lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

TQ: Mỹ Vào Trấn Biển Đông Vì Người Việt Tỵ Nạn Áp Lực

1, 2, 3

TQ: Mỹ Vào Trấn Biển Đông Vì Người Việt Tỵ Nạn Áp Lực; Vận Động Chính Trị Của Người Việt Ơ Mỹ Và Ảnh Hưởng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông (Tạp chí "Quan hệ quốc tế hiện đại", Trung Quốc, số 6/2011)

(Vì lý do kỹ thuật, các chữ nghiêng trên VB không giữ được. Nhan đề bài do VB đặt thêm)

LỜI DẪN.- Mới đây, tập-san Các vấn đề quốc tế ở Hà-nội, số ra tháng 10/2011, có cho dịch và đăng lại một bài nghiên cứu khá cặn kẽ của Trung-Cộng đăng trên tạp-chí Quan hệ quốc tế hiện đại của Trung-quốc, số ra tháng 6/2011, viết về cộng-đồng người Việt trên đất Mỹ và ảnh-hưởng của họ đối với chính-sách của Mỹ về tranh chấp Biển Đông. Mặc dầu ngôn ngữ bài viết có thể phản-cảm đối với chúng ta (tỷ như cho người Việt ở Mỹ là "chống lại tổ quốc," thậm chí lại còn mô-tả là "phản quốc"- nhưng có lẽ chỉ với dụng-ý là người Việt hải-ngoại chống lại chế-độ ở quê nhà, hoặc gọi Việt Nam là "mẫu quốc" của chúng ta, lẽ ra chỉ nên gọi là "quê hương đất tổ" mà thôi) nhưng nói chung, bài viết có thể xem được là khá khách-quan dựa trên những con số và những dữ-kiện có thật, thuộc loại "nói có sách, mách có chứng." Dù ta đồng-ý hay không với những nhận-định và kết-luận của bài viết, đây cũng là một bài viết có cơ-sở và lạ thay, đánh giá khá tích-cực vai trò của người Mỹ gốc Việt trong cuộc vận-động về Biển Đông bên cạnh chính-quyền Mỹ. Những đoạn in chữ nghiêng là do chúng tôi nhấn mạnh để lưu ý độc-giả. (Người Biên Tập)
---
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng từ [các] nhóm lợi ích trong các quyết sách ngoại giao của Mỹ ngày càng gia tăng, dẫn đến sự vận động chính trị của các nhóm dân tộc ít người cũng tích cực hơn. Một trong những hậu quả là nhóm dân tộc ít người vận động chính trị không chỉ gây ảnh hưởng đối với lợi ích quốc gia trong thực tế hoặc trong tư tưởng của mẫu quốc (quê hương), mà còn gây ảnh hưởng đến lợi ích của nước thứ ba, đến quan hệ giữa Mỹ, mẫu quốc (quê hương họ) với nước thứba. Nói cách khác, nhóm vận động chính trị của dân tộc ít người không những đang ngày càng vượt khỏi mối quan hệ song phương giữa Mỹ và mẫu quốc mà còn gây ảnh hưởng quốc tế với phạm vi rộng lớn hơn. Sự vận động chính trị [của] người Mỹ gốc Việt là một điển hình.
Những người này chủ yếu là "dân tị nạn", "thuyền nhân" và "dân di cư" sau năm 1975. Nhóm người này mặc dù vẫn có tư tưởng chống Việt Nam, nhưng không kiên quyết và triệt để như người Mỹ gốc Cuba. Họ không phản đối bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ, không có ý đồ kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy tâm lý phức tạp này đã hạn chế hiệu quả tâm lý vận động chính trị của họ, nhưng họ lại có hành động nhất trí tích cực trong vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), làm cho ảnh hưởng của họ nâng cao rõ rệt: Người gốc Việt ở Mỹ có ý đồ tác động lên chính sách Nam Hải của Mỹ và Việt Nam. Từ cuối thập niên 50 thế kỷ trước, họ đã từng tác động ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ và Việt Nam về vấn đề Nam Hải. Những năm gần đây, việc làm của họ đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyết sách can dự toàn diện vào Nam Hải của Mỹ. Đồng thời, họ đã trở thành tấm gương trong số dân di cư gốc Đông Nam Á khác tại Mỹ lên tiếng về quyền lợi Nam Hải.

