lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 39
ĐỒNG HỒ SỐNG. SỰ SỐNG TRONG
SIÊU NHÀ TÙ, SIÊU ĐỊA NGỤC

Trời vẫn tối! Không hiểu bây giờ là mấy giờ?

Đã lâu rồi thầy mất thói quen xem đồng hồ, coi giờ. Tự nhiên nhớ lại hai cái đồng hồ mình đã dùng trong đời.
Cái đồng hồ quả quít Thụy Sĩ thầy mua vào những năm 40 ở hiệu Tàu có sợi dây bạc đeo cất, bỏ túi… rất tốt. Dạo ấy Lệ Uyên chưa sinh. Một lần thầy bỏ quên, đánh mất nó ở đâu cũng không biết. Bà nội có ý ngờ cho anh Nuôi. Mẹ thì lại nghi chú Đông. Cũng chỉ vì vậy mà anh Nuôi khóc lóc, thề thốt, doạ nhảy xuống giếng tự tử. Mẹ chồng con dâu cãi lộn. Bà vẫn thường bênh che cho chú Đông, kể cũng lạ, và có phần khắt khe với con đẻ, con dâu!

Cái đồng hồ thứ hai đeo tay nhãn hiệu Niklès - Made in France là của một đồng chí tặng.

Tiểu đoàn trưởng Lê Hải Ba được thầy mổ ruột thừa, sau khi lành đã cởi tháo đồng hồ đặt vào tay thầy. “Tôi tặng anh vật này làm kỷ niệm. Có thể một ngày nào đó chỉ còn lại nó trên đời này và… anh sẽ nhớ đến tôi…” Đồng chí ấy nói mà rưng rưng nước mắt. Thầy từ chối không nhận.

Hồi ấy đồng hồ là vật quý hiếm. Cái Nikles lên dây cót đó phải mua ở Hà Nội hoặc vùng tề đưa ra. Dẫu rằng một mạng sống được cứu sinh là chuyện ân nghĩa khó quên, thầy cũng không nỡ nhận món quà quý của bệnh nhân mà bệnh nhân đó là một đồng chí, một người lính Cụ Hồ.

“Người thầy thuốc rất cần đồng hồ, cần hơn ai hết, anh giữ lấy nó… cho tôi vui lòng.” Tiểu đoàn trưởng nài nỉ.

Bây giờ nhớ lại, nghĩ tới câu nói của đồng chí ấy mà thấy như điềm gở... “Chỉ còn lại nó trên đời này”. Quả đúng thế. Tiểu đoàn trưởng pháo binh đã hy sinh ở mặt trận Điện Biên, còn Mai Duy Vỹ này mạng sống đang được đếm từng giây, từng phút…

Đột nhiên, thầy đặt tay lên phía trái ngực và kinh ngạc cho trái tim mình. Tic tac! Tic tac! Nó vẫn còn đập? Thật kỳ lạ. Tic tac tic tac… Đã bao năm rồi, mỗi lần cầm ống lắng đặt lên ngực bệnh nhân, dùng ngón tay bắt mạch bệnh nhân mà sao y sĩ Mai Duy Vỹ lại không cảm nhận được trái tim con người mới là cái đồng hồ đích thực. Cái đồng hồ đếm đo mạch sống của con người vô tư, hào phóng, kỳ diệu phi thường! Ôi trái tim con người chúng ta!

Quả tim Mai Duy Vỹ vẫn còn đập! Thầy muốn la to lên cho mọi người nghe, cho cả nhân loại biết.

Nhịp đập đầu tiên của nó là lúc còn nằm trong thai mẹ! Mẹ ơi! Mẹ đã cho con một sinh mệnh, một đời sống. Vậy mà bây giờ người ta lại nỡ cướp nó, giết nó đi! Con có tội tình chi! Đã không được sống để báo đền ơn sinh thành của thầy mẹ, lại còn để người ta giết mẹ mình đi! Làm con mà không cứu sống được mẹ sao còn có thể gọi là con, là mang tội bất hiếu bất nghĩa biết mấy lần! Trời đất ơi!

