lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Trang Điệp-mỹ-Linh 

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

quan su viet nam, hải quân việt nam cộng hòa quansuvietnam, hải quân việt nam cộng hòa

Biên khảo ChươngV: Vùng Duyên Hải_Hành Quân Lưu-Động Biển do nhà văn Điệp-mỹ-Linh thực hiện và phổ biến nhân dịp Quốc-Khánh Việt-Nam Cộng-Hòa 26-10-2013. 

Trúc-Lâm Yên-Tử chú thích. 

***

Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa :

http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/dml_lsqsvn-hq5.html

Chương I: Bối cảnh khai sinh Quân Đội Việt-Nam Và Những cảm nghĩ về các tổ-chức Quân-Đội Việt-Nam  giữa Thế kỷ 20

Chương II: Sơ Lược Tổ Chức Của Hải-Quân Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân

Chương III: Vùng Sông Ngòi_Hành-Quân Lưu-Động

Chương IV: Những Chiến Dịch Trong Vùng Sông Ngòi_Hải Quân Phối Hợp Với Quân Bạn

Chương V: Vùng Duyên Hải_Hành-Quân Lưu-Động Biển*

Chương VI: Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974

Chương VII: Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ (1)

Chương VIII: Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Thủy

***

Chương V: Vùng Duyên Hải_Hành-Quân Lưu-Động Biển*

Tổ Chức

Hành-Quân Lưu-Động-Biển trực thuộc Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân. Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-Động-Biển chịu trách nhiệm tất cả hành quân trên biển.

Đầu thập niên 60, những đại đơn vị Hải-Quân vừa thành lập tại các vùng duyên hải miền Nam Việt-Nam được mang tên là Duyên Khu; vị chỉ huy của mỗi Duyên Khu được gọi là Chỉ Huy Trưởng. Đến giai đoạn Hải-Quân phát triễn, danh từ Duyên Khu được cải danh là Vùng Duyên Hải; vị Chỉ Huy Trưởng được mang danh xưng là Chỉ Huy Trưởng Hải-Quân Vùng Duyên Hải. Đến năm 1970, danh từ Chỉ Huy Trưởng Vùng Duyên Hải được đổi thành Tư Lệnh Hải-Quân Vùng Duyên Hải. (1)

Thành Phần
Mỗi Vùng Duyên Hải có một Lực Lượng Đăc Nhiệm, gồm chiến hạm biệt phái, Lực Lượng cơ hữu (Duyên Đoàn) và Hải Đội Duyên Phòng. Miền duyên hải từ Vùng Phi Quân Sự (vỹ tuyến 17) đến mũi Cà-Mau, gồm đảo Phú-Quốc, được chia thành năm Vùng Duyên Hải. Sau đây là những Lực Lượng Đặc Nhiệm tại 5 vùng Duyên Hải:

  1. Lực Lượng Đặc Nhiệm 11 hoạt động tại Vùng I Duyên Hải
  2. Lực Lượng Đặc Nhiệm 21 hoạt động tại Vùng II Duyên Hải
  3. Lực Lượng Đặc Nhiệm 31 hoạt động tại Vùng III Duyên Hải
  4. Lực Lượng Đặc Nhiệm 41 hoạt động tại Vùng IV Duyên Hải
  5. Lựu Lượng Đặc Nhiệm 51 hoạt động tại Vùng V Duyên Hải

Tư Lệnh Vùng Duyên Hải kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Đặc Nhiệm.

Về hành quân, năm Lực Lượng Đặc Nhiệm của năm Vùng Duyên Hải trực thuộc Lực Lượng Đăc Nhiệm 213.

Nhiệm vụ
Kiểm soát và ngăn chận sự xâm nhập của Bắc quân bằng đường biển. Bảo vệ hải phận và hải đảo của Việt-Nam Cộng Hòa từ dưới vĩ tuyến 17 đến mũi Cà-Mau. Yểm trợ hành quân cho 5 Vùng Duyên Hải.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
(1)Được sự bổ túc và xác định của Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên Hải.

LỰC LƯỢNG DUYÊN PHÒNG *
(Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 213)

lực lượng duyên phòng

Tiến Trình Đưa Đến Sự Thành Lập Lực Lượng Duyên Phòng

Tháng 2 ngày 16 năm 1965, một chiếc tàu trọng lượng 100 tấn của Việt Cộng được ngụy trang đang chuyển vũ khí vào bờ, tại vịnh Vũng-Rô, thuộc hải phận của miền Nam, thì bị một trực thăng của Bộ-Binh Hoa-Kỳ phát hiện.

Sự kiện Vũng-Rô đưa đến sự thành lập OPERATION MARKET TIME để theo dõi, kiểm soát, ngăn chận sự xâm nhập bằng đường biển của Cộng Sản Việt-Nam vào miền Nam.

Tháng 4 ngày 16 năm 1965, Bộ Trưởng Hải-Quân Hoa-Kỳ, Paul Nitze, yêu cầu Tổng Trưởng Tài Chánh Hoa-Kỳ, Henry Fowler, cho Lực Lượng Duyên Phòng Hoa-Kỳ hỗ trợ Hải-Quân chống lại những cuộc xâm nhập ven biển để chuyển quân, vũ khí và quân dụng của Việt Cộng từ miền Bắc.

Tháng 4 ngày 29 năm 1965, Tổng Thống Hoa-Kỳ, Lyndon Johnson, chỉ thị Lực Lượng Duyên Phòng (U.S.C.G. – United States Coast Guard) đến Việt-Nam, đặt dưới sự điều động của Hải-Quân Hoa-Kỳ. Sự hình thành của Coast Guard Squadron One (RONONE) được thông báo.

Tháng 5 ngày 27 năm 1965, Coast Guard Squadron One – RONONE – được điều động.

Tháng 6 ngày 12 năm 1965, Coast Guard Squadron One – RONONE – được đặt dưới sự chỉ huy của Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương.

Tháng 7 ngày 16 năm 1965, Phân Đội (Division) 12 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – rời Subic Bay, Phi Luật Tân, để đến Đà-Nẵng.

Tháng 7 ngày 20 năm 1965, Phân Đội 12 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – đến Đà-Nẵng.

Tháng 7 ngày 21 năm 1965, Coast Guard OPERATION MARKET TIME bắt đầu tuần tiễu với 5 WPB (Coast Guard Patrol Cutters/Boats – Tuần Duyên Đỉnh) dọc theo vùng phi quân sự (DMZ).

Tháng 7 ngày 24 năm 1965, Phân Đội 11 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – rời Subic Bay, Phi Luật Tân, để đến An-Thới, Phú-Quốc.

Tháng 7 ngày 30 năm 1965, Lực Lượng Đặc Nhiệm 115 (Task Force 115 – Market Time) được thành lập.

Tháng 7 ngày 31 năm 1965, Phân Đội 11 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – đến An-Thới.

Tháng 9 ngày 19 năm 1965, lần đầu tiên Tuần Duyên Đỉnh Point Glover, WPB 82307, bắt được một tàu của Việt Cộng xâm nhập.

Tháng 10 ngày 29 năm 1965, Bộ Trưởng Hải-Quân Hoa-Kỳ, Paul Nitze, yêu cầu Lực Lượng Duyên Phòng Hoa-Kỳ tăng số lượng Tuần Duyên Đỉnh để tuần tiễu bờ biển Nam Việt-Nam.

Tháng 12 ngày 12 năm 1965, Phân Đội 13 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – được thành lập.

Tháng 2 ngày 18 năm 1966, Phân Đội 13 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – rời Subic Bay, Phi Luật Tân, để đến Cát-Lỡ

Tháng 2 ngày 22 năm 1966, Phân Đội 13 thuộc Coast Guard Squadron One – RONONE – đến Cát-Lỡ.

Tháng 5 ngày 10 năm 1966, hai  Tuần Duyên Đỉnh Point Grey, WPB82324, và Point Cypress, WPB82326, phá hủy một tàu ngụy trang của Việt Cộng. Chiếc tàu ngụy trang này đã dồn mọi nỗ lực để mong đạt được kết quả, kể từ sau sự kiện Vũng-Rô.

Tháng 6 ngày 20 năm 1966, ba Tuần Duyên Đỉnh: Point League, WPB82304, Point Slocum, WPB 82313 và Point Hudson, WPB 82322 bắt được một chiếc tàu ngụy trang.

Tháng 8 ngày 11 năm 1966, Trung Úy David C. Brostrom, thuyền trưởng  Tuần Duyên Đỉnh Point Welcome, WPB 82329, và nhân viên Jerry Phillips bị tử thương vì Không-Quân Hoa-Kỳ bắn nhầm trong khi tuần hành tại Cửa-Việt, gần Khu Phi Quân Sự (DMZ). Richard Patterson đã anh dũng cứu tất cả đoàn viên và chiếc Tuần Duyên Đỉnh. Richard Patterson được ân thưởng Bronze Star.

Tháng 9 ngày 2 năm 1966, LORAN-C đồn trú tại Côn-Sơn hoạt động như một phần của OPERATION TIGHT REIGN.

Tháng 10 ngày 15 năm 1966, Lực Lượng Tuần Duyên Hoa-Kỳ phụ trách về an ninh hải cảng và sông rạch đến Việt-Nam.

Tháng 10 ngày 28 năm 1966, LORAN-C tại Côn-Sơn tham dự hành quân.

Tháng 1 ngày 1 năm 1967, Tuần Duyên Đỉnh Point Gammon, WPB 82328, phá hủy một tàu ngụy trang.

Tháng 3 ngày 14 năm 1967, Tuần Duyên Đỉnh Point Ellis, WPB 82330, phá hủy một tàu ngụy trang.

Tháng 4 ngày 24 năm 1967, theo yêu cầu của Hải-Quân Hoa-Kỳ, 5 Tuần Duyên Đỉnh có sức chịu đựng cao độ được sát nhập thành Coast Guard Squadron Three (RON THREE) tại Trân  Châu Cảng.

Tháng 5 ngày 15 năm 1967, Coast Guard Squadron Three – RONTHREE – bắt đầu tuần tiễu hành quân Market Time.

Tháng 5 ngày 22 năm 1967, lần đầu tiên US Coast Guard Cutter Barataria – WHEC 381 – khai hỏa yểm trợ hành quân.

Tháng 7 ngày 15 năm 1967 Tuần Duyên Đỉnh Point Orient, WPB 82319, bắt được một tàu  ngụy trang.

