lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

11 

Trước vành móng ngựa

Trung tuần tháng 3 năm 1995, tôi được thoát khỏi cảnh bịt bùng ở khu B bên trong, cán bộ chuyển tôi ra khu A, ở chung với giáo sư Phạm Tường, mỗi ngày được tắm nắng vài tiếng đồng hồ, tương đối thoải mái hơn.

Giáo sư Phạm Tường là phó Chủ tịch Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ, người sáng lập là cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Hiện nay, chủ tịch phong trào là giáo sư Nguyễn Ðinh Huy, cũng bị bắt giam ở đây. Phong trào dự định tổ chức một buổi hội thảo về kinh tế Việt Nam tại khách sạn Metropol, Sài Gòn, ban tổ chức đã gửi đơn xin phép chính quyền hẳn hoi. Thế nhưng, khoảng giữa tháng 7 năm 1993, nhiều người trong phong trào bị bắt, quy tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’’. Nay bọn cộng sản không còn dùng cụm từ “Âm mưu lật đổ chính quyền’’ như trước đây nữa, có lẽ vì chúng bị phản bác, âm mưu tức chỉ mới ngấm ngầm, nhen nhúm, nên không thể kết tội người ta mà bỏ tù được.

Thời chế độ cũ, Phạm Tường tốt nghiệp đại học Chính trị kinh doanh Ðà Lạt, anh ấy là người hiếu học, và cũng là một nhà thơ. Tôi bày cho anh thêm kiến thức chữ Hán, dùng phấn viết lên cửa phòng giam, trích các đoạn văn hay từ Quy Sơn cảnh sách mà tôi đã thuộc làu từ hồi nhỏ. Anh ấy lại giảng giải cho tôi một số kiến thức về chính trị, xã hội…, chúng tôi kết bạn vong niên, hằng ngày chuyện trò tâm đắc.

Thượng tuần tháng 8 năm 1995, vụ án Nguyễn Ðình Huy được đưa ra xét xử, tất cả các vị trong Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ đều được chuyển sang khám đường Chí Hòa, đôi bạn chúng tôi tạm chia tay.

Ngày 15 tháng 8 năm 1995, nhà cầm quyền cộng sản đưa vụ án Phật giáo ra tòa xét xử. Ðây là lần thứ ba chúng tôi nhận quyết định xét xử của tòa án. Hai lần trước, khoảng tháng 6 hay tháng 7 năm 1995, thời điểm Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, điều mà chính quyền cộng sản mong mỏi suốt hai chục năm qua, có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến tòa án tạm hoãn xét xử để kiếm chác điểm tốt về nhân quyền.

Hơn nửa tháng nay, Thượng tọa Thích Không Tánh và Thích Nhật Ban tuyệt thực để phản đối phiên tòa phi lý này, sức khỏe quý thầy đã đến mức suy yếu. Trước hôm xử, công an trại giam răn đe chúng tôi, nếu ngày mai không chấp hành trát lệnh tòa án, thì họ sẽ thi hành biện pháp cưỡng chế. Nguyên do có lẽ thầy Thích Nhật Ban luôn luôn giữ thái độ bất hợp tác. Từ khi bước chân vào tù, thầy không chịu đến phòng cung để điều tra viên thẩm vấn. Thậm chí những lúc các cơ quan tố tụng tống đạt kết luận điều tra, cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử…, thầy cũng không bao giờ ký nhận.

Tờ mờ sáng hôm ấy, đội công an vũ trang trại giam đưa chúng tôi lên xe bịt bùng áp giải đến tòa án Nhân dân thành phố. Sân tòa vẫn còn vắng ngắt, các cửa phòng đóng kín. Tôi và thầy Nhật Thường đi cạnh nhau, hai người trao đổi chuyện trò. Vừa bước lên bậc thềm, bất chợt chúng tôi trông thấy Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đang ngồi nghỉ ở hàng hiên, chung quanh có mấy gã công an đứng canh chừng. Thầy Nhật Thường và tôi quỳ xuống trước mặt ngài, đôi tay bị còng chắp ngang ngực, chúng tôi cúi đầu đỉnh lễ ngài sát đất với một niềm cảm xúc thiêng liêng. Nhìn hình ảnh đó, mấy người đứng gác bên cạnh tỏ vẻ cảm động.

toléa án sài gòn

Lực lượng công an canh phòng nghiêm ngặt
trước cổng tòa án   

Hòa thượng đỡ chúng tôi dậy, khi ấy thầy Không Tánh, thầy Nhật Ban và Phật tử Ðồng Ngọc cũng vừa mới đến, mọi người đứng hầu bên cạnh ngài để vấn an. Sau mấy lời thăm hỏi, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ân cần dặn bảo chúng tôi:

- Hôm nay, chính quyền cộng sản xét xử chúng ta, tôi có lời khuyên các vị không cần tranh luận trước tòa, thêm nữa, cũng chẳng nên chống án làm gì, việc làm của chúng ta hãy để cho lịch sử mai hậu phán xét.

