lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

- Bỏ súng xuống, nếu không tao bắn nát óc!

Vị sĩ quan khóa đàn em, 23 Thủ Đức, ngoan ngoãn vừa đút súng vô bao vừa lằm bằm:

- Tình trạng này kéo dài làm sao tôi chỉ huy?

Tôi hạ nòng súng, nhưng vẫn còn trong cơn giận:

- Mình mày khổ hả? Mày không có quyền hành động như vậy, nghe chưa? Dù gì tao và mày đã đụng chạm nhau rồi, tao sẽ xin đổi đi đơn vị khác.

Tôi không rõ giờ phút ấy, Đại úy Đỗ Đức Chiến có biết sự cố đang xảy ra không. Vì đau nhức ông vẫn "tỉnh bơ" rên rỉ, la hét như sấm. Mãi hôm sau, khó khăn lắm lính mới đưa người hùng lên trực thăng về bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Huế.

Hiện Đỗ Đức Chiến, như anh em biết, đã đeo lon Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng 37 BĐQ. Vì một cánh tay ông bại xuội, "kỷ niệm" Lào, mỗi lần gặp, tôi hay gọi đùa: "Tân Độc Thủ Đại Hiệp", nhại theo tên một film Nhật. Khi Chiến mới làm Tiểu đoàn trưởng, mấy thằng lính ba gai chẳng ngán ông chút nào. Tụi nó nghĩ cái tay gãy đó đánh đau ai, nên nhiều đứa suýt bỏ mạng. Lúc bị kêu lên trình diện, thấy ông cứ nhá nhá cánh tay "bất khiển dụng", thằng nào cũng phớt tỉnh, còn kênh mặt, ý chừng để cho ông tát hay loi tùy. Nhưng Chiến khôn thấy mẹ, "tiền trá hậu triệt", bất thần ông trở bộ rồi dùng cái tay cuồng bạo kia dộng một cú direct, khiến con người ta thiếu điều trẹo cổ, ngã ngửa ra sau. Từ đó, ai cũng ớn lạnh ông thầy chơi thế ăn gian, dương đông kích tây, kiểu Việt Cộng, đánh knock out hết bọn "đệ nhất giang hồ" của Tiểu đoàn 37 BĐQ...

Tôi ngừng đôi phút cho Đại đội cười và lấy bánh kẹo ra ăn tự do, để nghe kể thêm vài câu chuyện. Nhìn chung, thấy anh em vui. Đây cũng là dịp tôi trút tâm sự, chứ lâu nay đa số tân binh chẳng rõ ông Đại đội trưởng này thuộc cái giống gì.

Các anh biết không, qua năm cuộc "du xuân", chỉ cái Tết Kỷ Dậu 1969 là tôi nhớ suốt đời. Lúc đó tôi Trung đội trưởng Trung 3/2 BĐQ do Trung úy Đỗ Đức Chiến Đại đội trưởng. Dĩ nhiên thời ấy ông chưa là Tân Độc Thủ, cánh tay chưa xuội.

Vừa thanh toán bọn Việt Cộng chiếm cứ hãng dệt Sicovina Cẩm Lệ xong, tôi lại nhận lệnh chỉ huy luôn Trung đội 2 của Thiếu úy Nguyễn Hiếm vào giải tỏa Quang Châu, một thôn ở phía tây, thuộc xã Hòa Châu, nối liền với Miếu Bông, xã Hòa Phước quận Hòa Vang, Quảng Nam, cũng bị địch chiếm.

Chẳng hiểu sao Trung úy Đại đội trưởng Đỗ Đức Chiến lại giao tôi và Nguyễn Hiếm đánh Quang Châu? Chắc ông, cũng như Thiếu tá Võ Vàng Tiểu đoàn trưởng 21, vô tình! Dầu vậy, tôi và Hiếm vẫn đau lòng. Các anh biết không, Quang Châu là chánh quán quê nội tôi, quê ngoại Nguyễn Hiếm. Lại nữa, cái tâm điểm cần phải tấn công trước là ngôi nhà xưa bằng gạch, tọa lạc giữa vườn cây ăn trái. Chính nơi đó tôi được sinh ra và hiện đang thờ phượng ông bà, ba mẹ và các anh chị ruột tôi...