Tháng 2 ngày 29 và tháng 3 ngày 1 năm 1968, một cuộc hành quân hỗn hợp lớn nhất của Hải-Quân được thực hiện. Kết quả:

1. Whec Androscoggin (White Endurance Cutters – Tuần Dương Hạm, WPG 68) cùng 2 Tuần Duyên Đỉnh Point Welcome, WPB 82329 và Point Grey, WPB 82324, phá hủy 1 tàu ngụy trang.

2. Whec Winona, WPG 65, cùng 3 Tuần Duyên Đỉnh Point Grace, WPB 82323, Point Marone, WPB 82331 và Point Hudson, WPB 82322, phá hủy một tàu ngụy trang.

3. Một tàu ngụy trang bị phá hủy nhưng không có sự tham dự của đơn vị Tuần Duyên.

4. Whec Minnetonka, WPG 67, hiện diện khiến chiếc tàu ngụy trang phải thối lui.

Tháng 4 ngày 3 năm 1968, phi công trực thăng thuộc Lực Lượng Tuần Duyên Hoa-Kỳ đến Việt-Nam để thực hiện những chuyến bay tìm kiếm và cấp cứu.

Tháng 6 ngày 9 năm 1968, Trung Úy Jack C. Rittichier, trong khi bay cùng phi đoàn 37 (ARRS – Aerospace Rescue and Recovery Squadron) bị bắn hạ khi Ông cố tình muốn cứu một phi công Thủy Quân Lục Chiến bị bắn hạ trước đó. Sau hành động anh dũng này, Trung Úy Rittichier được ân thưởng huy chương Distinguished Flying Cross. (1)

Tháng 11 năm 1968, Lực Lượng Đặc Nhiệm CTF115 (Coastal Task Force 115) bắt đầu hành quân trong những sông lớn thuộc sông Mekong, như một phần của cuộc hành quân Sealords. Hành quân Sealords làm tê liệt những cuộc chuyển vũ khí của Việt Cộng từ Cao-Miên vào miền Nam Việt-Nam. (2)

Tháng 12 ngày 5 năm 1968, Heriberto S. Hernandez của Tuần Duyên Đỉnh Point Cypress, WPB 82326 tử trận trong cuộc chạm súng tại Cà-Mau.

Tháng 3 ngày 22 năm 1969, Morris S. Beeson của Tuần Duyên Đỉnh Point Orient, WPB 82319, bị tử trận trong khi thi hành nhiệm vụ.

Tháng 8 ngày 9 năm 1969, Trung Úy Michael W. Kirkpatrick, thuyền trưởng Tuần Duyên Đỉnh Point Arden, WPB 82309, và Michael H. Painter bị tử trận vì Tuần Duyên Đỉnh bị pháo kích.

Tháng 8 ngày 15 năm 1969, LORAN-C đồn trú tại Tan-Mỹ  tham dự hành quân. (3)

Đầu tháng 10 năm 1969, những Tuần Duyên Đỉnh đã tham dự hành quân Market Time được tuần tự chuyển nhượng cho Hải-Quân V.N.C.H. theo chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh. (4)

Tháng 8 ngày 15 năm 1970, hai Tuần Duyên Đỉnh cuối cùng thuộc Coast Guard Squadron One – RON ONE – Point Marone, WPB 82331 và Point Cypress, WPB 82326, được chuyển giao cho Hải-Quân V.N.C.H. Phân Đội 13 và Coast Guard Squadron One – RONONE – giải tán. (5)

Trên đây là nguyên nhân và diễn tiến đưa đến sự thành lập Lực Lượng Duyên Phòng –danh xưng về hành quân là Lực Lượng Đặc Nhiệm 213 – thuộc Hải-Quân V.N.C.H.

Lực Lượng Đặc Nhiệm 213 được thành lập dự tính sẽ thay thế Coastal Task Force (CTF 115) sau khi quân đội Mỹ rút lui.

CTF 115 gồm có 5 Liên Đoàn Đặc Nhiệm (Coastal Task Group – CTG):

1. CTG 115.1 do cố vấn trưởng Vùng I Duyên Hải đảm nhiệm

2. CTG 115.2 do cố vấn trưởng Vùng II Duyên Hải đảm nhiệm

3. CTG 115.3 do cố vấn trưởng Vùng III Duyên Hải đảm nhiệm

4. CTG 115.4 do cố vấn trưởng Vùng IV Duyên Hải đảm nhiệm

5. CTG 115.5 do cố vấn trưởng Vùng V Duyên Hải đảm nhiệm.

Tại Vùng II Duyên Hải có 2 Coastal Task Unit (CTU – Phân Đoàn Đặc Nhiệm):

1. CTU 115.2.1 đồn trú tại Qui-Nhơn, trực thuộc CTG 115.2

2. CTU 115.2.2 đồn trú tại Cam-Ranh, trực thuộc CTG 115.2

Tại mỗi CTG đều có một Coastal Serveillence Center (CSC – Trung tâm kiểm sóat Duyên Hải). Mỗi trung tâm kiểm soát được đặt tại Trung Tâm Hành Quân của mỗi Vùng.(6)

Tổ Chức
Lực Lượng Duyên Phòng trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải-Quân; gồm có Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Duyên Phòng được đặt tại Cam-Ranh.

Thành Phần
Lực Lượng Duyên Phòng được chia thành 5 Liên Đoàn Duyên Phòng:

  1. Liên Đoàn Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213.1
  2. Liên Đoàn Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213.2
  3. Liên Đoàn Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213.3
  4. Liên Đoàn Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213.4
  5. Liên Đoàn Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213.5

Lực Lượng Duyên Phòng gồm có 5 Hải Đội Duyên Phòng, đồn trú tại 5 Vùng Duyên Hải.

Trang Bị

  1. Hải Đội I Duyên Phòng đồn trú tại Đà-Nẵng, được trang bị 7 WPB và 20 PCF
  2. Hải Đội II Duyên Phòng đồn trú tại Qui-Nhơn, được trang bị 8 WPB và 20 PCF; được chia thành 2 Phân Đội.

-.* Phân Đội 21 Duyên Phòng đóng tại Qui Nhơn
-.* Phân Đội 22 Duyên Phòng đóng tại Cam Ranh
Riêng tại Cam-Ranh còn có thêm 4 PG (Patrol Gunboat), được CTF 115 xử dụng vào việc tuần dương. PG có vận tốc nhanh, trang bị hỏa lực mạnh với 2 giàn phóng TORPEDO.

  1. Hải Đội III Duyên Phòng đồn trú tại Cát-Lỡ, được trang bị 6 WPB và 20 PCF.
  2. Hải Đội IV Duyên Phòng đồn trú tại An-Thới, được trang bị 4 WPB và 20 PCF.
  3. Hải Đội V Duyên Phòng – trong giai đoạn mới thành lập thì di động tùy theo nhu cầu hành quân – về sau đồn trú tại Năm Căn, được trang bị 36 PCF (Patrol Craft Fast – Duyên Tốc Đỉnh) (7)    

Mỗi PCF được trang bị 1 súng cối 81 ly đặt phía sau, bên trên là đại liên 12 ly 7.

Tư Lệnh Lực Lượng Duyên Phòng cuối cùng: Phó-Đề-Đốc Nguyễn Hữu Chí. **

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
** Tên thật và chức vụ của nhà thơ Hữu-Phương
1-3-5.- U.S. Coast Guard in Vietnam Chronology
2-4.- Vietnam War Photos - Coastal Surveillance Force
6-7.- Ông Nguyễn Tấn Đơn

HẠM-ĐỘI *

Tổ Chức
Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội được đặt dưới sự điều động của Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng. Bộ Tư Lệnh Hạm Đội được đặt tại Hải-Quân Công-Xưởng.

Thành Phần
Hạm-Đội gồm có 3 Hải-Đội; được phân nhiệm như sau:

    1. PGM (Patrol Motor Gunboat – Tuần Duyên Hạm) từ HQ 600 đến HQ 619.
    2. LSIL (Landing Ship Infantry Large – Giang Pháo Hạm) từ HQ 327 đến

HQ 331.

LSSL (Landing Ship Support Large – Trợ Chiến Hạm) từ HQ 225 đến

HQ 231.
Nhiệm vụ: tuần tiễu, kiểm soát, bảo vệ vùng cận duyên.

  1. LST (Landing Ship Tank – Dương Vận Hạm) từ HQ 500 đến HQ 505.
  2. LSM (Landing Ship Medium – Hải Vận Hạm) HQ 402  đến HQ 406.
  3. LSM 400 (Bệnh Viện Hạm Hát-Giang) và LSM 401 (Bệnh Viện Hạm Hàn-Giang)
  4. LST loại lớn HQ 800 và HQ 801.
  5. Cơ-Xưởng-Hạm Vĩnh-Long, HQ 802.       
  6. LCM (Landing Craft Mechanizes – Quân Vận Đỉnh) từ 530…
  7. YOG (Gasoline Barge, Self-Propelled – Hỏa Vận Hạm) từ HQ 470 đến

HQ 475.
Nhiệm vụ: Hành quân đổ bộ, yểm trợ tiếp vận, y-tế, sửa chữa.

  1. PCE (Patrol Craft Escort – Hộ Tống Hạm) từ HQ 7 đến HQ 14.
  2. WHEC (White High Endurance Cutter – Tuần Dương Hạm) HQ 2, HQ 3, HQ 5, HQ 6, HQ 15, HQ 16 và HQ 17.
  3. DER (Radar Picket Escort – Khu Trục Hạm) HQ 1 và HQ

Nhiệm vụ: Tuần tiễu, ngăn chận, nghênh chiến khi tàu địch xâm nhập hải phận Việt-Nam.

Phạm Vi Hoạt Động
Khắp 4 vùng chiến thuật, từ vỹ tuyến 17 đến Cà-Mau, cả biển lẫn sông.

Tư-Lệnh Hạm-Đội cuối cùng: Hải-Quân Đại Tá Phạm Mạnh Khuê.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi của Điệp-Mỹ-Linh

VÙNG I DUYÊN-HẢI*

Tổ Chức
Bộ-Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải gồm có Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải kiêm Chỉ-Huy-Trưởng Khu Quân-Sự Tiên-Sa; gồm tất cả đơn vị Hải, Lục, Không-Quân đồn trú tại bán đảo Sơn-Chà.

Bộ-Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải đặt tại Tiên-Sa Đà-Nẵng.

