lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

Tâm khí của Liêm Pha cũng giống như Vệ Ưởng, Trương Nghi, Tôn Quyền, Lưu Dụ… muốn làm nên sự nghiệp oanh liệt, để trở thành bậc anh hùng. Nhưng lại không xem việc trung quân ái quốc là hàng đầu. Bọn họ thiếu hẳn cái khí chất của Trần Bình Trọng: “Thà làm quỷ nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc”. Các tướng Tầu vì danh lợi chạy dọc chạy ngang như đèn cù, các chính khách đã vậy, còn giới văn nhân thi sĩ thì sao ?

Qua suy ngẫm về lịch sử nước Trung Hoa, tôi có thể nói, không thích lợi lộc chẳng cầu công danh, đó không phải là mục đích của những sĩ phu nước Tàu, cho nên họ cầu đạt lấy quan cao lợi hậu và vinh hoa phú quí, ít có khí tiết, sẵn sàng phục vụ bất cứ ai miễn là có lợi. Quả thực văn sĩ Tàu ít có người cam sống thanh bần, giữ tiết tháo như các thi nhân Việt Nam.

Thời nhà Đường là thời kỳ văn học phồn vinh của Trung Hoa. Thi nhân thời Đường, hết lớp này lại xuất hiện lớp khác, nhân tài như rừng. Các thi nhân lời hay ý đẹp, như Bạch Cư Dị sáng tác bài “Trường Hận Ca” đã làm rung cảm xúc động biết bao nhiêu người, lưu truyền hết thế hệ này đến thế hệ khác, cũng chỉ để phục vụ một ông vua đa tình Đường Huyền Tông mà thôi.

Nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Thôi Thục, chỉ nghĩ tới lợi lộc cá nhân, đã cam tâm đưa cả vợ đẹp con ngoan vào Đông Cung hiến dâng cho Thái Tử để được thăng quan.

Lịch sử văn học nước Tàu suốt năm nghìn năm không có những tác phẩm như: “Hịch tướng Sĩ”, “Bình Ngô Đại Cáo”, “Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc”, họ thiếu khuyết hẳn cái đó, mặc dù họ cũng bị hoạ xâm lăng nhiều lần. Thời nhà Tống, Mông Cổ xâm lăng mà năm này sang năm khác, ngày lại ngày trôi qua, các Đế vương Nam Tống và giới sĩ phu, quan lại đã quên mất nhục nước thù nhà, chúi đầu vào một xó hưởng cảnh an nhàn.

Thời đất nước thái bình thì tệ nhất là thời nhà Đường, bọn văn sĩ đua nhau bu quanh một dâm phụ tàn nhẫn là Võ Tắc Thiên, vì ham muốn quyền lực cá nhân, bà đã không nghĩ đến tình cảm mẹ con ruột thịt, sát hại cả họ hàng con cháu mình. Triều thần văn võ biết rõ, họ không làm gì, mà còn đua nhau đến dựa dẫm, bọn văn sĩ thi đua nhau bợ đỡ không biết hổ thẹn. Sử sách Trung Hoa ghi lại “Mùa Xuân năm thứ hai, niên hiệu Thiên Thu, là mùa xuân đầu tiên sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, bà đã dẫn đầu Văn võ bá quan đi tuần du ở Long Môn, lệnh cho các thi nhân làm thơ ca tụng, bọn văn sĩ nườm nượp dâng thi, ca tụng ân đức của Hoàng Hậu với thần dân như trời biển và làm rạng danh Tôn Miếu.”

