lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 27
VỀ THĂM LẠI MÁI NHÀ XƯA

Có một lần, thầy ơi… Lệ Uyên nức nở kêu lên, hai chị em con về làng…

Chẳng hiểu sao chúng con lại thờ thẫn đi ngay vào cái lối đàng sau nhà mình. Trời nắng như đổ lửa mà không đội nón, giơ đầu trần, hai đứa mới kéo nhau vào đứng núp dưới bụi tre. Từ chỗ này nhìn vào thấy vườn nhà mình đã phân chia làm ba, cuốc xới nham nhở, cây cối chặt trụi… Ngôi nhà trên đã ngăn đôi bằng hàng cọc gỗ, gác nối mấy cây luồng chạy từ cửa chính ra tới ngoài sân… để chia ranh giới. Hai mái ngói trước sau chẳng hiểu sao bị bóc giở gần hết, lợp tranh rạ vào. Cái nhà bếp còn rách nát thảm hại hơn, mái thủng trống lòi cả rui mè ra… Thầy có biết ai ở nhà bếp này không? Chị Tít. Chị Tít không có chồng, chẳng có con, một thân một mình sống trong đó.

Thầy còn nhớ chị Tít không? Chị thấp người, chột mắt, chân vòng kiềng, gù lưng; khi bước đi hai tay vắt vẻo đu đưa như bị gẫy gập… Mẹ bảo, một lần trông thấy chị ấy ngồi trên ghế chủ tịch đoàn ở ngoài đấu trường. Mẹ không ghét bỏ gì chị Tít; bà cho rằng vì bị mấy ông Đội ép buộc mà chị ấy phải tố bậy nhà mình thôi. Sau này, có lần gặp mẹ ngoài chợ, chị Tít nhắc lại cái chuyện hồi đi ở cho ông bà, phải ăn chung với hai con chó để đến nỗi chó nó đớp vào mặt là chuyện không có thật. Họ dựng chuyện lên rồi ép buộc chị phải nói thế; không nói thì lại bị quy kết làm cái đuôi cho địa chủ, làm tay sai của bọn phản động; có nói vậy thì họ mới kết nạp cho vào Đảng…

Nhắc lại chuyện ngày xưa, chị bảo nếu không được bà nội cho ăn, cho ngủ dưới nhà bếp thì… Tít đã thành ma từ lâu rồi.

Đứng trước nhà bếp chị Tít giơ tay vẫy vẫy. Chúng con thấy làm lạ không hiểu chị ấy muốn gì?

Hay là ta vào đi? Con nói với chị Tâm. Chị Tâm trợn mắt lên, bảo mày muốn chết hả? Liệu hồn! Mày không sợ người ta vu oan giá họa cho à? Con bảo, chị Tâm ơi, em nhớ nhà ta quá, để cho em vào xem lại cái giếng và cây khế ở ngay sau nhà bếp kìa! Chị Tâm gắt lên, nhà ta làm gì còn nữa, mày điên à, nhà của mấy người bần cố nông… Mặc kệ! Con chứ chui qua bụi gai, rách toạc cả mặt, chân đạp lên mấy cây mây… thế là bước vô được trong vườn. Con vào nhà bếp. Chị Tít vẫn đứng trước cửa. Con nhìn chị. Chị cười. Chị hỏi con có ăn khoai không? Con lắc đầu. Chị bước lại sát gần con. Con sợ quá, lùi lại. Chị ghé mồm sát vào tai con, thì thào: “Có lặt được mấy bò gạo không?” Con ngơ ngác nhìn chị : “Gạo nào?” Chị trợn tròn con mắt độc nhãn lên: “Gạo của tôi, một bò, mấy bà kia, hai bò… lại còn một mo cau khoai nữa!” Con lắc đầu bảo, không biết, không biết…

Khi về lại túp lều ngoài đồng con kể lại chuyện cho mẹ nghe, mẹ ngẩn người ra, rồi sụt sịt khóc.

Mấy hôm mới ra ở lều ngoài đồng đúng là chẳng còn hạt gạo nào, mẹ nói, đêm nằm quằn quại không sao ngủ được. Gần sáng, vừa mới chợp mắt, nghe có cái gì rơi đánh bịch, chắc là ai vừa ném đất quăng đá vào sau lều? Sợ quá, mẹ nằm im thin thít. Sáng dậy, bò lết ra coi thử, thì thấy sau tấm liếp trên đống cỏ có một gói bọc giẻ rách, buộc chằng thêm mấy sợi lạt… Mẹ lấy làm lạ, thử mở ra xem, hoá ra là gạo. Trời đất ơi! Của ai vậy? Trời Phật xót thương cho mẹ con sống, sai ai đem tới đây thế này? Mẹ cố đoán ra xem ai là người to gan lớn mật dám làm cái việc động trời ấy? Ai? Ai? Hoá ra là con Tít! Chắc hương hồn bà nội hiện lên ám ảnh, lương tâm cắn rứt không chịu nổi, nó mới đổi mặt lại làm người!

