lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Kể tới đây thấy hai thằng Trung và Văn ngồi co rúm, mồm thì há hốc, tôi vụt hù to: "í à!" một tiếng rồi ụi lẹ vào giữa hai đứa nằm chùm hum. Cả đám giựt mình.

- Đại Bàng làm hết hồn!

Tôi cười ha hả:

- Biệt Động Quân gì yếu vậy?

Trung lắp bắp:

- Biệt là Biệt với ai chớ Động tới ma, Quân nào chả ngán? Đại Bàng kể tiếp đi mà!  

- Thì cứ vậy, Khanh đêm nào cũng biểu diễn các động tác đó. Mấy tiếng kêu lốc cốc là Khanh lụi hụi sửa cái lò hư như khi còn sống. Bữa đầu bất ngờ thấy nó xuất hiện cầm cây đèn xuống bếp, lúc đi ngang qua giường hai mẹ con, tội nghiệp cô bé đang nằm lại mừng, quên mất Khanh đã chết khá lâu, buột miệng kêu to:

- Mẹ!... Mẹ!... Chú Khanh kìa!

Vợ Sinh vội bụm miệng nó:

- M...a!...

Hoảng hồn bà vội mò tìm xâu chuỗi dưới gối để niệm kinh. Niệm kinh là chuyện đạo của bà, Khanh vẫn chiên bánh ăn no thôi. Sáng sớm hôm sau, vợ Sinh lật đật dắt con "di tản chiến thuật" qua hàng xóm, tối về chịu trận, chứ rủ ai cũng không dám tới nhà ngủ chung.

Thế rồi tin đồn lan ra, Sinh đang ngoài hành quân, viết thư khuyên vợ: "Em chớ tin ba chuyện vớ vẩn. Chắc mình thương Khanh quá bị ám ảnh, chứ ma quỉ gì? Nếu em để đồn đãi rùm beng, ông chú biết được vào đập chết đó". Gia đình công giáo dòng, lâu đời, gốc La Vang Quảng Trị, lại chưa bao giờ thấy ma lần nào, nên Huỳnh Sinh cho nhảm nhí. Nhưng Khanh vẫn về nhát hai mẹ con hoài. Có đêm sợ quá bà run lập cập thành tiếng to "hừ hừ", làm ma Khanh đi sát cạnh giường nghe, liền đưa cây đèn vào soi sát mặt, bà thêm chết điếng. Bà viết thư hối chồng: "Nếu anh không về gấp, mẹ con em sẽ điên mất. Khanh dòm sát mặt em luôn". Đọc thư khẩn báo, Sinh đâm rối trí, bán tín bán nghi, đến tôi tâm sự, và nhờ xin Đại đội trưởng cho Sinh đi phép. Tôi giúp ngay. Nhưng gặp ông Trung úy Hồ Dơn khó tính thấy mẹ, chẳng màng chơi hoặc tìm hiểu thuộc cấp, ông lại cự tôi:

- Anh nữa, cứ mắc lừa ba thằng lính xạo. Chúng luôn luôn phịa chuyện mà vẫn tin.

Bất đắc dĩ tôi phải thêm mắm thêm muối:

- Vợ con Trung sĩ Sinh đã thật sự bị khủng hoảng tinh thần. Đại đội còn đây lâu, Trung úy vui lòng cho ông ấy về nhà vài hôm giải quyết chuyện gia đình, sau này mình khỏi ân hận...

Trung úy Dơn trợn mắt:

- Gì ân hận? OK, đi đi, lên trễ chớ trách tôi!