Thầy bưng mặt khóc. Khóc không thành tiếng. Và ngạc nhiên sao mình vẫn còn nước mắt để mà khóc? Điều kỳ lạ! Vậy là sự sống trong con người mình vẫn còn? Lần này, nếu họ không giết thầy, cho thầy ra khỏi nhà tù, chắc thầy lại sống, tiếp tục sống như mọi người được tha khác. Nhưng cái buồng giam trong đình làng này nghĩ cho cùng không thể gọi là nhà tù được. Nó đâu có giống Hoả Lò, Lao Bảo, Kontum, Côn Đảo… Nó là Siêu nhà tù! Siêu địa ngục!

Con người là một động vật kỳ lạ! Thầy nghĩ ngợi miên man. Nếu mình là con chó, con mèo, con trâu, con bò… ừ cứ cho là con cọp đi nữa, mà bị ngược đãi hành hạ như thế này chắc chắn là nó đã chết trong một thời gian ngắn, vài ngày, dăm mười ngày!… Vậy mà Mai Duy Vỹ này vẫn còn sống, vẫn chịu đựng được mọi ngón đòn hiểm hóc, tai ác, chết người!

Sự chịu đựng, sức sống này có từ đâu? Có phải từ trong bào thai mẹ sinh ra? Có đấy. Nhưng chỉ một phần thôi. Sức đề kháng, thích nghi kỳ lạ này lại chính là do nhà tù sinh ra. Ai có ở tù mới hiểu được điều này. Hơn hết mọi nhà tù trên thế gian này là nhà tù Cải cách Ruộng đất! Nhà tù Siêu phong kiến! Nhà tù Siêu đế quốc!
Cảm thấy mình như vừa khám phá ra được điều gì mới lạ, một phát minh trong Y học, thầy nở một nụ cười ngây thơ…

Nụ cười chợt tắt. Dòng lệ từ trong hai hốc mắt lại ứa ra.

Nước mắt mình vẫn còn? Vậy là mình vẫn sống. Câu hỏi, câu trả lời cứ lặp đi, lặp lại.

Mai Duy Vỹ này đã tận mắt thấy con người ta lúc lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc. Chính bàn tay Vỹ đỡ đẻ và không ít người đã ngợi khen là khéo tay mát tay hơn cả các cô đỡ Sage-femme. Nghiên, Hoà, Lan… các cô đều mê Vỹ!

Vỹ đã thấy dòng lệ người mẹ trào lên má, giọt nước mắt trẻ sơ sinh hiện ra cùng tiếng khóc: Tôi đã sinh ra một con người cho đời! Tôi là một con người đây!

Mà đâu chỉ con người, Vỹ đã từng thấy con chó Vện khóc, con trâu cái nhà mình khóc… lúc chúng nó chết. Thế đấy! Vậy mà bây giờ những giọt nước mắt của Mai Duy Vỹ đang trào ra đây lại không có một con người nào trông thấy cả. Có ai thương xót Mai Duy Vỹ này không?

“Không!”

Tiếng búa nện. Phát súng nổ. Chát chúa lỗ tai. Buốt nhói cả tim óc.

Thầy gục xuống. Chẳng cần tới một nhát búa, một phát súng mình cũng đã chết. Và đang chết đây!... Thầy nằm yên không động cựa.

CHƯƠNG 40
QUỶ NGƯỜI - NGƯỜI QUỶ

Có tới bảy tám con quỷ… Thầy đoán chừng vậy. Bởi vì nhìn toàn thân thì có vẻ giống giống con người, cũng hai chân hai tay, nhưng cái mặt thì khang khác, là lạ…

Nếu là con trâu, con chó, con cọp… thì cái sừng, cái mõm, móng móng vuốt của chúng đều biểu thị cái gì đó thuộc về nòi giống của chúng. Đằng này… đít giống như mặt, mặt na ná như đít? Mắt và mồm là hai cái lỗ - mồm ở trên, mắt ở dưới. Và hình như… chúng có đuôi? Cái đuôi thay cho cái tay, ngoắc ngoéo, móc nối nhau biểu thị sự đồng cảm, đồng tình. Đặc biệt hai cái tay xoè cụp, rung rinh… rất nhạy bén trước mọi tiếng động, trạng huống. Chúng nói với nhau những gì thầy không nghe rõ. Ao áo, nháo nháo… báo cáo… láo nháo… xạo xạo… đả… ảo… đảo … đảo… í í… lí bí… chí chí… đồng ý…

