lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 11
NGÀY LONG TRỜI, ĐÊM LỞ ĐẤT

Vừa đặt chân lên đất Nga Sơn chẳng hiểu sao tự nhiên khựng lại, hai chị em nhìn nhau ngơ ngác. Trên đầu họ như có hàng loạt bom nổ liên tiếp, dưới chân đất rùng rùng xô dạt. Từ sau những luỹ tre xơ xác, một đoàn người áo nâu quần đen, mặt mày hốc hác, bàn chân đất nối nhau đi hàng hai, giơ những cánh tay khẳng khiu lên trời, đồng loạt hô vang:

- Đả đảo giai cấp địa chủ cường hào phản động, áp bức bóc lột nông dân ta!

- Đả đảo! Đả đảo!

- Đả đảo bọn địa chủ, quân Việt gian phản động, lũ tay sai bán nước cưỡng hiếp đồng bào ta, hành hạ nông dân ta!

- Đả đảo! Đả đảo!

- Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!

- Muôn năm!

- Hồ Chủ tịch muôn năm!

- Muôn năm!

- Hoan hô người Anh Cả Trường Chinh!

- Hoan hô!

- Hoan hô đồng chí Hoàng Quốc Việt!

- Hoan hô!

- Hoan hô đồng chí Lê Văn Lương!

- Hoan hô!

- Hoan hô đồng chí Hồ Viết Thắng!

- Hoan hô!

- Hô! Hô!…

Đoàn người mang cái tử khí lạnh toát và khủng khiếp rùng rùng đi qua trước mặt hai chị em khiến họ rùng mình hoảng sợ.

Những người đi sau cùng có mang theo súng trường, dao mác, thuổng cuốc, gậy gộc cùng với dây trói, vậy mà những nắm đấm đang tung lên trong không khí kia xem ra lại đáng sợ hơn súng đạn vũ khí nhiều. Đoàn biểu tình đang đi về phía cái bãi rộng ở rìa làng, dưới chân núi Tam Lênh; nơi đây đã lâu rồi không thấy có ai họp chợ hoặc đá bóng…

- Đả đảo!

- Ảo ảo!

- Muôn năm!

- Ăm… ăm!…

Tiếng hô còn dội lại như muốn nhắc nhở cảnh báo Trời về cái gọi là “Nhất Đội” rồi mới đến “Nhì Trời” chứ không phải như lâu nay Trời vẫn cứ lầm tưởng. Và Con Người thì phải sờ lên gáy xem xa hay gần, sau cái đại biến này thế tất ít nhất phải có dăm ba tên tội phạm gục ngã xuống vì đạn bắn, dao chém hoặc thuổng cuốc bổ toác cái đầu ra… Có thế mới đảm bảo cho Cách mạng thành công. Như vậy nông dân ta mới là Quân Chủ lực dưới sự lãnh đạo của công nhân, giai cấp tiên phong…

Câu hò vẫn vang lên mê hoặc, lôi kéo…

- Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ…

- Ai đi hò lờ…

- Hó lơ hò lơ…

Thùy Dương ngây người ra hỏi:

- Hồ Viết Thắng là ai hở chị?

Lệ Uyên cau mày, cố nhớ:

- Không biết. Bác Hồ thì cả nước, cả thế giới biết rồi. Ông Trường Chinh thì chẳng cứ bên Ta, ngay đến bên Tàu họ cũng quen tên. Các ông Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương thì nhiều lần bà con mình cũng có nghe.

Còn ông Hồ Viết Thắng là ai, ở đâu ta?

- Chịu chết.

- Có lẽ là một nhân vật quan trọng trên Trung ương?

- Ông Thắng này họ Hồ… Có khi bà con với Bác Hồ chưa biết chừng.

- Không bà con thì cũng học trò!

- Nhìn xem kìa!

Thùy Dương nhìn theo ngón tay chỉ của Lệ Uyên.

