lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Sai lầm về tin "VN không được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ"

Cần tiếp tục đẩy mạnh tiếng nói nhân quyền cho Việt Nam

14/11/2012 (Diễn Đàn Việt Nam 21). Hai ngày qua, nhiều báo tiếng Việt cũng như một số diễn đàn trên mạng loan tin "VN không đuợc bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ", tin này sai lầm vì trong phiên họp ngày 12/11/2012 để bầu thành viên cho nhiệm kỳ 2013-2016, Việt Nam không có trong danh sách ứng cử viên, một số người có lẽ không thấy tên Việt Nam trong danh sách được bầu nên đã tỏ ra vui mừng và phát tán tin sai  lầm này. Sự thật nhà cầm quyền CSVN chính thức ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cho nhiệm kỳ 2014-2016.

Trong cuộc họp và bầu ngày 12/11/2012 vừa qua, các nước Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Đức, Ireland, Nhật, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Hàn quốc, Sierra Leone, United Arab Emirates, Mỹ và Venezuela được bầu cho nhiệm kỳ 2013-2016. Trong khối Á châu và Thái Bình Dương, 5 nước United Arab Emirates, Kazakhstan, Pakistan, Nhật và Hàn Quốc được bầu vào các ghế khuyết của 5 nước mãn nhiệm năm nay Bangladesh, Trung Quốc, Jordan, Kyrgyzstan và Saudi Arabia. 

Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) gồm tổng cộng 47 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Số 47 ghế cho các thành viên được chia cho 5 khối là Phi Châu (13 ghế), Á Châu và Thái Bình Dương (13 ghế), Đông Âu (6 ghế), Mỹ Châu La Tinh và biển Caribic (8 ghế) cũng như Tây Âu và Các Quốc Gia Khác trong đó có Mỹ (7 ghế). Thể thức bầu là các quốc gia thành viên LHQ sẽ ứng cử vào một trong các ghế khuyết trong khối của mình. Muốn đắc cử, mỗi ứng cử viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên LHQ nghĩa là phải có ít nhất 97 phiếu thuận. Các thành viên thường tìm cách vận động tìm ủng hộ bằng lời hứa trao đổi "anh  bỏ phiếu cho tôi thì lần sau tôi sẽ bỏ phiếu cho anh". Ngoại trừ khối Tây Âu và các quốc gia khác trong đó có Mỹ, các vùng khác thường tìm cách chỉ đưa số nước ứng cử vừa đúng với số ghế khuyết để tăng khả năng đắc cử. 

Trong khối Á Châu và Thái Bình Dương các nước Maldives, Qatar, Mã Lai và Thái Lan sẽ mãn nhiệm cuối năm 2013, Việt Nam như thế ứng cử vào 1 trong 4 ghế trống cho nhiệm kỳ 2014-2016. Bộ ngoại giao CSVN đã vận động khá ráo riết để tìm hậu thuẫn. Cho đến nay, các nước Armenia, Kazakhstan, Ukraine, Cuba, Uruguay, Sri Lanka, Bỉ, Áo và các nước ASEAN (Brunei, Kampuchia, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan) tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử. 

Vấn đề phản đối việc Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cũng như tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam sẽ không chấm dứt. Cho đến phiên bầu cử sắp tới cho nhiệm kỳ 2014-2016, dự trù vào tháng 5/2013, cộng đồng người Việt hải ngoại cần đẩy mạnh hơn nữa tiếng nói phản đối. Thư tố cáo CSVN vi phạm nhân quyền vẫn nên gửi đến ông Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki Moon nhưng việc bầu cử thành viên vào Hội Đồng Nhân Quyền là thẩm quyền của 192 nước hội viên LHQ. Mặt khác Thư tố cáo CSVN vi phạm nhân quyền và khuyến cáo không bỏ phiếu cho VN do đó cần gửi đến tất cả các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc (tổng thống hay thủ tướng hoặc bộ trưởng ngoại giao) ngoại trừ 4 nước XHCN "anh em" Lào, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên. Ngoài ra cũng cần tiếp tục vận động các tổ chức nhân quyền quốc tế như AI, HRW, IGFM ... lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vì Việt Nam tiếp tục đàn áp nặng nề những người bất đồng chính kiến như Điếu Cày, Việt Khang, Phương Uyên v.v.

Ngay cả khi VN được vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, tiếng nói đòi hỏi Nhân quyền cho Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục đẩy mạnh. Trong một phỏng vấn của RFI, ông Vũ Quốc Dụng của Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế IGFM nhận định như sau: "nếu trúng cử vào UNHRC thì Việt Nam chưa thể xem là mình đã tìm được lá bùa hộ mệnh cho các hành vi vi phạm nhân quyền đâu. Ngược lại, thế giới sẽ chú ý xem Việt Nam có đáp ứng đúng vai trò gương mẫu của một thành viên UNHRC hay không. Thế giới sẽ dùng những tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá khi theo dõi về những thành tích bảo vệ hoặc vi phạm nhân quyền của quốc gia thành viên Việt Nam. Thế giới sẽ chất vấn quốc gia thành viên Việt Nam về việc không tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Thế giới sẽ hỏi tại sao Việt Nam tiếp tục từ chối lời yêu cầu viếng thăm của các Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về các vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, v.v… Cho nên nếu Việt Nam được bầu vào UNHRC thì đó cũng là cơ hội để những đề nghị cải thiện nhân quyền của các tổ chức dân sự Việt Nam được quốc tế chú ý hơn trước".

