lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

Cái âm tiếng “đảo” kéo dài ra nghe ảo ảo, ào ào, rạo rạo như gươm đao cọ xát.

- Có khổ nói khổ nông dân vùng lên!

- Vùng lên!

- Vùng lên!

- Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!

- Muôn năm!

- Hồ Chủ tịch muôn năm!

- Muôn năm!

Lặng đi một lúc lại ầm ầm vang dội:

- Đại nguyên soái Xiết-Ta-Liên muôn năm!

- Mao Chủ tịch vĩ đại muôn năm!

- Muôn năm! Muôn năm!

- Hoan hô Người Anh Cả Trường Chinh!

- Hoan hô đồng chí Hồ Viết Thắng!

- Hoan hô! Hoan hô!

Rồi ào ào tiếng kêu la lẫn tiếng gào thét hổ lốn, lẫn lộn:

- Hoan hô các đồng chí Cố vấn Trung Quốc sang giúp ta đánh bại kẻ thù giai cấp, đấu gục bọn địa chủ ngoan cố phản động!

- Hoan hô! Hoan hô!

- Cải cách Ruộng đất long trời lở đất thắng lợi và thành công muôn năm!

- Muôn năm! Muôn năm!

Tiếng vỗ tay đồng loạt nhịp nhàng hoà theo tiếng hát của thiếu nhi lẫn thanh niên, xoay đi vần lại:

Mí đồ đồ đồ phá mí rê
Rế đô xì đô rế xồn xồn
Đồ mí! Rề phá!
Mí rê đô xồn đô đô đô…

Lại tiếp theo bài hát khác, có tiếng trống đệm nghe như tiếng súng, đứng tim dựng óc người ta lên:

Chúng ta cùng nói vì chúng ta căm thù
Cùng tố rằng địa chủ giết người
Loài rắn độc thâm hiểm nhất đời
Nhớ lấy từng lời bần cố nông ơi!
Chúng ta thề đánh vào đầu đế quốc!
Nó thông đồng với địa chủ thu tô.
Cùng tiến lên xây đời Tự do...!

Rồi biển người lại cùng tấu lên, không ra hát cũng chẳng ra nói:

- Liên Xô ngày nay là Trung Quốc ngày mai!

- Trung Quốc hôm nay là Việt Nam ngày mai!

- Ngày mai! Ngày mai!

- Đời đời nhớ ơn Đảng ta vĩ đại!

- Đời đời nhớ ơn Bác Hồ!…

- Đời đời! Đời đời!

- Nhớ! Nhớ!

- Ời ời!

- Ớ ớ!

Long trời lở đất một lúc. Biển người Quân Chủ lực Nông dân lại im lặng. Im lặng lần này lạ lùng và khó hiểu.

Cái bẫy đang rình chờ con thú mồi… Nhưng bẫy hay không bẫy thì còn để làm gì nữa, Vỹ ơi! Đời anh cũng đã sập xuống rồi!

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Một hồi trống vang lên nghe như nòng súng bắn cách quãng rồi nhanh dần. Một hồi trống nữa tiếp liền. Tiếng vọng từ Âm phủ về, từ Địa ngục lên. Thầy giật mình. Cả lũ cũng mất bình tĩnh.

Ông Đội trưởng nói:

- Các đồng chí dẫn Mai Duy Vỹ vào!

Y tá Toành đứng gần bên, đế theo:

- Thằng Vỹ đứng nên! Anh em ta dẫn ló đi!

Hai anh dân quân cúi xuống, thò tay qua nách, xốc thầy ngồi dậy.

Họ định lôi đi, kéo lê cái xác chết Mai Duy Vỹ vào trong bãi bắn như thế này hay sao? Một ý nghĩ thoáng qua. Tia chớp loé trong đầu. Cụ Cử Mai Duy Hiển, thân phụ ông Cử Mai Duy Hoà, người mà Mai Duy Vỹ gọi bằng ông nội, Mai Lệ Uyên gọi bằng cố nội… hiện ra? Cổ đeo gông, tay khoá, chân xiềng xích… Cố đang lê bước giữa hai hàng lính bảo hộ. Vừa là bạn, vừa là đồng chí của Đinh Công Tráng, cụ Cử họ Mai bị Pháp giết trong khởi nghĩa Ba Đình. Dòng họ Mai chúng ta dẫu thế nào, cũng không chịu mang khí huyết nô lệ trong người…

Thầy khẽ gạt tay hai người dân quân:

- Xin các ông cho tôi…

Họ ngạc nhiên, dừng lại.

