lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975

https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam8.htm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011

IV. Ý nghĩa và thực tế của Từ Bi, Trí Huệ và Dũng Cảm:

Tới đây là phần chúng tôi trình bày về ý nghĩa Từ Bi đã được hai vị vua và tổng thống Phật tử thực hiện như thế nào trong lúc đất nước đứng trước nạn xâm lăng của Bắc phương.

Ý nghĩa Từ bi nói chung là thương người, giúp đời.

Từ Bi được định nghĩa như sau:

Từ : Năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc (làm tất cả mọi điều cho mọi người vui mừng).

Bi: Năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ (hay nhổ tất cả mọi sự đau khổ cho mọi người). Đây là quan niệm từ bi chung chung của Phật giáo.

Tiếp theo là quan niệm bi, trí, dũng của Phật giáo Việt nam. Quan niệm này đã được hình thành và tồn tại từ sau thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa bị thất bại năm 43 sau Tây lịch:

Nhân (Từ bi): tình thương mọi loài bao trùm trời đất.

Nguyện (Trí): Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than.

Hạnh (Dũng): Thà chết giữ giới không bỏ Hạnh.

Vị vua Phật tử Trần Nhân Tông của năm 1285, trước thế giặc mạnh mẽ, ngài đã tìm cách phủ dụ, khích lệ, nâng cao tinh thần quân sĩ bằng hai câu thơ:

Cối kê cựu sự quân tu ký
Hoan diễn do tồn thập vạn binh.
nghĩa
Cối kê chuyện cũ cần nên nhớ
Hoan ái vẫn còn mười vạn quân

Quả vậy sau lời nói khích lệ sĩ khí như vậy, tinh thần quân dân Đại Việt lên rất cao, họ đã can đảm chiến đấu không lui bước trước kẻ thù xâm lược (Trí).

Khi chiến sự giữa Đại Việt và Mông-cổ khởi sự, triều đình nhà Trần đã ra nghiêm lịnh cấm đón hàng kẻ thù.

Không " đón hàng" và với nhà Trần những kẻ đầu hàng, là phản quốc, có lợi cho giặc, là phải bị xử chết như Trần Kiện (Bi - với tinh thần sát nhất miêu cứu vạn thử của Bắc tông Phật giáo). Tuy nhiên sau khi chiến cuộc chấm dứt, để tạo sự đoàn kết trong dân tộc, vua Trần Nhân Tông đã ban lịnh ân xá trong toàn quốc (kể cả những người đã đầu hàng quân Mông-cổ) vào tháng 9 năm Ất Dậu (1285), và đổi niên hiệu là Trùng Hưng năm thứ nhất.

Với tinh thần "phải đánh" của hội nghị Diên-Hồng đã thể hiện chữ Dũng một cách cụ thể và hùng hồn nhất.

Tóm tắt tình hình quân sự: Ngày 9/1 năm Ất Dậu (1285) Vua Nhân Tông chỉ huy 100 ngàn binh sĩ chống giặc ở phòng tuyến sông Bình Than, cuộc giao tranh thật dữ dội phòng tuyến này bị thất thủ, và quân Đại Việt lui về lập phòng tuyến mới nơi sông Cái ngày 13/01.

Ngày 14/01, quân Đại Việt lập các cứ điểm mới (gồm các sào lũy bằng gỗ) phòng ngự phía Nam sông Cái để chống giặc. Thoát Hoan cùng quan hành tỉnh thân chinh đến phía Đông bờ sông Cái; Trận đánh dữ dội và tiếp diễn đến chiều, Nguyễn Phụng Ngự được sai đi thuyết khách yêu cầu Thoát Hoan rút lui. Thoát Hoan bác bỏ ngay lời đề nghị này. Để bảo toàn lực lượng vua Nhân Tông cùng binh sĩ Đại Việt rút khỏi thành Thăng-Long ngày 14 tháng giêng năm Ất Dậu (1285).

Kế hoạch rút quân của ta từ Bình Than về Thăng Long và từ Thăng Long về Thiên Trường là nhằm bảo toàn lực lượng tránh đi ba mũi tấn công của giặc Nguyên.

Mũi thứ nhất do chính Thoát Hoan và A Lý Hải Nha từ phía Đông Bắc xuống,
Mũi thứ hai là từ Tây Bắc thọc qua do Nạp Tốc Lạt Đinh
Mũi thứ ba từ phương Nam đâm lên do Toa Đô chỉ huy.

Khi quân Mông-cổ bao vây thành Thăng-Long từ nhiều hướng, vua Trần Nhân Tông vẫn sát cánh cùng với quân dân Đại Việt quyết liệt chống quân xâm lăng đến cùng. Khi thấy tình hình không thể giữ nỗi thành, nhà vua cho lịnh rút lui cấp tốc và tổ chức tiêu thổ kháng chiến trên toàn quốc.

Vua Trần Nhân Tông đã thể hiện một lòng từ bi rộng lớn, một sự dũng cảm phi thường và một trí huệ tuyệt vời khi quyết định chiến đấu đến cùng không chịu thua quân giặc. Do bởi nhà vua biết rằng, nếu đầu hàng kẻ thù, là đất nước và dân tộc sẽ bị thống khổ, nhục nhả vô cùng, văn hóa của cha ông lưu truyền sẽ bị tiêu diệt.

