lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

lịch sử việt nam

Vài nét về vua Duy Tân

Để tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu mới, chúng tôi trích dẫn một số đoạn trong Bách Khoa Toàn Thư mở của Wikipédia Việt về vua Duy Tân dưới đây:

Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái.

Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Trong Thế chiến thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.

Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại An Lăng, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.

Xuất thân

Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, (còn có tên là Nguyễn Phúc Hoảng), sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900[1]. Ông là con thứ 5 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định.

Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành khó sai khiến nên họ muốn tìm chọn một người nhỏ tuổi. Khi Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình cho người đi tìm thì thấy Vĩnh San đang chơi đùa, mặt mày lem luốc. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì họ thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát và đần độn. Triều đình thấy vua quá nhỏ nên xin tăng thêm một tuổi thành 8. Họ cũng đặt niên hiệu cho Vĩnh San là Duy Tân, như muốn hướng tới sự nghiệp không thành của vua Thành Thái.

Lên ngôi

Ảnh chụp vua Duy Tân năm 1907. Ngày 5 tháng 9 năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Và chỉ một ngày sau lễ đăng cơ, Duy Tân đã đổi khác. Một nhà báo Pháp đã thuật lại:

“...Un jour de trône a complètement changé la figure d’un enfant de 8 ans” (Một ngày lên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên tám)

Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Một tiến sĩ sinh học là Ebérhard được đưa đến để dạy học cho vua Duy Tân, theo nhiều người thì đó chỉ là hành động kiểm soát.

Khoảng năm 1912, Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung không tiếp ai. Toà Khâm sứ Pháp làm áp lực với nhà vua thì Duy Tân đe đọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết vua Duy Tân mới cho mở Hoàng thành.

Năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó.

Năm 15 tuổi, vua Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với Triều đình.

Dự định khởi nghĩa với Việt Nam Quang Phục Hội

Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên Việt Nam Quang Phục Hội quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động người tài xế riêng của vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, một thành viên của hội.

anh hùng Trần Cao Vân

Trần Cao Vân (1866 - 1916) - một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quang Phục Hội

Tháng 4 năm 1916, khi vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh có đưa cho vua một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp hai người này. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5.

Nhưng cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2 tháng 5, thực dân Pháp ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho một người lính Việt nào ra ngoài.

Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt.

Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý:

“Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.”

Pháp bắt Triều đình Huế phải xử, Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị chém đầu ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.

Trong quá trình mấy ngàn năm tranh đấu của dân tộc Việt Nam, chống ngoại xâm phương Bắc đã nói ở các chương trước. Theo nghĩa rộng hơn, chúng ta không cần thần thánh hóa mảnh đất này. Nhưng ông cha chúng ta đã hy sinh, đã chiến đấu tại đây, đã cống hiến nhiều hơn, rất nhiều so với những gì mà chúng ta được biết hôm nay. Ngay ở thế kỷ 19, 20 có nhiều nhân vật đã nêu một tấm gương tranh đấu và hy sinh đáng ghi nhớ như vua Hàm Nghi và Duy Tân, nhưng lại rất ít có sách sử nào của chế độ cộng sản nói đến, trong khi sách tài liệu viết về vua Hàm Nghi và Duy Tân khá đầy đủ ở hải ngoại và từ phía người Pháp có rất nhiều, nói về hai vị vua này. Ở hải ngoại có cuốn “Hồ Sơ Vua Duy Tân” là cuốn sách có nhiều tài liệu hiếm quý của tác giả Hoàng Trọng Thược, Mõ Làng xuất bản năm 1993.

Hoàng tiên sinh đã dầy công sức sưu tầm tài liệu cho chúng ta biết khá đầy đủ các cuộc tranh đấu và hy sinh của nhà vua, cũng như năm tháng dài lưu đày của Ngài.

Một cuộc đời ẩn nhẫn trong cô đơn, nỗi cô đơn từ mọi phía, nỗi cô đơn cả cuộc đời! Không gặp một người thân, và chịu đòn một mình theo nhân cách của một bậc Quân Vương! Chọn con đường tranh đấu cho quê hương, giã từ vinh hoa phú quý và chấp nhận mọi hiểm nguy. Ðiều đáng kính phục hơn nữa ở Ngài trong hoàn cảnh bị lưu đày, nhà Vua vẫn luôn luôn tranh đấu với mục đích trở về quê hương cứu dân, cứu nước của Ngài, khôi phục nền độc lập cho đất nước.