Dâm loạn tột độ, tàn bạo như quỷ, mà làm rạng danh tôn miếu thì chỉ có văn minh kiểu Tàu. Võ Tắc Thiên càng già lại càng dâm, bà đã lệnh cho quần thần tìm kiếm, tuyển chọn những gã đẹp trai ở khắp nơi trong nước Tàu để hành dâm thả cửa, những bọn văn sĩ vẫn quây quanh bà để hót đủ những điều hay. Trong sách “Trung Quốc Lịch Triều Hoàng Cung Sinh Hoạt Thư” của Hướng Tư và Vương Kinh Luân có viết về Võ Tắc Thiên, và giới văn sĩ Tàu thời Đường như sau: “Từ niên hiệu Cảnh Long thời Trung Tông thời Đường Cao Tông trở về sau, Võ Tắc Thiên đã tìm kiếm các nhân tài văn học tụ tập quanh bà, màng lưới này ngày một nhiều, nổi tiếng có Lưu Huy Chi, Nguyễn Vạn Khoảnh, Phạm Lý Bàng, Miêu Thần Khách, Chu Tử Mâu, Hồ Sở, Vệ Kinh Nhiếp… Võ Tắc Thiên triệu những văn sĩ đến cung để họ viết sách “Liệt Nữ Truyện”, “Cổ Kim Nội Phạm”, “Bạch Liêu Tân Giới”. Bọn văn sĩ giống như một kho báu mưu trí của bà. Những văn sĩ được ưu đãi cho phép ra vào cung cấm từ cửa Bắc Hoàng Cung, không phải qua cửa Nam Nhạn, cho nên người đương thời gọi là Bắc Môn Học Sĩ, Cửa Bắc Hoàng Cung chỉ có Hoàng Đế, Hoàng Hậu, Phi Tần, Thái Tử mới được vào, cận vệ quân canh phòng cực kỳ cẩn mật bất cứ quan lại nào cũng không được vào. Đám văn sĩ được ra vào cửa Bắc vì bọn này sẵn sàng làm theo lệnh của Võ Tắc Thiên. Bọn học sĩ Bắc Môn quả thực đã giúp Võ Tắc Thiên trị vì thiên hạ, lập nên công lao hãm mã, bọn học thức uyên bác, thiên tư thông minh, hằng ngày dâng kiến nghị, tạo dư luận… Khi Võ Tắc Thiên đang chấp chính, bọn văn sĩ dốc lòng dốc sức phục vụ Võ Tắc Thiên. Văn chương ưu mỹ của Trung Hoa bị đùa giỡn, còn văn minh của các hoàng đế Trung Hoa là văn minh hưởng thụ. Văn minh Đại Việt không có chuyện bắt hằng triệu người xây dựng cung điện, cũng không có chuyện bắt hàng vạn con gái nhà lành vào nhốt trong cung để họ chết già.  Trong dòng chảy dài của lịch sử nước Tàu, văn minh kiểu này không thể kể xiết. Ông cha ta không tiếp thu những thứ văn minh ấy.

Suy nghiệm lịch sử Trung Hoa, chúng ta dễ nhận thấy dân tộc Hán, dù có nhiều thế kỷ, họ bị thất bại vô cùng nhục nhã về mặt quân sự với các nước nhỏ như Kim, Liêu, Việt Nam, Mông Cổ, đã bị đánh cho đại bại, bị xâm lăng đô hộ hàng thế kỷ. Nhưng cuối cùng văn hóa và phong tục tập quán của Hán đã đồng hóa và chinh phục được nhiều nước, trừ Việt Nam.  Mặc dù bị họ đô hộ hàng nghìn năm mà Việt Nam vẫn tồn tại, trong khi các nước khác đã bị xóa tên trong bản đồ Trung Hoa. Không phải họ thất bại về mặt quân sự nhất thời mà họ đã bị nền văn hóa khác quật chết, dần dần mất dạng. Thế mới biết mặt trận đấu tranh văn hóa quan trọng đến mức nào để dân tộc có thể sinh tồn...

Nên chúng ta không chỉ biết đến công ơn và tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ v.v….mà còn phải nhớ đến những chiến sĩ đấu tranh trong mặt trận văn hóa  với giặc, điển hình như nhà Sư Vạn Hạnh, học giả Lê văn Siêu (tác giả cuốn sách Văn minh Việt Nam) đã viết về Sư Vạn Hạnh như sau: “Người ấy thì phải có công nghiệp mà công nghiệp này nhất định chỉ có người ấy mới làm nổi”. Bởi người thức cảm hơn ai hết, sự áp bức của nền văn hóa ngoại lai còn nguy hiểm gấp bội sự áp bức về quân sự, chính trị, nên người ta đã nêu cao ngọn cờ độc lập về văn hóa. Trận đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền ở Bạch Đằng Giang chỉ là một chiến công gieo ảnh hưởng trong một thời gian ngắn để sau này phải có những trận đánh tiếp của Trần Quốc Tuấn, của Lê Lợi, của Nguyễn Huệ. Nhưng trận đánh về văn hóa  của Sư Vạn Hạnh đã là trận đại thắng gieo ảnh hưởng muôn đời về sau cho con cháu Rồng Tiên. Sư Vạn Hạnh đã dàn một mặt trận văn hóa bao la trong cả không gian lẫn thời gian, không một tư trào văn hóa ngoại lai nào có thể khiến dân tộc Việt Nam quên để quay lại theo. (dẫn sách Văn Minh Việt Nam quyển thượng trang 87 của Lê Văn Siêu, Thế Giới xuất bản, Sàigòn 1956)

Đến sách “Vạn Hạnh với Thiền học dân tộc” cũng có nhận xét như sau:  “Nay hãy xét về tư tưởng, Vạn Hạnh đã ảnh hưởng quyết định phần lớn cho tinh thần giới lãnh đạo của một triều đại dài hơn hai trăm năm với tám đời vua”. Trong sách (Việt sử Tiêu Án) Sử gia Ngô Thời Sĩ bình giải bài thơ sấm của nhà Sư Vạn Hạnh như sau: “Xét một cơn sét đánh thành văn, chỉ có 40 chữ mà trong khoảng 1100 năm sự phế hưng của các đời tên họ đều biết.”

