lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm Tư Tưởng Triết Lý

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

ĐINH QUANG MỸ

TIẾT BA: TƯ TƯỞNG TAM GIÁO

Ngay từ khởi thủy, người ta đã thấy chứng tích của tư tưởng Tam giáo rất đậm trong Mâu Tử Lý hoặc luận. Tư tưởng ấy vẫn được tiếp nối qua các thời đại, và phần lớn các Thiền sư đều thông suốt cái gọi Tam giáo: Nho, Lão và Thích. Riêng về Trúc Lâm, chúng ta sẽ ghi nhận những đặc tính của tư tưởng Tam giáo. Sau đó, sẽ căn cứ trên một tác phẩm rất đặc sắc, của Ngô Thời Nhiệm, nhan đề là Trúc Lâm Tông chỉ, để phân tích hệ thống Tam giáo đó.

I. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TƯ TƯỞNG TAM GIÁO.

Khái quát những đặc tính này có thể chia làm hai loại: Những đặc tính riêng và những đặc tính chung. Trong đặc tính riêng, mỗi tư tưởng hệ thủ một vai trò trong mỗi lãnh vực khác nhau. Trong đặc tính chung, cả ba đều qui về một mối, làm nổi bật những nét đặc sắc của tư tưởng triết lý của Thiền Trúc Lâm.

1. NHỮNG ĐẶC TÍNH RIÊNG.

1. Tình cảm lãng mạn. Đó là một thứ tình cảm bắt nguồn từ nhân sinh quan Cư trần lạc đạo. Yêu thiên nhiên cũng như yêu loài người, yêu dân tộc cũng như yêu đạo pháp, vì là:

Sách Dịch xem chơi,
Yêu tánh sáng yêu hơn châu ngọc.
Kinh nhàn đọc dấu,
Trọng lòng rồi, trọng nõ hoàng kim.

(Cư trần lạc đạo phú, hội 1)

Hoàng kim không coi trọng, mà chỉ trọng «một tấm lòng». Đó là một tấm lòng trong sáng, thanh thản và bao la. Cho nên, Trần Nhân Tông mới nói: Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm (Cư trần lạc đạo phú, đã dẫn). Quả y như một tấm lòng của Trang Tử: "Hình tại giang hải chi gian, tâm tồn ngụy khuyết chi hạ."
Cũng từ cái tâm đó, đời trôi qua dưới mắt như một giấc chiêm bao. Tính cách biến ảo phi thường của vũ trụ vẽ nên cho thế gian một phong cách nửa hư nửa thực. Bởi hư hay thực cũng chỉ tại một tấm lòng, cho nên, bằng cái nhìn sáng suốt của nó, thực và hư là những biến hiện tùy duyên. Chúng ta hãy nghe ĐCVGT mô tả: 爾時調御覺皇在瞿曇樹下化作無數瞿曇花開不開風乃開謝不謝雨乃謝而有青鳥含花飛去花忽入鳥鳥羽盡皆生花 (Nhĩ thời Điều ngự Giác hoàng tại cù đàm thọ hạ, hoá tác vô số cù đàm hoa. Khai bất khai, phong nãi khai; tạ bất tạ, vũ nãi tạ. Nhi hữu thanh điểu, hàm hoa phi khứ. Hoa hốt nhập điểu, điểu vũ tận giai sinh hoa.) Đại chân viên giác thanh, Không thanh: «Bấy giờ, Điều ngự Giác hoàng ở dưới gốc cây cù đàm (ưu-đàm, Skt. udumbara), hoá làm vô số hoa cù đàm. Nở mà chẳng nở; có gió thì nở. Rụng mà chẳng rụng; mưa thì rụng. Rồi có con chim xanh ngậm hoa bay đi. Hốt nhiên hoa nhập vào chim. Lông chim hết thảy đều sinh hoa.»