Biến cố đầu tiên sau khi vua Duy Tân lên ngôi.

Vào đầu thế kỷ thứ XX, một số sĩ phu tiến bộ đã hấp thụ trào lưu tư tưởng dân chủ Phương Tây và tủi nhục trước cái nạn mất nước, mất quyền tự do, họ ý thức được là cần phải tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện để cứu quốc. Song đường lối hoạt động của một số sĩ phu này không thống nhất: Phong trào Ðông Du của cụ Phan Bội Châu chủ trương những biện pháp quá khích, nhấn mạnh đến sự giải phóng quốc gia bằng mọi cách... Trái lại, phong trào “Ðông Kinh Nghĩa Thục” hay phong trào “Duy Tân” của cụ Phan Chu Trinh, chủ trương cải cách ôn hòa, kêu gọi mọi người bỏ lối học khoa cử, đoạn tuyệt với hủ tục... Theo đòi tân học và mở mang công thương theo con đường tư bản chủ nghĩa nhất là cụ Phan Chu Trinh đã quy lỗi các tệ đoan trong xã hội thời bấy giờ cho giới quan lại được đào tạo theo lối học thi cử ngày xưa. Trong thư gửi viên Toàn quyền Ðông Dương năm 1906, cụ Phan nêu ra ba nguyên nhân đưa đến tình trạng khốn khổ của nhân dân:

1- Chính phủ Bảo Hộ dung túng quan lại Việt Nam thành ra cái lệ cô tức. 2- Chính phủ khinh rẻ sĩ dân Việt Nam thành ra cái lệ xa cách.

3- Quan lại Việt Nam nhân cái lệ xa cách ấy mà thành ra cái tệ hà hiếp dân và trừ việc truyền lệnh thu thuế, không còn biết việc gì nữa. (*)

Từ năm 1906 trở đi, việc vận động yêu nước được thực hiện dưới hình thức những sự hô hào mở hội buôn, hội học, hội cày v.v... Tất cả các sự hô hào này đều được lập lại trong cuộc dân biến tại miền Trung năm 1908.

Vụ kháng thuế miền Trung năm 1908 làm nhân dân đói khổ!

(Theo sách “Phong Trào Kháng Thuế Miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân” của Nguyễn Thế Anh, Thạc sĩ sử học, xuất bản tại Sài Gòn năm 1973)

Lúc bấy giờ, vua Duy Tân mới có 9 tuổi. Nhân vụ phong trào xin xâu nổi dậy Ngài phán với triều đình rằng: “Nếu trong nước hay có loạn là vì lỗi nhân dân thiếu thốn! Từ nay sắp tới, lương bổng của ta là 500$ một tháng thì ta chỉ lãnh 200$ mà thôi, còn lại 300$ thì ta giao cho các thầy đem ra giúp đỡ những kẻ nghèo khó.” (1)

(Theo báo Cải Tạo ngày 22-1-1949)

Thái độ của vua Duy Tân khi bị Pháp bắt.

Trong sách: “Hồ sơ vua Duy Tân” có đoạn viết: “Các đại diện của Nam Triều, khi giáp mặt vua Duy Tân tại chùa Thiền Tôn, thì vừa mừng vừa tủi, vì trông thấy vua trong cảnh phong trần vất vả, cảm động đến rơi nước mắt, năn nỉ mời vua trở về hoàng cung, nhưng vua một mực từ chối.

Còn Le Fol, Ðổng Lý Văn Phòng Khâm Sứ, khi gặp vua, thì cất mũ chào một cách trịnh trọng và cất tiếng hỏi:

- Eh bien, sire, vous avez fini cette randonnée? Nghĩa là:

-Tâu Hoàng Thượng, Ngài ngự giá đến đây là hết rồi chứ? Vua Duy Tân nhún vai, cũng đáp lại bằng tiếng Pháp:

-Vous ne pouvez pas comprendre! (Các ông chả hiểu được đâu!)

Ngay lúc ấy, Trần Quang Trứ, cùng đi với hai ông Le Fol và Sogny, tiến đến trước mặt vua, hỏi:

-Tâu Hoàng Thượng, tôi là người cùng với Trần Cao Vân đã hội kiến với Hoàng Thượng đêm mồng 3 ở bến Thượng Bạc và trên sông Phủ Cam, chẳng hay Hoàng Thượng có nhớ không?