Trong một cái vườn sát ngay bên đường có hai người đàn bà đang làm trò gì đó không ai hiểu nổi. Hai người đứng trước hai cây chuối. Người đàn bà nhiều tuổi đầu trùm khăn mỏ quạ, mặc váy đụp rách. Người đàn bà ít tuổi hơn đầu quấn khăn vành, tóc thả đuôi gà, mặc áo quần nâu. Cả hai đều làm những động tác giống nhau.
Một tay chống nạnh, tay kia giơ ngón trỏ chỉ vào cây chuối, miệng vừa nói vừa hét theo nhịp vỗ tay và điệu hát của tốp nam nữ thanh niên ngồi phệt dưới đất làm thành vòng tròn vây quanh.

Không nghe rõ lời hai người đàn bà, chỉ nghe được lời hát:

Chúng ta cùng nói vì chúng ta căm thù
Cùng tố rằng địa chủ giết người
Loài rắn độc thâm hiểm nhất đời
Nhớ lấy từng lời bần cố nông ơi!

Hai người đàn bà làm những động tác rất ăn khớp và trùng nhau. Khi cả hai giơ ngón tay trỏ xỉa xói, đâm bổ xuống cây chuối mà họ đang hình dung ra đó là thằng địa chủ phản động hoặc con mẹ địa chủ bóc lột gian ác quỳ trước mặt họ trên đấu trường, thì toàn thân họ đổ về phía trước, đít vổng lên đàng sau; khi họ rút tay về, thân hình ngả ra phía sau thì mái đầu họ cùng ngửa lên.

Chúng đi ăn cướp từng hạt lúa giống
Chúng manh tâm bắt người để tang trâu
Lòng chúng ta ghi căm hờn sâu  
Bần cố nông ta xây tự do!

Cứ theo lời hát mà suy ra thì đế quốc và địa chủ cũng chỉ là một duộc, cấu kết, móc nối nhau. Tuy nhiên, địa chủ mũi tẹt da vàng có thể hình dung ra trước mặt không đến nỗi khó khăn lắm, cho nên hai người đàn bà chỉ cần dùng ngón tay trỏ như mũi dùi khoan vô đâm xuống, còn đế quốc thì chúng ở xa nhiều, phải tưởng tượng ra một cách vất vả hơn; đã thế, đế quốc mắt xanh mũi lõ là quan thầy, cha mẹ của địa chủ phong kiến, cho nên niềm căm thù của hai người đàn bà này không thể chỉ dùng tới ngón tay trỏ mà phải huy động thêm 4 ngón tay kia nữa nắm chặt lại thành quả đấm giơ lên rồi nện xuống:

Chúng ta thề đánh vào đầu đế quốc!
Nó thông đồng với bọn địa chủ thu tô!

Rồi dừng lại không phải để nghỉ mà để lấy lại tư thế mới tấn công, họ biểu diễn những động tác quay vòng, lần thứ hai, lần thứ ba… vẫn như cũ, cũng theo nhịp hát vừa rồi, nhưng hình như có hơi khác đi:

Nhớ lấy từng phần, bần cố nông ơi!

Mối căm thù được phân ra “từng lời” cho dễ nhớ rồi nối kết, keo đúc lại thành “từng phần” để găm giữ vào tim óc con người. Nhạc sĩ tài ba đặt ra bài hát đã thể hiện khéo léo và đúng khớp cái thâm ý của ông Đội, kẻ đang ngồi trong vòng vây của Quân Chủ lực, điều khiển khơi gợi cái man dại hận thù của đám đông sôi sục.

Sức mạnh ma quái đầy duy tâm thần bí đã lây nhiễm bùng phát nhanh như chớp vào những con người duy vật chân quê đến nỗi… Con Quỷ Đỏ sau khi chui vào được đầu óc chàng nhạc sĩ u mê cuồng dại vừa trông thấy cũng hốt hoảng vùng căng tháo chạy, khiến cho bài ca phải tạm ngừng.

Người đàn bà lớn tuổi lùi lại hai bước, vỗ đít đánh bộp, đâm bổ tới trước cây chuối la lên giọng khàn đục:

- Thằng địa chủ Q. Mi có biết tao là ai không?

