lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Một lần đơn vị đóng quân ở quận Tiên Phước Quảng Nam, vừa được cử làm Trưởng ban ba BCH Liên đoàn 1 BĐQ, Dơn liền giở thói lếu láo đâm thọc Trung tá Liên đoàn trưởng rằng tôi để lính phá phách ngoài phố, nổi xung tôi rút khẩu Colt 45 trở bá toan đập vào mặt ông, may có Đại úy Nguyễn văn Do, Tiểu đoàn phó 21, đứng kế bên ngăn cản kịp.

Tôi muốn quên nhưng Hồ Dơn là một tác nhân khiến Đại đội 2 đã bao lần từ chết tới bị thương, cần nhắc nhở để các thế hệ mai sau biết khi đặt để kẻ thất đức, bất tài chỉ huy một đơn vị tác chiến tức trực tiếp nắm giữ hàng trăm sinh mạng binh sĩ trong tay, thì chỉ rước lấy tai họa. Thật nhục nhã, đã một dạo dưới quyền ông tôi bị trù dập, chậm mất một năm hữu ích cho Tiểu đoàn 21 BĐQ. Dơn diệt giặc đâu không thấy chứ hại anh em thì quá nhiều.

Người thứ hai, Trung úy Quách Ẩn, Đại đội trưởng Đại đội 2, kế nhiệm Hồ Dơn. Ẩn lúc ấy còn độc thân, nghiêm nghị, xa cách lính, sống thanh bạch. Tôi làm Đại đội phó, anh lại ngăn cấm tôi giao du quá thân mật, ngang hàng với cấp dưới.

Nghe Trung úy Quách Ẩn nói hoài và nghĩ mình khóa đàn anh nên có lần tự ái, tôi to tiếng:

- Không chơi với tụi nó, để chơi với rắn, hả?

Rồi, "thói nào tật đó", tôi vẫn vậy. Một hôm, nhân lúc đơn vị dừng quân ở xã Cẩm Văn bên chân đồi Bồ Bồ Quảng Nam, tôi ham vui đánh bài thua lính liểng xiểng. Lúc về Bộ Chỉ Huy Đại đội ngủ, tôi bi. Ẩn chất vấn:

- Ăn hay thua?

Tình ngay tôi đáp:

- Thua hai chục ngàn đồng.

Dường như Quách Ẩn cho người theo dõi mới biết đích xác số tiền tôi thua, nên anh lấy trong ba lô ra một xấp bạc tương tự, và nói:

- Chắc hết tiền xài rồi chứ gì? Đây, tôi tặng đủ số vốn của Vân đó! Nhớ đừng chơi nữa, lính nó lờn mặt, khó chỉ huy!

Tôi ngỡ ngàng, phân vân chẳng biết tính sao. Nếu từ chối thì khó quá! Hai mươi tờ giấy bạc loại một ngàn đồng Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam vừa phát hành, là hơn tháng lương thiếu úy của tôi. Còn ngược lại, có khác nào tôi nhận một bản án tù treo của vi. Đại đội trưởng suốt thời gian phục vu. Đại đội này, hay cả đời tôi không chừng. Rút cuộc tôi nhận, như một lời nguyền mãi mãi là người tốt, không bao giờ cờ bạc.

Anh thương tôi đến thế sao? Không coi tôi như một thuộc cấp mà là người bạn tri ngã.

Một điều nữa, không phải vì hai chục ngàn đồng, tôi nghe lời anh là chẳng thèm ăn bẩn quân trang quân dụng, ngay cả thực phẩm và hàng Quân Tiếp Vụ của đơn vị. Khi làm Đại đội trưởng, việc đầu tiên tôi ra tay hạch sách Thượng sĩ Nguyễn Điền, hạ sĩ quan tiếp liệu kỳ cựu, hai mươi năm trong ngành, về tài sản, nhu yếu phẩm, đã thất thoát từ lâu. Tôi bắt Nguyễn Điền phải bồi hoàn các khoản tiền gần hai trăm ngàn đồng. Xong, tôi cách chức, đề cử Trung sĩ nhất Nguyễn Đựng thay thế ông vô điều kiện, nghĩa là không đòi hỏi cái lệ "đầu tiên", do các đại đội trưởng "tiền" nhiệm đặt ra. Thông thường bất cứ ai được cử làm hạ sĩ quan tiếp liệu, coi kho tàng của đơn vị, phải lo lót cho sếp sơ khởi vài trăm ngàn đồng.

Do đó dù là cấp chỉ huy trực tiếp chơi hắn mạnh tay như kiểm tra sổ sách, tức đã đụng tới ổ quyền lực tham nhũng. Vì sao? Vì cái dù che cái cán. Người tố không đi tù thì cũng mất chức, hay bị thuyên chuyển nơi khác, gian khổ hơn. Điển hình, trường hợp Thiếu úy Châu, tôi không nhớ họ, thuộc một đơn vị pháo binh Quân đoàn I, thời tướng Hoàng Xuân Lãm Tư Lệnh. Thất bại việc tố giác cấp trên ăn chận, bán vỏ đạn đồng... Châu lại bị trù dập te tua và lâm nguy đến tánh mạng, phải chạy vào xin "tỵ nạn" Ty An Ninh Quân Đội Quảng Nam. Chuyện của Châu đã gây chấn động một dạo ở Vùng I.

Ổ tham nhũng cũng có hệ thống chỉ huy, từ trên xuống rất vững chắc, nhưng không có vấn đề câu nệ quân giai, nên một chú lính quèn vẫn được gặp thẳng ông tướng để nạp tiền nạp gái. Nếu ai không đủ Đô la, không đưa mối "lima", chắc chắn sẽ bị tống ra tác chiến.

Nói cho đúng Nguyễn Điền chỉ là nạn nhân, buộc phải cấu kết với bọn thảo khấu của Trung tá Lê Phú Đào, một sĩ quan chưa hề trải qua sự chỉ huy cấp đại đội. Đào, tay gộc tham ô, dựa hơi Đại tá Khoái, Chỉ huy trưởng Quân khu I Biệt Động Quân, đàn em tướng Hoàng Xuân Lãm, đã ngang nhiên thay thế Trung tá Lê Bảo Toàn làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn I BĐQ. Đơn vị đã một thời mạt rệp, đánh đâu thua đó, lính chết liên miên, vì cách chỉ huy kém cỏi của Đào. Tôi nhớ lúc Liên đoàn I lên xe ra hành quân tái chiếm Quảng Trị đầu tháng 3-1972. Lê Phú Đào cũng bày đặt diện cái áo giáp mới toanh, tỏ vẻ hãnh diện như mặc chiến bào vua ban, đứng gác một chân trên khung cửa chiếc Jeep, tay cầm ống liên hợp máy PRC25, với bộ mặt kênh kiệu, nói với Đại tá Khoái bên Non Nước:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site