lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

17 

Lánh nạn tại x Chùa Tháp

Ngày 13 tháng 2 năm 2002, theo pháp lý là đúng ngày tôi được mãn hạn năm năm quản chế. Thế là ròng rã mười năm qua, kể từ khi mắc vòng lao lý vì tham gia hoạt động phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo hội truyền thống, tôi chưa hề có một ngày được sống tự do.

Nay thời gian quản chế đã mãn, tôi hy vọng chính quyền cộng sản sẽ trả lại quyền công dân; mọi sinh hoạt, đi lại, cư trú của tôi sẽ không còn bị hạn chế như trước nữa. Việc trước mắt là chính quyền sẽ có thiện chí làm thủ tục nhập lại hộ khẩu cho tôi, sau mười mấy năm bị xóa sổ. Trong cơ chế quản lý nhân hộ khẩu dưới chế độ cộng sản, đây chính là mạch sống của người dân, giải quyết được mọi vấn đề pháp lý trong sinh hoạt xã hội, vì thế mọi người thường nói đùa, hộ khẩu cũng chính là hậu khổ.

Tôi kiên nhẫn chờ đợi chính quyền giải quyết các thủ tục pháp lý để có thể hòa nhập cộng đồng xã hội. Song đã hơn hai tháng trôi qua, quyền sống của tôi vẫn bị chà đạp, chính quyền vẫn tiếp tục quản thúc và sách nhiễu tôi mà không cho biết lý do, tôi cũng không được nhập lại hộ khẩu và vẫn phải đi trình diện đúng hạn kỳ như trước đây. Bởi thế cho nên, tôi chẳng còn sự chọn lựa nào khác, buộc lòng phải ra đi lánh nạn cộng sản để tìm tự do, cho dù phải đổi lấy mạng sống hoặc chịu cảnh tù đày đi chăng nữa!

Thầy Thích Tâm Vân và tôi kết bạn vong niên. Chúng tôi quen nhau trong dịp đi cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt tại huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp vào trung tuần tháng 10 năm 1994. Ðợt cứu trợ này được sự hổ trợ của Viện Hóa Ðạo trong nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hải ngoại, ban Từ thiện xã hội và Tăng đoàn bảo vệ chánh pháp đảm nhiệm Phật sự.

Thầy Thích Tâm Vân cũng là nạn nhân của chế độ, thường xuyên bị sách nhiễu vì thầy không chịu tham gia Giáo hội nhà nước. Trước đây, thầy là ủy viên công cán Viện Hóa Ðạo, là người có tinh thần phục hoạt Giáo hội. Sau những lần bàn thảo, thầy Tâm Vân và tôi quyết định lên đường vượt biên giới sang Campuchia lánh nạn cộng sản.

Vào khoảng 3 giờ sáng, ngày 18 tháng 4 năm 2002, chúng tôi hẹn gặp nhau tại ngã tư Bình Phước (quốc lộ 13 đi Bình Dương và xa lộ Ðại Hàn) để đón xe xuôi miền Tây.

angkor watt, cambodia

Đền Angkor Wat - thắng cảnh ở Cam Bốt

Qua những vùng sông nước chằng chịt hoặc đầm lầy mênh mông, nhờ có người tận tình dẫn đường, nên chúng tôi đã đến được xứ Chùa Tháp vào ngày 19 tháng 4 năm 2002. Trông xa kia là những cánh đồng còn trơ gốc rạ; dưới ánh nắng chói chang, một đàn bò gầy ốm ung dung gặm cỏ. Thỉnh thoảng chúng tôi băng ngang qua  những hàng cây thốt nốt, hay một vài ngôi chùa giữa làng quê hẻo lánh, cờ Phật giáo quốc tế năm màu tung bay trước cổng chùa. Ðó đây một vài nhà sư khoác y vàng chậm rãi từng bước một, các vị này đi khất thực theo truyền thống của giáo phái Phật giáo Nam tông.

hàng cây thốt nốt

Hàng cây thốt nốt

Giữa chốn đất khách quê người, lạc lõng giữa phố thị, chúng tôi nơm nớp lo âu vì không có hộ chiếu nhập cảnh, lỡ không may bị công an Campuchia xét hỏi giấy tờ thì sẽ gặp chuyện rắc rối. Nghĩ vậy tôi bèn bàn thảo với thầy Tâm Vân:

- Bạch thầy, giờ phút này đã đến lúc chúng ta hãy nên khẩn cấp như cứu lửa cháy trên đầu. Con thiển nghĩ rằng, chúng ta nên đến Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ để xin cư trú chính trị, may ra có thể  an toàn. Nếu chần chừ, công an Việt Nam có thể tầm nã. Ở đây, mật vụ cộng sản không phải là không có.

Nghe tôi đề nghị, thầy Tâm Vân đồng tình ngay.