Quang Châu nghèo, một dải đất hẹp bao bọc bởi những lũy tre già im bóng, ruộng nương không đủ rộng để cò bay thẳng cánh, nhưng quanh năm tươi mát, êm ả, với tiếng sáo diều vi vu, không một vết thù bom đạn chiến tranh. Quang Châu, một thôn riêng của tộc Trần Bá, gồm bốn phái, gia đình tôi thuộc phái nhất, nổi tiếng ngày xưa môn Vạn Pháp Quy Tông. Ông Cố tôi luyện được nhiều phép, như sang sông bằng nón lá, sái đậu thành binh... đánh nhau với làng Quá Giáng kế bên, do vụ đổi đình. Vì tài đó Cố bị vua Nguyễn giết, được chọn thắt cổ, nhưng Cố điểm nhãn, biến khúc lụa đào thành rồng cỡi bay đi mất dạng. Tương truyền Cố xuôi nam ẩn lánh, cứu giúp chữa bệnh người đời qua khắp xứ. Sau, Cố chết hiển thần, được lập đền thờ ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận (1)...

Khi vào sát Quang Châu, tôi cho hai trung đội nằm cặp bờ ruộng phía bắc, dọc theo con hương lộ, đối diện nơi chôn nhau cắt rún của tôi bên kia lũy tre già trước mặt. Tôi cứ phân vân lưỡng tính, đánh hay bất tuân lệnh thượng cấp. Nếu đánh, phải dùng đến M79, lựu đạn M26. thì mục tiêu nát ngay, ngôi nhà sụp đổ, vườn tược cũng hoang tàn. Sự thiệt hại về vật chất còn có thể xây dựng lại, chứ phần tinh thần thì không bao giờ đền đắp được.

Chị tôi, Trần thị Miên, lấy chồng ở Miếu Bông, một thôn kế bên, sợ run lên vì chưa biết đơn vị nào sẽ vào giải tỏa, mà không làm hư hại ngôi làng yêu dấu của chị. Bất ngờ hôm đó, thấy tôi dẫn hai trung đội Biệt Động Quân, xuất phát từ Phong Lệ, đằng đằng sát khí tiến vào, xuyên qua Miếu Bông, lúc đi ngang trước ngõ, trong nhà chị vụt chạy ra, kêu thật to cái tên thuở bé của tôi:

- Cậu Trí!

Vì khẩn cấp, trên đường tới mục tiêu, không tiện ghé thăm, dù chỉ để nói đôi lời chúc tết, mừng tuổi, nhưng khi nghe tiếng chị gọi tôi phải dừng chân, quay lui:

- Chào chị và các cháu năm mới!

Miên, gương mặt thất thần, nói dồn dập:

- Này, báo cậu biết gia đình chị Hai (vợ anh cả tôi) và anh Phó Thừa đã di tản ra đây hết rồi. Những ai còn kẹt trong làng đều là bà con. Nhớ cẩn thận, bảo vệ nhà cửa vườn tược và dân mình, nghe chưa! Việt Cộng không có nhiều đâu!

Việc quân đội mà chị dặn đủ thứ. Tôi nói như nạt chị:

- Vào nhà đi! Để em tùy cơ ứng biến!...

Nhìn khu vườn đầy hoa dại, đã một thời thơ ấu cùng hai chị Thông, Miên chơi đùa, chạy nhảy tung tăng, tôi ngậm ngùi. Dĩ nhiên, tôi không thể để mảnh đất thiêng liêng ấy bị xao động, phai mờ hình ảnh, dư âm dịu hiền của mẹ tôi còn phảng phất đâu đây, từng hằn sâu trong tâm khảm dù 25 năm trước mẹ đã ra đi không bao giờ trở lại.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site