lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm Tư Tưởng Triết Lý

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

ĐINH QUANG MỸ

4. Đời thứ 18, Ngộ Ấn (1090), thường trì kinh Viên Giác và Pháp Hoa; hình như có lập một thuyết lý mệnh danh là Tam ban, theo đó, "Lý tuyệt đối khi ở nơi thân gọi là Phật, ở nơi miệng gọi là Pháp, ở nơi tâm gọi là Thiền. Như ba con sông cùng chảy về một biển." Có để lại bài kệ thị tịch:

妙性虛無不可攀        Diệu tính hư vô bất khả phan,
虛無心悟得何難        Hư vô tâm ngộ đắc hà nan,
玉焚山上色常潤        Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
蓮發爐中濕未乾        Liên phát lô trung thấp vị can.

Ngô Tất Tố dịch:

Hư vô tính ấy khó vin noi,
Riêng bụng hư vô hiểu được thôi.
Trên núi ngọc thiêu, mầu vẫn nhuận,
Trong lò sen nở, sắc thường tươi.

5. Đời thứ 24, Minh Trí (1090), thông rõ yếu chỉ các kinh Viên giác, Nhân vương, Pháp Hoa, Truyền đăng.

6. Đời thứ 25, Tín Học (1190), đã từng đốt ngón tay cúng Phật, thường trì kinh Viên giác và tu phép Tam quán của kinh này.

Bản liệt kê trên đây cho thấy:

(1) Về mặt giáo học, phái Tì-ni-đa-lưu-chi chịu ảnh hưởng sâu đậm hệ thống tư tưởng Bát nhã, nên kinh thì ta thấy có kinh Kim cang, mà luận thì có Bách luận. Trong khi đó, nơi dòng Vô Ngôn Thông, các kinh trọng yếu lại là Pháp hoaViên giác. Kinh Pháp hoa nói về đạo lý nhất thừa, theo đó, mọi ngã đường cuối cùng đều dẫn đến chỗ thành Phật cứu cánh. Kinh Viên giác dạy cách đối trị huyễn tướng bằng chính huyển tướng. Cả hai có ảnh hưởng lớn đến mặt hành trì như sẽ thấy.

(2) Về mặt hành trì, phải kể rằng dòng Tì-ni-đa-lưu-chi có nhiều người tu về lối trì chú, một pháp môn giản ước của Mật tông. Trong đó, chú Đại bi chiếm địa vị trọng yếu. Dòng Vô Ngôn Thông lại có nhiều ngươì tu theo pháp Tam quán của kinh Viên Giác. Phép tu này được Khuê Phong Tông Mật (779-844), đích truyền của Hoa nghiêm tông, mà cũng là đích truyền của dòng Thiền Hà Trạch Thần Hội (668-770). Phép Tam quán này gồm có: Xa-ma-tha (Skt. śamatha), được dịch là chỉ, có mục đích ngăn chận vọng động tâm như huyễn, để tâm bình lặng như mặt gương; kế đó là Tì-bát-xa-na (Skt. vipśyanā), dịch là  quán. Chứng pháp như huyễn, rồi lấy huyễn trị huyễn, như người gieo giống, vun xới đất để gieo mạ. Khi lúa trổ, thì mạ và đất mất giá trị, vì là huyễn. Sau hết, Thiền-na (Skt. dhyāna), tức định, như âm thanh và nhạc cụ, một đằng phát động để thành dụng nhưng một đằng vẫn tĩnh để làm căn cơ cho động dụng .

III. TÍN NGƯỠNG BÌNH DÂN.

Đúng như danh hiệu của nó, TUTA là một tác phẩm chứa đựng những tinh hoa của các dòng Thiền Việt Nam. Cho nên, cái học cũng như cái hành của các Thiền sư trong đó có vẻ cách biệt quá xa đối với mức độ hiểu biết thông thường của quần chúng bình dân. Họ học và giảng kinh Pháp hoa hay Viên giác, không phải những cái mà người thường có thể lấy làm sở đắc. Ngay cả hành vi tự thiêu của các sư Bảo Tính và Tâm Minh, hay đốt một ngón tay của sư Tín Học, không phải là những điều dễ lãnh hội. Trên quan điểm xã hội, hay nói rõ hơn, trong tình cảm thông thường, những hành vi như thế có thể đáng được ca ngợi như là phi thường, nhưng cũng có thể bị kết án như là thái độ cuồng tín.