Hồi nhỏ, mình cứ suy từ loài vật mà hình dung ra con quỷ. Đầu trâu mặt ngựa có gì đáng xấu đâu. Thật sai lầm! Hình như đoán ra được ý nghĩ của thầy, bọn quỷ biến hình trở thành những bóng đen. Trông chúng lại có vẻ giống con người hơn. Thầy bắt đầu so sánh phân loại bằng cách lặp đi lặp lại hai mệnh đề tương phản nhau: con người là con quỷ - con quỷ là con người. Rồi, người là quỷ - quỷ là người. Rồi người-quỷ, quỷ-người… quỷ-người, người-quỷ!…

Thầy lặp đi lặp lại như một trò chơi lúc còn học lớp đồng ấu, tiểu học.

Hồi ấy, thầy và chú Đông ngồi đối mặt với nhau, giơ tay ra vỗ chéo vào bàn tay nhau, miệng thì kêu: chó, mèo… mèo chó… Cứ thế tranh nhau nói; cho đến khi nào mỏi mồm, rã mép, răng lưỡi va cắn vào nhau… Rồi cuối cùng, dừng lại. Một tay anh này chỉ vào mặt anh kia la lên: “Chó!”

Con chó, con mèo biết con nào xấu hơn con nào? Con chó có gì là xấu đâu! Vậy mà chú Đông vùng vằng, ấm ức đến phát khóc; lại chạy vào mách với bà nội là anh Vỹ anh ấy bảo con là con chó! Và bà thì lúc nào chả thế, lại bênh thằng Đông, đe mắng thằng Vỹ!

Bây giờ thầy đang thử cố sức lặp đi lặp lại hai tiếng người-quỷ, quỷ-người… và định bụng đến một lúc nào đó, hết hơi rồi, hoặc lý trí không còn kiểm soát, chế ngự được đầu óc nữa thì… cái tiếng cuối cùng ấy là một phán quyết đúng đắn nhất.

Người… quỷ!

À ra vậy. Con người chính là con quỷ! Ông Pasteur khi tìm ra vi trùng bệnh chó dại - khám phá ấy cũng chưa quan trọng bằng phát minh này của Mai Duy Vỹ! Phát minh này sẽ mở ra con đường mới, tránh cho nhân loại bao thảm họa tai ương.

Hình như bọn quỷ này đã nhận ra mưu đồ, biết được tư tưởng, nắm chắc quan điểm chính trị của Mai Duy Vỹ… Cả lũ xúm lại, vật ngửa, chận đè lên người thầy:

- Không cho nó ngóc đầu dậy!

Một con kêu lên. Mấy con kia chồm tới, bóp cổ thầy một lúc cho đến nghẹt thở rồi từ từ buông ra. Con lớn nhất, cũng là đầu đàn, lãnh đạo cả lũ, dựng thầy ngồi dậy, dùng tay bịt mồm. Con nhỏ hơn, cũng thuộc hàng lãnh đạo, chổng đít lại, lấy cái đuôi ngắn ngủn ngoáy ngoáy chọc chọc vào hai lỗ mũi thầy…

- Mặc quần áo liệm vào cho nó! Mau lên, Quân Chủ lực!

Hai ba con cùng “dô nào” bắt tay ngay vào việc. Chúng làm nhanh đến nỗi mình chưa kịp vùng vẫy, đã mặc gọn vào người một bộ áo bằng vải xô trắng, thứ vải thô tháp mà người ta thường khâm liệm khi đặt tử thi vào quan tài…

Thầy hoảng sợ, kinh hãi định la thét lên thì lạ chưa, lũ quỷ bỗng chốc biến đi đâu hết?… Chỉ còn một mình Mai Duy Vỹ, thầy của mẹ và các con giữa cõi Trần gian.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site