lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

- Anh Tuấn! Anh Tuấn!

Thùy Dương lại bắc loa tay, kêu lên:

- Anh Tuấn! Người yêu… Mối tình đầu của em… - Thùy Dương lắp bắp - Chị Uyên ơi! Dạo đó, 1967, Tuấn đang là sinh viên Thủy lợi năm thứ tư. Cái đêm hôm ấy… trước ngày lên đường vào B, em đã tình nguyện hiến dâng tất cả cho Tuấn. Nói ra chị đừng cười, em đã giải toả hết quần áo trên người, ghì riết anh ấy vào lòng như thế này này… Vậy mà Tuấn vẫn không dám, co rụt người lại, cứ một hai rằng đừng đừng… Ý anh ấy là muốn cho Thùy Dương trinh trắng, trọn vẹn kẻo sợ sau này làm khổ em. Tội nghiệp! Một khối linh hồn nhân đạo, trong sáng! Ôi! Cái thời ấy, sao con người ta họ đạo đức, nghiêm túc, cao cả đến thế hả chị?

Người có tên gọi là Tuấn đó, cũng như Tiến, là lính Cụ Hồ, nhưng vóc dáng có vẻ thư sinh hơn. Đầu đội mũ tai bèo, khuôn mặt Tuấn tròn bầu, đôi mắt hồn nhiên ngây thơ đến nỗi tưởng đâu anh chàng này còn ở tuổi “tiến lên đoàn viên theo Đảng tiền phong”. Vệt máu dài từ cổ chảy xuống ngực trông như đuôi khăn quàng đỏ…

Tuấn dừng lại, vẻ sửng sốt. Nét mặt của cậu học trò bị thầy giáo bắt quả tang vì một trò nghịch ngợm trong lớp, ngây thơ sợ sệt khiến người đứng ngoài lớp nhìn vào thấy thương thương lạ! Có thể con người này còn trong trắng hơn thế. Anh chàng sống theo kỷ luật, tổ chức, phơi phới lý tưởng Cộng sản, không dám ăn Trái cấm, giữ nguyên vẹn khối linh hồn trong trắng để vác súng đi vào cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam…

Tuấn đâu có hay rằng Trái cấm của chàng hai mươi năm sau, cái đám người ngợm thời Đổi mới Kinh tế thị trường đã thay nhau đớp ngoạm, cắn xé điên dại hả hê…

Anh lính Giải Phóng hơi rướn người lên, giơ cao mũ tai bèo khoát khoát như chào tạm biệt, tiếp tục bước, miệng vẫn vang ca: Trường Sơn ơi! Trên đường ta đi không một dấu chân người… Có chú nai vàng đang nghiêng tai ngơ ngác… Rồi cũng mất biến.

Thùy Dương ngây đờ người ra. Đau khổ và hờn giận. Ả có ngờ đâu gặp lại người thân ở Bên Này thật khác xa với trí tưởng tượng của ả và anh chồng ngạo ngược hồi còn Bên Ấy.

- Chị ạ. Em mong gặp lại thầy em quá!

- Chị cũng vậy.
Thùy Dương có lúc cũng gọi cha mình là Thầy làm cho Lệ Uyên thấy gần gũi và xúc động. Hoá ra hai miền quê Thanh - Nghệ có những tập tục giống nhau.

- Em cảm thấy hai Cụ hình như ở gần đâu đây?

- Hay là ta cứ ngồi chờ…

- Không! Phải đi chị ạ. Đi thì may ra mới tìm gặp được. Em nóng ruột, sôi gan rồi!

Trên đường từ Đồng Trâu tới nhà họ vẫn đi về với tốc độ tâm linh. Bây giờ họ trôi về quá khứ với tốc độ cổ điển chậm rãi hơn, mắt người thường ở Bên Ấy có thể dõi theo được như nhìn thấy một vệ tinh nhân tạo trên bầu trời sao những đêm ít mây vậy.

Qua Đèo Rù Rì, Đèo Cả, Đèo Hải Vân, Đèo Ngang… họ đã tới rặng Hồng Lĩnh.