***

hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc

Margaret Besheer (Voa tiếng Việt)

13.11.2012

Các tổ chức nhân quyền chỉ trích việc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn một số quốc gia có thành tích yếu kém về nhân quyền vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Các nhà tranh đấu nhân quyền nói rằng trong số 18 nước được chọn hôm thứ hai vào cơ quan có trụ sở ở Geneve chỉ có một phần ba là hội đủ điều kiện. Thông tín viên VOA Margaret Besheer có bài tường thuật chi tiết sau đây.

Hội đồng Nhân quyền, gồm 47 nước hội viên, lâu nay vẫn thường bị chỉ trích về việc tập trung đả kích Israel và bao gồm một số hội viên có thành tích nhân quyền tệ hại.

Số ghế tại hội đồng này được phân bổ theo các nhóm khu vực. Năm nay, nhóm Tây phương là nhóm duy nhất có danh sách bầu chọn mang tính chất cạnh tranh. Ireland, Đức và Hoa Kỳ đã đánh bại Hy Lạp và Thụy Điển để chiếm 3 ghế được mang ra bầu chọn.

Hoa Kỳ đã giành được ghế Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ thứ nhì liên tiếp, sau nhiều năm quyết định không tham gia.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Susan Rice nói rằng Washington chiếm được vị thế tốt hơn và có nhiều khả năng tăng cường Hội đồng Nhân quyền qua việc tiếp tục là một phần của cơ quan này.

Bà Rice nói: "Chúng tôi đã quyết định vào năm 2009 để dự tranh chiếc ghế hội viên của Hội đồng Nhân quyền vì Hoa Kỳ tin rằng chúng tôi phải ở tuyến đầu của các nỗ lực chống đối nạn đàn áp nhân quyền và lên tiếng bênh vực cho những người đang chịu đau khổ và sinh sống dưới sự kiềm kẹp của các chế độ bạo ngược nhất thế giới.

Những nước khác giành được những ghế trống trong Hội đồng Nhân quyền đã được quyết định trước bên trong nhóm khu vực của họ. Các nhóm này chỉ đưa ra đủ số ứng viên cho các ghế trống trong nhóm của họ.

Cote D’Ivoire, Ethiopia, Gabon, Kenya và Sierra Leone sẽ chiếm 5 ghế trống của Phi châu. Nhật Bản, Kazakhstan, Nam Triều Tiên, Pakistan và Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập chiếm 5 ghế trống của Á châu Thái bình dương. Estonia và Montenegro sẽ nắm hai ghế Đông Âu trong khi Argentina, Brazil và Venezuela nắm ba ghế của nhóm Mỹ châu La tinh và các nước vùng biển Caribé.

Trong số các quốc gia vừa kể, các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ nghi ngại về thành tích nhân quyền của ít nhất 7 nước: Cote D’Ivoire, Ethiopia, Gabon, Kazakhstan, Pakistan, Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập và Venezuela.

Ông Philippe Bolopion, Giám đốc bộ phận Liên hiệp quốc của Human Rights Watch, chỉ trích tình trạng thiếu cạnh tranh và thành tích khả nghi của một số hội viên mới.

Ông Bolopion nói: "Thí dụ như trong trong trường hợp Pakistan. Có một điều chắc chắn là có rất nhiều việc mà họ cần phải làm để chấm dứt những hành vi chà đạp nhân quyền, kể cả việc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số hoặc hủy bỏ đạo luật chống báng bổ tôn giáo."

Trong trường hợp Venezuela, cũng có một điều chắc chắn là họ không đạt được các tiêu chuẩn điều kiện của một nước hội viên, và họ cần phải phục hồi sự độc lập của ngành tư pháp hoặc trả tự do cho Thẩm phán Maria Lourdes Afiuni. Và trong trường hợp Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập, họ cần phải chấm dứt những vụ chà đạp nhân quyền ở nước họ, trong đó có việc giam cầm trái phép 63 tù nhân.

Ông Masood Khan, cựu Đại sứ Pakistan tại Liên hiệp quốc, nói rằng các tổ chức nhân quyền có quyền chỉ trích việc nước ông tham gia Hội đồng Nhân quyền, nhưng ông nói thêm rằng Pakistan luôn luôn coi trọng vấn đề nhân quyền.

Ông Khan nói: "Tất cả các quyền con người – bất kể là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa hay xã hội. Không có thứ tự cao thấp trong các quyền đó. Tất cả các quyền đó đều là một phần của một thực thể thống nhất, không thể bị phân chia."

Tất cả 5 nước Phi châu được chọn vào Hội đồng Nhân quyền đều bị chỉ trích. Ông Bolopion của Human Rights Watch nêu lên trường hợp của Ethiopia.

Ông Bolopion nói: "Chính phủ Ethiopia nên nắm bắt cơ hội này để thực hiện một số bước tiến có ý nghĩa, chẳng hạn như tôn trọng quyền tự do diễn đạt và tự do hội họp, hoặc bắt đầu đòi hỏi các lực lượng an ninh phải chịu trách nhiệm và bắt đầu hợp tác thật sự với Hội đồng Nhân quyền mà giờ đây họ đang chuẩn bị tham gia."

Các nước tân hội viên sẽ phục vụ trong một nhiệm kỳ 3 năm bắt đầu từ tháng giêng.

Phỏng vấn: Luật pháp Việt Nam không tôn trọng nhân quyền

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site