lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Chuyện Lớn Đàn Bà (Đàn Bà Đại Sự)

Nguồn: internet

1, 2, 3, 4, 5

...

Ai Hơn Ai?

Người Việt Nam coi việc vun xới hạnh phúc gia đình là một ‘thiên chức’ nên trong gia đình không có việc ba hơn má hay má hơn ba. Sở dĩ không có chuyện hơn thua vì trong cái chức trách đối với gia đình, mỗi người một việc, một trách nhiệm, thiếu đi một người thì như ‘đũa một chiếc, vớt chẳng tới nơi’ Tục ngữ nói vậy.

Nhiều nhà nghiên cứu xã hội, căn cứ vào sách vở mà đọc, hết tờ nầy qua sách kia, rồi kết luận một cách chắc chắn như đinh đóng cột rằng, xã hội Việt Nam trọng nam khinh nữ. Trên thực tế, xã hội Việt Nam xưa được biểu hiện qua ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, v.v... tương đối rõ ràng và sâu sắc. Muốn tìm hiểu xã hội Việt Nam ngày trước, nên tìm tòi trong Văn Chương Bình Dân. Trong sinh hoạt hằng ngày trong gia đình thì nam nữ bình quyền. Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, công việc đồng áng có tính cách gia đình, việc nhà nông  nặng nhẹ khác nhau nên công việc chia ra cho nam nữ đảm trách, tùy vào sức lực mà có khác nhau. ‘Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa’. Cày là công việc nặng nhọc nhứt, người đàn ông đảm trách, cấy là việc làm nhẹ hơn, được giao cho người vợ. Trong việc làm ruộng, con trâu cũng không thiếu được, huống chi người vợ. Tục ngữ lại nói: ‘Chồng cái dũi, vợ cái oi’.

Không có người vợ biết giữ tiền thì người chồng có làm ra bao nhiêu tiền cũng không còn. Ðó là chưa nói việc trong gia đình, nhiều khi ‘lệnh ông thua cồng bà’.

Người đàn bà cáng đáng việc nhà nên phải giữ tiền, là nhiệm vụ quản lý tài chánh. Vợ hoặc chồng không ai tự quyền quyết định, nhứt là khi phải giải quyết một việc quan trọng. Xin mẹ điều gì, dễ nói với mẹ, nhưng mẹ cũng phải hỏi ba. Ðó là sự tương kính và thuận thảo vợ chồng vì ‘Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.’

Xem cuốn phim ‘Giant’, người ta cũng thấy cảnh ‘dễ thương’ của xã hội Mỹ như xã hội ta ngày xưa vậy.

Anh con trai muốn theo học ngành y, trong khi bố anh ta muốn anh học ngành nông để nối nghiệp ông cha mà cai quản một nông trại có gần hai chục ngàn con bò. Thấy khó nói với bố chuyện đó, anh con trai về nhà lén ra dấu với mẹ bước ra phòng ngoài để xin mẹ chuyện đó. Dĩ nhiên, xin với mẹ dễ hơn mặc dù người mẹ không đồng ý với con. Quản lý một nông trại hai trăm ngàn mẫu đất đang sinh lợi sẽ giàu hơn làm một bác sĩ. Nhưng thương con, bà ta cũng phải nói với chồng, bởi vì bà ta biết, xã hội Mỹ là xã hội đang đi tới, không có việc ‘Cha truyền con nối.’ Ai cho rằng ‘công thức’ ấy không làm chậm sự phát triển của xã hội.

Thực ra, người đàn bà Việt Nam chỉ ‘quanh quẩn’ trong nhà nên không tham gia việc làng việc nước, ngoại trừ những trường hợp bắt buộc, như hai chị em bà Trưng, hay vì có chí khí của một bậc trượng phu như bà Triệu, hay vì thù nhà nợ nước như cô Bắc, cô Giang, cho nên nhìn vào xã hội đó, người ta dễ hiểu lầm xã hội ta trọng nam khinh nữ. Trọng nam khinh nữ là hiện tượng đặt căn bản trên sự thờ cúng tổ tiên chứ không phải vì tranh chấp quyền lợi như Cộng Sản tuyên truyền. Có dịp tác giả sẽ trở lại bàn với quí vị vấn đề nầy về sau.

Thực ra, người đàn bà không tham gia việc làng nước là vì quan điểm xã hội xưa cho rằng cái chức trách của họ không phải ở chỗ ấy, chớ không phải vì họ bị kỳ thị, khinh miệt mà không cho làm. ‘Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh’. Ðánh giặc còn được nói chi tới việc khác. Tuy nhiên , người đàn bà coi trọng việc nội trợ hơn, lơ cơm nước cho chồng con, lo nuôi heo nuôi gà, v.v... nên họ không thể ra ngoài làng xã để lo việc chung. Nhìn chung, đó cũng là một sự phân công vậy. Vài khi công việc chung được mấy ông đem bàn trong nhà thì nếu cần, các bà cũng có thể đóng góp ý kiến và làm cho bọn đàn ông sáng thêm ra.