Nhiều lúc giặc truy đuổi gắt gao, tưởng chừng như có thể bắt được hai Vua, và thực tế khó khăn gian khổ trên đường triệt thoái cũng như bôn ba khắp nơi đích thân chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đã không làm sờn lòng vua Nhân Tông.

Với quyết tâm chiến đấu, vua Trần Nhân Tông đã đưa cuộc kháng nguyên thành công rực rở vào những năm 1285 và 1288. Triều đình Đại Việt thời vua Trần Nhân Tông đã nổi bật với các mặt võ công, quân sự, chính trị, ngoại giao, nội trị, và điều này đã khiến cho triều đình Mông-cổ phải e dè khi muốn cử quân xâm lược.

....

Vị vua (tổng thống) Phật tử Dương Văn Minh của năm 1975. Ông Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống (vua tiếng kêu thời xưa) Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 28/04/1975 và cử ông Vũ Văn Mẫu làm thủ tướng.

Tóm tắt tình hình quân sự: ngày 28/04/1975 khi Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống, lúc đó có khoảng 280 ngàn quân Việt cộng đang bao vây Sài Gòn; Phía Việt Nam Cộng Hòa còn khoảng hơn 100 ngàn binh sĩ, kể cả quân đoàn IV.

Tuy nhiên các cánh quân bao vây chỉ toàn là bộ binh, Việt cộng chưa có khả năng điều động Hải và Không quân. Như thế về mặt đường biển, đường sông vẫn còn là phương tiện khả dĩ để di tản.

Tình hình chiến trường trong lúc này cũng chưa đáng gọi là hết hy vọng, với quân số của QLVNCH như ghi bên trên. Đồng thời Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tư lịnh vùng IV đã chuẩn bị chu đáo cho việc tử thủ, rút bỏ Sài Gòn trong trường hợp nguy cấp. Kế hoạch tử thủ tuy không thực hiện được như ý, nhưng cả quân đoàn vẫn còn vững tay súng. Cũng như các đơn vị đồn trú chung quanh Sài Gòn vẫn chưa nao núng tinh thần chiến đấu.

Trong cuộc kháng Nguyên năm 1285, kinh thành Thăng-long bị bao vây chặt chẻ tình thế vô cùng nguy khốn hơn cả thủ đô Sài Gòn năm 1975, ấy thế mà quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của vị vua Phật tử Trần Nhân Tông đã chiến đấu dũng mãnh và rút lui khỏi kinh thành một cách an toàn; sau đó tổ chức tổng phản công đuổi hết quân xâm lược ra khỏi đất nước.

Đại tướng Tổng thống Dương Văn Minh nếu hành xử đúng theo quan niệm Từ bi của Phật giáo Việt Nam, ông sẽ kêu gọi quân đội giữ vững tay súng, chiến đấu giữ gìn đất nước đến cùng, nếu không may Sài Gòn thất thủ, lập chánh phủ lưu vong, tiến hành tiêu thổ kháng chiến và rút quân về vùng IV tiếp tục chiến đấu. Cho dù đạn dược có thiếu thốn, nhưng có thể sẽ tìm được một giải pháp chính trị mới, thí dụ quốc tế can thiệp dùng cầu Bến Lức hoặc Tân An làm ranh giới mới giữa Sài Gòn và vùng IV (lúc đó Sài Gòn đã bị vc chiếm đóng chỉ còn lại vùng IV). Một giải pháp khả thi nếu người lãnh đạo có quyết tâm và yêu nước thật sự.

Trong đáp từ nhậm chức Tổng thống của Đại tướng Dương Văn Minh với Tổng thống Trần Văn Hương có câu:...Tôi nghĩ rằng dùng sức mạnh quân sự không phải là một giải pháp tốt đẹp. Tuy nhiên chúng ta hãy cố gắng bảo vệ phần đất còn lại".

Ngày 29/04/1975, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra lịnh cho người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam. Thay vì lúc nhậm chức xong, cần phải có những hành động khích lệ tinh thần binh sĩ ở tiền tuyến, thì chính phủ Dương Văn Minh làm ngược lại những điều cần phải làm của một chính phủ yêu nước thật sự. Hành động nêu trên, xem như nhát dao (tinh thần) cắm vào sau lưng người lính Việt Nam Cộng Hòa đang ngăn giặc ở ngoài chiến trường.

Và chập tối ngày 29/04/1975, Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang sau nhiều ngày thuyết phục Tướng Dương Văn Minh rút về vùng IV của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam để tiếp tục chiến đấu, nhưng Tổng thống Dương Văn Minh vẫn không có ý định dứt khoát nên đoàn tàu chờ sẳn ở Bộ Tư lịnh Hải quân phải nhổ neo, chạy dọc theo sông Lòng tàu ra biển.

10 giờ sáng ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản cũng như triệt tiêu tất cả mọi đề kháng cần thiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ phần đất còn lại, như lời ông đã cam kết khi nhậm chức Tổng thống ngày 28/04/1975 đối với vị thầy và cũng là vị tổng thống tiền nhiệm Trần Văn Hương.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site