- Cho tôi được đứng lên, tự đi…

Thầy từ từ đứng lên, loạng choạng. Đất dưới chân như sụt lở…

Y tá Toành lải nhải:

- Ló giả vờ đấy. Ló đi được. Cái đồ địa chủ bóc nột, phản động, bán lước hại lòi, đụng vào ló nàm chi cho bẩn nhớp tay chân…

Thầy quay sang nhìn thẳng vào mặt hắn. Con rắn độc ngóc đầu trân trân nhìn lại rồi không hiểu sao cụp mặt xuống.

Ông Đội trưởng sốt ruột, nói như gắt:

- Đồng chí Toành! Đủ rồi, thôi đừng nói nữa! Khổ quá! Dẫn nó đi ngay!

Thầy loạng choạng bước. Đã xuýt ngã chúi xuống, may có hai anh dân quân đưa tay ra đỡ…

- Cảm ơn…

Thầy nói lắp. Rét run và xúc động. Cảm ơn… Hai tiếng “merci”… cảm ơn đã phát ra thành thói quen suốt một quãng đời sống và làm việc ở nhà thương Thanh Hoá, không hiểu bây giờ là lần thứ mấy, có lẽ là lần cuối cùng!

Cảm ơn. Thầy gắng sức đặt từng bước chân… Cảm ơn Đất Mẹ Nga Sơn đã cho con khí huyết, dòng sống họ Mai, từ khi người con đầu tiên của dòng họ - Mai An Tiêm - bị vua Hùng Vương thứ 4 phạt tội đày ra đảo xa ngoài biển này. Cảm ơn Đất Mẹ Nga Sơn lần cuối cùng lại cho con vùi xác vào trong lòng Mẹ… Cảm ơn!

Thầy đi. Nhích chân từng bước. Từng bước của Con Người.

- Đả đảo thằng Vỹ địa chủ bóc nột, cường hào áp bức, cướp thóc núa, nhai xương uống máu bà con lông dân!

- Đả đảo! Đả đảo!

- Đã đảo thằng Vỹ, tên Việt gian bán lước, hại lòi, con chó săn đắc nực của đế quốc phong kiến!

- Đả đảo! Đả đảo!

Y tá Toành bước vội lên trước, đầu ngoái sang trái rồi quay sang phải, tay vung lên hô la. Hắn ta hét đến vỡ họng, giọng khản đặc. Cái giọng thuốc lào Thái Bình (hay Nam Định?) của Toành dù có sang tới Bên Ấy thầy cũng không quên.

Trời rét. Rét đến nỗi hai bàn chân nứt nẻ, ống chân khô cứng co rút, lại thêm hai tay bị trói trật cánh khuỷu ra sau lưng, mấy lần dúi dụi ngã xuống mặt đất. Vậy mà, Lệ Uyên ơi, thầy cảm nhận cái giá rét của Đất Mẹ Nga Sơn một cách dễ chịu, gần như sung sướng. Cảm tạ mùa đông Xứ Bắc! Không có cái lạnh của Đất Mẹ làm sao con được hưởng hơi ấm ngọn lửa thiêng của hạnh phúc sum vầy dòng họ, tổ tiên, gia đình… nhất là vào những ngày giáp Tết, chuẩn bị đón xuân như hôm nay: 27 tháng Chạp - Ất Mùi - 1955!

Ôi! Cái thời đại loạn lạc, đảo điên, băng hoại, vô đạo, vô luân!

Con người muốn tồn tại, muốn sống, dẫu đã giả ngu, hoá hèn, trở thành con vật rồi vẫn cứ bị giết chết! Phải làm ma, làm quỷ kia thì không chỉ sống thôi đâu, mà còn được hiển vinh cao sang nữa! Mai Duy Vỹ ơi! Anh đã… ăn hết Quả Lừa chưa?

Gió thổi lao xao chen sóng biển rì rào… Âm thanh hoà trộn mà rành rọt đáng yêu sao từ xa khơi vào, lượn vòng dãy núi Tam Lênh, qua những rặng vẹt, đồng cói mênh mông u buồn; lại hoà điệu cùng lời ca, tiếng vọng của ai xưa… lênh đênh qua cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm… vừa đến bên tai thầy u u ư ư… một hồi dài. Làn sóng âm thanh đó tự nhiên lại tách bạch, rõ rệt, rành rọt:

“Ngu! Ngu! Còn ngu! Còn ngu lâu! Chưa hết đâu!”