Khoảng tám giờ, phiên tòa khai mạc, đông đảo Tăng Ni và Phật tử đến dự ngồi chật kín phòng xử, bên ngoài cũng tấp nập không kém, trong khi các lực lượng công an cảnh sát canh phòng nghiêm ngặt. Suốt phiên tòa, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ trong phong thái từ tốn, chẳng cần tranh luận phải quấy mà chỉ giữ im lặng. Khi chủ tọa phiên tòa thẩm vấn về việc phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nếu chúng tôi có lời biện minh thì bị cắt ngang ngay, chỉ được trả lời câu hỏi, rằng có hay không mà thôi.

Trong thời gian qua, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam - ông Võ Văn Ái và nữ sĩ Ỷ Lan - đã làm hết sức mình, vận động các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản trả tự do cho chúng tôi. Ðuợc biết ông Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã mời được các luật sư nước ngoài biện hộ cho phiên xử này, nhưng Hà Nội từ chối bằng cách không cấp chiếu khán nhập cảnh cho các vị này.

Công cuộc phục hồi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ lãnh đạo, chúng tôi chỉ hành sử theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị đã được Liên Hiệp Quốc công bố năm 1996, nhằm đòi hỏi tự do tôn giáo, đòi lại pháp lý sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo truyền thống, mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngang nhiên chà đạp và tước đoạt một cách phi lý.

Chúng tôi không phá hoại chính sách đoàn kết như cáo trạng đã nêu, mà chính đảng Cộng sản đương quyền đang tâm phá hoại sự đoàn kết của Giáo hội chúng tôi. Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là Giáo hội dân lập, được hình thành do nguyện vọng của Tăng tín đồ Phật giáo, là một Giáo hội truyền thừa của chư vị Tổ sư trải qua các đời, nay bị chính quyền cộng sản đàn áp một cách thô bạo và nghiệt ngã, cho nên buộc lòng chúng tôi phải thành lập Tăng đoàn bảo vệ chánh pháp.

Ban Văn hóa từ thiện xã hội tổ chức cứu trợ nạn nhân lũ lụt, nhằm xoa dịu phần nào nỗi đau thương và mất mát của những người lâm cảnh màn trời chiếu đất, thể hiện tình dân tộc, nghĩa đồng bào; đúng với tinh thần máu chảy ruột mềm, lá rách đùm lá nát. Chúng tôi nào có lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, hoặc của công dân như cáo trạng đã nêu, nhằm buộc tội chúng tôi. Hãy xét cho kỹ, dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, thì đâu có tự do hay dân chủ để cho chúng tôi lợi dụng.

phiên tòa 150895

Phiên tòa ngày 15.8.1995 tại Sài Gòn
Từ trái sang phải: Hòa thượng Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban,  Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh. Nguồn ảnh: Lê Hiệp, phóng viên hãng thông tấn AP

Khi chính quyền cộng sản bắt chúng tôi vào trại giam, tiến hành lập các thủ tục tố tụng như quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giữ, lệnh tạm giam v.v…, các cơ quan hữu quan đã ngang nhiên tước bỏ họ Thích trước hai chữ pháp tự của chúng tôi, phải chăng để lừa bịp dư luận, rằng chính quyền đang bắt giam và khởi tố những công dân bình thường, chứ không liên quan gì đến tôn giáo hay các nhà sư Phật giáo. Cách xưng gọi Ðặng Phúc Tuệ tức Quảng Ðộ, Phan Ngọc Ấn tức Không Tánh, Hồ Bửu Hoa tức Nhật Ban, Phạm Văn Tưởng tức Trí Lực đủ chứng tỏ điều lọc lừa ngang ngược ấy.

hòa thượng quảng độ

Trong thời gian bị lưu đày quản thúc tại xã Vũ Ðoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (miền Bắc Việt Nam), Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã viết tập “Nhận định về những chính sách sai lầm tai hại của đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo”, tập nhận định này đã gây chấn động và làm xúc cảm biết bao người. Bởi lẽ ấy, chính quyền cộng sản ngoài việc kết tội ngài là một trong những hàng lãnh đạo công cuộc phục hoạt Giáo hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chúng còn cho rằng, ngài đã xuyên tạc và bôi nhọ chế độ, nên đã dành cho ngài bản án năm năm tù hết sức phi lý bất công. Tòa cũng tuyên án thầy Thích Không Tánh chịu năm năm tù, vì chúng cho rằng, thầy có hành vi sai trái pháp luật ở mức độ nghiêm trọng và còn lôi kéo nhiều người khác tham gia. Thầy Thích Nhật Ban chịu bốn năm tù, thầy Nhật Thường chịu ba năm tù, Phật tử Ðồng Ngọc chịu hai năm tù treo và tòa kết án tôi ba mươi tháng tù. Ngoài bản án tù giam, chúng tôi còn bị quản chế năm năm sau khi mãn hạn tù. Thế là cảnh lao ngục cộng sản vẫn tiếp tục vây hãm chúng tôi.