Qua Sông Lam. Bước trên mặt sông, Thùy Dương cúi mình lấy tay vốc nước rửa mặt. Ả còn dùng chân đá nước cho tung bọt sóng lên.

- Hồi nhỏ, tụi em vẫn ra sông này tắm, đùa giỡn té nước vào mặt nhau. Một lần, xuýt chết đuối…

Ả cười trong trẻo, hồn nhiên kể lại bàn chân ả hụt hẫng, mồm ngậm nước, may sao anh Tiến đã lội ra, nắm tay kéo vào… Ghé Nam Đàn, Thùy Dương dừng lại nhìn núi non, đồng ruộng, xóm làng. Ả bưng mặt khóc.

- Bây giờ em mới hiểu - Ả nghẹn ngào, tấm tức - Em mới cảm nhận được vì sao vùng quê em người ta gọi là địa linh nhân kiệt! Nơi đây Đất Mẹ đã hun đúc nên bao con người mang thể chất anh minh, phẩm giá cao cả, ngoại trừ em, đứa con hư hỏng bỏ đi. Ôi nhục nhã xấu xa! Cái con khốn nạn này…

Ả vung tay tát rồi vỗ vào mặt, nỏ khác chi gã nô tài trong phim Tàu tự tay tát vào mặt mình trước Hoàng Thượng để cầu mong được tha tội vậy.

Lệ Uyên đề nghị:

- Chị em mình ghé qua nhà Thùy Dương một chút đi!

Thùy Dương lắc đầu:

- Không! Không! Nhà em làm gì còn ở đó nữa. Nhà cũng chẳng còn mà người thân, bà con hàng xóm bỏ làng đi kiếm sống khắp mọi miền đất nước rồi…

Vòng về Diễn Châu họ ra Thanh Hoá.

Giáo xứ Ba Làng - Tĩnh Gia… Sông Ghép - Quảng Xương. Thị xã Thanh Hoá thấp thoáng…

- Thùy Dương ơi! Em có thấy cái gì kia không?

- Cái gì hở chị?

- Hòn Vọng Phu. Người đàn bà đứng trông chồng hoá đá trên đỉnh núi Nhồi. Ôi chị xúc động quá!

Lệ Uyên nhắc lại chuyện ngày xưa mẹ kể. Một người đàn bà xứ Thanh có chồng bị vua quan bắt đi lính; chiều nào nàng cũng dắt đứa con nhỏ đứng ở đầu núi nhìn ra Biển Đông trông đợi chồng về. Ngoài xa kia, sóng biển lô nhô… Chiều dần tắt. Có vài con thuyền trông như chiếc lá dạt trôi. Người chồng vẫn biệt mù tăm hơi. Chinh chiến triền miên… Biết khi nào chồng nàng mới trở về? Nàng vẫn chờ, vẫn chờ. Nắng dội, mưa tuôn…

Một hôm Trời nhìn xuống thấy nàng mà mủi lòng xót xa. Mưa ngàn xối xả hay dòng lệ nhớ thương chàng nườm nượp tuôn đẫm ướt mình nàng? Và tóc nàng xoã bay rũ rượi hay mây trời trắng xoá? Ôi tấm lòng người thiếu phụ trung trinh, son sắt! Đâu chỉ riêng nàng ở xứ Thanh này, còn bao người vợ trẻ khắp hai miền đang ngóng chờ chồng đi chiến trường trở về. Dẫu không ra đứng ở đầu non họ cũng đang vò võ một mình, đêm ngày khoá chặt cửa nằm trong buồng kín, lấy khăn che mặt hoặc trùm kín chăn nức nở!

Trời quyết định cho nàng thiếu phụ đứng ở đầu non này được hoá đá để làm gương cho tất cả mọi người; trẻ già lớn bé, đàn ông đàn bà… lấy đó mà soi chung. Từ ấy… nàng trở thành tượng đài tự nhiên - Hòn Vọng Phu vời vợi trên đỉnh núi Nhồi.

