lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

 Chịu cảnh lao lung

Tăng đoàn bảo vệ chánh pháp do Thượng tọa Thích Không Tánh làm đại diện, văn phòng đặt tại chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn. Chư Tăng Ni và Phật tử còn tâm huyết với Giáo hội dân lập thường đến đây sinh hoạt Phật sự và trao đổi tin tức Giáo hội ở trong nước và nước ngoài. Hết thảy mọi người đều cùng chung chí hướng, hoạt động phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bất chấp công an mật vụ theo dõi, răn đe, thậm chí còn chấp nhận cảnh lao tù.

Trung tuần tháng 9 năm 1992, chúng tôi thảo luận “Kế hoạch 20’’ do thầy Nhật Thường soạn thảo. Theo đó, chúng tôi sẽ chia thành từng nhóm đi về các tỉnh miền Trung và miền Tây, thu thập danh sách quý Tăng Ni và Phật tử đang bị giam cầm hay bị quản thúc vì lý do tôn giáo. Ngoài ra, chúng tôi còn tập hợp tư liệu bằng văn bản, hình ảnh; lập chứng cứ các tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường …, cùng các cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện xã hội … thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị chính quyền cộng sản cưỡng đoạt hay chiếm dụng phi pháp từ năm 1975.

Dự định trong vòng hai mươi ngày, nhóm chúng tôi sẽ hoàn tất kế hoạch, sau đó làm phúc trình gửi đến đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hải ngoại sắp tổ chức vào cuối năm nay tại Hoa Kỳ. Ðại hội sẽ có Nghị quyết đòi hỏi Hà Nội phải trả tự do vô điều kiện cho những người còn bị giam giữ và trả lại giáo sản cho Giáo hội truyền thống. Thế nhưng, kế hoạch chưa thực hiện được thì chẳng may thầy Nhật Thường bị công an chận bắt trên đường về.

Ngày 2 tháng 10 năm 1992, tôi đi xe gắn máy chở Thượng tọa Thích Không Tánh từ chùa Liên Trì, qua phà Thủ Thiêm, đến khu trung tâm Sài Gòn để mua một ít văn phòng phẩm. Khoảng 11 giờ, trời đổ mưa nên chúng tôi chờ tạnh ráo mới về. Chúng tôi đang đi bình thường trên đường Ðồng Khởi, thình lình từ phía sau, một người mặc trang phục cảnh sát giao thông đi xe gắn máy vượt lên, sau xe chở thêm một người mặc thường phục. Họ ra tín hiệu chặn xe tôi lại, ép vào lề đường. Tôi dừng xe bèn hỏi:

- Có chuyện gì không anh?

- Hai thầy cho chúng tôi kiểm tra giấy tờ xe.

- Tôi có vi phạm luật giao thông hay không?

- Thưa không, hai thầy không vi phạm luật giao thông. Chỉ có điều là, anh bạn này bị mất chiếc xe, anh ấy trông chiếc xe này y hệt xe của anh. Vậy mời hai thầy đến trụ sở công an phường gần đây để xác minh.

Tôi bèn lấy giấy chứng nhận chủ quyền xe đưa cho người cảnh sát giao thông xem rồi nói:

- Xe tôi có giấy tờ hợp lệ và đã sử dụng nhiều năm nay chứ đâu phải xe gian, cớ sao các anh lại kiếm chuyện. Hãy trả giấy tờ lại cho tôi.

- Thôi được, hai thầy cứ về phường để chúng tôi xác minh, nếu đúng thật là xe của thầy thì chúng tôi sẽ trả lại.

Thầy Không Tánh cự nự:

- Việc xe cộ thì tôi đâu có liên can, tại sao các ông buộc tôi phải về phường?

Bấy giờ, người qua đường thấy cảnh hai nhà sư và cảnh sát giao thông cãi cọ, mọi người dừng lại và nghe ngóng sự việc, có người lên tiếng bênh vực chúng tôi. Ðột nhiên, có nhiều người chen vào đám đông khống chế thầy Không Tánh, những người khác thì ngăn cản không cho đám đông dân chúng xông vào giải vây cho thầy. Chúng áp giải thầy Không Tánh lên một chiếc xe ô tô đậu sẵn gần đó, rồi nổ máy phóng nhanh. Riêng tôi, người cảnh sát ấy leo lên sau xe gắn máy, giục tôi băng qua đuờng Nguyễn Huệ, quẹo qua trụ sở công an phường Bến Nghé, quận 1, Sài Gòn.

Ðến đồn công an, người cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ xe và yêu cầu tôi cho biết tên và địa chỉ của thân nhân để họ mang xe về giao cho người ấy. Tôi suy đoán, sự việc diễn ra như vậy có nghĩa là mình đã bị bắt giữ.