Thành phần
Vùng I Duyên Hải gồm có những đơn vị sau đây:

  1. Hải-Đội I Duyên-Phòng.
  2. Giang-Đoàn 32 Xung-Phong tại Huế.
  3. Giang-Đoàn 92 Trục-Lôi tại Thuận-An.
  4. Giang-Đoàn 60 Tuần-Thám tại Thuận-An.
  5. Duyên-Đoàn 11 tại Cửa-Việt.
  6. Duyên-Đoàn 12 tại Thuận-An.
  7. Duyên-Đoàn 13 tại cửa Tư-Hiền.
  8. Duyên-Đoàn 14 tại Hội-An.
  9. Duyên-Đoàn 15 tại Chu-Lai.
  10. Duyên-Đoàn 16 tại Quảng-Ngãi.
  11. 4 đài kiểm-báo:

*.- 101 tại núi La-Ngữ, Huế
*.- 102 tại Sơn-Chà
*.- 103 tại Cù Lao Ré
*.- 104 tại Sa-Huỳnh

Các Căn Cứ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ.

Ngoài ra, vùng I Duyên-Hải còn có một số chiến hạm biệt phái.

Phạm Vi Hoạt Động
Vùng Duyên-Hải và sông rạch các tỉnh Quang-Trị, Thừa-Thiên, Đà-Nẵng và Quảng-Ngãi.

Tư-Lệnh cuối cùng: Phó-Đề-Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

bản đồ quân sự việt nam vùng 1 duyên hải

VÙNG II DUYÊN-HẢI*

Tổ Chức
Bộ-Tư-Lệnh Vùng II Duyên-Hải gồm Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải, khi mới thành lập được đặt tại trại Tây-Kết Nha-Trang, sau được dời về Cam-Ranh.

Thành phần
Gồm các đơn vị sau đây:

  1. Hải-Đội II Duyên-Phòng đóng tại Qui-Nhơn.
  2. Duyên-Đoàn 21 tại Qui-Nhơn
  3. Duyên-Đoàn 22 tại Poulo Gambir.
  4. Duyên-Đoàn 23 tại Sông-Cầu.
  5. Duyên-Đoàn 24 tại Tuy-Hòa.
  6. Duyên-Đoàn 25 tại Hòn-Khói.
  7. Duyên-Đoàn 26 tại Bình-Ba.
  8. Duyên-Đoàn 27 tại Ninh-Chữ Phan-Rang.
  9. Duyên-Đoàn 28 tại Phan-Thiết.
  10. Các Căn-Cứ Yểm-Trợ.
  11. Một số chiến hạm biệt phái.
  12. Bốn Đài-Kiểm-Báo:

*.- 201 tại Poulo Gambir
*.- 202 tại Hòn Tre
*.- 203 tại Hòn Lớn
*.- 204 tại Mũi Dinh

Phạm Vi Hoạt Động
Trách nhiệm Vùng Duyên Hải thuộc các tỉnh Bình-Định, Phú-Yên, Khánh-Hòa, Cam-Ranh, Phan-Rang và Phan-Thiết.

Tư-Lệnh cuối cùng: Phó-Đề-Đốc Hoàng Cơ Minh.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

bản đồ quân sự việt nam vùng 2 duyên hải

VÙNG III DUYÊN-HẢI*

Tổ Chức

Bộ-Tư-Lệnh Vùng III Duyên-Hải gồm có Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải đóng tại Cát-Lỡ.

Thành phần
Gồm có những đơn vị sau đây:

  1. Hải-Đội III Duyên-Phòng, đóng tại Cát-Lỡ
  2. Duyên Đoàn 31 tại Hàm Tân
  3. Duyên Đoàn 32 tại Vũng-Tàu
  4. Duyên-Đoàn 33 tại Rạch-Dừa
  5. Duyên-Đoàn 34 tại Bến-Tre
  6. Duyên-Đoàn 35 tại Trà-Vinh
  7. Duyên Đoàn 36 tại Long Phú
  8. Duyên Đoàn 37 tại Bến-Tre
  9. Căn-Cứ Yểm-Trợ Cát-Lỡ
  10. Bệnh xá Vũng-Tàu
  11. Một số chiến hạm biệt phái
  12. Bốn đài kiểm báo:

*.- 301 tại Dakoo, Bình-Tuy
*.- 302 tại Núi Lớn
*.- 303 tại Côn-Sơn
*.- 304 đặt trên HQ 406 neo ngoài khơi Ba-Động.

Phạm Vi Hoạt Động
Trách nhiệm miền Duyên-Hải thuộc các tỉnh Phước-Tuy, Gò-Công và Kiến-Hòa.

Tư-Lệnh cuối cùng: Phó-Đề-Đốc Vũ Đình Đào.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

bản đồ quân sự vùng  3 duyên hải

VÙNG IV DUYÊN-HẢI*

Tổ Chức
Bộ-Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải gồm Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Duyên-Hải được đặt tại Phú-Quốc.

Thành phần
Gồm những đơn vị sau đây:

  1. Hải-Đội IV Duyên-Phòng đóng tại An-Thới.
  2. Duyên-Đoàn 42 tại Hòn Nam-Du.
  3. Duyên-Đoàn 43 tại Sông Ông-Đốc, Cà-Mau.
  4. Duyên-Đoàn 44 tại Kiên-An, Rạch-Giá; trách nhiệm vùng U-Minh-Thượng, cửa sông Cái-Lớn và Cái-Bé.
  5. Duyên-Đoàn 45 tại Bắc-Đảo, Hà Tiên
  6. Duyên Đoàn 46 tại An Thới
  7. Duyên Đoàn 47 tại An-Thới
  8. Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận
  9. Một số chiến hạm biệt phái
  10. Ba Đài Kiểm Báo:

*.- 402 tại Poulo Dama
*.- 403 tại Hà-Tiên
*.- 404 tại Đồi 162, An Thới.

Phạm Vi Hoạt Động
Trách nhiệm vùng duyên hải từ Mũi Cà-Mau đến biên giới Miên Việt, trong vịnh Thái-Lan.

Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Văn Thiện.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ Linh

bản đồ quân sự việt nam vùng 4 và 5 duyên hải

VÙNG V DUYÊN-HẢI*

Tổ Chức

Bộ-Tư-Lệnh Vùng V Duyên-Hải gồm có Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ-Tư-Lệnh Vùng V Duyên-Hải được đặt tại Năm-Căn thuộc tỉnh An-Xuyên.

Thành phần
Lực-Lượng cơ hữu Hải-Quân Vùng V Duyên-Hải gồm có:

  1. Hải-Đội V Duyên-Phòng.
  2. Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chận tăng phái
  3. Giang-Đoàn 53 Tuần-Thám tăng phái
  4. Giang Đoàn 71 Thủy Bộ tăng phái
  5. Duyên-Đoàn 36 tại cửa Định-An.
  6. Duyên-Đoàn 41 tại Poulo Obi.
  7. Đài kiểm báo 401 đặt trên núi Poulo Obi.
  8. Căn-Cứ Hải-Quân.
  9. Tiền-Doanh Yểm-Trợ.
  10. Một số chiến hạm biệt phái.

Vùng Hoạt Động
Trách nhiệm miền duyên hải của các tỉnh Ba-Xuyên, Bạc-Liêu, An-Xuyên (Cà-Mau), một phần duyên hải của tỉnh Kiên-Giang (Rạch-Giá) và các đảo Poulo Obi, Fais Obi, v.v…

Ngoài ra, Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chận và Giang-Đoàn 53 Tuần-Thám chịu trách nhiệm sông Năm-Căn – giới hạn từ cửa Bồ-Đề đến cửa Bảy-Hạp – sông Đồng-Cùng và Chi-Khu Năm-Căn.

Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-tá Nguyễn Văn May.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

LỰC-LƯỢNG HẢI-THUYỀN*

lực lượng hải thuyền

Thành Lập

Khởi thủy, Lực Lượng Hải Thuyền là một Lực Lượng bán quân sự, do sĩ quan Hải-Quân tuyển mộ, huấn luyện và chỉ huy. Thời gian huấn luyện là ba tháng.

Khi mới thành lập, mỗi đơn vị của Lực-Lượng Hải-Thuyền được gọi là Đội Hải-Thuyền. Đoàn viên đều tự nguyện xâm hai chữ Sát Cộng bên trái lồng ngực.

Đội Hải Thuyền được 1 Thiếu Úy hoặc hoặc Trung Úy chỉ huy.

Tổ Chức
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Thuyền đặt ở Phú-Quốc; đến tháng 2 năm 1963 được dời về Cam-Ranh.

  1. Năm 1960, Bộ Chỉ Huy Duyên Khu Đà-Nẵng thành lập 6 Đội Hải Thuyền; từ Đội Hải Thuyền 11 đến Đội Hải Thuyền 16.
  2. Năm 1961, Bộ Chỉ Huy Duyên Khu Phú-Quốc thành lập 7 Đội Hải Thuyền; từ Đội Hải Thuyến 41 đến Đội Hải Thuyền 47
  3. Năm 1962, Bộ Chỉ Huy Duyên Khu Vũng-Tàu thành lập 7 Đội Hải Thuyền; từ Đội Hải Thuyền 31 đến Đội Hải Thuyền 37.
  4. Năm 1963, Bộ Chỉ Huy Duyên Khu Nha-Trang thành lập 8 Đội Hải Thuyền; từ Đội Hải Thuyền 21 đến Đội Hải Thuyền 28. (1)

Thành phần:
Mỗi Đội Hải Thuyền gồm có:

  1. 3 ghe Chủ Lực
  2. 3 ghe Di Cư
  3. 20 ghe buồm

Trang Bị

  1. Mỗi ghe Chủ-Lực được trang bị 1 đại liên 50 trước mũi, 1 đại liên 30 sau lái và nhiều súng cá nhân.
  2. Mỗi ghe Di-Cư được trang bị 2 đại liên 30 và nhiều súng cá nhân.
  3. Ghe Buồm chỉ được trang bị súng cá nhân.
  4. Ghe Yabuta được trang bị 2 đại bác 20 ly bên hông.

Y phục của Đoàn Viên là bà ba đen.

Nhiệm Vụ

Tuần tiễu, kiểm soát và ngăn chận sự xâm nhập và trà trộn của Việt-Cộng vào những làng ven biển

Phạm Vi Hoạt Động

Dọc theo miền Duyên Hải Nam Việt-Nam

Sau khi được sát nhập vào Hải-Quân, danh xưng Đội Hải-Thuyền được đổi thành Duyên-Đoàn và Đoàn Viên mặc quân phục Hải-Quân.