Chúng tôi sẽ để dành một chương nói nhiều về tín ngưỡng tôn giáo bình dân, nhất là trong các sinh hoạt của Thiền Trúc Lâm. Ở đây, chỉ xin lược thuật một vài nét, rút ra từ TUTA, coi là bối cảnh tư tưởng của Trúc Lâm.

Nếu chúng ta cứ nhắm thẳng TUTA mà khai thác, có lẽ công việc không dễ gì mà thành công. Vậy, trước hết, nên muợn một vài chứng tích được coi là những thần thoại thịnh hành trong nhân gian. Tài liệu quí giá cho chúng ta là Việt điện u linh tậpLĩnh nam trích quái. Hai tác phẩm này cũng sẽ được nhắc lại nhiều lần trong các đoạn sau khi đề cập đến vấn đề liên hệ.

Điển hình nhất là phải kể vụ Từ Đạo Hạnh. Trong Tập anh, Từ Đạo Hạnh thuộc thế hệ thứ 12 của dòng Tì-ni-đa-lưu-chi. Những sự việc thần kỳ quái dị của sư được TUTA chép khá kỹ. Những chuyện này chắc chắn cũng được truyền tụng khá thịnh hành trong nhân gian, nên cả Việt điện u linh tậpLĩnh nam trích quái đều có chép; nhất là cả đến chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư cũng phải nhắc nhở.

Trước tiên, Đạo Hạnh vì thù cha, nên học pháp thuật, tụng chú Đại bi hết 18 vạn 8 ngàn lần. Pháp thuật thành tựu, trả được thù cha, rồi dốc tâm học đạo và đắc quả Thiền. Về sau, lại dùng pháp thuật, thác thân làm con Sùng hầu. Được Lý Nhân Tôn nhận làm con, phong làm Thái tử, sau lại lên nối ngôi, làm vua Lý Thần Tông. Bị bịnh không ai chữa được. Tăng Minh Không lại đem pháp thuật đến chữa.

Cạnh những hoạt động thần kỳ quái dị của Đạo Hạnh, chúng ta còn thấy có những sở đắc của ngài về đạo lý Thiền rất uyên thâm:

作有塵沙有                Tác hữu trần sa hữu
為空一切空                Vi không nhất thiết không
有空如水月                Hữu không như thủy nguyệt
勿著有空空                Vật trước hữu không không.

Phan Kế Bính dịch:

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Thử xem bóng nguyệt dòng sông
Ai hay không có có không là gì.

Trường hợp khác, Thiền sư Không Lộ, khá nổi danh với bài thơ:

擇得龍蛇地可居        Trạch đắc long xà địa khả cư
野情終日落無餘        Dã tình chung nhật lạc vô dư
有時直上孤峰頂        Hữu thời trực thượng cô phong đính
長嘯一聲寒太虛        Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Ngô Tất Tố dịch:

Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,
Cả buổi tình quê những mãng vui.
Có lúc thẳng lên đồi núi thẳm,
Một hai sáo miệng, lạnh bầu trời.

Có lúc sư đã như Thiền sư  Dược Sơn15 bên Trung Hoa, leo lên đầu núi, kêu dài một tiếng lạnh hư không. Ngoài ra truyền tụng còn cho rằng Sư có tài bay trên không, đi dưới nước, phục được rồng, hàng được cọp, thiên biến vạn hóa.

Cũng đồng với Không Lộ, có sư Giác Hải. Trước khi sắp chết để lại một bài thơ:

春來花蝶善知時        Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
花蝶應修共應期        Hoa điệp ưng tu cọng ứng kỳ
花蝶本來皆是幻        Hoa điệp bản lai giai thị huyễn
莫將花蝶向心持        Mạc tương hoa điệp hướng tâm trì.

Ngô Tất Tố dịch:

Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm liệng, hoa cười vẫn đúng kỳ,
Nên biết bướm hoa đều huyễn ảo,
Thấy hoa, mặc bướm, để lòng chi?

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site