Khoảng một giờ sau, một lực lượng khoảng mươi người tập trung đến, có người mặc sắc phục công an, người thì mặc thường phục. Sau này tôi mới biết, những người ấy là thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, cùng với các viên chức sở Công an thành phố. Mọi người tiến hành thẩm vấn, đồng thời khám xét túi xách, quay phim, chụp hình chúng tôi. Thầy Không Tánh bị thu giữ một chiếc máy đánh chữ vừa mới mua xong ở đường Huỳnh Thúc Kháng, ngoài ra thầy hoàn toàn không có một giấy tờ hay tài liệu gì mang theo người, để gọi là phạm pháp quả tang. Riêng trong túi xách của tôi chỉ có một tập đánh máy do tôi trích viết ra từ hai cuốn băng ghi âm “Lời tự thuật của Hòa thượng Thích Ðôn Hậu”.

Nội dung chính của hai cuốn băng này là ôn kể lại những cuộc đối thoại với Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, nói về việc chính quyền cộng sản sau khi đánh chiếm miền Nam Việt Nam, chúng ra tay triệt hạ chùa chiền, chiếm đoạt nhiều cơ sở của Giáo hội, đập phá tượng Phật…, đáng kể nhất là chúng đập phá tan tành tượng đài lộ thiên Quán Thế Âm Bồ tát ở Biển Hồ (miền cao nguyên Trung phần Việt Nam). Ôn cũng thuật lại rõ ràng sự việc Thượng tọa Thích Thiện Minh bị bức tử trong nhà tù, cho đến mọi việc ứng cử và từ chức đại biểu Quốc hội v.v… Nói chung, tài liệu này ghi lại lời ôn Linh Mụ đối thoại thẳng thắn với chính quyền cộng sản, chẳng phải là tài liệu hoạt động hay chống phá nhà nước. Thế mà những viên công an vẫn tiến hành lập biên bản phạm pháp quả tang để bắt giữ thầy Không Tánh và tôi.

Buổi chiều cùng ngày, công an đưa chúng tôi về trại giam tọa lạc tại số 3C, đường Tôn Ðức Thắng, quận 1, Sài Gòn, là cơ quan An ninh điều tra PA 24, công an thành phố. Mấy hôm sau, họ lại chuyển tôi đến trại giam số 4, đường Phan Ðăng Lưu, quận Bình Thạnh, rồi ra lệnh tạm giam bốn tháng.

thích đức nhuận

Hòa thượng Thích Đức Nhuận
(1924-2002)

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết’’, theo điều 81, Luật Hình sự năm 1985 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðiều tra viên là đại úy Ðinh Bá Thắng hỏi cung tôi bất kể giờ giấc. Nội dung chính trong những buổi thẩm vấn là tập trung quanh vấn đề phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngoài ra, cơ quan An ninh điều tra tìm đủ mọi cách để cố tình gán ép chúc thư của cố Hòa thượng Thích Ðôn Hậu để lại là bức chúc thư giả mạo, nhằm vô hiệu hóa công cuộc phục hồi Giáo hội truyền thống, do Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ lãnh đạo, được Hòa thượng Thích Ðức Nhuận cố vấn.

Tôi bị biệt giam ở khu C, ở chung với một người nguyên là công an quận Tân Bình, can tội tiếp tay buôn lậu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Biết ở trại giam hay cài đặt người làm điểm chỉ viên để báo cáo phục vụ cho công tác điều tra, nên tôi dè dặt khi nói chuyện. Tôi được biết giáo sư Ðoàn Viết Hoạt và nhiều tù nhân chính trị khác đang bị giam ở đây, mặc dù rất ngưỡng mộ nhưng không làm sao liên lạc được.

Thấm thoát ba tháng trôi qua, từ ngày thầy Nhật Thường, thầy Không Tánh và tôi bị bắt, ông Võ Văn Ái - phó Chủ tịch Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam thuộc Cơ sở Quê Mẹ tại Pháp - đã lên tiếng vận động các tổ chức bảo vệ quyền con người trên thế giới, như Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền…, cùng lúc gây sức ép với Hà Nội trả tự do cho chúng tôi. Chúng tôi lần lượt ra khỏi trại giam kèm theo lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú vô thời hạn. Ðược Thượng tọa Thích Ðức Chơn đồng ý, tôi trở về tu viện Quảng Hương Già Lam chịu sự quản thúc của chính quyền. Phòng An ninh tôn giáo PA16 - công an thành phố trực tiếp giám sát tôi, mỗi nửa tháng tôi phải đến trình diện, báo cáo sinh hoạt hoặc đi lại trong nửa tháng vừa qua.