Về sau, cấp số của mỗi Duyên Đoàn là Thiếu-Tá.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
(1) Ông Nguyễn Văn Ơn

LIÊN-ĐOÀN NGƯỜI NHÁI*

liên đoàn người nhái

Thành Lập

Liên-Đội Người Nhái được thành lập năm 1961; gồm toàn quân nhân tình nguyện.

Ngay sau khi được thành lập, 12 nhân viên tốt nghiệp khóa Biệt-Hải U.D.T. (Underwater Demolition Teams) tại Đài-Loan huấn luyện lại cho Người Nhái Hải-Quân.

Tổ Chức

Bộ-Chỉ-Huy Liên-Đoàn Người Nhái trước đặt tại Ty Quân-Cảng, trong Hải-Quân Công-Xưởng; sau dời về Căn-Cứ Hải-Quân Cát-Lái.

Trước năm 1968, Liên-Đội Người Nhái chỉ phụ trách những công tác thám sát hành quân, đổ bộ, lặn và vớt tàu.

Từ năm 1968 trở về sau, khả năng Người Nhái Hải-Quân Việt-Nam được tận dụng đúng mức khi Liên-Đoàn Người Nhái bắt đầu biệt phái nhân viên cho các toán Người Nhái Mỹ – SEAL team – khắp 4 vùng chiến thuật và cho cả chiến dịch Phụng-Hoàng.

Năm 1971, một số sĩ quan trẻ, xuất thân từ Trường sĩ quan Bộ-Binh Thủ-Đức tình nguyện gia nhập và được huấn luyện theo những khóa Hải-Kích Người Nhái Việt-Nam.

Năm 1972, quân số Người Nhái từ 80 tăng lên 600. Liên-Đội Người Nhái trở thành Liên-Đoàn Người Nhái và gồm có:

Nhiệm Vụ

Xâm nhập vùng đất địch, chống đặc công thủy Việt-Cộng, vớt tàu, cứu tù binh, v.v…

Phạm Vi Hoạt Động

Người Nhái có thể hoạt động trong sông lẫn ngoài biển.

Bất cứ lúc nào Liên-Đoàn Người Nhái cũng có từ 15 đến 20 toán thuộc các ngành để biệt phái khắp bốn Vùng Chiến Thuật.

Khóa Người Nhái cuối cùng là Khóa 8.

Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng: Hải-Quân Trung-Tá Trịnh Hòa Hiệp.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

SỞ PHÒNG VỆ DUYÊN HẢI *

sở phòng vệ duyên hải

(COASTAL SECURITY SERVICE)

NHA KỸ THUẬT – BỘ TỔNG THAM MƯU Q.L./V.N.C.H.

Năm 1954, sau khi hiệp định đình chiến Genève phân chia hai miền Nam Bắc Việt-Nam vừa được ký kết, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo Hoa-Kỳ (CIA), Allen Dulles, chỉ thị Đại Tá Không-Quân Edward Lansdale sang Việt-Nam để hỗ trợ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm củng cố Miền Nam cũng như tổ chức những cơ sở bán quân sự nằm vùng tại Bắc Việt trước khi Cộng Sản kiểm soát.

Đại Tá Lansdale lúc đó đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám Đốc Phòng Hành Quân Đặc Biệt thuộc Bộ Quốc Phòng do Thiếu Tướng Graves Erskine làm Giám Đốc. Sở trường của Đại Tá Lansdale là điều hành những hoạt động phản du kích "mật" trong bóng tối.

Tổ chức của Đại Tá Lansdale tại Việt-Nam được gọi là Phái Bộ Quân Sự Sài-Gòn (Saigon Military Mission), trong đó còn có một chuyên viên điệp báo là Thiếu Tá Bộ-Binh Lucien Conein.

Trước khi miền Bắc được trao cho Cộng Sản, nhiều nhân viên dân sự người Việt do Đại Tá Lansdale tuyển mộ, đa số thuộc sắc tộc Nùng, sinh trưởng tại vùng Móng-Cái gần Hải-Phòng và biên giới Hoa Việt, được gửi sang đảo Saipan để huấn luyện về kỹ thuật xâm nhập, nằm vùng và phá hoại.

Khi Việt-Nam chính thức bị chia đôi, những nhân viên dân sự do Đại Tá Lansdale đã được huấn luyện thuần thục và chia thành từng toán nhỏ; sau đó họ được chiến hạm Hoa-Kỳ thuộc Đệ Thất Hạm Đội đổ bộ vào khu vực bờ biển gần nguyên quán. Những nhân viên này được lệnh trà trộn với thân nhân, "nằm yên" không hoạt động gì cả cho tới khi nhận được chỉ thị. Vũ khí, máy truyền tin và vàng được dấu sẵn tại những địa điểm bí mật để phòng khi cần tới. Một trong những "điệp viên chìm" trong thời gian này là Phạm Xuân Ẩn. Nhưng Đại tá Lansdale không biết Ẩn là một tên Việt Cộng nằm vùng.

Về phần miền Nam Việt-Nam, sau khi tình hình tương đối ổn định, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng tổ chức riêng những cơ quan tình báo đặc biệt trực thuộc Phủ Tổng Thống do Bác Sĩ Trần Kim Tuyến đứng đầu. Một trong những bộ phận dưới quyền Bác Sĩ Tuyến chuyên đảm nhiệm các hoạt động Biệt Kích là Sở Liên Lạc do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy, Đại Tá Trần Khắc Kinh phụ tá. Người lo việc tuyển mộ nhân viên cho Sở Liên Lạc là Đại Úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại Tá Lê Quang Tung. Thời điểm đó Đại Úy Lê Quang Triệu còn đảm nhiệm chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ. Ngoài ra, ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn cũng có những tổ chức điệp báo riêng biệt tại miền Trung.

Sở Liên Lạc chia thành 3 bộ phận chính: Sở Bắc, Sở Nam và Liên Đội Quan Sát.

SỞ BẮC

Sở Bắc, còn được gọi là Phòng 45, do Đại Úy Bộ-Binh Ngô Thế Linh, bí danh là "Bình", điều khiển. Tuy được mệnh danh là Sở Bắc nhưng cơ quan này không những chỉ đảm nhiệm các hoạt động Biệt Kich ở Bắc Việt mà còn tổ chức những cuộc hành quân mật trên đất Lào và Cam Bốt. Tóm lại, Sở Bắc chịu trách nhiệm về những hoạt động Biệt Kích bên ngoài lãnh thổ Việt-Nam Cộng Hòa.(1)

Sở Bắc có chi cục Bộ Vận – Atlantic – xâm nhập bằng đường bộ; và chi cục Hải Vận – Pacific – xâm nhập bằng đường thủy

Chi cục Atlantic đóng tại Huế, do Trung Úy Trần Bá Tuân làm Chi Cục Trưởng, đặc trách việc tuyển mộ, huấn luyện và xâm nhập bằng đường bộ.

Chi cục Pacific đóng tại Đà-Nẵng, do Đại Úy Hà Ngọc Oánh, rồi đến Trung Úy Nông An Pang làm Chi Cục Trưởng, đặc trách việc tuyển mộ, huấn luyện và xâm nhập bằng đường thủy.

Từ năm 1961 đến đầu năm 1964 – trước ngày Sở Phòng Vệ Duyên Hải được chính thức thành lập – Chi Cục Pacific, sau này đổi thành Trại Mỹ Khê, có khoảng 40 nhân viên vừa quân đội vừa dân chính lấy tên là Lực Lượng Hải Kích, đồn trú trong các lều vải lớn tại Trại Orion, cạnh Bộ Tư Lệnh Hải-Quân vùng I Duyên Hải, do Thiếu Úy Nguyễn Duy Vân (Charlie) làm trại trưởng.
Cơ quan CSD (Combined Studies Division) là cố vấn cho 2 chi cục Atlantic và Pacific.(2)

SỞ NAM

Sở Nam hay Phòng 55 do Đại Úy Bộ-Binh Trần Văn Minh chỉ huy, chịu trách nhiệm về những hoạt động Biệt Kích trong lãnh thổ V.N.C.H.

LIÊN ĐỘI I QUAN SÁT

Năm 1956, với sự trợ giúp của Ngũ Giác Đài và CIA, Liên Đội Quan Sát I được thành lập. Bề ngoài, Liên Đội chỉ là một tổ chức thông thường với một số nhân viên trực thuộc về mặt hành chánh, nhưng mọi công tác đều do Sở Liên Lạc điều động. Những nhân viên của Liên Đội được đặc biệt huấn luyện để thi hành công tác "nằm vùng" ngay tại miền Nam trong trường hợp miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản sau cuộc Tổng Tuyển Cử theo tinh thần hiệp định Genève.

Năm 1958, dù cuộc tuyển cử đã bị hủy bỏ, các toán công tác thuộc Liên Đội vẫn còn thực hiện những vụ chôn giấu vũ khí, chất nổ, máy truyền tin và vàng.

CÁC ĐƯỜNG XÂM NHẬP
  
Năm 1958, khi tình hình miền Nam tương đối ổn định, Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới chính thức yêu cầu Hoa-Kỳ trợ giúp để thực hiện những hoạt động Biệt Kích tại Bắc Việt.

Tháng 1 ngày 1 năm 1959, sau khi Williams Colby thuộc CIA được cử đến Sài-Gòn để sắp đặt các cơ sở cần thiết thì những hoạt động Biệt Kích phối hợp giữa Hoa-Kỳ và Việt-Nam mới chính thức bắt đầu.

Những hoạt động xâm nhập Miền Bắc gồm hai ngã chính là đường hàng không và  đường biển.

XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Thoạt tiên, CIA mướn một số phi công thuộc công ty Hàng Không Trung Hoa (China Air Lines - CAL) ở Đài-Bắc để huấn luyện những phi công Việt-Nam. Sau này, Phi Đoàn Vận Tải của Không-Quân Việt-Nam do Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ làm Phi Đoàn Trưởng kiêm luôn những chuyến bay thả dù đặc biệt ngoài Bắc.