Điều ngự là hoa. Hoa là chim. Không có giới hạn giữa hư và thực. Hư và thực lẫn lộn trùng trùng. Nhưng hoa nở hay hoa tàn đều ứng theo vận của trời đất, nghĩa là tùy duyên. Thế thì, tình cảm lãng mạn ở đây không phải là một thái độ phóng túng hình hài, hay tâm tưởng. Nó lãng mạn vì đã nắm được luật tắc vận hành của vũ trụ. Nói cách khác, vì tùy duyên nên tình cảm trở thành lãng mạn. Và cũng vì tình cảm ấy vốn lãng mạn, nên mọi biến hiện đều tùy duyên. Đó là khía cạnh tình cảm trong tư tưởng tam giáo của Trúc Lâm. Nó đậm đà thêm với cái lãng mạn của Trang Tử.

2. Ý chí hành động. Từ tình cảm lãng mạn, mà thế gian được nhìn như một giấc bướm nửa hư nửa thực, rồi trở thành một thái độ sống tùy duyên. Đó là thái độ thích ứng với luật tắc vận hành của trời đất. Cho nên, chính từ đó, người ta thấy nơi Trúc Lâm xuất hiện một ý chí hành động dứt khoát. Yêu thiên nhiên, yêu cái lẽ tự nhiên, nên thường nhắm đến cái nhàn. Nhưng tình yêu đó cũng được hướng tới loài người, cho nên vẫn hành động tích cực để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Tức là, lấy động làm tĩnh, và lấy tĩnh để làm động. Động và tĩnh cùng phối hợp của Âm Dương, lấy Càn và Khôn làm bản thể, lấy Khảm và Ly làm tác dụng. Do đó, nơi bản thể, đạo là một và thuận, nhưng ở tác dụng, đạo là mâu thuẫn xung khắc. Nó giống như cây trúc, thuận theo lý thì gốc ở dưới mà ngọn ở trên; nhưng khi dùng làm gậy, thì gốc ở trên mà ngọn chúc xuống dưới. Đại Chân Viên Giác Thanh diễn tả: 不見竹梢向上自然枝理至截而為杖手握其本梢反在下理乎非理乎 (Bất kiến, trúc sảo hướng thượng, tự nhiên chi lý. Chí tiệt nhi vi trượng, thủ ác kỳ bản, sảo bản tại hạ. Lý hồ? Phi lý hồ? Đại chân viên giác thanh, Không Thanh): «Há không thấy rằng, ngọn trúc hướng lên trên, là lý tự nhiên. Nhưng khi chặt nó ra làm gậy, cầm trong tay, thì ngọn của nó chúc xuống dưới. Lý chăng? Phi lý chăng? »

Nếu Lý, hay bản thể, chỉ là một và thuận, nhưng vì dụng cho nên có khác và nghịch, thì sơn lâm hay thành thị, an nhàn hay hoạt động v.v.., há không cùng nằm trong một yếu điểm của Nhất Tâm, của một tấm lòng?

3. Tư tưởng nhất quán. Ý chí hành động căn cứ trên tính cách thuận và nghịch của lý thể và tác dụng nên đã hóa giải được những xung đột trong nhân sinh quan. Triết lý hành động và nhân sinh quan như thế là đã có một căn bản vững chải, một cái tư tưởng nhất quán. Cái Nhất quán ấy phải được thực hiện qua sự chứng đạt nhất tâm. Chỉ có nhất tâm mới đủ khả năng bao dung và hóa giải mọi mâu thuẫn xung khắc. Nhưng, như đã nói, tâm trong lãnh vực siêu hình thì nó là một bản thể uyên nguyên, nhưng trên lãnh vực kinh nghiệm thông tục, thì nó là tác dụng của tình cảm. Vì vậy, chúng ta thấy ĐCVGT đã lấy hình ảnh Bồ tát Quan Thế Âm tượng trưng cho toàn diện thể và dụng của âm thanh. Đức Quan Thế Âm là biểu tượng của tình yêu, tức là tính chất của tình cảm. Tình yêu đó là lý tưởng cứu khổ; mà hoạt dụng cứu khổ diễn ra trong toàn diện thể và dụng của âm thanh. Ngài theo tiếng kêu cầu khổ não của nhân sinh mà hiện thân đến. Rút lại, chúng ta vẫn thấy lời khuyến cáo của Phù Vân Quốc sư đối với Trần Thái Tông hàm súc một ý nghĩa nhất quán tuyệt đôí, trên cả hai mặt: tư tưởng và hành động: «Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình.»

2. ĐẶC TÍNH CHUNG.

