lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Trước khi vào học khóa 22 Sĩ Quan Thủ Đức 1966, tôi đem chuyện nhặt được tấm thẻ ấy kể cho nhiều vị cao niên người kinh và Chàm ở Phan Rang nghe, ai cũng lấy làm lạ, suy đoán đó là bùa yểm, do người Chiêm Thành hay Tàu xưa biết vùng Cà Đú-Tri Thủy là một long mạch nên ếm. Không ngờ bao đời sau lại có một cậu học trò tinh nghịch, vô tình tháo gỡ giải trừ.

Từ đó, tin đồn Ninh Thuận sẽ có một vị "vua" ra đời. Quả nhiên, năm sau, 1965, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu đã lên "ngôi", rồi trải qua hai nhiệm kỳ 1967-1975 là tổng thống của Miền Nam Việt Nam. (ttv)

* Tiến sĩ NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG Anh quốc.

Soạn giả cuốn quân sử CHIẾN TRANH VIỆT NAM TOÀN TẬP.

Từ trận đầu (Ấp Bắc 1963) đến trận cuối (Sài Gòn 1975)

". Quyển (ANH HÙNG BẠT MẠNG) rất hay, tiếc rằng sách không
được quảng bá rộng rãi để người ngoài nước Mỹ biết. Nếu không nhờ N/t Quách Thưởng giới thiệu chắc tôi đã không có dịp đọc được quyển sách này. Hai chi tiết làm tôi cảm động là việc người lính BĐQ quyết không bỏ đơn vị và điều kia là sự hy sinh của gia đình người lính tác chiến.

Cám ơn anh đã cho tôi thấy những sự kiện thật đã xảy ra tại Sa Huỳnh. Suýt chút nữa tôi đã phạm phải sai lầm lớn. Cũng sẵn dịp xin phép được in tên anh vào lời cảm tạ mà tôi xin gửi một bản sao kèm theo đây. Có ba lý do để in những dòng cảm ơn này: "Nói lên mức độ chính xác về sử liệu ở một chừng mực nào đó.".

* Nhà văn TƯỜNG LAM  Kansas City-Missouri.

"...Tháng 3/1966, anh và tôi gặp nhau ở đồi Tăng Nhơn Phú, học khóa 22 Sĩ Quan Thủ Đức, và cùng chung Đại đội 16. Anh, nước da bánh mật, đi đứng nhanh nhẹn và tánh nóng.

Tháng 12/66 ra trường, tôi về vùng IV, anh chọn Biệt Động Quân. Tám năm, tính đến 3/3/1974, ngày anh để lại đôi chân ở mặt trận Quảng Ngãi, anh đã giẫm nát các chiến trường từ vùng II ra vùng I, cả Hạ Lào. Hai lần bị thương, lần cuối cùng, không những mất hết đôi chân, thân thể anh còn mang nhiều mảnh đạn để rồi 33 năm sau, 2001, bệnh viện Garden Grove, California, mới giải phẫu và cũng chỉ gắp ra được một.

Đời lính anh trải qua nhiều trận đánh lẫy lừng, nhất là cuộc tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, đầu năm 1973. Với quân số còn nửa đại đội (trước khi xung trận, đơn vị đã bị máy bay bắn lầm, thiệt hại 31 người), anh cùng 50 tay súng Biệt Động còn lại đánh tan một trung đoàn của Cộng quân Bắc Việt. Quả là một chiến tích thần kỳ mà trong quân sử QLVNCH chưa có đơn vị cấp đại đội hoặc tiểu đoàn nào làm được.

Gian khổ tột cùng. Có lần lính anh phải đái ra uống, vì hết nước, trước lúc đơn vị của anh đơn độc mở đợt tấn công chiếm một mục tiêu trên đỉnh núi cao gần 1000 mét mà anh gọi đó là "Đỉnh Mùa Đông", trong dãy Trường Sơn, phía tây Mỹ Chánh Huế. Chúng ta hãy nghe anh Trần Thy Vân bày tỏ thắc mắc: "Thưởng (Tiểu đoàn trưởng) bảo 'ráng' đi, tôi chả hiểu ráng cái gì, ráng chiếm mục tiêu cho bằng được hay ráng đái ra uống?" (Trg.75 Quán Hồng Cà Phê Máu).

Với 18 huy chương, đa số Vàng và nhành Dương Liễu với hai Chiến Thương Bội Tinh trên ngực áo, Trần Thy Vân, bạn tôi đã đóng góp quá nhiều xương máu cho quê hương tổ quốc.

Tôi hãnh diện thưa với mọi người, bạn tôi là Trần Thy Vân, một sĩ quan ưu tú của QLVNCH, một nhà văn, một con người kiệt xuất, lẫy lừng.

* ĐINH BẮC HỢP San Diego-California

"Hợp đã nhận được quyển truyện ANH HÙNG BẠT MẠNG cách đây vài hôm. Sách anh viết rất hay, lời văn giản dị và phù hợp với bản chất của người lính. Cùng là sách viết về chiến trường, nhưng nhiều tác giả viết quá cầu kỳ, bóng bẩy. Đặc biệt anh có tính tếu, bất cần đời. Lối viết của anh còn gợi sắc, gợi hình, làm người đọc có cảm giác như đang tham chiến, cũng nằm gai nếm mật cùng các binh sĩ.

