lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Vì thuộc vùng lãnh nhiệm, Chuẩn tướng Trần văn Nhựt, Tư Lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh, điều động Trung đoàn 5 từ Quảng Tín vào cùng Trung đoàn 6 giải tỏa Sa Huỳnh. Nhưng cả hai đã không tiến gần được phòng tuyến địch chắc nịch như bọc thép, rải dài trên các dãy đồi đá lởm chởm, chắn ngang mạn bắc đầm Nước Mặn. Đại đơn vị ấy đã bị địch quân khống chế dữ dội bằng các khẩu phòng không 12ly7 lẫn AT3, hai loại vũ khí độc đáo lần đầu tiên xuất hiện sâu trong nội địa của miền Nam. Đặc biệt AT3, địch gọi là D7, giống hỏa tiễn TOW Hoa Kỳ, có sức công phá thiết giáp rất hiệu quả, nó cũng thừa khả năng trừ khử các tàu chiến từ biển đổ bộ, hoặc trực thăng vận xuống. Trước sự đề kháng mãnh liệt, hai Trung đoàn 5 và 6 Bộ Binh phải co cụm quanh khu phố Đức Phổ, chờ các lực lượng thiện chiến đến tiếp cứu.

Dĩ nhiên không thể để giặc tiếp tục tung hoành ở phía nam trong khi tại mạn bắc chưa yên, khiến người ta có cảm tưởng Quân đoàn I đang bị lưỡng đầu thọ địch, nên Trung tướng Ngô Quang Trưởng hạ lệnh cho Liên đoàn 1 Biệt Động Quân nhảy vào cứu nguy Sa Huỳnh. Vị Tư Lệnh tài hoa và thanh liêm ấy biết dụng nhân như dụng mộc, chọn mặt gởi vàng.

Liên đoàn 1 Biệt Động Quân gồm ba Tiểu đoàn 21, 37, 39 khét danh tốc chiến tốc thắng khắp chiến trường miền Trung. Là một đơn vị Mũ Nâu tương đương cấp trung đoàn, có truyền thống hào hùng, tiêu biểu tinh thần bất khuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ thời Sơn Linh -Trung tá Nguyễn văn Hiệp- Liên đoàn trưởng. Vị sĩ quan trung cấp này đã từng dày công trui luyện các chiến sĩ thành những kẻ gan đồng dạ sắt, để trải qua bao trận đánh kinh hồn, ngập đầy biển máu quân thù ở Thạch Trụ, Khe sanh, Tết Mậu Thân Huế, Hạ Lào...

Liên đoàn hiện dưới sự chỉ huy của Trung tá Trần Kim Đại, người hùng cũng nổi tiếng thanh liêm, dũng lược, đã góp công không nhỏ khi tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng Quảng Trị tháng 9/1972 vừa qua.

Nay cuối mùa Đông năm Nhâm Tý, đầu tháng Giêng 1973 Dương lịch, ba tiểu đoàn Biệt Động Quân khắp tuyến đầu Trị Thiên đã vội lần lượt quay về Quảng Ngãi. Thêm một lần nữa những dũng sĩ ưu việt sẽ lập nên trang sử vàng son Quân Lực VNCH, dù ngàn năm sau vẫn còn vang động những thiên Anh Hùng đã một thời oanh liệt, đập nát thảm khốc giặc Hồ sinh Bắc tử Nam.

Hậu Cứ Thiên Thần Mũ Nâu 

Trên ba mươi chiếc GMC, xen kẽ Jeep, chở đầy lính Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân từ cố đô Huế đã về đến phía bắc Đà Nẵng, một thành phố dễ thương với con sông Hàn thơ mộng của miền Trung. Vừa đến Hòa Khánh, đoàn xe tách rời Quốc lộ 1, quẹo trái theo con đường đất đỏ gồ ghề mà quen thuộc, vào hậu cứ bên bờ biển Hòa Phú. Trước khi tới cổng, các tài xế giảm bớt ga, để xuyên qua khu gia binh Liên đoàn 1 Biệt Động Quân Phú Lộc, nơi một rừng người, đa số là phụ nữ và trẻ em, như ong vỡ tổ ùn ùn đổ xô ra hai bên lề muốn bít cả lối đi. Rồi, từng chiếc chạy rất chậm, chen giữa đám đông, cơ hồ như cơn sóng dội, âm ba vang động, hàng ngàn tiếng reo cùng những cánh tay đưa lên vẫy gọi tên chồng, tên con, đang trở về bằng xương, bằng thịt. Trên đoàn xe nhà binh bám đầy bụi, từng khuôn mặt vốn dĩ lầm lì còn vương mùi sương gió, khói đạn, cũng rạng rỡ cười tươi, giơ cao khẩu súng chào đáp người thương của mình.

Họ là ai? Là những anh hùng không tên không tuổi, đã âm thầm ra đi, có kẻ chẳng bao giờ trở lại từ đầu xuân năm trước, khi cánh mai vàng vừa hé nụ để lao vào cơn bão lửa của chiến trường Trị Thiên, cùng đất nước thăng trầm.   

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site