Ở miền Nam ra, từ ngoài Bắc vào…. Bất cứ ai đi qua đây, dừng lại đường cái quan ngước nhìn lên cũng thấy nàng Vọng Phu trên núi Nhồi xứ Thanh.

Thùy Dương nghe chị Hai kể say sưa… Theo ngón tay chỉ của Lệ Uyên, ả nheo mắt nhìn, gật gật đầu:

- Thật giống như đúc, y chang người đàn bà dắt tay con đứng trông chồng! Người nàng cũng cao ráo, không thấp lùn, mặc áo dài…

- Áo tứ thân đấy em ạ - Lệ Uyên giảng giải - Không phải áo dài dân tộc, thời trang mô đen bây giờ đâu!

- Tổ tiên mình, các cụ xưa bao giờ cũng mực thước đứng đắn. Chị xem, vạt áo đàng trước từ cổ ngực buông thẳng xuống chân, rộng rãi mà kín đáo…

Ả còn hậm hực chưa nguôi mối hận về áo dài mô đen, quần đầm bó… trong khi Lệ Uyên đang dõi nhìn về núi bà Vọng Phu. Chị nói:

- Đố Thùy Dương biết nàng Vọng Phu đầu choàng khăn gì?

- Khăn vuông…

- Nói cho thật đúng lời các cụ xưa là khăn mỏ quạ, thứ khăn choàng của các bà ngoài Bắc; cũng là đội nắng che mưa nhưng khác với khăn rằn của các má trong Nam… Bà nội của chị, mẹ chị ngày xưa cũng trùm khăn này. Họ là những nàng Vọng Phu. Nhìn núi lại nhớ người! Ôi! Những người muôn năm xưa! Nghĩ tới các người là thương nhớ xót xa, lòng rưng rưng muốn khóc.

- Em đố lại chị: Việt Nam mình có mấy Hòn Vọng Phu?

- Hai ba hòn chi đó… Hình như vậy. Nghe nói nàng Tô Thị Vọng Phu ở Lạng Sơn cũng giống lắm, đẹp lắm. Tô Thị Vọng Phu tay bế ẵm con; còn Vọng Phu núi Nhồi thì tay dắt con… Cả hai cùng đứng trông chồng. Chị chưa bao giờ lên tới Lạng Sơn…. Hồi còn là công nhân đường sắt, đơn vị chị có lần đóng quân ở đây.

Nhiều hôm đang gánh đá sửa đường tàu, đội nón trùm khăn, mồ hôi đầm ướt, chị cũng ngước nhìn ai kia, Vọng Phu đứng trên núi Nhồi. Chị còn ngồi trước hiên, trong sân, ngoài đường nhìn nàng Vọng Phu trong sấm chớp gió mưa, trong trăng lên huyền ảo và cả trong lửa bom B 52…

- Chị của em làm thơ?

- Đâu có! Nghĩ gì nói vậy. Chị kể chuyện thực mà!

CHƯƠNG 6
MÍ ĐỒ ĐỒ ĐỒ PHÁ… XỨ THANH HOÁ

Thị xã Thanh Hóa hiện dần ra với những dãy nhà tranh nối nhau san sát, lác đác chen vào một vài nhà ngói… Nhà nào cũng có bốn cây luồng dài, móc nối từ trên nóc, kéo níu mái nhà xuống, chốt đóng cọc dưới đất để chống bão. Đường phố “rộng thênh thang tám thước” còn lổn nhổn sỏi đá, hai bên là rãnh nước. Người qua lại trên đường đi chân đất, dép cao su, mặc áo quần nâu… Lâu lâu, một vài chiếc xe đạp kính coong bóp chuông qua đường.

Đầu ngã Ba Bia có một chiếc ô tô của Liên Xô đậu. Xe bốn bánh, đầu nhỏ mõm ngắn, sơn màu xanh lá cây đang được đám đông người vây quanh bu lại xem. Nhiều người lần đầu tiên trong đời được thấy ô tô, cái vật không có người đẩy mà vẫn chạy, xem ra họ mê mẩn thích thú lắm…

- Xe Mô-lô-tô-va - Có ai đó reo lên - Liên Xô đưa sang giúp ta đấy!