1. Đặc trưng dân số ảnh hưởng đến nhóm vận động chính trị người Việt
Giống như các nhóm dân tộc ít người vận động chính trị khác, trước hết là đặc điểm thành phần cơ cấu của nhóm vận động chính trị gốc Việt ở Mỹ mang tính quyết định. Lịch sử của họ trên đất Mỹ không dài: Mặc dù trước năm 1975, một số dân di cư người Việt đã đến Mỹ, nhưng số lượng rất ít, chủ yếu là sinh viên và một số phụ nữ Việt lấy chồng Mỹ cùng một số quân nhân Nam Việt Nam được Mỹ đào tạo. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, rất nhiều người Việt đã di cư ồ ạt sang Mỹ. Trong hơn 30 năm qua, số lượng người Việt ở Mỹtăng nhanh, trở thành dân tộc có quy mô lớn về dân số trong số người Mỹ gốc châu Á và có ảnh hưởng quan trọng đến xã hội Mỹ. Theo số liệu năm 2006 của Cục Thống kê dân số Mỹ, nước Mỹ có khoảng 1,5 triệu người Việt. Số lượng người Việt ở Mỹ chỉ đứng sau người gốc Hoa, gốc Ấn Độ và Philippin, đứng thứ tư trong số các dân tộc châu Á ở Mỹ. Về tổng thể, quá trình di cư của người Việt tại Mỹ có thể chia ra thành ba đợt. Đặc điểm của nhóm người Việt ở Mỹ có liên quan đến vấn đề này.

Làn sóng dân di cư người Việt đầu tiên gọi là "dân tị nạn", họ rời khỏi Việt Nam chủyếu xuất phát từ tâm lý "sợ hãi" bị hãm hại và trấn áp về chính trịsau khi đất nước thống nhất. Nhóm người này đều đến Mỹ sau tháng 4/1975 khi Sài Gòn được giải phóng và Việt Nam thống nhất đất nước. Họ đều có địa vịkinh tế xã hội khá cao. Chỉ trong vòng 8 tháng (từ tháng 4-12/1975), số dân tị nạn người Việt sang Mỹ lên tới hơn 129.000, rải khắp 5 bang của Mỹ. Trong nhóm người này, nhiều người là quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam. Nhiều người trong số họ có quan hệ hợp tác gắn bó với người Mỹ như thư ký, phiên dịch, chuyên gia tình báo, nhân viên truyền thông... Theo một cuộc điều tra, 47,8% có trình độ tốt nghiệp cấp 3, 22,9% học qua đại học, 7,2% là bác sĩ, 24% làm công tác chuyên môn kỹ thuật và quản lý, chỉ có 4,9% là nông dân và ngư dân. Nếu xét ở thời kỳ ấy, hơn 60% dân Việt Nam là nông dân thì có thể thấy số dân di cư đợt này chủ yếu là tầng lớp tinh hoa.
Làn sóng di cư thứ hai được gọi là "thuyền nhân", trong đó phần lớn là "Kiều dân" (Hoa kiều). Họ di cư cũng vì nguyên nhân chính trị. Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện bá quyền khu vực từ năm 1978, nhiều người bị đối xử bất công đã tìm cách rời khỏi Việt Nam. Họ đi bằng thuyền hoặc đi bộ nên được gọi là "thuyền nhân". Họ đi qua Campuchia rồi sang Thái Lan, sau đó đến các trại tỵ nạn ở Malaixia, Inđônêxia, Hồng Công, Thái Lan hoặc Philippin. Cuối cùng, họ được Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia và một số ít nước Tây Âu coi là "dân tị nạn" và có tư cách hợp pháp. Trong khoảng thời gian từ năm 1976-1988, "thuyền nhân" Việt Nam sang Mỹ lên tới gần 500.000 người. Điều cần phải chỉ rõ là nhiều "thuyền nhân" thực tế là Hoa kiều nhập quốc tịch Việt Nam. Trong thời kỳ này, do quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới Trung - Việt năm 1979, chính phủ Việt Nam bắt đầu xua đuổi hàng loạt Hoa kiều quốc tịch Việt Nam. Chính sách này [được] liên tục thực hiện trong vài năm, hàng trăm nghìn người Hoa đã bị đuổi khỏi Việt Nam. Mặc dù nhiều người Hoa quay về Trung Quốc, nhưng có một bộ phận khá đông phiêu bạt khắp thế giới, trong đó nước Mỹ là nơi họ đến đông nhất. Trong thời kỳ này, 300 nghìn người Hoa đã đến Mỹ. Theo số liệu của Cục Thống kê dân số Mỹ, tính đến năm 2000, số người này là 390.000 người.