Nhiều lần, các viên chức công an PA16 đứng đầu là Ba Lực đặt thẳng vấn đề với tôi. Nếu tôi bằng lòng tham gia cộng tác với cơ quan an ninh với một tấm lòng trung thực, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao phó và hoàn thành kế hoạch, thì họ sẽ tạo điều kiện cho tôi có một cuộc sống thoải mái, được nhập hộ khẩu về thành phố, sau đó phân bổ trú trì tại một ngôi chùa lớn ở đây, quyền lợi hay địa vị đều có đủ.

Theo sự suy nghĩ nông cạn của tôi, đối với chế độ cộng sản, khi cơ quan an ninh mời làm cộng tác viên, nhận nhiệm vụ báo cáo hay theo dõi đối phương, người được tin tưởng thu nhận phải ký vào văn bản cam kết với ngành an ninh, tuyệt đối trung thành, một lòng một dạ. Thà rằng mình từ chối ngay buổi ban đầu, chứ một khi chân đã lún sâu vào vũng bùn danh lợi này, thì khó lòng rút chân ra. Ví dầu có rút chân ra được đi chăng nữa, thì hậu quả cũng khó lường. Bởi thế cho nên, đứng giữa tình huống này, tôi áp dụng bài học nghìn vàng: “Phàm làm việc gì trước phải nghĩ đến hậu quả của nó’’. Tôi nhất quyết từ chối, món mồi danh vị béo bở đó không làm sao câu nhử được tôi.

Ngày 30 tháng 4 năm 1993, nhớ về tháng tư đen mười tám năm về trước, tôi viết một bức tâm thư đệ trình Hòa thượng Thích Huyền Quang để bày tỏ nỗi lòng của mình:

Tu viện Quảng Hương Già Lam, ngày 30-4-1993
Tâm thư kính dâng Hòa thượng Thích Huyền Quang,
Ngưỡng bái bạch Hòa thượng,
“Đã gần ba mươi năm trôi qua, con nhờ duyên lành được hun đúc trong chốn thiền môn. Quý ôn quý thầy đã dày công dạy dỗ con nên người, tác thành cho con pháp thân huệ mạng, ân đức của quý ngài con chưa hề báo đáp trong muôn một. Nay Hòa thượng bổn sư của con đã viên tịch, con cũng kính xin Giác linh thầy chứng giám cho lòng con.

Kính bạch Hòa thượng,

Vì tiền đồ đạo pháp, vì sự sống còn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, anh em chúng con một lòng quyết chí đem hết khả năng để phục hoạt Giáo hội dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng. Bởi hoàn cảnh nghiệp duyên mắc vòng lao lý, tuy ra khỏi trại giam nhưng đang còn thi hành lệnh quản thúc của chính quyền. Nay chính quyền Cộng sản Việt Nam áp đặt con phải thỏa hiệp cộng tác, phải báo cáo, theo dõi những vị thầy nào họ cần. Con không thể vì chút danh lợi, hay một sự yên thân, để làm những việc mà theo sự suy nghĩ của con, ấy là việc làm thương tổn, táng tận lương tâm. Thà bản thân con sa đọa ác đạo, lăn lóc vào ngũ trược ác thế, chứ không thể có hành vi phá hoại hòa hiệp chúng Tăng, mang tội ngũ nghịch…

Con xin nguyện hiến thân này cho đạo pháp, một dạ trung trinh, trước cơn sóng dữ này. Cúi mong Hòa thượng lân mẫn thông cảm cho nỗi lòng của con, lá thư này thành kính dâng lên Hòa thượng như lời tâm huyết, là chứng tích cho lịch sử mai hậu”…

Kính chúc Hòa thượng pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ. Nguyện cầu pháp nạn sớm được giải trừ.

Thành kính cúi đầu vọng bái
Đệ tử Tỷ kheo Thích Trí Lực

3004

Cũng vào thời điểm này, sau sự biến cầu Phú Xuân, nghe tin các pháp huynh và pháp đệ của tôi bị bắt tại chùa Linh Mụ, quý thầy Thích Trí Tựu, Thích Hải Tạng, Thích Hải Chánh, Thích Hải Thịnh và một số Phật tử mắc vòng lao lý. Cùng lúc ấy, tôi bị giám sát chặt chẽ hơn bao giờ hết, công an ngoại tuyến thay phiên nhau rình rập canh chừng. Ít lâu sau, tôi xin chuyển đến chùa Pháp Vân, phường 18, quận Tân Bình, được Hòa thượng Thích Thật Trí bảo lãnh. Trước năm 1975, đây là cơ sở trường Thanh niên phụng sự xã hội do Hòa thượng Thích Nhất Hạnh sáng lập, chính quyền cộng sản chiếm đoạt cơ sở này dùng làm trường phổ thông trung học Trần Phú, chỉ chừa lại khuôn viên thờ tự bây giờ.

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site