Tháng 5 ngày 27 năm 1961, chuyến bay đầu tiên do Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ là phi công chính của chiếc phi cơ C-47. Bốn nhân viên của toán Caster được thả dù xuống một vùng rừng núi thuộc tỉnh Sơn-La. Họ đều là người Nùng gốc Sơn-La, nguyên là quân nhân thuộc Sư Đoàn 22 Bộ-Binh, một đơn vị có đa số quân nhân thuộc gốc người thiểu số miền Bắc di chuyển vào miền Nam. Toán Caster được đặt dưới quyền điều động của Sở Khai Thác Địa Hình thuộc Phòng 45 tức là Sở Bắc. Trưởng toán Caster tên là Hà Văn Chấp. Sau khi hoàn tất công tác thả toán, phi cơ của Trung Tá Kỳ rời khỏi Bắc Việt an
toàn bằng ngả không phận Lào.

XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Năm 1956, Sở Liên Lạc cần một số ghe gỗ để chở nhân viên tăng cường cũng như tiếp tế vật liệu cho những toán "nằm vùng" ngoài Bắc bằng đường biển.

Lực lượng xâm nhập gồm toàn nhân viên dân sự là một thành phần của Sở Bắc dưới quyền điều động của "ông Bình", có thể được coi là tiền thân của Sở Phòng Vệ Duyên Hải và Lực Lượng Hải Tuần sau này.

Tháng 2 năm 1961 –  tuy những chuyến tiếp tế và liên lạc bằng đường biển vẫn tiếp tục – cơ quan mật vụ của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, với sự trợ giúp cùa CIA Hoa-Kỳ, mới cho đổ bộ 2 điệp viên thực sự lên bờ biển Quảng-Yên. Hai điệp viên này, một người gốc miền Nam, một người gốc miền Bắc tên là Phạm Chuyên, lên bờ an toàn. Chuyên nguyên là một cán bộ trung cấp Việt Cộng hồi chánh bằng cách vượt vĩ tuyến 17 vào năm 1959. Bí danh hoạt động của Chuyên là Ares. Sau này, có bằng cớ cho thấy Ares là một điệp viên nhị trùng.     

GHE NAUTILUS

Sau chuyến đổ bộ Ares và điệp viên người miền Nam, các ghe dùng để xâm nhập hải phận miền Bắc đều được đặt bí danh Nautilus, lấy tên chiếc Tiềm Thủy Đỉnh bí mật của Hạm Trưởng Nemo trong cuốn truyện khoa học giả tưởng "20,000 Dậm Dưới Đáy Biển" của văn hào Jules Verne. Những chuyến công tác cũng được gọi là Nautilus.

Những công tác Nautilus đều do CIA điều hành. Thủy thủ đoàn Nautilus vẫn hoàn toàn là nhân viên dân sự do CIA tuyển mộ, nhưng cũng đã có một số Người Nhái thuộc Hải-Quân Việt-Nam được CIA đặc biệt huấn luyện để thi hành những công tác phá hoại bằng chất nổ. Những Người Nhái này đa số thuộc toán 18 quân nhân được gửi đi thụ huấn khóa huấn luyện đặc biệt tại Đài-Loan vào tháng 8 năm 1960 để chuẩn bị cho những công tác "nằm vùng" khi cần.

Ghe Naulitus được kiến tạo bằng gỗ. Ghe khá lớn, dài khoảng 30 thước, có mui, trông giống như ghe đánh cá xa bờ ở vịnh Bắc Việt. Ghe chạy bằng buồm nhưng có gắn máy, vận tốc dưới 10 hải lý/giờ. Vũ khí trang bị gồm có đại liên giấu trong khoang ghe và vũ 
khí cá nhân của Thủy Thủ đoàn.

Giữa năm 1963, tại Đà Nẵng, có 7 ghe đặt tên Nautilus 1 tới Nautilus 7, chuyên dùng để xâm nhập hải phận miền Bắc. Lúc đó, thành phần này đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô Thế Linh, trực thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung.

Trong giai đoạn này, các chuyến xâm nhập bằng đường biển đều thành công tương đối dễ dàng.

THAY ĐỔI HỆ THỐNG CHỈ HUY

Ban đầu, một số công tác Nautilus xâm nhập bằng đường biển đạt được kết quả khả quan; vì địch chưa kịp đề phòng cũng như ứng phó. Nhưng càng về sau, hiệu năng càng giảm sút, vì địch gia tăng lực lượng duyên phòng và cũng vì trong tổ chức xâm nhập miền Bắc có một số ít nhân viên bội phản cho nên nhiều chuyến công tác bằng ghe bị thất bại.

Việc dùng ghe chỉ được lợi điểm có thể trà trộn với thuyền đánh cá địa phương. Nhưng nhờ khai thác tin tức từ Thủy Thủ bị bắt, địch biết khá rành rẽ về những chuyến xâm nhập cho nên những chuyến xâm nhập kế tiếp khó lòng lẩn tránh. Hơn nữa, ghe Nautilus đều có vận tốc chậm và hỏa lực yếu, không thể tự vệ khi bị phát hiện và săn đuổi.

Tháng 6 ngày 28 năm 1962, trong chuyến công tác đánh phá căn cứ Hải-Quân Quảng Khê của Việt Cộng tại cửa sông Gianh, vì hỏa lực yếu và vận tốc chậm nên ghe Nautilus II bị tầu Việt Cộng đuổi kịp và đánh chìm. Từ đó CIA thay thế ghe Nautilus bằng Duyên Tốc Đỉnh (PCF - Patrol Craft Fast) còn gọi là Swift, nhanh hơn và hỏa lực mạnh hơn.

Vì những lý do nêu trên, Đô Đốc Harry G. Felt, Tư Lệnh Quân Đội Hoa-Kỳ tại Thái Bình Dương (CINPAC - Commander In Chief, Pacific), cho rằng những tổ chức mật vụ của CIA không đủ khả năng để hoàn thành sứ mạng xâm nhập. Ông đề nghị dùng phương tiện của Hải-Quân Hoa-Kỳ, trong đó có cả việc dùng tiềm thủy đỉnh thay thế ghe Nautilus.

Khoảng tháng 7 năm 1962, Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara triệu tập một buổi họp giữa Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao và CIA để tìm giải pháp. Mọi người đồng ý chuyển giao phần điều hành các hoạt động biệt kích xâm nhập Bắc Việt từ CIA qua Bộ Quốc Phòng. Việc chuyển giao sẽ được hoàn tất trong vòng một năm dưới kế hoạch mang bí danh Switchback. (3)

Tháng 9 ngày 27 năm 1962, việc xử dụng PTF (Patrol Torpedo Fast – Khinh Tốc Đỉnh) và Người Nhái tại Việt-Nam được Khối Hành Quân Đặc Biệt của Hoa-Kỳ chính thức đề nghị.      

Tháng 12 năm 1962, Toán Đặc Biệt (Special Group) thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) cũng chấp thuận đề nghị của Đô Đốc Felt trước đây về việc xử dụng Khinh Tốc Đỉnh và Người Nhái để đảm nhiệm những công tác đổ người lên miền Bắc. Tuy nhiên lúc đó cả tầu lẫn Người Nhái đều chưa có.

Cuối năm 1962, Hoa-Kỳ gửi 2 Duyên Tốc Đỉnh Swift và 2 thuyền trưởng người ngoại quốc sang Việt-Nam. Thủy Thủ đoàn là nhân viên dân chính được tuyển mộ theo hợp đồng dưới danh nghĩa là Dân Sự Chiến Đấu.(4)

Tháng 1 ngày 1 năm 1963, kế hoạch Switchback chính thức khởi đầu. Bộ Tư Lệnh Quân Sự Hoa-Kỳ tại Sài-Gòn (MACV - Military Assistance Command Vietnam) chính thức thay thế CIA đảm nhiệm các công tác dọc theo biên giới lúc bấy giờ đang do nhân viên CIA, Gilbert Layton, chỉ huy.  

Đại Tá Geoge Morton thay thế Gilbert Layton, thành lập Toán C Lực Lượng Đặc Biệt, đặt bản doanh tại Nha-Trang, Gilbert Layton làm phụ tá. Riêng các hoạt động ngoài Bắc, tuy do MACV điều động nhưng nhân viên CIA, W.T Chenney, vẫn chịu trách nhiệm.

Tháng 4 năm 1963, một trung tâm huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt cũng được thiết lập tại Long-Thành để huấn luyện các toán sẽ được thả ra Bắc trong khi CIA chuẩn bị bàn giao những hoạt động xâm nhập miền Bắc cho giới chức quân sự.(5)

KẾ HOẠCH 34A (OPLAN 34A)

Tháng 5 năm 1963, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa-Kỳ chỉ thị Đô Đốc Harry G. Felt soạn thảo dự án yểm trợ chính quyền miền Nam Việt-Nam thi hành những công tác đặc biệt ngoài Bắc.

Tháng 6 năm 1963, Đô Đốc Felt và Bộ Tham Mưu phác họa kế hoạch hành quân sơ khởi dùng chiến thuật "đánh bất ngờ" (hit and run) với mục tiêu chiến lược buộc miền Bắc giảm bớt nỗ lực quân sự tại miền Nam. Theo kế hoạch này, Quân Lực V.N.C.H. đảm trách về nhân viên, Hoa-Kỳ sẽ cung cấp phương tiện và huấn luyện.

Tháng 8 ngày 14 năm 1963, kế hoạch soạn thảo sơ khởi mang tên OPLAN 34-63 được trình lên Bộ Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) và được chấp thuận trên nguyên tắc, chỉ một vài chi tiết nhỏ được yêu cầu thay đổi.

Tháng 9 ngày 9 năm 1963, kế hoạch được tu chỉnh và được chính thức chấp thuận.

Tháng 10 ngày 20 năm 1963, trong cuộc Hội Nghị về Việt-Nam tại Honolulu, Williams Colby – đã được thuyên chuyển về Hoa Thịnh Đốn giữ chức vụ Giám Đốc CIA toàn vùng Viễn Đông – ngỏ ý với Bộ Trưởng Quốc Phòng rằng: Theo kinh nghiệm của CIA, kế hoạch thả các toán nhỏ vào Bắc Việt sẽ không thành công. Nhưng giới chức cao cấp Hoa-Kỳ không đồng ý, cho rằng sở dĩ CIA thất bại vì thiếu phương tiện và khả năng; do đó chỉ thị cho CIA bàn giao kế hoạch xâm nhập miền Bắc cho quân đội.

Trong lúc việc chuẩn bị bàn giao tiến hành khả quan thì cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 3 tháng 11 năm 1963 làm xáo trộn phần nhân sự về phía Việt-Nam trong kế hoạch hành quân. Hai người cầm đầu ban Mật Vụ của Tổng Thống Diệm là Bác Sĩ Trần Kim Tuyến và Đại Tá Lê Quang Tung không còn nữa. Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm nhận chức Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt rồi tới Đại Tá Lam Sơn Phạm Đình Thứ thay thế chỉ mấy tháng sau đó. Tuy nhiên, cả Phòng 45 tức Sở Bắc và Phòng 55 tức Sở Nam vẫn do Ngô Thế Linh và Trần Văn Minh điều khiển.