Rồi dừng lại, lúng túng. Ông Đội đang đứng tách riêng, cạnh cái đụn rạ gần bên, vội bước ra lắc đầu giơ tay xua xua:

- Không được! Nhỏ quá! Yếu quá! Phải thét to, gào lên làm sao cho địa chủ nó sợ chứ! Làm lại!

Người đàn bà tập lại. Một lần. Hai lần. Tới lần thứ ba ông Đội miễn cưỡng gật đầu:

- Tiếp tục! Nào bây giờ… kể khổ đi!

Người đàn bà lấy ngón tay trỏ dí vào cây chuối, la to:

- Q! Mi có biết suốt mười hai năm tao đi ở cho nhà mi, mi không hề trả công cho tao một đồng nào; mi bỏ đói tao nhiều khi như con chó… Mỗi bữa mi cho tao ăn cái chi mi còn nhớ không? Hử! Một nắm cơm khoai với mấy quả cà thâm. Cả đời tao chưa được ăn lấy một miếng “thịch”!

Có tiếng cười khúc khích trong đám người ngồi ở góc cái sân đất cách Tên-địa-chủ-phản-động-Cây-chuối khoảng bảy tám bước chân: lực lượng quần chúng này có mặt ở đây vừa để đi xem vừa để ủng hộ Quân Chủ lực.

Ông Đội quay đầu lại, trợn mắt:

- Cười hả! Cười cái chi! Ai cười đó?

Và lầm bầm giọng Nghệ Tĩnh:

- Ý thức giai cấp, tinh thần đấu tranh… mà như rứa hử?

Rồi quay lại Rễ Cái, diễn viên hơi u mê vụng về, ông Đội đạo diễn tuồng nói như gắt:

- Tiếp tục đi!

Người đàn bà lúng túng một lúc để nhớ cho ra.

- Một lần… Tao đói quá… Tao mới phải mò vào nhà bếp của mi… Tao mở vung nồi cám lợn… thế là con chó nhà mi nó mới nhảy vào cắn ngay giữa trán tao… Tao vùng chạy ra sân. Mi đã không xua đuổi chó đi mà lại còn xuỵt cho nó ngoạm vào chân tao. Vết sẹo đang còn rành rành đây!

Người đàn bà kéo váy, ghếch một chân lên.

- Đã đảo thằng Q. địa chủ cường hào gian ác!

- Đả đảo! Đả đảo!

Đám quần chúng cách mạng ngồi ở góc sân nhất loạt cùng hô. Họ hô không lấy gì làm to lắm bởi vì đây chỉ là diễn tập; mai mốt ra đấu-trường-thật đấu gục, tử hình thằng Q. thật chứ không phải thằng Q-cây-chuối, họ mới ra sức hô to.

Ông Đội gật gật đầu, tỏ ý hài lòng hơn lúc nãy, bảo Rễ Cái ngồi xuống nghỉ.

Đến lượt mình, người đàn bà trẻ cũng làm lại những động tác của người làm trước mình nhưng có phần nhanh hơn, khéo léo hơn.

- Thằng Q! Tên địa chủ cường hào gian ác, thằng Việt gian phản động bán nước… Mi có biết Bà là ai không?

- ?!

- Nói đi, thú tội đi… Mi đã cưỡng hiếp tao bao nhiêu lần?

- ?!

- Ba lần! Có đúng không?

- ?!

- Mi trèo lên người tao, đè tao ra, cưỡng hiếp tất cả… những… ba lần?

Rễ Cái chợt đứng im, bối rối. Ông Đội bước tới gần bên nói như gắt:

- Đã nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần rồi, đầu óc để đi mô, sao vẫn không nhớ? Ba lần thì làm sao đủ để gây lòng căm thù, nâng cao tinh thần đấu tranh… Hử?

Người đàn bà đỏ mặt, lắp bắp:

- Dạ. Ba mươi… lần!

- Tập lại!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site