Được chấp thuận Sinh vội nhảy lên chiếc trực thăng vừa đổ hàng tiếp tế xuống. Đến nhà Sinh tỏ vẻ bình thản ngồi ăn cơm chiều, tới tối lại làm oai nằm ngoài bìa giường lý giải chuyện khoa học cho vợ con nghe. Rồi mới mười giờ tối, đang lúc mọi người còn thức, khu gia binh Phú Lộc còn sinh hoạt ồn ào, thì có tiếng đùng đùng trên nóc tôn báo hiệu Khanh "giáng trần". Là một tay Ninja thứ thiệt chăng, vẫn bộ chiến phục rằn ri oai phong của Biệt Động, như lúc đột kích đêm ở Phong Thử mấy tháng trước, chỉ thiếu cây Đại liên M60 thôi, Khanh biểu diễn ngay một đường lả lướt là cầm đèn xuống bếp đốt lò xô cháy sáng. Lúc bấy giờ Huỳnh Sinh mới thấy rõ thằng em tinh thần, vội ôm cứng vợ con co rúm nơi góc giường, miệng thì lập cập cầu nguyện. Hình như đã ăn bánh rồi và trước khi thăng thiên, Khanh cũng ba gai, chẳng thu dọn "chiến trường" gì cả, để nồi niêu xoong chảo lung tung.

Trung sĩ Sinh còn dạn dĩ, nửa đêm dám ra quán mua nhang đèn vàng bạc. Bà chủ quán đã biết câu chuyện ma Khanh vẫn hỏi móc:

- Ủa, chú công giáo, mua đồ cúng ai vậy?

- Đâu có! Tôi bắt chước thiên hạ, tối nên thắp nhang để ấm nhà ấm cửa.

- Chớ không phải vái thằng Khanh sao?

Sinh im lặng quay về, đốt nhang đứng quay mặt ra đường, lâm râm: "Khanh ơi, sống khôn thác thiêng, hồn còn lẩn quất đâu đây, đừng về nhát chị và cháu nữa, cũng đừng lấy dao lấy búa. sửa hoài cái lò xô méo mó ấy, ghê quá! Vợ chồng anh hứa đến ngày kỵ cơm em đàng hoàng, Khanh ạ!".

Quả thật, Nguyễn văn Khanh bỏ nghề Ninja. Gia đình Sinh không phải tối nào cũng run lẩy bẩy, sáng nào cũng dọn dẹp, tắt lửa, rửa chảo... cho chú ma dễ thương!

Hai hôm sau lên hành quân Sinh trình diện, tôi hỏi:

- Chuyện thế nào?

Thấy có người đứng gần, Sinh đáp:

- Họ đồn nhảm thôi!

Chưa kịp hiểu ý, tôi tức giận:

- Này, đừng bao giờ xin đi phép nữa, nghe chưa?

Sinh nháy mắt tôi ra ngoài phân bua:

- Xin lỗi Thiếu úy, sợ tụi lính nó nghe nên tôi nói vậy, chứ Khanh hiện ma thật. Tôi kể để Thiếu úy biết thôi, đừng nói ai. Ông chú ở La Vang nếu hay được là chết, dù to đầu có vợ con mặc kệ, ổng cũng đập như trâu.

Trung sĩ Huỳnh Sinh thuật lại đầu đuôi câu chuyện rồi kết luận bằng một hơi than thở:

- Thằng Khanh chắc nó điên, quậy vợ con tôi dữ quá! Lúc Khanh còn sống, tôi có làm khó dễ gì nó đâu. Bên Phật giáo cũng vậy chớ, Thẩm Quyền?

Tôi làm bộ nghiêm nghị:

- Trời, ma mà kể chi ai, bộ nó ớn đạo à?...

Đột nhiên, một trái hỏa châu 105ly nổ bùng sáng chói trên bầu trời, tôi chợt nhớ ông bạn tù Nguyễn Thành Công, vội đập vào vai thằng đệ tử Huỳnh văn Trung:

- Thấy mẹ, mày chạy coi con ma Việt Cộng ấy còn không, hay đã thăng thiên theo thằng Khanh rồi?

Trung coi bộ lạnh cẳng, thò thụt cả đỗi mới ra khỏi lều. Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn cũng gọi máy nhắc 4 đại đội canh gác cẩn thận. Câu chuyện ma Nguyễn văn Khanh, từng làm chấn động khu gia binh Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân Phú Lộc, phía bắc thành phố Đà Nẵng, phải được chấm dứt để anh em ngủ, mai tiếp tục đi "cày" sớm.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site