Khoảng bốn người ngồi trong vọng gác ở cổng tòa Ðại sứ Hoa Kỳ đều là người Campuchia. Qua một vài câu trao đổi bằng tiếng Anh, họ hiểu ngay chúng tôi từ Việt Nam sang đây xin tỵ nạn chính trị, bèn gọi điện thoại vào bên trong báo tin. Một lát sau, hai viên chức tòa Ðại sứ đi ra và tiếp chúng tôi tại cổng. Ðối thoại một lúc, hai bên chưa thông hiểu lẫn nhau, vì khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của chúng tôi không được thông thạo lắm. Một viên chức sử dụng điện thoại cầm tay bấm máy gọi cho ai đó, rồi trao điện thoại cho thầy Tâm Vân và tôi nói chuyện. Bên kia có lẽ là một viên chức tòa Ðại sứ sử dụng tiếng Việt sành sỏi:

- Xin các ông cho chúng tôi biết quý danh. Ở Việt Nam, các ông đã gặp những khó khăn gì?

Tôi trả lời:

- Thưa ông, chúng tôi tên là Tâm Vân và Trí Lực, đều là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp thô bạo suốt hơn hai mươi năm qua. Hai vị lãnh đạo của chúng tôi là ngài Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ hiện đang bị chính quyền quản thúc. Bản thân chúng tôi đã có những hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo và quyền con người, nên đã bị bắt giam và quản thúc suốt hơn mười năm nay. Chính quyền cộng sản Việt Nam hiện đang  đàn áp Giáo hội chúng tôi mỗi ngày một thêm nghiệt ngã, bởi thế, buộc lòng chúng tôi phải vượt biên giới sang đây xin tỵ nạn.

- Tôi có biết sự việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp ở Việt Nam. Nay các ông đến đây cần chúng tôi giúp đỡ điều gì?

- Thưa ông, chúng tôi mong muốn được tòa Ðại sứ Hoa Kỳ chấp thuận cho chúng tôi tỵ nạn chính trị và không bao giờ chúng tôi muốn bị giao trả về Việt Nam.

- Ồ, không có điều đó đâu, làm sao mà chúng tôi có thể giao trả các ông. Thế nhưng, đất nước chúng tôi mới trải qua biến cố ngày 11 tháng 9 vừa qua, hiện giờ chưa ổn định, các ông muốn sang đất nước chúng tôi làm gì?

- Thưa ông, chúng tôi thành thật chia sẻ nỗi đau thương mất mát của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 là một cuộc khủng bố kinh hoàng chưa từng có. Thế nhưng, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một đất nước luôn luôn tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền; bởi thế, chúng tôi khát khao được sống trong một đất nước tự do.

- Cảm ơn các ông đã có lời chia buồn với chúng tôi. Nhưng tòa Ðại sứ chúng tôi không tiếp nhận người tỵ nạn. Các ông hãy thông cảm và nên đến Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc để trình bày hoàn cảnh, chúng tôi hy vọng các ông sẽ được giúp đỡ.

Cuộc trao đổi giữa chúng tôi và các viên chức tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Phnom Penh trong bầu không khí hết sức chân tình và thông cảm lẫn nhau. Các vị ấy không quên ghi cho chúng tôi địa chỉ văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Chúng tôi trân trọng cảm ơn và kính chào tạm biệt.

nhcr

Biểu tượng Liên Hiệp Quốc và Cao ủy tỵ nạn

Ðã gần 4 giờ chiều, chúng tôi tìm được phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, tọa lạc tại số 2, đường 352, thủ đô Phnom Penh. Hôm ấy, nhằm ngày thứ sáu cuối tuần, giờ này văn phòng đã nghỉ làm việc, nên các nhân viên bảo vệ dặn chúng tôi sang ngày thứ hai tuần tới hãy trở lại.

Tôi đi tìm trạm điện thoại công cộng liên lạc với thầy Thích Vân Ðàm ở Hoa Kỳ là pháp hữu của tôi và ông Võ Văn Ái ở Pháp để báo tin, đồng thời nhờ các vị ấy vận động can thiệp.

Nhờ hỏi thăm một người qua đường, chúng tôi mướn được một chỗ trọ rẻ tiền, không có phòng mà chỉ ngủ nghỉ ở gác gỗ bên hàng hiên.

Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2002, chúng tôi trở lại phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc để nộp hồ sơ xin tỵ nạn và được ông Mony tiếp nhận. Mấy ngày sau, theo giấy hẹn đến phỏng vấn, vì không có thông dịch viên nên ông ấy cứ lần lữa hẹn rày hẹn mai; tuy nóng lòng nhưng chúng tôi cũng đành phải kiên nhẫn đợi chờ. Sở dĩ trễ nải như thế, vì hiện đang vào thời kỳ Liên Hiệp Quốc tập trung phỏng vấn khoảng một nghìn người Thượng Tây Nguyên tại trại tỵ nạn Phnom Penh; số người này bị chính quyền cộng sản Việt Nam đàn áp trong các cuộc biểu tình đòi hỏi tự do tôn giáo và đòi lại đất đai của họ bị chiếm đoạt, sự biến xảy ra vào đầu năm 2001.

Trong thời gian chờ đợi phỏng vấn, một vị thầy trú trì ngôi chùa vùng Xóm Mới, ngoại ô thành phố Phnom Penh, đã hoan hỷ cho thầy Tâm Vân và tôi ẩn thân. Nhưng có lẽ do bị chỉ điểm, công an Campuchia bèn vào chùa xét hỏi, bởi thế, chúng tôi đành phải rời khỏi ngôi chùa này. Sau đó, nhờ gặp được vài người tốt bụng thuộc Phật giáo Hòa Hảo, họ đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi nơi ăn chốn ở.

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site