lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Nguyễn-Trãi Với Tư-Tưởng Nhân-Nghĩa

Nguyễn Trãi

Nguyễn Đăng Thục

1, 2, 3, 4, 5

...

Cái " Đại Phân-số Chung " ấy chính là nguồn chung hay đồng-nguyên của tất cả các con đường cầu tìm Chân-lý, hay Đạo-lý, cũng ví như trăm ngàn giòng sông tự một nguồn chảy ra, giòng thì chảy thẳng, giòng thì chảy quanh-co, kết-cục đều chảy vào biển-cả mà hòa-đồng nước của nhau vào nước mặn của biển. Chân-lý hay Đạo-lý thật chỉ có một, như nước biển mà các tôn-giáo, các tín-ngưỡng cũng ví như các giòng nước chảy ra biển rồi lại từ biển trở về nguồn, như thi-sĩ Tản-Đà đã hát :

" Nước đi ra biển lại mưa về nguồn "

hay là như vị Thánh sống Ấn-Độ Ramakrishna cuối thế-kỷ XIX đã truyền dạy cho đệ-tử danh-tiếng thế-giới Vivekananda cái Chân-lý huyền-diệu này là : " Giữa các Tôn-giáo của thế-giới không có sự mâu-thuẫn hay chống-đối ; chúng chỉ là các phương-diện khác nhau của một Tôn-giáo Duy-nhất Vĩnh-cửu ấy ứng-dụng vào các bình-diện hiện-sinh, nó ứng-dụng vào ý-kiến của những tính-tình khác nhau và chủng-tộc khác nhau. Không bao giờ đã có " Tôn-giáo của tôi " ; " Tôn-giáo của anh " ; " Quốc-giáo của tôi " hay " Quốc-giáo của anh " ; không bao giờ có nhiều Tôn-giáo, chỉ có một, duy-nhất mà thôi. Tôn-giáo vô-biên từ cổ lai đã có và sẽ có mãi mãi, và cái Tôn-giáo ấy biểu-diễn ở các địa-phương khác nhau với cách-thức khác nhau. Vậy nên chúng ta phải tôn-trọng tất cả Tôn-giáo, và chúng ta phải cố-gắng công-nhận lấy tất cả, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Các Tôn-giáo biểu-diễn khác nhau không những tùy theo chủng-tộc và vị-trí địa-lý, mà còn tùy theo năng-khiếu của cá-nhân nữa. Ở người này Tôn-giáo biểu-diễn bằng hoạt-động nồng-nhiệt, bằng việc làm. Ở người khác Tôn-giáo biểu-diễn bằng một sự sùng-tín nồng-nhiệt, ở một người khác nữa Tôn-giáo biểu-diễn bằng tinh-thần thần-bí, ở chỗ khác bằng triết-học v.v..... "
_ ( Swami Vivekananda -- " Mon Maître " ( Sư Phụ Tôi ). Bản dịch ra tiếng Pháp của Jean Herbert 1942 )

Nhưng xét kỹ cái tín-ngưỡng ấy, nguyên-lai là một sự dung thông hai nguồn tín-ngưỡng tối-cổ của nhân-loại, là khuynh-hướng sùng-bái Tổ-tiên, khuynh-hướng sùng-bái Thiên-nhiên. Hai khuynh-hướng ấy sở dĩ dung-thông được vì cả hai đều có ý-nghĩa đáp-ứng nhu-cầu của nhân-loại muốn vượt quá giới-hạn vật-chất hữu-hình ; Linh-hồn Tổ-tiên vượt giới-hạn của thể-xác, đàng sau Thiên-nhiên còn Thần-linh siêu-nhiên. Cái tín-ngưỡng siêu-nhiên ấy bắt nguồn từ tục thờ Thần Đông-Cổ ở di-tích văn-minh Đông-Sơn với tục sùng-bái Thiên-động ở di-tích Cổ-Mộ, Thanh-Hóa và Bắc-Ninh, trước thời-kỳ có Phật-giáo, Bà-La-Môn giáo, Khổng-giáo, Lão-giáo du-nhập vào đất Giao-Châu, nơi chôn nhau cắt rốn của nòi Lạc-Việt. Các nhà bác-học Âu-Tây có óc cảm-thông với nhân-dân Việt-Nam như Linh-mục Léopold Cadière hay như Alfred Megnard trường Viễn-Đông Bác-Cổ, thường viết ở " Đông-Dương tạp-chí " ( Revue Indochinoise , Mai 1928 ) : " Ở dân-tộc Việt-Nam mà tục-lệ Tôn-giáo đã pha-trộn và thâu-hóa thần-bí tâm-linh của Phật-giáo với chủ-nghĩa Vật-linh ( magique) của Lão-giáo vào trình-độ chất-phác cố-hữu, thì một phần hoạt-động và tư-tưởng đáng kể đã dành cho phương-diện vô-hình của thiên-nhiên. Đời sống hàng ngày của họ đã thêu-dệt bằng những đề-tài chính-yếu. Vào dịp mùa xuân có rất nhiều hội-hè tượng-trưng cho những quyền-năng thần-linh hành-động trong thế-giới " .

Và Linh-mục Léopold Cadière kết-luận về tín-ngưởng Việt-Nam rằng :

" Có thể nói rằng người Việt-Nam sống trong siêu-nhiên …..