Văn hóa, một vấn đề thật là lớn lao sâu rộng trong cuộc tranh đấu sinh tồn của một dân tộc. Dĩ nhiên, không phải chỉ có một số người, mà có hàng ngàn các chiến sĩ vô danh, hữu danh của nhiều thế hệ Việt Nam đóng góp vào việc phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc. Chắc chắn tinh thần ấy phải có sẵn từ khởi thủy và được thử thách, un đúc hàng nghìn năm trong thời kỳ Bắc thuộc. Ở các làng Lạc Việt, từ các bộ lạc thời Hùng Vương. Rồi các vua Tàu, hết triều đại nọ đến triều đại kia, xâm chiếm nước ta. Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương đã khởi nghĩa thành công, nhưng thế giặc quá lớn, lại bị thất bại. Người này ngã xuống, người khác đứng lên, không bao giờ ngừng đánh. Lý Phật Tử, Mai Hắc Đế, Khúc Thừa Du, đến năm 938 Ngô Quyền chấm dứt hẳn thời nô lệ ê chề dài một ngàn năm.

Sống giữa những tình cảnh như vậy mà con người Việt Nam, vì làm ăn khó nhọc, vì chiến đấu gian nan, đấu tranh với giặc ngoài, với cả bọn phản quốc trong nhà, đã tạo nên một mẫu người cứng rắn, phong khí anh dũng mà dân Tàu không thể so sánh được. Và cuộc vận hành, tư duy ngày càng hùng tráng với “Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo”. Những tác phẩm đó thật sự đã thổi bùng lên ngọn lửa hào hùng của một dân tộc, của nhiều triều đại, nhiều vị vua, nhiều tướng lãnh, nhiều Sư Tăng v.v… vừa đánh giặc vừa làm văn hóa. Đó chính là sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực, vừa là một kháng thể trong cuộc sống xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố chất cấu kết cộng đồng người Việt trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử văn hóa chung, làm chín mùi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt. Do đó, dân tộc ta đã loại trừ được cái họa đồng hóa của người Tàu.

Quả thực trong lịch sử thế giới không thấy có một đất nước nào bị mất chủ quyền hàng nghìn năm mà vẫn có thể tồn tại được, trong khi nhiều quốc gia bị mất chủ quyền chỉ vài trăm năm đã bị xóa sổ.

Dân tộc ta có một trình độ tiến hóa cao, có một nguồn gốc riêng biệt, có một lịch sử vẻ vang vĩ đại, và minh bạch, bằng cách đó đã thành lập một quốc gia thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Cái mà người ta gọi là nước Việt Nam là “nhân quả” của bốn ngàn năm tranh đấu của nhiều triều đại, nhiều vị hoàng đế cùng toàn dân đã góp sức vào.

Việt Nam muốn giữ được nền độc lập hoàn toàn, phải dứt khoát cắt đứt khỏi ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc!

“Bạn có sống trên đất Bắc thời Hồ Chí Minh, chịu quan sát và suy nghĩ mới thấy dân mình bị Trung Cộng đô hộ, ngày xưa bọn phong kiến Tầu đô hộ Việt Nam hơn một ngàn năm! Chúng tuy chiếm được đất, nhưng không cưỡng chiếm được tinh thần văn hóa  của dân tộc ta. Thế mà thời Hồ Chí Minh, từ năm 1951, miền Bắc Việt Nam chưa bị Trung Cộng  chiếm đất, nhưng đời sống tinh thần, tổ chức xã hội đều bị “tư tưởng Mao Trạch Ðông” cưỡng chiếm cả. Những mầu sắc Tầu, những chữ Tầu xuất hiện tự nhiên, lập trường giai cấp, đấu tranh giai cấp, tình cảm giai cấp phát động căm thù, phát động tư tưởng... Sách của Mao, những cuốn như: Bàn về mâu thuẫn, Chiến tranh lâu dài, Bàn về chủ nghĩa, mới là những cuốn sách được in với số lượng khổng lồ và nó tràn ngập ở khắp mọi nơi, từ thư viện quốc gia Hà nội, các cơ quan, xí nghiệp đến làng xã. Những đảng viên trung kiên của đảng thấm nhuần tận xương tuỷ chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Mao Trạch Ðông. Những câu chuyện kể cho tuổi thơ, ông Stalin, bác Mao hiện lên như thần thánh, tiên Phật. Tôn giáo Mác Mao độc tôn chi phối toàn diện mọi sinh hoạt xã hội, không có chỗ cho một loại tôn giáo nào khác nữa. Không có Phật, không có Chúa, đến tổ tiên ông cha cũng bị quẳng bỏ.” [1]