Từ chị Tít, mẹ đoán lần đoán mò sang mấy người nữa: ông Bơ, bà Tạu, chị Te… những người có dạo ở nhà ta. Phải rồi, chỉ mấy người đó thôi. Rồi mẹ ôm mặt khóc.

Trở lại chuyện chị Tít…

Vào nhà chị, chỉ thấy cái chõng tre xiêu vẹo, mấy cái nồi, vại… và mớ quần áo rách treo trên vách vừa chua vừa hôi. Chị bảo, lúc chia quả thực, vợ chồng Đông giành hết mọi thứ chỉ để cho chị một cái niêu đồng nhỏ. Chị hiện đang đói, còn đói hơn hồi ở với ông bà, lại còn bị đau cái chi ở trong bụng, không có thuốc uống, mỗi ngày bụng cứ thấy to dần lên. Có người độc miệng phao lên rằng ông Đội làm chị có chửa… nhưng đâu phải, bụng chị đã to đến cả nửa năm nay rồi, chắc là sắp chết thôi… Chị khóc!

Bước ra vườn, một mình con đứng dưới cây khế nhìn lên. Thầy ơi! Con nhớ bà nội quá! Mới ngày nào năm trước đây, bà cháu còn cầm sào chọc hái mấy quả khế trĩu trịt trên cành kia! Bà bảo giống khế ngọt này xin từ quê mẹ con ở làng Bình Lâm bên Hà Trung. Bà còn kể chuyện con Chim Thần ngày xưa bay đến nói với hai anh em nhà nọ. Nó kêu: Ăn quả khế, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng… Nhà nọ ngày xưa có hai anh em, ông anh thì tham và ác, người em thì hiền lành, biết nhường nhịn… Kẻ tham lam độc ác thì cuối cùng phải chết chìm ngoài biển khơi. Còn bây giờ thì sao? Lời bà kể có đúng nữa không, bà ơi! Người hiền lành nhân đức thì bị vu oan, giết hại; kẻ gian manh tàn ác thì lại được Đội ban thưởng, cho không mọi thứ. Có phải vậy không?

Bước tới bên cái giếng con cúi đầu xuống nhìn. Mặt nước đục hôi, đầy những lá khô, vỏ mía và cung quăng. Mới ngày nào đây chị Tâm thả cái gàu làm bằng tôn xuống (còn một gàu nữa làm bằng mo cau, con thích dùng gàu này hơn!) kéo dây thừng múc nước lên đổ vào chậu thau đồng có pha bồ kết… Mẹ cấm con không được thả gàu xuống giếng múc nước, con còn nhỏ mà, sợ có khi lộn cổ xuống đó… Mẹ xối nước lên người, kì ghét mạnh tay làm da thịt con ửng đỏ, đến nỗi con phải nhăn nhó; rồi mẹ gội đầu, chải tóc cho con…

“Đứa nào đứng ngoài giếng đấy?”

Tiếng quát to sau lưng làm con giật nẩy mình. Quay lại nhìn con thấy vợ chồng chú Đông.

“Con gái thằng Vỹ hả? Mày đến đây làm gì?”

Chú Đông bặm môi, hằm hằm nhìn con, tay cầm thuổng và bó rau lang. Con nhìn chú chẳng nói gì. Thím bước tới, xỉa thẳng ngón tay cái vào mặt, nói như hét; nước bọt bắn cả vào mặt mũi con…

“Mày vừa bỏ cái gì xuống giếng phải không?”

“Không!” Con hoảng sợ, cuống lên. “Cháu đứng đây… chơi mà!”

“Cháu ai? Mày là cháu ai hử? Rõ khéo… Chơi với ai, chơi cái gì? Mày định bỏ thuốc độc xuống giếng để giết hại mấy gia đình bầy choa ở đây phải không? Hử? Con thằng Vỹ địa chủ phản động giết hại nhân dân!”

Toàn thân con run lên. Không thể nói được gì, con chỉ biết nhìn thẳng vào mặt chú Đông. Con muốn nhảy ngay xuống giếng để được chết theo thầy, thầy ơi!

Vừa lúc ấy, chị Tít đứng ngay đằng sau con.

“Không! Không!” Chị kêu lên, lưỡi ngọng líu, mắt đảo ngược.