Nhà vua nhìn tên Trứ bằng cặp mắt khinh bỉ, đáp:

-Phải, ta nhớ mặt ngươi, đồ phản quốc! Rồi vua ngoảnh mặt nhìn nơi khác.

Lúc bấy giờ, Léon Sogny trông thấy Vua dấu dưới áo một vật gì khả nghi là y ngờ là khẩu súng lục, liền sấn tới định lục xét.

Lùi một bước, nhà Vua nói:

-Nhà ngươi đừng đến gần ta. Nhà ngươi tưởng ta dấu súng sáu à? Không? Ta không có mang vũ khí trong người đâu! Nếu ta có súng, ta đã bắn chết tất cả các ngươi rồi!

Nói xong, Ngài lấy trong người ra hai cái ấn bằng vàng đưa cho Sogny xem.

Ông Le Fol bảo người chạy đi kiếm một chiếc kiệu và một cây lọng để rước vua xuống xe hơi đậu ở trên đường cái ở trên đồi. Nhà vua nghiêm nghị từ chối kiệu và lọng vàng, lủi thủi đi bộ, Lefol và Sogny lẽo đẽo theo sau với đoàn tùy tùng.

Ðến 10 giờ sáng, xe đưa vua đến tòa Khâm. Ông Khâm Sứ Charles mỉm cười bắt tay Ngài và hỏi:

-Eh bien, sire, vous êtes content de votre équipée? (Bệ hạ bằng lòng cuộc du ngoạn chứ?) Nhà Vua trả sẵng một câu bằng tiếng Pháp.

-Non! Puisqu’elle n’a pas réussi! (Không! Bởi vì nó đã thất bại.) Kể từ đó, vua Duy Tân không nói thêm một lời nào nữa. Ngài giữ một thái độ lãnh đạm cho đến khi Ngài bị đày qua đảo Réuniom.” (Trích ở tạp chí Phổ Thông số 6 năm 1952.)

Thái độ của vua Duy Tân với các đại thần trong Triều.

Ðể độc giả hiểu phần nào về vua Duy Tân lúc còn nhỏ đang trị vì. Tác giả trích dẫn lại những đoạn trong sách “Hồ sơ vua Duy Tân” nói về Ngài của một số nhân vật lịch sử đã từng có những liên hệ mật thiết với nhà vua thời bấy giờ là:

- Ông Huỳnh Côn, Thượng Thư Bộ Lễ triều vua Duy Tân.

-Ông Nguyễn Văn Mại, Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Tá Ðại Học Sĩ, Tuần Vũ Quảng Trị lúc bấy giờ.

Trong tập hồi ký của ông Huỳnh Côn tự Ðan Tường, Thượng thư Bộ Lễ triều vua Duy Tân, do De Jean Jacnal ghi lại bằng Pháp văn và đăng tải trong Revue Indochinoise năm 1924, ông Huỳnh Côn đã kể lại như sau những chi tiết rất sống động về hai vị vua nói trên của nhà Nguyễn:

“Với chức vụ Thượng Thư Bộ Lễ, tôi có bổn sự chỉ vẽ cho nhà vua rõ vai trò của Ngài sẽ giữ trong cái lễ long trọng với trời đất là lễ Nam Giao.”

“Lần đầu tiên, năm 1909, tuy mới có 10 tuổi nhà vua đã thay mặt nhân dân đứng ra làm chủ tế lễ Nam Giao để cầu xin ơn trên ban lành cho trăm họ. Trong nhiệm vụ thiêng liêng ấy, nhà vua đã tỏ ra nghiêm túc mặc dù còn quá trẻ.

“Viên toàn quyền, viên khâm sứ và tất cả các nhân viên Pháp khác ngụ tại Huế, đều có mặt trong buổi lễ. Tất cả đều ngợi khen sự cố gắng phi thường của thiếu quân vương trong việc nhu cầu hạnh phúc và thịnh vượng cho toàn dân.