Người ta thuật chuyện sau ngày 16 tháng 6/1963, khi ‘Ủy ban Liên bộ’ và ‘Ủy ban Liên phái Phật giáo’ đã đạt được một thông cáo chung, chủ tịch hai ủy ban ký kết xong thì trình lên Tổng Thống. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm xem xét xong, phân vân không biết ký tên vào đâu. Nếu Tổng Thống ký phía dưới ‘Ủy ban Liên bộ’ giống như Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết ký bên dưới ‘Ủy ban Liên phái’ thì hóa ra Tổng Thống ngang hàng với vị Hội chủ Giáo Hội Phật giáo hay sao! Tổng Thống là người đại diện cho một đất nước, một quốc gia, là ‘phương diện quốc gia.’ Hội Chủ là người đứng đầu một tôn giáo. ‘Tổ quốc trên hết’ là lý do việc phân vân của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ông ta đang ngồi bàn với ông Nhu thì bà Nhu đi vào. Ông Nhu nói lại sự việc với vợ. Bà Nhu cầm bản thông cáo chung xem, rồi nói: ‘Thì Tổng Thống ký vào đây, bên lề, như thầy giáo phê bài học trò vậy.’ Trực giác của người đàn bà thường nhạy bén hơn người đàn ông. Phải chi, bà Nhu biết cái thiên chức của mình mà dừng lại ở đó thì hữu ích cho gia đình họ Ngô biết bao nhiêu!

Ðừng nghĩ rằng xã hội Tây phương tiến bộ, không có việc kỳ thị nam nữ. Cũng trong phim Giant, khi cô gái miền Maryland theo chồng về Texas, một trận đụng độ giữa cô ta với chồng và bạn của chồng xảy ra khá dữ dội. Người Miền Nam nước Mỹ hồi đầu thế kỷ 20 cũng lạc hậu như xã hội châu Á vậy. Người đàn ông không muốn đàn bà tham gia bàn luận những việc chính trị, xã hội, v.v... Họ coi đó như là việc riêng của họ.

Nhìn chung, từ khi chế độ mẫu hệ bước thụt lùi để nhường chỗ cho chế độ phụ hệ thì xã hội còn lạc hậu chừng nào, vai trò của người đàn bà yếu đi chừng đó, không cần phân biệt ở Tây hay Ðông phương. Nhờ sự phát triển  xã hội và nhờ văn có hóa cao, nhờ tinh thần độc lập, xã hội Việt Nam không rập khuôn theo xã hội phong kiến Trung Hoa hay Nhật Bản, qua đó, người đàn bà, người vợ yếu thế trước người đàn ông.

                                    Ðang khi lửa đỏ trên nồi
                              Con khóc đòi bú chồng đòi tòm tem.

                                    Bây giờ cơm đã chín rồi
                            Con khóc đã nín, tòm tem tì tòm.

Qua câu ca dao trên, người ta thấy trong việc ăn ngủ vợ chồng, người đàn bà giành thế chủ động, không thể bị người đàn ông bắt buộc được. Vậy thì ai bảo rằng người đàn bà là một phương tiện của người đàn ông, cái mà người đàn ông dùng để giải quyết đời sống sinh lý của họ.

Không thể nói nhờ cách mạng vô sản mà người đàn bà Việt Nam được giải phóng. Không thể tuyên truyền và lập công như thế được. Vấn đề là lúc nào họ chịu đứng ra đảm nhận việc nước, việc chung; hoàn cảnh nào thúc đẩy họ bỏ việc tề gia nội trợ. Người đàn ông không thể trói buộc họ quanh quẩn trong nhà. Họ không bước ra khỏi nhà là vì họ không muốn rời bỏ cái thiên chức làm vợ, làm mẹ mà thôi. Trong nhiều gia đình trước cũng như sau 1975, vì người mẹ bước ra khỏi nhà, tham gia phong trào tranh đấu nầy, phong trào đòi quyền kia, thì ở trong nhà con cái họ sinh ra hư hỏng (*). Cũng nên đặt dấu hỏi ở đây. Sở dĩ những đứa bé kia sinh ra hư hỏng vì chúng thiếu sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ hay chăng?!

(*) Theo báo chí Saigon trước 1975, có một người con trai của Bà Ngô Bá Thành bị bắt nhiều lần vì tội xử dụng ma túy. Anh nầy cũng là người lêu lỗng trong việc học hành, khiến có người trách vì mẹ ham ‘tranh đấu’ mà thiếu cái ‘thiên chức’ của mình.

Thế Đức

1, 2, 3, 4, 5

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site