“Không ! Không!” Vừa nói vừa lắc đầu, chị quờ tay ôm lấy vai con “Tôi gặp nó ngoài kia, tôi bảo nó vào nhà chơi với tôi…” Chị nắm tay con lôi kéo vào nhà. Chị ấn con ngồi xuống chõng tre, lấy quạt mo quạt quạt cho con…

… Trở ra ngoài đường gặp lại chị Tâm, chị ấy cốc lên đầu con một cái: “Đồ ngu! Tao đã bảo rồi mà không chịu nghe. Thấy chưa?”

CHƯƠNG 28
BÉ LỆ UYÊN ĐÒI BỐ MAI DUY VỸ
KỂ CHUYỆN MÌNH CHO CÁC CON NGHE

Lệ Uyên gục đầu xuống, hai tay bưng mặt nghẹn ngào. Chị khóc như bao đứa trẻ trên đời này không hiểu vì đâu, chẳng rõ tại sao mình sinh ra trong một gia đình tử tế lương thiện, có đến nỗi nào mà tự nhiên mới lọt lòng ra đã lãnh chịu án chung thân thành phần, khổ sai đọa đầy ngay giữa cái Địa ngục Trần gian hỗn độn những giai cấp!…

Ông Vỹ vuốt ve đầu tóc con, lấy hai ngón tay nâng cằm Lệ Uyên lên nói:

- Nín đi con, con gái thương của thầy mẹ. Lỗi tại thầy mẹ cả. Thầy mẹ sinh các con ra để các con chịu bao nhiêu là đau khổ. Vì thầy mẹ mà anh trai con, không rõ chết đói hay chết đuối. Ai đã đánh nó, thắt cổ nó, dìm nó xuống sông… đến nỗi, sau này chết rồi, xác vùi lấp ở đâu cũng chẳng ai biết…? Thầy xin lỗi các con. Hãy tha tội cho thầy!

- Thầy chẳng có tội gì hết! - Lệ Uyên hét lên - Trời có tội! Chính Trời đã gây ra bao tai họa đau thương cho gia đình ta! Trời! Trời!

- Đừng! Đừng! - Ông Vỹ hốt hoảng xua tay - Đừng làm kinh động lên cả Bên Này Bên Ấy. Cả đất nước, cả nhân loại… người người nhà nhà đau khổ, đâu chỉ riêng gia đình họ Mai chúng ta. Bể khổ Trần gian này thầy vẫn đủ can đảm để nhìn vào, chìm xuống. Nhưng đôi mắt nhoà lệ của con, ôi con gái thương của thầy mẹ, dù chỉ một giọt trào rơi thôi, cái lòng mẹ cha đây thật không sao chịu đựng nổi. Lệ Uyên ơi, được gặp nhau như thế này con không thấy là hạnh phúc sung sướng hay sao? Thôi! Hãy quên đi! Quên đi! Quên tất cả đi!

- Không! Không! - Lệ Uyên vùng vằng, lúc lắc đầu như sắp đập vào bức tường nào trước mặt - Thầy chưa kể hết mà, thầy phải kể tiếp! Kể cho con nghe, em Thùy Dương nghe, cho tất cả loài người ở Bên Ấy Bên Này, Bên Này Bên Ấy nghe.

Con chưa được biết, được thấy khoảng thời gian còn lại, những giây phút cuối cùng khi thầy từ Bên Ấy đi sang Bên Này!… Mẹ và các con sau này cũng có nghe người ta, bà con ở Nga Sơn, cả tỉnh Thanh Hoá và cả Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa kể chuyện ông Mai Duy Vỹ bị chôn sống vào cái năm Cách mạng long trời lở đất ấy!

Dẫu rằng chuyện là chuyện có thật, đâu phải bịa đặt dối trá như bao chuyện trên đời này, nhưng thầy ơi, suốt 45 năm nay, con chỉ mong ước trông chờ đến ngày hôm nay để được nghe chính thầy kể. Chỉ có thầy kể con mới thật tin.

Thầy phải kể để cho con người ở Bên Ấy Bên Này, Bên Này Bên Ấy nhận mặt chỉ tên ra được Tội Ác. Nếu như không ngăn chặn tiêu diệt được thì cũng để giúp cho con người biết đường mà tránh mặt Tội Ác! Con van thầy! Con xin thầy kể đi, kể đi!...