Làm chủ tế khi còn quá trẻ: Từ 3 giờ cho đến 6 giờ sáng, nhà vua đứng nghiêng mình, quỳ xuống lạy rồi đứng lên dâng phẩm vật: Các tác động cực nhọc ấy cứ như thế được nhà vua làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần mà kể, khiến cho chúng tôi có cảm tưởng rằng nhà vua chắc không thể nào chịu đựng nổi cho đến cùng. Thế mà nhà vua đã tỏ ra một nghị lực phi thường mặc dù sức vóc của ngài chẳng được bao nhiêu. Một ngày nọ, sau Tết Nguyên Ðán, Ngài họp các vị Thượng Thư lại và ra lệnh cho họ ký một văn thư mà họ phải đích thân đem cho viên Khâm Sứ, Ngài còn chỉ thị hai người trong chúng tôi phải qua Pháp để đệ trình quan Giám Quốc một dự án sửa đổi bản hiệp ước Pháp-Việt ông chủ tịch hỏi Ngài định cử ai

đi Pháp thì Ngài đáp: “Một Thượng Thư Hoàng Tộc và một Thượng Thư Bộ Lễ.” Dĩ nhiên, chúng tôi từ khước sứ mạng ấy. Trái lại chúng tôi đến báo cáo các việc ấy với Hoàng Thái Hậu. Bà này rầy la Ngài một chập đích đáng.

“Một lần khác, trong khi tôi dậy chữ Hán cho Ngài, thì Ngài cắt ngang buổi học mà nói rằng: “Không có ông Thượng Thư nào chịu nghe tôi cả. Tôi làm Vua chỉ có hư danh mà thôi!” Giữa lúc ấy, Hoàng Thái hậu đến rầy la vua con, nhưng vô hiệu. Tôi tức tốc đi mời ngay ông Chủ Tịch Hội Ðồng và ông Thượng Thư Bộ Hình đến. Nhà Vua vẫn lập lại: “Các thầy không muốn nghe tôi. Không có ai trong các thầy lo thi hành mệnh lệnh của tôi cả!” Ngay lúc ấy, ông Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư Bộ Công xuất hiện và tâu: “Ngài ngự muốn đánh Pháp ư? Ðược rồi! Nhưng Ngài Ngự lấy gì mà đánh Pháp? Ngài Ngự không có tài chánh cũng không có quân đội!” Nhà Vua làm thinh một chút rối nổi lôi đình la to: “Lúc này chính là lúc phải xúi dân nổi dậy, trong lúc nước Pháp đang lâm chiến!”

“Thật là quá lắm rồi! Tôi không dấu giếm bạn đồng liêu của tôi cái ý kiến nếu nhà Vua còn nuôi dưỡng cảm nghĩ như thế, thì nên đề nghị Ngài thoái vị.”

Lúc này người Pháp thao túng chính trị Việt Nam, ai cũng hiểu thế mạnh của họ. Ða số các vị đại thần trong triều đã nghiêng về phía giặc. Tiền bạc, địa vị đã mê muội họ rồi!

Bây giờ họ chen chúc nhau tranh giành ân huệ của chính quyền bảo hộ. Như vậy nhà vua gần như hoàn toàn bị cô lập. Các bề tôi của Ngài chẳng giúp gì cho Ngài mà còn phản bội Ngài để bí mật lập công với Pháp.

Vua Duy Tân dưới mắt ông Nguyễn Văn Mại.

Trong tập hồi ký bằng Hán Văn nhan đề là “Lô Giang Tiểu Sử”, ông Nguyễn Văn Mại hàm Thượng Thư, Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Tá Ðại Học Sĩ, kiêm Tỉnh trưởng Quảng Trị triều Duy Tân, đã viết về vị vua này như sau (Tập hồi ký này do ông

Nguyễn Hy Xước, con ông Nguyễn Văn Mại, phiên dịch ra Việt văn và quay ronéo đóng thành tập.)

“Ngày 20 tháng 3 ta về kinh Thiên Quan. Lúc ấy, vua Duy Tân đã lớn, đã nạp phí. Gặp ngày Thiết Triều, các quan đại thần và ta vào chầu. Có quan dặn rằng:

-“Có vào yết, thì Ngài Ngự hỏi chi nói nấy, đừng nên nói chi khác.”