Nếu quyển sách này được dịch sang English thì hay lắm! Ít ra cũng giúp các thế hệ sau hiểu rõ thêm về những anh hùng bạt mạng Quân Lực VNCH. Đọc sách của ông CVV, rồi đến lượt ông NCK, khiến giới trẻ cảm thấy ngán ngẫm mấy ông tướng quá".

* Đại uý LÊ ĐĂNG ÂN  Dorchester-Massachusetts.

Đại úy Pháo đội trưởng Pháo Đội Chỉ Huy CV-BCH Tiểu đoàn 1 Phòng Không Quân Đoàn I. Đồng môn SVSQK22PB với tác giả.

"Hai cuốn sách anh gởi tặng, như một chứng tích của người chiến binh đã trọn gởi tâm hồn và thể xác cho quê hương dân tộc. Thật vô giá! Để góp vào kho tàng của binh sử, anh đã ghi được những dấu chân người chiến sĩ QLVNCH như là món quà để lại cho thế hệ mai sau".

* NGUYỄN BÁ  Edmonton-Canada.

Tác giả xin trích đoạn trong bài nói chuyện của anh NB ngày ra mắt 2 tácphẩm AHBM & THCM tại Edmonton, Canada, 2000.                                                                                         

". Nếu ai trong chúng ta đã đọc Thủ Hử chắc còn nhớ 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Họ cũng được kể là những anh hùng, cũng bạt mạng, để chống bọn tham ô, cường hào ác bá, và để giúp đỡ những người dân thấp cổ bé miệng.

- Thủy Hử có nghĩa là "bến nước", nơi xuất phát của 108 anh hùng bạt mạng trong truyện Tàu. Trong ANH HÙNG BẠT MẠNG thì cái khung chính là Đại đội 1/21 Biệt Động Quân, với 107 chiến sĩ và cả Trần Thy Vân nữa là đủ 108 người. 108 AHBM của Đ1 BĐQ cũng xuất phát từ một "bến nước": Bến nước  là bờ biển Nam Ô, nơi đặt hậu cứ Phú Lộc của Đ1/21BĐQ, để chơi tay đôi với Trung đoàn 141 thuộc Sư đoàn 2 Sao Vàng CSBV tại bến nước Sa Huỳnh (đầm Nước Mặn). Cái khác là họ không phải như các tay thảo khấu trong Thủy Hử, mà Đại đội 1 BĐQ là một đơn vị thiện chiến của QLVNCH. Họ chỉ đánh trả quân Bắc Việt xâm lăng miền Nam.

- Trong Thủy Hử, từng cá nhân biểu lộ cái dũng khí ngang tàng của họ. Như Võ Tòng đả hổ, Lỗ Trí Thâm mang rượu thịt vô chùa nhậu rồi đại náo cửa thiền. Đó là những cái dũng quá trớn. Trong ANH HứNG B?T M?NG thì, cả Đại đội 1 cùng đồng tâm hiệp lực, và ngoài cái DŨNG còn phải có TRÍ của người chỉ huy. Phải biết lừa địch, nhắm vào tử huyệt của địch mà đánh, "xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị". Nếu không thế, thì làm sao khi quân số của Đại đội 1 chỉ còn 50 người mà có thể bạt mạng Chọc Thủng Bức Tường Thép? Có Sa Hủynh Biển Lửa? Có Thủy Táng cả trăm tên xâm lăng phải "sinh Bắc tử Nam"?

- Một điều nữa tôi muốn nói, cuộc chiến tranh vừa qua đối với những người lính là một cuộc chiến đầy khốc liệt, nhưng cũng đầy lãng mạn. Nếu không phải cái tính lãng mạn đó thì làm sao ở một xóm đèo heo hút gió thuộc quận Mộ Đức, giữa không khí chiến tranh, người lính Biệt Động đi mua đồ cúng tết, trang hoàng nhà cửa cho gia đình nơi họ tạm trú vào ngày cận tết Quý Sửu? Chúng ta hãy tưởng tượng cảnh những người lính quân phục hoa rừng đội mũ nâu vo gạo, đãi đậu gói bánh tét. Ngược lại, cũng ngày đầu năm Mậu Thân, bộ đội miền Bắc lợi dụng ngày truyền thống của dân tộc, đánh phá khắp nơi, gây tang tóc biết bao người dân lành.

Chắc hẳn quý vị thường nghe bài hát "Kỷ vật cho em" của PD: "Em hỏi anh bao giờ trở lại? Xin trả lời mai mốt anh về. Anh trở về bại tướng cụt chân.". Hôm nay, chiến sĩ Trần Thy Vân đến với cộng đồng Edmonton chúng ta, anh đã để lại một phần thân thể vì quê hương. Như tướng De Gaulle đã nói, khi lưu vong vì sự xâm lăng của phát xít Đức: "Nous avons perdu la bataile, mais nous n'avons pas perdu la guerre" (Chúng ta đã thua một trận đánh, chứ không thua trận chiến).

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site