Rồi loé chói lên trong đầu nghe như tiếng sét đánh:

“Ai bảo khôn cũng chết, dại cũng chết, biết… thì tưởng rằng khỏi chết hay sao? Xì! Thôi đi! Cái điều cũ kỹ mấy ngàn năm nghe đi nghe lại, cứ tưởng là mới mẻ hay ho lắm! Biết rồi cũng chết! Chỉ có chết rồi mới hết… Hết mà vẫn …còn.”

Vâng! Con biết con ngu, con ngu mà! Con có nói gì nữa đâu!

Con ngu vậy là còn ít, Vỹ ơi, bởi con ngây thơ và thật thà. Thánh thần, vĩ nhân kia cái bọn ranh ma độc ác đó mới thật là ngu, ngu hết chỗ nói…

Và Cái Chết! Cái Chết đã hiện ra trước mắt con kìa!

Cái Chết…

Vẫn là cái bãi tha ma ấy… Ngày xưa, có lần thầy theo anh Nuôi, hai anh em cùng cỡi trâu ra đây cho trâu ăn cỏ, ngồi thả diều, đánh khăng…

Ngày ấy, cỏ mọc xanh lút mồm trâu bò, bây giờ hoang sơ cằn cỗi. Nơi đây, bây giờ là chỗ tập trung người để mít tinh, biểu tình của làng xã. Bước chân người giẫm đạp, tiếng người vỗ tay, thét loa, hò la… từ ngày Khởi nghĩa tới nay, làm cho cỏ cũng sợ hãi mọc ít đi, không lớn nổi, trâu bò cũng ít tới… Một phần rẻo đất bên kia nay đã lô nhô hiu hắt những nấm mồ.

Vẫn là cái “khán đài” dựng lên trên mô đất cao gồm mấy bộ bàn dài bằng gỗ kê sát nhau. Ghế ngồi là mấy cây tre giằng, cây luồng ghép, đặt buộc lên những cọc gỗ…

Cũng như hai lần đấu trước, ngước nhìn lên thầy đã thấy những khuôn mặt cũ, ông Đội trưởng Đội Cải cách Ruộng đất ngồi trên đó, còn một bà Đội nữa đang đứng lẫn trong đám quần chúng, Quân Chủ lực Nông dân. Tám chín “cốt cán” Đội đã “xâu chuỗi bắt rễ” tách ra đứng một chỗ phía dưới “khán đài”, mấy người dễ dàng nhận ra: vợ chồng Cò Toe, Hĩm Xoa, thím Đông, y tá Toành… Còn mấy người nữa trông quen quen nhưng không nhớ tên, hình như Đội mới xâu chỗi bắt rễ thêm?… Không thấy mặt chú Đông!

Y tá Toành sau một lúc lăng xăng đi lui đi tới dưới “khán đài”, cũng đã thấy leo lên ngồi trên hàng ghế lãnh đạo, Chủ tịch đoàn…

Trên đầu những người này là ba bức ảnh treo khung gỗ: chân dung Bác Hồ, Bác Mao và đồng chí Malencốp. Ngọn cờ đỏ sao vàng buông rũ, khẽ dật dờ trong gió. Hai bên, hai băng khẩu hiệu bằng cót, quét vôi trắng, nền chữ đen đỏ: Đảng Lao động Việt Nam muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Toàn dân đoàn kết, quyết tâm đấu gục tên địa chủ phản động bán nước Mai Duy Vỹ!… Vẫn là mấy câu khẩu hiệu của hai lần đấu trước, đem ra treo dựng lại, nhưng hôm nay có một cái bảng cót trông không lớn lắm, chữ viết nguệch ngoạc, lại được cắm ngay dưới chân “khán đài” trước mặt Quần chúng Nông dân Chủ lực: “Lợ máu phải đền lợ máu!”
Thầy chưa kịp nghĩ gì về mấy chữ “máu” này thì bàn chân đã dừng lại trước cái hố hình chữ nhật đào sâu khoảng hai gang tay…

Hai lần đấu trước thầy đã phải quỳ trong cái hố này, cúi đầu xuống, cấm không được ngẩng mặt lên, để cho các đồng chí cốt cán bần cố nông được Đội xâu chuỗi bắt rễ đứng ngay trên miệng hố gào thét, xỉa xói, tố hết nỗi khổ đau của họ, tội ác trời không dung đất không tha của thầy… Họ đứng trên cao, trước miệng hố mới nổi bật lên được uy thế bần cố, xưa là nô lệ nay là Ông Bà Chủ; còn mình quỳ ở dưới hố bây giờ không được là cái con chó, con sâu bọ…

“Vỹ ơi! Anh đang nhìn cái gì đấy?”

