lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Đi hành quân, mà Việt Cộng cứ lẩn tránh, những chàng trai diệt giặc đành thất nghiệp. Bây giờ kẻ thù hết đường trốn, hay lừa ai được nữa, trước các mũi tiến thần tốc của hai Tiểu đoàn Xanh và Đỏ vào khai tử, chắc chúng sẽ chết không kịp ngáp.

Với phòng tuyến trải dài trên các dãy đồi đá nhấp nhô, vắt ngang từ chân núi Trường Sơn ra tới biển, Trung đoàn 141 Sư đoàn 2 Cộng Sản Bắc Việt tự cho đó là bức tường thép bảo vệ được mạn bắc đầm Nước Mặn, ắt chúng đang lo sợ. Hai Tiểu đoàn BĐQ mỗi lúc một áp sát. Các cỗ trọng pháo của ta trên các cao điểm phía đông phố Đức Phổ bắt đầu nhả đạn xuống mục tiêu rộng lớn trải dài về hướng nam. Để nghênh đón cuộc tái chiếm Sa Huỳnh đẫm máu, địch cũng tới tấp bắn chặn Biệt Động bằng các đầu đạn nổ lại rất ác liệt, như phòng không 12 ly 7 và hỏa tiễn AT3, chúng gọi là D7. Toàn vùng rực lửa.

Đồng bào sinh sống nơi khu phố Đức Phổ đã vội nhốn nháo rời khỏi nhà, nhập vào đám người "vô gia cư" đang màn trời chiếu đất hai bên vỉa hè cả tháng nay, như một dòng thác lũ, họ ùn ùn kéo chạy dạt ra hướng bắc tránh đạn phản pháo của Cộng quân.

Mở màn sự thiệt hại của đôi bên, một chiếc M113 có trang bị cây 106ly và khoảng 300 viên đạn bị trúng hỏa tiễn nổ tung một lượt, tan tành từng mảnh văng xa hàng trăm mét, chỉ còn lại vạt đất nám đen. May mắn, bốn người lính Thiết giáp kịp nhảy khỏi xe khi vừa thấy quả AT3 lao tới từ ngọn đồi cao 25 thước mé biển. Sự thoát hiểm này là nhờ đã được huấn luyện. AT3 vô cùng lợi hại, có vài đặc điểm giống TOW Hoa Kỳ, sức công phá chiến xa của nó như kim đâm bong bóng. Lúc bay đi phía sau đuôi đạn kéo theo một sợi kim loại, tựa dây đàn số 6 Guitare, nối liền với ống phóng (launcher). Dù công phá hữu hiệu nhưng nó cũng có yếu điểm là bay chậm, kêu xè xè, và sáng rực, dễ phát hiện. Khi nghe tiếng départ, thấy quả đạn lao tới lính thiết giáp phải rời khỏi xe, cách xa vài chục thước, bộ binh thì tản thưa, nằm xuống, nếu không, dù sắt thép cũng thành nước.

Vì một con cua đã bị nướng, Chi đoàn trưởng của Chi đoàn M113 xin BCH Liên đoàn 1 BĐQ cho lệnh số còn lại bò vòng vòng gần khu phố Đức Phổ. Ông viện lẽ loại hỏa tiễn đó, cho dù có gắn mắt thần hay không, vẫn khắc tinh với gia đình ông. AT3 ra đời để tìm ăn cua nướng thôi, nó đớp gọn không chừa một cái que. Nghe nói khiếp vậy, Trung tá Mũ Nâu Trần Kim Đại đâm ớn lạnh, vội thúc Tiểu đoàn 21 BĐQ chuyển hướng, tiến thẳng ra ngọn đồi cao 25 thước, bên bờ biển, tóm cổ cho bằng được con quỷ sứ khắc tinh đang gáy ở đó.

Qua speaker PRC25 tôi nghe Thiếu tá Quách Thưởng ban lệnh xuống các đại đội mà từ sáng giờ như một bầy hổ đói cứ nhe răng chờ mồi:

- Tất cả, phương giác 1800, Đại đội 2 bên trái, 3 bên phải, dàn ngang đi trước, Đại đội 4 một hàng dọc giữ hông phải của BCH Tiểu đoàn, Đại đội 1 bảo vệ phía sau.