Dù gặp trở ngại, những các công tác biệt kích bằng đường biển vẫn được tiến hành.

Tháng 11 năm 1963, một số Người Nhái thuộc toán công tác đường biển rời Đà Nẵng ra Căn Cứ Hải-Quân Cửa-Việt để thực tập chuẩn bị cho công tác đánh phá tầu bè tại các quân cảng Bắc Việt gần vĩ tuyến 17 Bắc.

Trước ngày công tác, cố vấn Mỹ cho Toán công tác xem không ảnh căn cứ Quảng-Khê.

Đầu tháng 12 năm 1963, chuyến công tác được chuẩn bị, mục tiêu là những chiến đĩnh Bắc Việt tại căn cứ Hải-Quân Quảng-Khê, nằm ở cửa sông Gianh thuộc tỉnh Quảng-Bình, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hải-Quân Vùng Nam của Bắc Việt. Nhưng chuyến công tác bị hủy bỏ vì thời tiết xấu. Một trong những Người Nhái tham dự là anh Vũ Văn Gương.

Để hữu hiệu hóa các hoạt động, cả CIA và MACV được chỉ thị tu chỉnh OPLAN 34-63.

Tháng 12 ngày 12 năm 1963, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara báo tin cho Đại Sứ Cabot Logde biết rằng Tổng Thống Johnson muốn đẩy mạnh những cuộc hành quân đặc biệt nhắm vào miền Bắc do lực lượng Nam Việt-Nam đảm trách với sự hỗ trợ của quân lực Hoa Kỳ.

Tháng 12 ngày 15 năm 1963, kế hoạch tu chỉnh mang tên OPLAN 34A, đặt trọng tâm vào việc xâm nhập bằng đường biển, được đệ trình Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ. CIA gọi là Kế Hoạch Tiger.

Mục đích chính của OPLAN 34A là phối hợp áp lực về quân sự và ngoại giao để cảnh cáo Bắc Việt không được gia tăng hoạt động ở Lào cũng như Nam Việt Nam. Như vậy, từ một kế hoạch đổ biệt kích do CIA điều khiển với mục tiêu thâu thập tin tức tình báo và phá hoại, OPLAN 34A vào giai đoạn này trở thành một kế hoạch nặng về chính trị.

Cũng thời điểm này, Hải-Quân Hoa-Kỳ thành lập Toán Yểm Trợ Lưu Động (MST - Mobile Support Team) tại Đà-Nẵng. Toán này gồm một số Người Nhái Hải-Quân (SEAL – Sea, Air, Land), các sĩ quan chuyên về tình báo của Thủy Quân Lục Chiến và nhiều chuyên viên hành quân Biệt Hải Hoa-Kỳ. Ngoài ra, còn có Thủy Thủ đoàn của hai Khinh Tốc Đỉnh đã tới Đà Nẵng. Nhiệm vụ của Toán Yểm Trợ Lưu Động là huấn luyện Thủy Thủ đoàn Việt-Nam về cách xử dụng Khinh Tốc Đỉnh cũng như việc sửa chữa và yểm trợ.

Tháng 12 ngày 19 năm 1963, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Hoa-Kỳ Tại Thái Bình Dương yêu cầu Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa-Kỳ cho phép thi hành kế hoạch OPLAN 34A trong khoảng thời gian 12 tháng để trắc nghiệm.

Cuối năm 1963, dù có tiến bộ về mặt huấn luyện, nhưng những hoạt động biệt kích vẫn không thâu thập được thành quả khả quan như ý muốn. Lý do vì tổ chức chưa được chặt chẽ và nhân viên phần lớn vẫn còn là dân sự, thiếu huấn luyện chuyên môn cũng như kỹ luật quân đội; do đó cần sự tham gia tích cực của Quân-Lực V.N.C.H. (6)

Tháng 2 ngày 12 năm 1964, Đai Tướng Westmoreland gửi công văn cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm – đương kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng – đồng thời cũng gửi cho Tướng Trần Văn Đôn, xin thêm 40 nhân viên cho các Toán công tác để vào năm 1965 có 148 nhân viên được huấn luyện thuần thục, sẵn sàng hoạt động.(7)

THÀNH LẬP M.A.C./S.O.G. VÀ NHA KỸ THUẬT

Tháng 1 ngày 21 năm 1964, kế hoạch OPLAN 34A được Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa-Kỳ đồng ý cho thi hành đợt 1. Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Logde thông báo với Quốc Trưởng Việt-Nam Dương Văn Minh về kế hoạch OPLAN 34A và cho biết chính phủ Hoa-Kỳ đã chấp thuận kế hoạch này và yêu cầu Việt-Nam hợp tác bằng cách cho quân đội tham gia.

Tháng 1 ngày 24 năm 1964, Toán Hành Quân Đặc Biệt (Special Operations Group - SOG) được chính thức thành lập do Đại Tá Clyde Russell chỉ huy, dưới quyền điều động của Phái Bộ Quân Sự Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (MACV). Do đó, cơ quan đảm trách những cuộc hành quân đặc biệt này thường được gọi tắt là MACV/SOG hay MAC/SOG.

Về sau, tên Special Operation Group được đổi là Studies and Observation Group (Toán Nghiên Cứu và Quan Sát) cho có vẻ "dân sự", nhưng tên viết tắt vẫn là MAC/SOG.

Kế hoạch OPLAN 34A do MAC/SOG chịu trách nhiệm và gồm có 4 thành phần chính:

Trong bốn thành phần kể trên, toán "hàng không" có đông nhân viên nhất vì được thừa hưởng 169 nhân viên Việt-Nam đa số là dân sự đang được huấn luyện tại Long-Thành do CIA để lại.

Tháng 1 ngày 28 năm 1964, cuộc chỉnh lý của Tướng Nguyễn Khánh khiến kế hoạch của MAC/SOG bị chậm lại vì Hoa-Kỳ cần phải được sự chấp thuận và hợp tác của chính phủ mới. Tướng Khánh là một người chủ trương Bắc Tiến.(8)

Tháng 2 ngày 12 năm 1964, Sở Kỹ Thuật (Strategic Technical Service – STS) thuộc Bộ Quốc Phòng V.N.C.H. được thành lập do Đại Tá Trần Văn Hổ chỉ huy. Đại Tá thuộc Cơ Quan Tình Báo Hoa-Kỳ, John K. Singlaub, là cố vấn,(9) để hoạt động song hành với MAC/SOG.

Sở Kỹ Thuật là hậu thân của Sở Khai Thác Địa Hình (Topographic Exploitation Service) trước đây do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Về sau, Sở Kỹ Thuật được đổi tên thành Nha Kỹ Thuật (Strategic Technical Directorate - STD).(10)

SỞ PHÒNG VỆ DUYÊN HẢI

Tháng 4 ngày 1 năm 1964, Sở Phòng Duyên Hải được thành lập. Nhân viên của hai Chi Cục Atlantic và Pacific  được sát nhập và trở thành Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải.

Khi mới thành lập, Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải được đặt tại số 52 đường Bạch Đằng, Đà-Nẵng (còn được gọi là White Elephant Building) cùng doanh trại với cơ quan CSD (Combined Studies Division).

Một cơ quan khác cũng được thành lập cạnh Sở Phòng Vệ Duyên Hải, tên là US Naval Advisory Detachment (NAD). Đây là cơ quan đối nhiệm (Counterpart Organization) của Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Trung Tá Owens.

Về sau, Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải di chuyển về đóng chung với cơ quan Phái Bộ Cố Vấn Hải-Quân (Naval Advisory Detachment – NAD) tại Sơn-Chà. Trại này tên là Trại Fay – tên của Trung Tá Chỉ Huy Trưởng N.A.D. bị tử thương vì mìn, năm 1967. Riêng phòng 2 và phòng 3 đóng tại Lower Base ở Tiên-Sa, chung với các phòng liên hệ của Hoa-Kỳ

Song song với việc xây dựng các doanh trại cho Lực Lượng Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần, sở Phòng Vệ Duyên Hải còn thiết lập hai trại khác tại Cù Lao Chàm, lấy tên là Phượng Hoàng (Phohenix) và DoDo.(11)

Về phương diện chỉ huy, chính phủ Hoa-Kỳ hoàn toàn đảm nhiệm phần kiểm soát và thiết kế hành quân, MAC/SOG và Nha Kỹ Thuật tại Việt-Nam đảm nhiệm việc thi hành.

Về phương diện tổ chức, phía Hoa-Kỳ, dưới MAC/SOG có Phái Bộ Cố Vấn Hải-Quân (Naval Advisory Detachment - NAD) hay còn được gọi là Toán Hành Quân Đường Biển (Maritime Operation Group - MAROP) chuyên lo về những cuộc hành quân biệt hải có nhiệm vụ thả biệt kích, bắn phá tầu bè, cơ sở quân sự cũng như mở các cuộc hành quân thăm dò dọc duyên hải miền Bắc.

Về phía Nam Việt-Nam, trực thuộc Nha Kỹ Thuật có Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Coastal Security Service - CSS) làm việc hàng ngang với NAD. Hai cơ quan này thường được gọi chung là NAD/CSS. Giới chức chỉ huy của Sở Phòng Vệ Duyên Hải phối hợp khá chặt chẽ với NAD trong việc điều động nhân viên công tác, thuyết trình trước và sau mỗi cuộc hành quân v.v... Ngoài cơ quan NAD, Sở Phòng Vệ Duyên Hải cũng làm việc rất chặt chẽ với toán Huấn Luyện và Yểm Trợ Lưu Động (MST).