Hồ Chí Minh tôn sùng Mao Trạch Đông đến độ mất hết cả ý thức văn hóa dân tộc truyền thống, ngay cả cung cách ăn mặc, nhất nhất rập khuôn theo Mao Trạch Đông, để làm gương cho toàn đảng, toàn dân noi theo. Tôi dẫn ra đây một số hình ảnh để mọi người kiểm chứng sự thật.

Văn minh xã hội thuộc nhiều bình diện và đa phương của nền văn hóa mỗi dân tộc, văn minh như kiến trúc, hội họa, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán, nghi lễ, giỗ, Tết, hội hè, đình đám, đến trang phục, quốc phục, đều là di sản của văn minh văn hóa.

Giá trị khai sáng và ý nghĩa biểu tượng cho mỗi quốc gia, mỗi miền theo không gian, địa lý và thuần phong mỹ tục của hàng trăm quốc gia, muôn màu muôn vẻ.

Chúng ta thấy các quốc gia trên thế giới, từ những nước nhỏ bé vài triệu dân đến những quốc gia có hàng trăm triệu dân, họ đều có trang phục, lễ phục riêng như các quốc gia vùng Trung Đông, Iran, Afghanistan, bán đảo Ả rập, Bắc Phi, Marốc, Algeria, Tunésie, Libya, Đông Nam Á, Ấn Độ, Miến Điện, Thailand, Lào, Việt Nam, Campuchia, Mỹ Latin, Argentina, Chile, Paraguay, Péru, Ecuador, Trung Mỹ, El Salvador, Costa Ria, Mexico v.v.. không nước nào ăn mặc giống nước nào.

Các vị nguyên thủ quốc gia mỗi khi họ đi thăm viếng nước khác, hoặc tiếp khách nước ngoài, hay những ngày lễ hội dân tộc, họ đều mặc quốc phục, mặc dù thời đại ngày nay đã có những đổi thay, nhưng phong tục tập quán ấy họ vẫn trân trọng gìn giữ.

Ở nước ta các triều đại: Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, các vua chúa vẫn có những sắc chỉ quy định về quốc phục, từ đấng thiên tử, đến các vị đại thần, quan lại, công chức các cấp. Tuy mỗi triều đại quy định một cách khác nhau, nhưng chỉ khác về kiểu dáng, rộng hẹp, thêu vẽ, hoa văn, màu sắc, tơ lụa, chứ cốt cách căn bản vẫn là áo hai thân, áo bốn thân, quần hai ống, khăn đội đầu. Đến khi người Pháp sang đánh chiếm nước ta để thiết lập nền cai trị thực dân, thì bộ lễ phục ấy vẫn tồn tại đến ông vua cuối cùng của triều Nguyễn là Hoàng đế Bảo Đại, sang ngang dưới thời Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam. Và sau cả biến cố 30/4/75 nó vẫn dai dẳng ở một bộ phận người Việt lưu vong ra nước ngoài, những ngày giỗ Tổ Hùng Vương và các vị anh hùng dân tộc, các bô lão vẫn còn giữ được bộ quốc phục đó một cách trang trọng. Người Việt chạy qua đất Chùa Tháp và Thái lan, sau nhiều thế hệ, họ vẫn giữ được bộ quốc phục. Cũng cần biết thêm rằng khi người Pháp đến xâm lăng nước ta, một số người làm việc cho Pháp, hoặc giới thượng lưu đua nhau mặc bộ âu phục. Trái lại, đa số nhận thấy mặc quốc phục là nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, là quốc hồn, quốc túy, nên họ không thể bỏ, xem các bức hình của các bậc danh nhân  như cụ Nguyễn Khuyến, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản v.v…Đặc biệt là những chiến sĩ Cần Vương, khi ra pháp trường họ vẫn ung dung trong bộ quốc phục, hình ảnh này làm cho chúng ta vô cùng thán phục và xúc động.

 [1] Dẫn sách Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế tập I tr. 148, Nguồn Sống xuất bản 2005

lịch sử việt nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm

Tổng Thống Ngô Đình Diệm mặc Quốc Phục tiếp khách

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site