Các đại đội Biệt Động vội khai triển đội hình. Một lát sau súng đủ loại nổ vang, hai đơn vị đầu tràn vào con xóm xơ xác dưới những hàng dừa ven biển. Địch quân không có phản ứng nào đáng kể, các tổ báo động của chúng bắn lách tách chỉ để chém vè. Thiếu tá Quách Thưởng cho tất cả dừng bố trí, riêng Đại đội 2 BĐQ của Trung úy Dương Xuân chuẩn bị tiến đánh ngọn đồi 25, có giàn AT3, như đã ấn định. Mục tiêu này cây cối xanh um, lốc chốc nhiều tảng đá to, nằm đơn độc nơi chớn nước biển và cách ly bìa xóm một bãi cát rộng vài trăm thước.

Vừa dứt loạt pháo binh 105ly phủ đầu xuống 25, Trung úy Dương Xuân dàn quân xông ra. Địch còn thừa sức, phản ứng dữ dội, AK, B40, cả Thượng liên Đông Đức, tác xạ chống trả liên tục, lính Đại đội 2 khựng lại, không thể tắp vào được.

Nghe tiếng súng tôi đoán đối phương không nhiều, chỉ vài chục tên là cùng, nhưng hầm hố chiến đấu của chúng ắt phải kiên cố và nhiều tảng đá to che chắn, nên đại bác dập không xuể. Lại nữa, đạn rót xuống triền đồi tây bắc, là mặt đối diện nòng súng, địch chạy qua phía đông nam núp an toàn. Địa thế như vậy Cộng quân mới sử dụng làm chốt, đặt ống phóng hỏa tiễn AT3 hầu chế ngự quanh đất liền lẫn ngoài biển, ngừa tàu chiến đổ bộ. Tuy nhiên, địch đã không ngờ chính Biệt Động lại tạt ngang từ hướng tây sang đông đến vây đánh chúng, để trừ khử giàn phóng AT3 lợi hại ấy. Sớm muộn gì cứ điểm cô lập này cũng bị diệt.

Trung úy Dương Xuân tấn công đợt hai, cũng thất bại như lần trước, không chiếm được, thương vong lại càng cao thêm. Thiếu tá Thưởng cự nhoi, Xuân im lặng, cố xoay trở tìm thế đánh khác.

Buổi trưa nắng chang chang, đoạn đường xung phong phải băng qua bãi cát trống, chỉ lơ thơ đôi ba vạt cây loại bò sát, lá giống lá trầu, người miền Trung gọi là cây trường sinh. Mảnh đất lại bằng phẳng, như tấm gương phản chiếu trắng xóa, nhìn hoa cả mắt. Tôi lo ngại cho đơn vị của Xuân, khó bề tiến sát. Nếu không xin ném bom Napalm đốt cháy hoặc chờ màn đêm xuống rồi đột kích mục tiêu, mà cứ tiếp tục húc càng kiểu đó thì Đại đội 2 chỉ từ chết tới bị thương thôi.

Qua buổi chiều trời vẫn còn nóng bỏng, Đại đội tôi lủi thủi theo sau yểm trợ, tải hàng chục xác chết và bị thương cùng ba lô, súng đạn dư thừa của đơn vị lâm trận, ra quốc lộ để xe chở về hậu cứ. Làm cái công việc chẳng mấy thú vị, còn cực nhọc, phần chưa ăn trưa đói mệt, bọn lính than như bộng:    

Tôi an ủi:

- Ráng lên rồi tà tà nghỉ!

Một tốp khác vừa đi vừa dùng dằng:

- Đại Bàng, sao mấy đại đội kia không làm gì hết?

Tôi cầm thanh tre nhấp nhấp trong không khí và hầm hừ:

- Này, tao bảo cố gắng, nghe chưa? Chọc điên tao xin tình nguyện kéo vô đánh mục tiêu cho tụi bay chết luôn!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site