Đám đông đang sôi nổi bàn tán.

- Trung Quốc đã có xe ô tô chưa?

- Chưa. Chưa có… Nhưng họ đông người lắm. Những sáu trăm triệu dân! Họ giúp ta người, gạo. Chỉ cần mỗi người dân Trung Quốc nhổ một bãi nước bọt là cả Đài Loan, các nước đế quốc chìm nghỉm và chết đuối! Bác Mao bảo thế.

- Liên Xô có xe tăng, máy bay, bom nguyên tử. Liên Xô có Xiết-Ta-Liên!

- Trung Quốc có Mao Trạch Đông!

- Việt Nam ta có Bác Hồ!

Đám đông tự động giãn ra rồi quây lại thành vòng tròn người ngồi dưới đất; một thanh niên dáng dấp nửa bộ đội nửa dân, đứng giữa vung hai tay, cầm càng bắt nhịp cho mọi người cùng hát. Họ vỗ tay rộp rộp, miệng ca vang:

Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa
Đây bao la non nước vui chan hoà
Hoa bay qua Triều Tiên khói lửa
Hoa lan sang đồng Việt Nam ta
Gió đưa hoa về ngập miền Dân Chủ
Cánh hoa muôn màu đẹp đời Tự Do!

Hai chị em bước vào đứng trong đám đông. Cả hai phải nắm tay nhau để khỏi bị tách rời, xô dạt mỗi khi quần chúng nhân dân chuyển đổi các tiết mục văn nghệ, trò chơi liên hoan.

Một cô gái mặc áo quần nâu có miếng vá bên vai, tuổi mới hai mươi, tóc buộc sau gáy, thả dài xuống quá mông đít, giơ tay “xung phong” xin được hát một bài.

Người cầm càng văn nghệ hỏi:

- Đồng chí đơn ca bài chi?

Cô gái trả lời:
- Cái bài tôi thích nhất: Mùa xuân không đến với đế quốc!

Rồi đứng nghiêm theo kiểu quân sự, thẳng người, đầu hơi ngẩng lên, cất giọng ngân nga:

Mùa xuân không đến với đế quốc
Nhưng đến với dân ta
Khắp nơi nở hoa…
Rập! Rập! Rập!

Tất cả đồng loạt vỗ tay.

Có hai anh - Lê Văn Xà và Nguyễn Hữu Cột - từ hồi nãy giờ ngồi tụt phía sau, hơi lùi vào một góc đang nhỏ to tranh cãi.

Xà: Mỗi năm có bốn mùa… Mỗi mùa có ba tháng. Chẳng riêng gì nước ta, khắp thế giới, nơi nào Xuân cũng đến rồi Xuân lại đi. Châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi... xem ra nơi nào cũng có mặt đế quốc cả. Thế thì… Xuân không đến với đế quốc nghĩa là làm sao? Xuân nó đi đằng nào, về đâu?

Cột: Yên, để ta nói cho mà nghe… Mùa Xuân là mùa đẹp nhất. Đồng ý không? Nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, các nước Cộng sản trong phe Xã hội chủ nghĩa anh em rất yêu mùa Xuân. Còn các nước tư bản thì bọn đế quốc ngày đêm chỉ âm mưu chiến tranh, đưa quân đi xâm lược, đem bom bỏ khắp nơi. Chúng nó chỉ thích mùa hè, mùa đông thôi. Mùa hè thì nhởn nhơ tắm biển, mùa đông thì nằm dài ra ngoạm thịt gà, uống bơ sữa. Nhân dân lao động các nước này đói khát cùng cực, còn hơi sức nào mà vui Xuân, đón Xuân? Cho nên, mùa Xuân nó mới từ mặt lũ đế quốc Mỹ, Anh, Pháp, nó kiềng mặt các nước tư bản phản động áp bức, nô lệ, bất công… Xuân mới đi thẳng sang Liên Xô và các nước anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa, có Việt Nam ta… Nhân dân các nước vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tưng bừng cờ hoa, reo mừng hát ca, hân hoan chào đón, mùa Xuân nó mới phấn khởi, say sưa tìm đến chứ?! Nó dại gì mà đến với bọn đế quốc! Hả?