Đa số nhân viên Sở Phòng Vệ Duyên Hải là quân nhân, trong số này phần lớn là Hải-Quân, đôi khi có một số rất nhỏ thuộc Bộ-Binh. Sở Phòng Vệ Duyên Hải làm việc ngang hàng với cơ quan NAD của Hoa Kỳ trong việc chỉ định các toán công tác, huấn luyện và bảo trì chiến đỉnh. Về mặt hành chánh, quân nhân Hải-Quân thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải được xem như biệt phái từ Hải-Quân. (12)

Quân số của Sở Phòng Vệ Duyên Hải tăng nhanh. Các Toán Biệt Hải thuộc Lực Lượng Biệt Hải được tuyển mộ và huấn luyện dọc theo bờ biển Mỹ-Khê. Bộ Tư Lệnh Hải-Quân cũng tăng phái một Toán Người Nhái được đặt tên là Athena, dưới quyền chỉ huy của Hải-Quân Đại Úy Lâm Nhựt Ninh. Năm mươi quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, được đặt dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Thiếu Úy Phan Tấn Hưng và Thiếu Úy Ngộ,  lấy tên là Romulus. Ngoài ra, Lực Lượng Biệt Hải cũng có những Toán khác, như Nimbus, Cumulua, Cancer, Vega và Mercury, đã được tuyển mộ và huấn luyện từ những năm trước.(13)

Từ đầu năm 1965 Sở Phòng Vệ Duyên Hải đã có những hoạt động mạnh mẽ ở Bắc vĩ tuyến 17, gây nhiều thiệt hại cho cộng sản Bắc Việt.

Trước tháng 8 năm 1967 những công tác của Sở Phòng Vệ Duyên Hải chỉ đến vỹ tuyến 19 độ 30 – ngoại trừ những cống tác hết sức đặc biệt.

Sau tháng 8 năm 1967, Sở Phòng Vệ Duyên Hải được phép hoạt động đến vỹ tuyến 20.

Không một nhân sự Hoa-Kỳ nào được có mặt trên Kinh Tốc Đỉnh khi công tác phía Bắc vỹ tuyến 17. (14)

Những cuộc hành quân lấy tên là LOKI:

Những cuộc hành quân Loki có mục đích bắt tù binh, cả ngư dân lẩn cán bộ Cộng Sản, đưa về tại trại Phoenix để khai thác tin tức.

Sau khi đem tù binh về trại Phoenix để khai thác tin tức, cán bộ Sở Phòng Vệ Duyên Hải tuyển chọn trong số này những người thù ghét chế độ Cộng Sản, huấn luyện họ làm mật báo viên dài hạn (Sleeping Agents) chờ ngày giải phóng miền Bắc. Sau khi hoàn tất việc huấn luyện cách thu thập tin tức, cách viết bí mật thư, v.v... những người này được chuyển sang trại DoDo để nơi đây huấn luyện (Indoctrination) về chủ trương và đường lối của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc do cán bộ của Sở Tâm Lý Chiến thuộc Nha Kỹ Thuật hướng dẫn dưới danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc. Ngoài ra các cán bộ Sở TLC cũng khai thác thêm những tin tức liên quan đến chính trị, xã hội và tôn giáo tại miền Bắc để hoạch định các công tác Tâm Lý Chiến cho đài Tiếng Nói Tự Do và đài Gươm Thiêng Ái Quốc thuộc Sở Tâm Lý Chiến, Nha Kỹ Thuật.

Sau thời gian huấn luyện, những người bị bắt đều được trả về miền Bắc và mỗi người được tặng một gói quà gồm Radio, mùng, mền, lưới cá, v.v... do Sở Tâm Lý Chiến/Nha Kỹ Thuật thực hiện. Mỗi lần thả, họ đều được PTF chở ra vùng họ ở, cho xuống một chiếc ghe để họ chèo vào bờ.

Tin tình báo cho biết, hầu hết những người được thả khi về đến địa phương đều bị Cộng sản Bắc Việt tịch thu tất cả quà tặng. Có người sau một thời gian lại cố ý ra biển để được bị bắt lại; đời sống của người dân miền Bắc, đặc biệt là ngư dân, quá cực khổ và đói kém, trong khi vào trại của Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc thì được ăn uống no đủ, áo quần mới, đối xử tử tế nên họ rất có cảm tình với phong trào và cung cấp nhiều tin tức quân sự có giá trị cao. (15)

Tháng 6, tối 16 rạng ngày 17 năm 1966, 3 PTF do Hải-Quân Đại Úy Lưu Chuyên chỉ huy, thực hiện công tác tại ranh giới hải phận Nghệ-An và Hà-Tĩnh, giữa hai đảo Hòn-Mê (Thanh-Hóa, Nghệ-An) và Hòn-Mật (Vinh, Hà-Tĩnh), khoảng vỹ tuyến 18 độ 30, tức là trên vỹ tuyến 17B khoảng 100 hải lý, cách bờ 12 hải lý.

Vùng biển này rất nhiều ghe và mảng đánh cá. Trong số ghe đánh cá, địch gài thêm ghe đặc công, trang bị B-40 và cả hỏa tiễn AT-3 Sagger của Nga. Địch cũng  đặt đại bác 130 ly – có tầm bắn xa khoảng 20 hải lý – trên đảo Hòn-Mê để yểm trợ ghe đặc công.

Đêm đó thời tiết xấu, mưa, cho nên tầm nhìn rất giới hạn.

Hải-Quân Đại Úy Lê Chuyên gia nhập Lực Lượng Hải Tuần từ cuối năm 1964 hoặc đầu năm 1965. Đại Úy Lê Chuyên là một sĩ quan can cường, liều lĩnh, nhiều kinh nghiệm và đầy mưu lược. Trong chuyến công tác này có người bạn cùng khóa – khóa 8 Hải-Quân Nha-Trang – với Đại Úy Lê Chuyên là Hải-Quân Đại Úy Liên Phong tháp tùng để thực tập làm Hạm Trưởng PTF. Đại Úy Lưu Chuyên dùng PTF-2 làm Khinh Tốc Đỉnh Chỉ Huy.(16)

Trong khi các PTF đang thi hành công tác thám sát gần bờ thì bị trọng pháo phòng duyên của địch bắn ra xối xả. Lúc được lệnh xét ghe, một PTF đã nhìn nhầm PTF-2 là ghe địch và ra lệnh tác xạ! Loạt đạn đầu trúng ngay đài chỉ huy. Đại Úy Lưu Chuyên và Đại Úy Liên Phong tử thương. Một Trung Úy khóa 10 Hải-Quân Nha-Trang bị thương. Số phận các Đoàn Viên chưa được kiểm chứng. (17)

Những cuộc hành quân lấy tên là CADO:

Do các toán Biệt Hải đổ bộ vào bờ để đột kích hoặc bắn phá những đồn Công An biên phòng tại các cửa biển hoặc các cơ sở trên đất liền. Năm 1964, một toán Biệt Hải đổ bộ và bắn phá nhà máy nước Bầu Tró (Ðồng Hới) gây nhiều thiệt hại cho nhà máy nàỵ Nhiều lần các toán Biệt Hải đổ bộ và bắt cóc cán bộ Bắc Việt trong các làng ven biển tại Ðồng Hới và Quảng Bình.

Những cuộc hành quân lấy tên là MINT:

Trong suốt thời gian Hoa-Kỳ thả mìn ở cửa biển Hải-Phòng để phong tỏa hải phận Bắc Việt, Sở Phòng Vệ Duyên Hải liên tục hành quân từ vĩ tuyến 17 đến Thanh Hóa. Trong thời gian này, Sở Phòng Vệ Duyên Hải đã chận đánh các đoàn ghe máy Bắc Việt tiếp tế cho các hải đảo ngoài khơi duyên hải. Ðặc biệt các chiến đỉnh của Sở Phòng Vệ Duyên Hải đã đánh tan một đoàn tiếp tế của Bắc Việt cho đảo hòn Cọp, tịch thu rất nhiều vũ khí và quân dụng, trong đó có một khẩu đại bác 82 ly không giật, của Nga – loại vũ khí đầu tiên tịch thu được trên chiến trường Việt Nam.

Những cuộc hành quân Tâm Lý Chiến:

Sở Tâm Lý Chiến (Nha Kỹ Thuật) thực hiện các loại truyền đơn và các gói quà tặng dưới danh nghĩa Phong Trào Gươm Thiêng Ái Quốc. Số truyền đơn và quà tặng được Sở Tâm Lý Chiến chuyển đến Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Sở Phòng Vệ Duyên Hải dùng PTF để thả các gói quà trên biển Bắc vĩ tuyến 17 hoặc dùng súng cối 81 ly trên PTF bắn vào bờ.

Hành Quân Ðặc Biệt tên là LURE:

Trên những truyền đơn thả theo các gói quà trên biển, Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc kêu gọi các tàu của Bắc Việt trốn vào miền Nam Việt Nam. Sở Phòng Vệ Duyên Hải dùng ghe NAUTILUS thả neo túc trực tại phía Nam Vĩ Tuyến 17. Trường hợp tàu của Hải-Quân Bắc Việt vượt tuyến vào Nam hồi chánh, sẽ được cán bộ và thủy thủ đoàn của chiếc Nautilus đón tiếp. Ngoài phần thưởng đặc biệt dành cho Thuyền Trưởng và Thuyền Phó, mỗi thủy thủ đều được Chính Phủ Việt-Nam Cộng Hoà lo chỗ ăn, chỗ ở và mỗi người đều được thưởng 100 lượng vàng để sinh sống. Cuộc hành quân này kéo dài gần ba tháng mới chấm dứt. (18)

Những sĩ quan sau đây từng đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải:

Ngoài Đại Đội Dân Sự Chiến Đấu – để phụ trách việc canh gác hậu cứ – và một số cơ cấu hành chánh, Sở Phòng Vệ Duyên Hải có hai đơn vị trực thuộc chính; đó là Lực Lượng Hải Tuần và Lực Lượng Biệt Hải.

*Điệp-Mỹ-Linh tóm lược và tổng hợp từ 3 bài viết về Sở Phòng Vệ Duyên Hải của 3 tác giả: Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, ông Trần Đỗ Cẩm và ông Nguyễn Thanh Hoài.

(**) Được sự xác nhận của Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại về cấp bậc của 3 vị Chỉ Huy Trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải  khi 3 vị này mới nhậm chức. Sau đó cả 3 vị đều được thăng cấp.
1-3-5-6-8-10-12-16 Ông Trần Đỗ Cẩm
2-4-11-13-15-17-18 Ông Nguyễn Thanh Hoài
7-9-14-19 Can Trường Trong Chiến Bại của Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

LỰC LƯỢNG BIỆT-HẢI *
Thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải

lực lượng biệt hải

Tổ Chức

Sau cuộc đảo chánh của các Tướng lãnh ngày 1. 11. 1963, nền Đệ Nhất Cộng Hòa không còn nữa. Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống trở thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và Sở Bắc được cải danh thành Sở Kỹ Thuật rồi Nha Kỹ Thuật. Tất cả quân nhân thuộc Nha Kỹ Thuật đều do Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt quản trị về mặt hành chánh. Phần công tác đều nhận lệnh trực tiếp từ Bộ Tổng Tham Mưu Q.L./V.N.C.H. Ngoài ra, Chi Cục Pacific cũng còn tuyển mộ một số nhân viên dân chính theo hợp đồng như: "Thủy Thủ Đoàn các thuyền máy" và các nhân viên hành động khác, để chuẩn bị thành lập các toán hoạt động ngắn hạn sau này.