Làn sóng dân di cư thứ ba là họ hàng thân thuộc của những người di cư trong hai đợt trên hoặc con lai của quân nhân Mỹ tại Việt Nam. Họ đến Mỹ từ cuối những năm 80 đến thập niên 90 của thế kỷ XX. Sau khi nhóm ngưòi Việt trong hai đợt đến Mỹ và có được tư cách hợp pháp, họ đã đặt vấn đề làm thế nào để đưa thân nhân của họ sang Mỹ thành chương trình nghị sự của Chính phủ Mỹ. Để tránh những hiểm nguy to lớn trên đường mà những người di cư trong hai đợt trên gặp phải, Mỹ và các nước khác đã xây dựng chương trình cho phép họ rời Việt Nam đến trực tiếp Mỹ và các nước khác. Ở Mỹ, đây là "Chương trình ra đi có trật tự" [tức ODP, tắt cho Orderly Departure Program.- Ghi chú của NBT]. Tính đến năm 1998, chương trình này đã tiếp nhận 362.000 dân di cư Việt Nam. Cũng vào thời gian đó, Mỹ đã thực hiện hai chương trình được coi là khoản bồi thường cho "đồng minh Nam Việt Nam" thời chiến tranh, đó là "chương trình nhân đạo" ["Humanitarian Program" hay còn gọi là H.O, tắt cho "Humanitarian Operation Program".- NBT ghi chú] và "Chương trình người châu Á ở Mỹ" ["Amerasian Program".- NBT ghi chú] còn được gọi là "Luật người Mỹ hồi hương" ["Amerasian Homecoming Act".- NBT ghi chú]. Quốc hội Mỹ đã thông qua luật này vào năm 1988 và năm 1989 bắt đầu thực thi, trọng điểm được quan tâm của luật này là giúp con cái binh lính Mỹ và thân nhân của họ ở Việt Nam trở về Mỹ. Tính đến năm 2000, chương trình này đã tiếp đón 84.000 người. So với số người di cư trong hai đợt đầu, thành phần lần này phức tạp hơn. Họ thường có hiểu biết nhiều về xã hội và có kinh nghiệm đấu tranh, thường xuyên tổ chức ra các nhóm cánh hữu và tụ tập người Việt Nam di cư sang Mỹ và sống rải rác khắp thế giới tham gia vào "sự nghiệp chống cộng".

Do cao trào ba đợt di cư kể trên, người gốc Việt ở Mỹ có một số đặc điểm về cơ cấu, đồng thời thực tiễn vận động chính trị của họ đã có ảnh hưởng quan trọng. Trước hết, động cơ của dân di cư chủ yếu xuất phát từ tính toán chính trị, do đó họ có lập trường chính trị khá bảo thủ, đa số ủng hộ Đảng Cộng hoà Mỹ có lập trường chống cộng. Chẳng hạn, theo điều tra lần đầu tiên vào năm 2000, 600 người Việt được hỏi ở Quận Cam coi nhiệm vụ "chống cộng" là công việc "quan trọng hàng đầu" hoặc "vô cùng quan trọng".

Thứ hai, giống như các dân tộc ít người khác ở Mỹ, người Việt cư trú khá tập trung, đã nâng cao được tầm quan trọng của họ về chính trị. Mặc dù ngay từ đầu, chính phủ Mỹ đã thực hiện chính sách phân tán người Việt, nhưng chính sách này nhanh chóng bị phá sản do họ chủ động ở tập trung với nhau. Ngay từ năm 1982, người Việt ngày càng tập trung nhiều ở Quận Cam bang California, đặc biệt là khu vực Garden Grove--được mệnh danh là "tiểu Sài Gòn". Đây được coi là "thủ đô của người Việt lưu vong". Hiện nay, người Việt chủ yếu sống tập trung ở một số nơi như khu vực Galena, Texas, Niu Yoóc...

Cuối cùng, địa vị kinh tế xã hội của người Việt không cao. Điều này không có lợi cho việc tăng cường hoạt vận động chính trị. Mặc dù địa vị kinh tế xã hội của nhóm người di cư đợt đầu khá cao nhưng địa vị kinh tế xã hội của hai nhóm người di cư đợt sau lại kém xa. Những người Việt Nam mới đến Mỹ do những nguyên nhân như cơ sở kinh tế kém, trình độ ngôn ngữ hạn chế nên phần lớn phải chọn công việc thu nhập không cao. Sau năm 1990, địa vị kinh tế của người gốc Việt nâng lên nhanh chóng. Chẳng hạn như bang Massachusetts, đến năm 2007, bình quân thu nhập của một gia đình gốc Việt là 57.000 USD/năm, bình quân thu nhập đầu người là 23.000 USD/năm, nhưng vẫn thấp hơn bình quân thu nhập của một gia đình người gốc châu Á ở Mỹ là 69.000 USD/năm và 30.000 USD/năm một đầu người.