Xà: Đồng chí nói bè lũ đế quốc chỉ thích mùa Hè, mùa Đông. Thế còn mùa Thu?

Cột: Có hai mùa thu. Mùa thu lũ lụt, lúa khoai chìm nghỉm, mùa màng mất trắng thì dứt khoát là nhân dân ta không có ưa. Còn mùa Thu cách mạng thì nhân dân dĩ nhiên là vỗ tay, hân hoan chào đón! Bởi thế, bọn đế quốc tư bản chúng nó cũng chẳng thích mùa thu!

Xà: Còn mùa đông? Hình như Cách mạng tháng Mười Nga lại nổ ra vào mùa Đông?

Cột: Thì đúng rồi! Vào mùa đông bọn Nga Hoàng phản động móc nối với bè lũ đế quốc, chúng nó mới đú đởn ngóc đầu dậy. Cho nên nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga mới quật cho tơi bời, nện cho tan tành cả lũ. Và khi thành lập chính quyền Xô Viết xong, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa Cộng sản… Lê Nin vừa tuyên bố là… mùa Xuân đến! Ở Việt Nam ta cũng vậy. Hễ khi nào hết mùa đông giá rét, Bác Hồ vẫy tay gọi ấy là mùa Xuân tới!

Xà: Nhưng mùa Xuân, đã gọi là Xuân thì dù ở đâu Xuân cũng chỉ đến có một lần, trong 3 tháng. Còn sau đó, lại là hè…?

Cột: Khổ quá! Đồng chí quan niệm thế nào là Xuân? Xuân ở đây là Xuân trong lòng, Xuân Cách mạng, Xuân Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Xuân cả bốn mùa, Xuân đời đời, Xuân muôn năm, Xuân Cộng sản!

Xà: Nhưng mà…

Cột: Không nhưng, chẳng mà cái gì hết. Đồng chí tự kiểm điểm bản thân, đánh giá lại tư tưởng chính trị, quan điểm giai cấp của mình đi xem nó thế nào? Lơi là, bấp bênh, không đứng vững trên lập trường cách mạng là hỏng! Hỏng! Bỏ mẹ! Chết cha!

Xà: Vâng. Vâng.

Cột: Tôi tuyên bố, khẳng định lại một lần nữa cho đồng chí nghe: Bọn đế quốc chẳng bao giờ có mùa Xuân! Mùa Xuân thèm vào mà đến với chúng nó! Chỉ phe Xã hội chủ nghĩa ta, Đảng ta, Nhân dân ta mới có mùa Xuân! Thôi, đồng chí vào mà nhảy múa liên hoan văn nghệ với bà con!

Xà: Đồng ý. Nhất trí thôi. Nhưng …

Cột: Còn nhưng cái con khỉ gì nữa. Phải hoàn toàn nhất trí! Tôi xin nhấn mạnh lại, củng cố thêm một lần cúi còng nữa là: mùa Xuân không bao giờ đến với đế quốc! Bởi vì sao? Khổ quá! Đồng chí quên mất bài ca Công nhân rồi hả? Này nghe…

Lúc đế quốc sắp tan rã dần
Ta tiền phong chiến đấu
Sức chiến đấu đi trước miền Đông Nam
Lúc đế quốc đang tàn…

Đế quốc đang tàn, đang rẫy chết! Nhớ chưa? Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản! Nó đang ngắc ngoải, chết ngắc chết ngư. Ta đang sẵn sàng chuẩn bị cuốc xẻng vác vai lên đường đi đào mồ chôn nó… ấy đó! Vậy thì mùa Xuân nó còn đến với đế quốc làm… làm chó gì nữa! Mùa Xuân dại gì mà chẳng quay sang trở về với chúng ta!

Cột: Vâng. Vâng. Bây giờ thì nhất trí. Hoàn toàn nhất trí!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site