ký tên Ðỗ Mười. Thì ra, Tết Nguyên đán Ất Hợi năm nay (1995), nhà nước ra lệnh cấm đốt pháo. Vui tay vui miệng như anh ấy đến nỗi nào mà cũng phải chịu tội tuyên truyền chống chế độ, để phải vào ở nhà đá nếm mùi cộng sản, hưởng một cái Tết trong tù.

nạn nhân chế độ cộng sản

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site