2. Thực tiễn vận động chính trị của người Việt ở Mỹ

Đặc điểm lập trường chính trị của người Việt khá bảo thủ và dân cư sống tập trung với nhau nên họ có ảnh hưởng chính trị nhất định. Tuy nhiên, địa vị kinh tế của họ lại không được cao đã hạn chế họ phát huy ảnh hưởng chính trị ở mức độ nhất định. Đúng như một học giả đã nói: "Từ sự tương phản rõ ràng trong quan hệ Mỹ - Cuba và quan hệ Mỹ - Việt, có thể phát hiện sự khác biệt giữa người Mỹ gốc Cuba với người Mỹ gốc Việt. Đó là sự tồn tại của "quy tắc đồng tiền"; "ai có tiền và cho tiền thì kẻ đó có thểnắm giữ các quy tắc". Do đó, Mỹ có thể tiếp tục cứng rắn với Cuba, nhưng lại cởi mở với Việt Nam. Vì vậy có thể thấy, việc vận động chính trị của người gốc Việt thể hiện trạng thái tâm lý "hai mặt", giữa vận động tích cực và phản quốc một cách điển hình.

Do lịch sử di cư sang Mỹ như vậy nên việc vận động chính trị của người gốc Việt chủ yếu bắt đầu từ sau năm 1975. Đương nhiên, trong hoảng thời gian từ năm 1955-1975, chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt là chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng một lực lượng vận động chính trị lớn,[1]tạo cơ sở để vận động chính trị về sau. Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy, vận động chính trị phần nhiều là để thúc đẩy mạnh mẽ sự nhiệt tình chống cộng vốn có của người Mỹ. Vì vậy, vận động chính trị của người Việt chỉcó thể chính thức được mở rộng khi có đông đảo người Việt Nam di cư sang Mỹ sau năm 1975. Các cuộc vậnđộng chính trị của người Việt tại Mỹ có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ (năm 1995).

Trước năm 1995, do ký ức Chiến tranh Lạnh còn nặng nề và quan hệ Việt - Mỹ đối địch, vận động chính trị của người Việt ở Mỹ mang đặc điểm chống lại Tổ quốc một cách mạnh mẽ. Đa số dân di cư Việt Nam trong thời kỳ này mang tâm lý "chống cộng" quyết liệt, do đo dễ dàng tạo ra sự đồng thuận chính trị mang tính bảo thủ. Tổ chức người gốc Việt ở Mỹ có nhiều nhóm vận động chính trị, nổi tiếng nhất là "Đại hội toàn quốc người Mỹ gốc Việt"[2][đích-thực là "Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ," tắt là "Nghị-hội".- Ghi chú của NBT], "Hiệp hội giáo dục và phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam ở Mỹ" [Trong tiếng Anh là "National Association for the Education and Advancement of Khmer, Lao and Vietnamese Americans," tắt là NAFEA.- Ghi chú của NBT], "Thuyền nhân SOS" [tức "Boat People S.O.S., Inc".- Ghi chú của NBT], "Hiệp hội gia đình tội phạm chính trị" [đích-thực là "Hội Gia-đình Tù-nhân Chính-trị VN," trong tiếng Anh là "Families of Vietnamese Political Prisoners Association," viết tắt là FVPPA.- Ghi chú của NBT], "Uỷ ban hành động chính trị của người Mỹ gốc Việt" [tức "Vietnamese Political Action Committee," tắt là VPAC.- Ghi chú của NBT]... Trong giai đoạn này, thành công của nhóm vận động chính trị thể hiện trên ba phương diện: Trước hết, họ ủng hộ xây dựng Đài Châu Á Tự do. Bắt đầu từ năm 1985, người Việt đã ra sức thúc đẩy xây dựng Đài Châu Á Tự do, các biện pháp vậnđộng chính trị chủ yếu là viết thư thỉnh nguyện và gặp mặt các đại biểu quốc hội. Trong quá trình biểu quyết một quyết nghị có liên quan đến bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt năm 1994, người gốc Việt là dân tộc ít người duy nhất trong số các dân tộc ở Châu Á ở Mỹ ủng hộ quyết định này. Thứ hai, họ giành thắng lợi trong việc kiện Bộ Ngoại giao Mỹ. Tháng 3/1994, 250 người Việt đã gửi đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ, ép Bộ này đánh giá lại chính sách đối với dân di cư là thuyền nhân Việt Nam bị lưu giữ kéo dài ở Hồng Công, không cho đẩy trở lại hoặc buộc họ viết lại đơn xin nhập cư. Cuối cùng, thông qua vận động chính trị đối với các nghị sĩ quốc hội, đặc biệt là bà Leslie Byrne, nghị sĩ bang Virginia, người gốc Việt đã thành công trong việc thông qua nghị quyết ở quốc hội. Từ đó, ngày 11/5/1994 trở thành "ngày nhân quyền Việt Nam".

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site