Lạ thật. Có tiếng ai đang thủ thỉ bên tai mình? Vẫn là cái hố hôm trước, có gì lạ đâu. Lại nghe tiếng ai kêu đến lạc cả giọng:

“Nhìn về bên trái! Mắt với mũi! Phía tả! Cánh tả!”

Thầy chợt nhận ra cây cột người ta mới đào đất chôn từ sáng nay. Một đoạn luồng ngâm dài đã cắm sâu dưới đất để họ trói đứng mình vào cột rồi vẫn còn dôi ra một khúc, nhô lên trên đầu chừng 20 phân.

“Lùi lại sau lưng dăm bước chân thôi, cái huyệt người ta đào sẵn, đất cát ùn chất lên cả đống kìa! Anh không thấy à? Lúc nào anh cũng thật thà, ngây thơ đến dại dột! Cái huyệt ấy, ngôi nhà Vĩnh cữu, Cách mạng ruộng đất chia phần cho anh… Đã thấy chưa?”

Thầy đang định ngoái cổ lại nhìn thì bóng hình ai kia trông quen quá đã hiện ra ngay trước mặt, một nụ cười nhân hậu buồn buồn…

“Đồng chí Mai Duy Vỹ! Anh Vỹ… Tôi, Trần Vĩnh Quyền, chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính xã Nga Phú… bạn học cũ, bệnh nhân của anh đây. Tôi đi trước anh… Họ vừa mới tử hình tôi ngay dưới chân núi An Tiêm. Sáu viên đạn súng trường vào người. Một viên đạn súng lục vào thái dương bên trái. Một đầu đạn còn mắc ở trong ngực, chếch lên phía bả vai trái… Chào Vĩnh biệt!”

“Vĩnh biệt!” Thầy vừa định kêu lên thì bác Quyền, Trần Vĩnh Quyền chứ không thể là ai khác lại hiện ra…

“Anh Vỹ! Xin báo cho bạn của tôi biết một tin mới. Có thể đây là thông điệp của Yavê Thiên Chúa? Trên đường tôi trở về Nước Chúa thì ngược đường Bên Ấy có một người chạy bộ từ thị xã Thanh Hoá về tới Nga Sơn mang theo mệnh lệnh của Đoàn Cải cách Ruộng Đất, coi như Bộ Tổng Chỉ huy hoặc Toà án Tối cao, tạm hiểu như thế nhé… Cái lệnh truyền mồm ấy là “Huỷ bỏ bản án tử hình có chữ ký của bà Đội Lê Thị Choét! Tha chết cho Trần Vĩnh Quyền!”

Cảm ơn người anh em đồng chí tôi không được biết tên đã lập một kỷ lục chạy bộ ma-ra-tông mới cho nước nhà trên đoạn đường dài 40 ki-lô-mét.. khi bàn chân đất không dày dép, toạc da, toé máu vừa tới chân núi An Tiêm, truyền được khẩu lệnh mồm thì anh này đã gục xuống bất tỉnh!

“Huỷ bỏ án tử hình có chữ ký của bà Đội Lê Thị Choét! Tha chết cho Trần Vĩnh Quyền!”

Trần Vĩnh Quyền đây! Tôi đã nghe rồi! Lạy tạ Đất Mẹ Nga Sơn! Vĩnh biệt bà con Nga An! Tôi đang trên đường về Nước Chúa mang theo 40 tuổi đời, bốn ngàn năm tuổi nước… Mình đi trước nhé, Mai Duy Vỹ ơi! Vĩnh biệt!”

“Vĩnh biệt!” Môi thầy mấp máy, lặp lại. Thầy chỉ muốn kêu to lên… nhưng bàn tay ai từ phía sau đã chụp lấy vai phải, lôi lại, ấn xuống.

- Vỹ! Đứng lại!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site