Nhà thơ Phổ Đức đã làm bài thơ Cảm đề Trí Lực (trích hồi ký Một đời làm thơ, cuốn 5):

Cứu lụt giúp dân bị bắt tù,
Lái thuyền Bát nhã khéo công tu.
Liên Hoa chùa vẫn ngời trăng hạ,
Trí Lực sư còn rạng nắng thu.
Trí Thủ (4) khai thơ hoa kết trái,

Yên Linh (5)  hạ bút quả công phu.
Chợ đời ngơ ngác không nơi tựa!
Lều cỏ dịch kinh giữa hỏa mù.

Phổ Đức

Chiều hôm phiên tòa kết thúc, chuyến xe tù đưa chúng tôi vào khám đường Chí Hòa, một nhà tù nổi tiếng được xây dựng cách đây ngót năm chục năm, dưới thời quân phiệt Nhật đảo chính thực dân Pháp tại Việt Nam. Khám đường này được xây theo hình bát giác, gồm một tầng trệt và ba tầng lầu. Ở đây có nhiều khu, lối đi quanh co chẳng khác nào lạc vào bát quái trận đồ. Buồng giam tập thể thì mặt trước có chấn song, còn buồng giam cứu chỉ rộng chừng năm bảy mét vuông, không khí ngột ngạt, tối tăm bịt bùng.

    

Thầy Nhật Thường và tôi bị giam chung ở một buồng nhỏ; thầy Thích Không Tánh và Thích Nhật Ban thì bị giam chung ở buồng giam cùng dãy.

Quý thầy làm đơn kháng án và vẫn tiếp tục tuyệt thực để phản đối phiên tòa giả trá vừa qua. Do sức khỏe sút kém đến mức kiệt quệ, nên thầy Thích Nhật Ban được đưa xuống trạm xá khám đường để theo dõi bệnh tình.

Thi sĩ Đoàn Yên Linh cảm  tác bốn câu  thơ trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng chùa Liên Hoa vào năm 1988:

Từ trong giọt lệ giữa đời,
Mấy ai tìm được nụ cười Pháp Hoa.
Vui sao giữa chốn rừng xa,
Chợt bừng lên đóa Liên Hoa tuyệt vời!

 


3. Chùa Liên Hoa, tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai do Thích Trí Lực khai kiến. Khoảng năm 1984, chính quyền cộng sản mở chiến dịch trấn áp và khủng bố. Vin vào lý do hộ khẩu, các vị Tăng Ni nào không có hộ khẩu ở Sài Gòn đều bị trục xuất ra khỏi thành phố, hoặc bị buộc trở về quê quán. Thích Trí Lực từ thiền viện Vạn Hạnh (Sài Gòn) về đây tạo lập một ngôi chùa tranh vách đất giữa cảnh đồng không mông quạnh để cùng hàng chục chư Tăng tiếp tục tu học và hướng dẫn Phật tử. Năm 1990, Thích Trí Lực cung thỉnh chư tôn đức mở giới đàn Bồ tát tại gia và Thập thiện giới, có khoảng hơn một nghìn giới tử khắp các nơi về đây phát tâm thọ giới trong sự vây bủa và theo dõi chặt chẽ của chính quyền cộng sản. Nhờ Phật lực gia hộ, cuối cùng giới đàn truyền giới cho Phật tử cũng được thành tựu viên mãn.

4. Hòa thượng Thích Trí Thủ đề tặng Thích Trí Lực bài thơ trong mùa an cư kiết hạ năm 1981 tại tu viện Quảng Hương Già Lam:
Trí Lực năng tiêu vạn cổ sầu,

Thân vân tâm nguyệt nhất thời hưu.
Dục ly không hữu đoạn thường luận,
Khổ hải cuồng ba bát hoạt chu.

Tạm dịch:

Trí Lực hay tiêu khổ muôn đời,
Trăng tâm mây thể một thời thôi.
Muốn lìa luận có không thường đoạn,
Sóng cuồng biển khổ chống thuyền chơi.

bài thơ trí lực


5. Thi sĩ Đoàn Yên Linh cảm  tác bốn câu  thơ trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng chùa Liên Hoa vào năm 1988:

Từ trong giọt lệ giữa đời,
Mấy ai tìm được nụ cười Pháp Hoa.
Vui sao giữa chốn rừng xa,
Chợt bừng lên đóa Liên Hoa tuyệt vời!

nạn nhân cộng sản

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site