" Không có gì trong đời sống của dân Việt-Nam thoát được ảnh-hưởng Tôn-giáo. Tôn-giáo gặp người Việt-Nam ngay từ lúc bắt đầu lọt lòng, dẫn đưa nó đến tận nhà mồ và sau khi nó chết đi rồi vẫn còn giữ nó trong vòng ảnh-hưởng. Khi người ta nhìn thấy gốc rễ thâm sâu của Thần-linh, trong cõi siêu-nhiên ăn sâu vào tâm-hồn người dân Việt như thế thì người ta không có thể không công-nhận dân-tộc này có tín-ngưỡng thâm-trầm " . _ ( Croyance et Pratique Religieuse des Vietnamiens )

Cái tín-ngưỡng ấy là tín-ngưỡng siêu-nhiên, và trên nền-tảng siêu-nhiên cố-hữu ấy đã kết-hợp ba đường lối cầu-tìm giải-đáp nhu-cầu bản-nhiên của nhân-tính, ba tác-dụng nguyên-thủy của cái tâm đồng-nguyên, do ba giáo-lý chính của Á-Đông đại-diện. Ba giáo-lý ấy đều là những con đường cận-đạo, mỗi giáo-lý cận-đạo một cách, tùy theo ý-hướng sở-trường. Đạo Phật sở-trường về tâm-lý trí-thức cho nên hướng lên Chân-như tuyệt-đối. Đạo Lão sở-trường về tâm-lý nghệ-thuật, cho nên hướng lên Mỹ-cảm siêu-nhiên. Đạo Khổng-Nho sở-trường về hành-vi nhân-sinh cho nên hướng lên chí-thiện. Chân-Mỹ-Thiện nhìn ở quan-điểm danh-lý cố-định thì khác-biệt, nhưng nhìn ở quan-điểm tâm-lý thực-nghiệm thì bổ-túc cho nhau vì chúng là ba quá-trình biện-chứng của một Tâm-Thể phát-hiện ra. Một nhân-bản toàn-diện phải có tâm quân-bình như Nguyễn-Cư-Trinh đã cực-tả được bằng hai câu thơ trong vở-tuồng Sãi-Vãi :

" Thành ư trung vị đắc hòa bình
Hình tại ngoại bất năng trung tiết "
( Lòng thành-thực ở bên trong chưa đạt được quân-bình
Hình-tướng ở bên ngoài không có thể trúng-tiết-điệu ) .

Cái Tâm quân-bình chỉ viên-mãn được khi nào nó hợp được Thể (Essence) lẫn Dụng ( Existance ) hợp cả " trong " lẫn " ngoài " :
" Ngoài là lý song trong là tình " _ ( Nguyễn-Du, " Kiều " )

tức là Đạo Trung-Dung của Nguyễn-Trãi thường nhắc-nhở trong văn thơ :

" Làm người thì giữ đạo Trung Dung "

hay là :

" Bền đạo Trung Dung chẳng thửa tàng
Màng chi phú quí nhọc khoe khoang " _ ( Quốc Âm Thi tập -- Tự-Giác )

Vì Trung-Dung nên hai chữ Nhân-Nghĩa ở Nguyễn-Trãi không rời nhau, mật-thiết với nhau như đoàn-thể với cá-nhân, có đoàn-thể chỉ-huy ắt phải có cá-nhân tự-do, bổn-phận xã-hội với ý-chí tự-do như bóng với hình trong quan-niệm Nhân-Nghĩa của Nguyễn-Trãi, vì chúng cũng Tri và Hành, biểu-hiệu cái Tâm vô-tâm của nhà Thiền :

" Thơ đái tục hiềm câu đãi tục
Chữ vô tâm ỷ khách vô tâm
Trúc thông hiên vắng trong khi ấy
Năng mõ sơn tăng làm bạn ngâm " .

Đấy là tinh-thần Tam-giáo của Nguyễn-Trãi, lấy tâm Thiền là cái tâm vô-tâm để cảm-thông, để thương yêu cởi-mở như ông đã dạy con trong " Gia Huấn Ca " .

Đấy là Nhân-Nghĩa tâm-linh khai-phóng của xã-hội mở cửa, mà cận-đại ở miền Cực-Nam Việt-Nam, một lớp người Sĩ từ Võ-Trường-Toản, Võ-Tánh, Ngô-Tùng-Châu, Phan-Thanh-Giản đến ông thày học điển-hình Đồ-Chiểu đã tiếp-nối sợi dây truyền-thống của dân-tộc, phối-hợp Đời với Đạo, Nhân-tước với Thiên-tước, giá-trị Thiên-nhiên với Siêu-nhiên :

" Đạo Tiên cũng ở trong hàng đạo Nho,
Đạo Tiên theo việc nhàn du,
Dạo chơi non nước chẳng cầu công-danh.
Đạo Nho lo việc kinh dinh,
Giúp trong nhà nước được minh cương-thường.
Tiên xưa ở chốn thi đường,
Một câu Nho-giáo lòng càng chẳng quên.
Muốn theo Tiên đạo cho bền,
Phải tùng Nho đạo mới nên phận mình.
Hai người đều khá hồi trình,
Đạo nào làm phải mặc tình rắp theo ".

_ ( Nguyễn-Đình-Chiểu " Dương Từ Hà Mậu " )

Dân-tộc Việt-Nam ngày nay ở giữa Đông-Nam-Á, là khu-vực văn-hóa giao-lưu, sẵn có trong truyền-thống cái tư-tưởng khai-phóng của Nguyễn-Trãi, tưởng rất bổ-ích cho giới trí-thức lãnh-đạo phản-tỉnh vậy .

1, 2, 3, 4, 5

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site