Trên đây là những đặc tính riêng biệt mà mỗi tư tưởng hệ trong tư tưởng Tam giáo đã cung cấp. Lão Trang cung cấp cho Trúc Lâm một tình cảm lãng mạn. Khổng Mạnh cung cấp cho ý chí hành động. Và cuối cùng, tín ngưỡng Quan Thế Âm tạo nên nền tảng Nhất quán, để rồi, cả nhân sinh quan và triết lý hành động trong tư tưởng Tam giáo của Trúc Lâm được qui về một mối làm nổi bật đặc tính của nó: tín ngưỡng tôn giáo bình dân. Đó là một nền tín ngưỡng lấy tình cảm làm tinh chất. Trong tinh chất tình cảm đó, Lão Trang, hay Khổng, hay Phật đều là những biểu lộ dị biệt của tình yêu. Tình yêu có thể hướng tới thiên nhiên, yêu tạo vật, yêu cây cỏ. Tình yêu cũng có thể hướng tới loài người, hăng hái hoạt động để mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Vả lại, trong tình cảm bình dân, chỉ có thái độ chấp nhận, chứ không có khước từ. Cho nên, đạo tuy có ba mà thể của đạo luôn luôn vẫn là một. Tính chất đồng qui nơi Thiền Trúc Lâm mà được phát triển đến cao độ chính do tình cảm đó.

II. PHÂN TÍCH ĐẠI CHÂN VIÊN GIÁC THANH.

Đến đây chúng ta có thể đi sâu vào những đặc tính của tư tưởng Tam giáo như vừa kể, bằng cách nổ lực trên tác phẩm Đại chân viên giác thanh (vt.ĐCVGT). Tác phẩm này cũng được gọi là Trúc Lâm Tôn chỉ. Có thể coi những yếu chỉ Trúc Lâm được qui kết vào đây cả. Về nội dung và hình thức, chúng ta có thể phân tích toàn bộ tác phẩm dưới bốn điểm chính:

1. Bút pháp của văn học Thiền tông.

2. Phong thái Nam hoa kinh.

3. Biện chứng âm dương.

4. Tư tưởng Kinh Lăng-nghiêm.

Điểm 1 và điểm 2 là phần hình thức của tác phẩm. Chúng là sự phối hợp khéo léo giữa lối trực chỉ của Thiền tông, và nét kỳ ảo của Trang Tử.

Điểm 3 và điểm 4 là nội dung của tác phẩm. Nơi đây chúng ta cũng thấy sự kết hợp khéo léo giữa tư tưởng Phật học và lối biện chứng âm dương của Nho, mà điển hình nhất phải nói là Thiệu Khang Tiết.

1. BÚT PHÁP VĂN HỌC THIỀN TÔNG

Nói một cách vắn tắt, tất cả tinh túy của Thiền nằm ở chỗ:

不立文字        Bất lập văn tự
教外別傳        Giáo ngoại biệt truyền
直指人心        Trực chỉ nhân tâm
見性成佛        Kiến tánh thành Phật.

Nói gọn hơn, bút pháp của Thiền tông là một lối chỉ thẳng. Thế nào là chỉ thẳng? Nó không phải là một đường lối tả thực hay tả chân. Dù vẫn căn cứ trên bản chất tác dụng của ngôn ngữ. Bởi vì, trong hoạt động thường nhật của kinh nghiệm thông tục, ngôn ngữ chỉ như một phương tiện truyền đạt, nó không vượt ra ngoài công ước xã hội và truyền thống. Nhưng cái đạo lý mà Thiền muốn nói không hề có trong những công ước đó. Vậy, phải dùng đến một thứ ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, chân lý của Thiền lại là cái rất cụ thể, thực tiển. Chính vì nó rất cụ thể và thực tiễn, nên người ta khó nhận ra. Chỉ có thể nhận ra khi nào trong cái nhìn của mình không còn bị dính dấu vết những công ước của xã hội và truyền thống. Bấy giờ muốn chỉ thẳng vào cái chân lý trần truồng đó, thì ngôn ngữ cũng phải trần truồng. Một khi ngôn ngữ mà bị lột truồng, thì nó không còn là ngôn ngữ bình thường. Người ta sẽ thấy nơi đó những tính chất ngược ngạo.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site