Ông Vỹ dừng lại nhìn con. Cái nhìn phân vân do dự cách đây đã 45 năm, khi đứa con gái út hờn dỗi đòi bố đưa sang Bình Lâm để chơi với bà ngoại. “Con nhớ bà, con thương bà!” Bố thì bận đi khám bệnh chích thuốc cho ông Toành, người quen, cũng là y tá… Ông Toành đau nặng. Con trai vừa lên mời chú Vỹ xuống cấp cứu… Thế mà con hĩm Uyên này cứ lẳng nhẳng bên bố, nó khóc, nó dậm chân, nó đòi thầy phải đi sang bà ngay… Bực quá, ông khẽ ẩy nó ra. Chỉ một cái đẩy nhẹ thế mà con bé ngã ngửa, đầu đập xuống nền nhà, may mà không can gì.

Đạp xe trên đường, nghĩ tới con ông ân hận đến nôn nao người, chỉ muốn đến nhà Toành chích thuốc cho mau xong mà về.

Sau này, khi đã bị Đội Cải cách nhốt cùm ở điếm canh, cái người được Mai Duy Vỹ cứu chữa cho hôm đó, y tá Toành đã tích cực góp phần không nhỏ trong việc dựng chuyện, vu khống thằng Vỹ phản động gian ác đã tiêm thuốc độc vào mạch máu bà con nông dân, kèm theo những con số người bị giết hại cứ y như thật!

Ôi! Hoá ra không có thứ độc dược nào, dù nọc rắn hay thạch tín ở trên đời này độc bằng cái miệng lưỡi của con người! Y sĩ Vỹ biết y tá Toành bấy lâu vẫn ngầm ganh ghét mình nhưng ông vẫn nhẹ nhàng bỏ qua nhiều chuyện… Cái Tâm trong lành của ông lúc nào cũng vậy, không muốn vấy nhiễm dù chỉ là một gợn hằn thù.

Đêm khuya trong điếm canh khi miệng cùm ngoạm cắn ngang cổ chân làm da thịt rơm rớm máu, ông Vỹ ngước nhìn màn đêm… Kìa, đôi mắt nâu đen đẫm nước, cặp môi hờn dỗi của bé Uyên hiện ra. Con ơi, ông thầm kêu, có lẽ ông nội xúi con chăng; ngày hôm ấy thầy không đưa con về thăm bà ngoại ở Bình Lâm là dở quá! Thầy có lỗi lớn. Chỉ hơn một tháng sau là thầy bị bắt giam. Vĩnh viễn thầy không còn được thấy lại bà ngoại. Là con rể, thầy mang tội bất hiếu. Hai lần bất hiếu!

Ông Vỹ thở hắt ra, rùng mình.

- Chuyện dài lắm con ơi! Kể làm sao cho hết được?

Vệt máu từ mé đầu bên phải lại ứa ra chảy xuống thái dương; vệt máu từ giữa đỉnh đầu chảy qua trán, bò dọc theo sống mũi, đến giữa nhân trung… Hai vệt gặp nhau đọng ở dưới cằm. Cái vết nứt ở giữa đầu toác ra, sủi lên, ứa trào những mảng óc lợn gợn máu. Mai An Tiêm lần đầu tiên bổ đôi quả dưa hấu dưới chân núi Nga An cho vợ con ăn, nhìn những giọt nước hồng, lịm ngọt từ quả quí trời ban, làm dịu dần cơn đói khát của những đứa con lưu đày thuở Vua Hùng dựng nước, chắc không thể nào ngờ rằng, mấy ngàn năm xa lắc sau này, những giọt đỏ từ đầu một đứa con cháu mình bị bổ toác đôi chảy ra còn nhiều hơn, thấm đậm hơn mà vẫn không đã thèm được cơn khát của bọn quỷ Đỏ trên bàn tiệc máu!

- Ừ thì thầy kể đây - ông Vỹ tiếp - kể được chừng nào hay chừng ấy, kể tới đâu hay tới đó… Nhưng các con đừng nhìn thầy bằng ánh mắt như thế! Nào, hãy bình tĩnh lại…

Dòng Thời gian tự nhiên đứng lại. Rồi chuyển dịch ngược chiều.

Không chỉ mấy cây cột nhà mà bàn ghế trong nhà, mọi vật cùng chuyển động, chầm chậm xoay ngược làm hai chị em cũng thấy mình đang biến dịch, trôi về một quá khứ nào.

Một con bé 7 tuổi, áo nâu bạc phếch, quần đen vá đít đang đứng trước cổng nhà gọi thầy ơi, mẹ ơi, mồm méo xệch.

Con bé kia thì bò bên ngạch cửa, mặt mũi lấm lem đất cát…

Ông Vỹ lại dần dần biến thành hòn lửa đỏ, chầm chậm xoay 36 vòng như cây hương vòng cháy rồi lặn. Chỉ còn tiếng nói của ông trầm ấm nghe như hơi gió thở từ đồng cói hoà với tiếng sóng biển chiều đông.

- Nào, các con nghe thầy kể…

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site