“ Ta ngạc nhiên. Ðại Triều, vua triệu ta vào. Khi ấy vua vào đông viện Cần Chánh, ngồi một mình ở ghế nhỏ, khiến ta ngồi bên cạnh. Vua im lặng nhìn ra ngoài. Khi đó ta có phụng tín một hộp bạc chạm, một khay gỗ khảm xà cừ, vua chẳng nhìn. Ta trông Ngài có vẻ tức giận. Hồi lâu vua hỏi:

- “Dân tình Quảng Trị đói, nay đã bình phục chưa?”

-Ta lấy việc đó tâu lại. Ngài im lặng, ta bái từ đi ra. Mới hay tháng trước, vua xuất viện thành Phàn Chánh Bản Giáp Thân Hòa Ước mà viện Thần Cần Cà. Và nghe được việc ấy, vì đó Ngài cũng viện thần sinh ác cảm lúc ấy ta về kinh, có đem theo tập “Việt Nam Phong Sử” tặng mỗi người một quyển.

Từ khi còn nhỏ. Vua đã có những việc làm và lời nói cương nghị, chống Pháp rất quyết liệt. Có lần ngồi câu trước bến Phú Vân Lâu cùng với thầy học là Nguyễn Hữu bài. Vua ra vế đối:

“Ngồi trên nước không ngăn được nước. Chót buông câu nên lỡ phải lần”.

Nguyễn Hữu Bài đối lại:

“Nghĩ việc đời mà ngán cho đời. Ðành nhắm mắt đến đâu hay đến đó.”

Mặt đượm buồn. Vua nói: “Hóa ra thầy là người cam chịu bó tay trước số mạng. Theo trẫm, sống như thế thì buồn lắm. Phải có ý chí vượt gian khổ, khó khăn để tiến lên thì cuộc sống mới có ý nghĩa.

Cuối năm 1916 được một tổ chức cứu nước giúp đỡ nhà vua

đã bí mật gặp hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu chủ trương và Trần Cao Vân, Thái Phiên bàn mưu khởi nghĩa đánh Pháp. Vua Duy Tân chủ động tham gia và quyết định ngày khởi nghĩa sớm hơn để khỏi lỡ thời cơ. Không may bị lộ nhà vua đã bị Pháp bắt vào ngày mồng 6 tháng 5 năm 1916 cùng nhiều chiến sĩ cứu quốc khác. Giặc dụ dỗ ngài khẳng khái trả lời:

- Nếu các người dùng bạo lực bắt ta thì cứ bắt. Còn ta nhất định không về!

Toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ vua trở lại ngai vàng. Nhà vua bình thản trả lời:

-Các ngươi muốn buộc tôi phải làm vua nước Nam. Thì hãy coi tôi như một ông Vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động. Nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp.” Không chấp nhận được. Toàn quyền Pháp ra lệnh cho Khâm Sứ đưa vua Duy Tân vào tạm giữ ở đồn Mang Cá. Cuối cùng Ngài bị đưa đi đày ở đảo Reunion.

Dựa vào sự nhận xét của các vị đại thần triều vua Duy Tân. Chúng ta có thể nói, Ngài là một trong những bức tranh vô song về cuộc sống và nhân cách. Cũng như cung cách ứng xử của Ngài với người Pháp và các quan trong triều. Ở cái tuổi 16, thì đúng là chỉ có bộ óc phi thường mới làm được điều ấy.

Ghi chú: Nguyễn Thế Anh, Thạc Sĩ học xuất bản tại Sài Gòn năm 1973.

Sách tham khảo:

1- Duy Tân 1900-1945 trên trang ViệtSiences,

2- Rời bỏ ngai vàng cùng toàn dân đánh Pháp

3- Bách khoa điện tử, truy cập 3- 20081

4 -Hoàng Trọng Thược “Hồ sơ vua Duy Tân” Mõ Làng xuất bản năm 1993.

5- Trần Trọng Kim “Việt Nam Sử Lược”.

6- Phan Trần Chúc “Vua Hàm Nghi” (Chánh ký – Hà Nội năm 1952)

Tài liệu tham khảo:

7- Trần Ðông Phong “Người Hùng Tân Sở -Hàm Nghi Một Nhà Ái Quốc, Một Nghệ Sĩ Ða Tài”

Theo tài liệu còn được lưu trữ tại trung tâm văn khố Pháp tại Aix-Nem-

Provence.

Http://www.VietNamexodus.org , 11-04-2009

Tạp chí “Sông Hương” xuất bản tại Huế tháng 8 năm 1988

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site