Từ năm 1961 đến đầu năm 1964, trước khi Sở Phòng Vệ Duyên Hải được chính thức thành lập, Chi Cục Pacific – về sau đổi thành Trại Mỹ-Khê – có khoảng 40 nhân viên, vừa quân đội vừa dân chính, lấy tên là Lực Lượng Hải Kích, đồn trú trong những lều vải lớn tại Trại Orion, cạnh Bộ Tư Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên Hải; do Thiếu Úy Nguyễn Duy Vân (Charlie) làm trại trưởng.

Đầu năm 1962 đến cuối năm 1963, trại Huấn Luyện Mỹ Khê được tiếp tục xây cất gồm trại Mỹ Khê và 9 trại khác, đồn trú rải rác và cách nhau từ 200-300 thước, từ phía Nam cạnh chân núi Ngũ Hoành Sơn (Non-Nước) đến chân núi Sơn-Chà phía Bắc.

Từ năm 1961 đến đầu năm 1964 – trước ngày Sở Phòng Vệ Duyên Hải được chính thức thành lập – Chi Cục Pacific (sau này đổi thành Trại Mỹ Khê) có khoảng 40 nhân viên vừa quân đội vừa dân chính lấy tên là Lực Lượng Hải Kích, đồn trú trong các lều vải lớn tại Trại Orion, cạnh Bộ Tư Lệnh Hải-Quân vùng I Duyên Hải, do Thiếu Úy Nguyễn Duy Vân (Charlie) làm trại trưởng.

Trong giai đoạn này có những thay đổi về nhân sự:
*.- Trung úy Nông An Pang trở về Trung Ương
*.- Đại úy Hà Ngọc Oánh được bổ nhiệm làm Trưởng Trại Mỹ Khê. Sau một thời gian, Đại Úy Hà Ngọc Oánh được bổ nhiệm một chức vụ khác ở Trung Ương.
*.- Trung úy Nguyễn Nghiêm được thăng Đại Úy và nhận chức Trưởng Trại Mỹ Khê.
*.- Trung úy Trương Duy Tài tạm thời được đề cử vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Tuần, còn gọi là "Upper Base".

Sau khi Sở Phòng Vệ Duyên Hải được chính thức thành lập – tháng 4 ngày 1 năm 1964 – và Cơ quan CSD bàn giao lại cho Cơ quan NAD (Naval Advisory Detachment) thì Sở được tổ chức như sau:

Lực Lượng Biệt Hải có quân số trên 200 người và được phân phối như sau:

THÀNH PHẦN HÀNH ĐỘNG (Action Elements)

Trại 1: Toán ROMULUS gồm 50 sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tăng phái, do Thiếu Úy Dương Văn Hưng và Thiếu Úy Ngộ chỉ huy.

Trại 2: Toán ATHENA gồm 45 toán viên Người Nhái của Hải-Quân Việt-Nam do Đại Úy Lâm Nhựt Ninh chỉ huy. Toán này do Bộ Tư Lệnh Hải-Quân V.N.C.H. tăng phái.

Trại 3: Toán NIMBUS gồm 40 toán viên, thuộc thành phần quân đội, do một Thượng Sĩ (sau vinh thăng Chuẩn úy, không nhớ tên) chỉ huy. Sau này do Thiếu Úy Nguyễn Công Thanh làm Trưởng toán.

Trại 4: Toán CUMULUS gồm 40 toán viên cũng thuộc thành phần quân đội do Thiếu Úy Nguyễn Hữu Hà (Hoàng) Chỉ huy. Sau này do Thượng Sĩ Hòa làm trưởng toán.

Trại 5: Toán Mercury, chừng 35 toán viên. Toán này toàn nhân viên dân chính tình nguyện phục vụ theo hợp đồng dưới danh nghĩa Biệt Kích Quân. Toán này do Thiếu Úy Nguyễn Bá Lộc (Ninh) chỉ huy. Sau này không rõ ai làm Trưởng Toán khi Thiếu Úy Lộc được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Phòng 5 Sở Phòng Vệ Duyên Hải.

Trại 6: Toán VEGA. Toán này có chừng 30 toán viên gồm toàn nhân viên của Lực Lượng Hải Thuyền do Bộ Tư Lệnh Hải-Quân tăng phái. Toán này do Hải-Quân  Đại Úy Trịnh Hòa Hiệp ( Người Nhái của Hải Quân Việt-Nam) chỉ huy.

Trại 7 (Mỹ Thị): Bộ Chỉ Huy Đại Đội An Ninh gồm 120 Dân Sự Chiến Đấu do Thiếu  Úy Nguyễn Văn Nghĩa (Nhơn) làm Đại Đội Trưởng và là bãi thực tập phá hoại của Lực Lượng Biệt Hải.

Trại 8: Toán Cancer có 6 toán viên gồm quân đội lẫn dân chính; có 2 nhân viên Nùng. Toán này do Thiếu Úy Nguyễn Thanh Hoài kiêm Trưởng công tác (case office).

Trại 9: Dùng làm khu cấm (Isolation Camp).

THÀNH PHẦN YỂM TRỢ (SUPPORT ELEMENTS)

Trại Mỹ Khê:
*.- Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Biệt Hải
*.-  Nơi ở của Toán Cố Vấn và Huấn Luyện Viên Hoa Kỳ.
*.- Trại Sĩ Quan Độc Thân.
*.- Thông Dịch Viên
*.- Trung Đội An Ninh Phòng Thủ
*.- Trại 7 và Trại 9
*.- Câu Lạc Bộ v.v… (1)

Mỗi trại đều có Dân Sự Chiến Đấu lo canh gác và vấn đề ẩm thực. Biệt-Hải chỉ lo tập và thi hành công tác cho đến khi giải nhiệm hoặc tự ý xin rút lui.

Tuyển Mộ

Muốn trở thành một Biệt-Hải, học viên phải hội đủ những điều kiện: Thể chất khỏe mạnh, cường tráng; tinh thần can đảm, tự tin, kín đáo; phản ứng bén nhạy để xoay trở khi lâm nạn và có sức chịu đựng phi thường.

Huấn Luyện

  • Khóa I Biệt-Hải

Tháng 10 năm 1962, khóa Biệt-Hải đầu tiên tại Việt-Nam do Người Nhái Mỹ (U.S. Navy SEALs) và một số Biệt-Hải Việt-Nam tốt nghiệp tại Đài-Loan huấn luyện. Khóa này có một sĩ-quan duy nhất – Hải-Quân Trung-Úy Trịnh Hòa Hiệp, xuất thân khóa 7 Hải-Quân Nha-Trang – và một số hạ sĩ quan Hải-Quân, còn hầu hết là nhân viên Hải-Thuyền.

Khóa I Biệt Hải ra trường vào tháng 1 năm 1963. Sau khi Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải được thành lập, khóa I Biệt Hải xin chuyển qua Sở Phòng Vệ Duyên Hải, chuyên thi hành công tác xâm nhập miền Bắc, từ bắc vỹ tuyến 17.

  • Khóa II Biệt-Hải

Cũng được tổ chức tương tự như khóa I. Hải-Quân Thiếu-Úy Phan Tấn Hưng, xuất thân khóa 9 Hải-Quân Nha-Trang, là sĩ-quan thứ hai theo thụ huấn.

Khóa I và khóa II Biệt-Hải được huấn luyện tại Đà-Nẵng. Những khóa kế tiếp được huấn luyện tại các địa điểm khác nhau như: Nha-Trang, Cam-Ranh, Vũng-Tàu, v.v…

Biệt-Hải được huấn luyện như một điệp viên chiến tranh thuần túy để thích nghi với mọi môi trường như lặn, đổ bộ và nhảy trực thăng từ một cao độ khá nguy hiểm mà không cần dù. Biệt-Hải biết xử dụng tất cả mọi loại vũ khí – của ta cũng như của địch – và có khả năng xâm nhập, trốn thoát và sống còn.

Thời gian huấn luyện là 24 tuần lễ, kể cả “Tuần lễ địa ngục”. Muốn vượt qua “Tuần lễ địa ngục”, học viên phải qua nhiều thử thách như: Chèo ghe 115 dặm, chạy bộ 75 dặm, mang tàu đi 21 dặm, bơi 10 dặm, bơi trong khi tay và chân bị trói để lấy tài liệu dưới đáy nước – bằng miệng. Biệt-Hải phải chịu đựng được những khắc nghiệt của độ nóng, độ lạnh, độ sâu và độ cao. Biệt Hải cũng phải học về nhảy dù.

Vì những điều kiện huấn luyện để trở thành một Biệt-Hải rất khắc khe cho nên Biệt-Hải Hoa-Kỳ có câu: The only easy day was yesterday!

Nhiệm Vụ

Mỗi nhóm hoạt động trong một lãnh vực khác nhau.

Trước khi Biệt-Hải thực hiện một công tác nào thì nhân viên phải được huấn luyện và thực tập dựa theo địa hình, địa vật – do không ảnh U2 cung cấp – của những địa điểm mà công tác sẽ được thi hành.

Trong khi thi hành nhiệm vụ Biệt-Hải thường bơi từng cặp để tương trợ lẫn nhau. Phương thức này được gọi là Buddy System.

Khi Lực-Lượng Hải-Tuần chưa thành lập, Việt-Cộng bố trí nhiều vị trí đóng quân dọc theo duyên hải kể từ phía Bắc vỹ tuyến 17. Về sau, những đơn vị Việt-Cộng này bị Biệt-Hải tấn công và bắn phá liên miên, Việt-Cộng dời quân vào sâu trong nội địa.

Sau khi Việt-Nam hóa chiến tranh, Đại-Đội Hải-Kích được biệt phái cho các Giang-Đoàn, Duyên-Đoàn hay những Căn-Cứ Hải-Quân trên khắp lãnh thổ miền Nam.

Nhiệm vụ của Hải-Kích cũng tương tự như Biệt-Kích, nghĩa là đột nhập vào những mục tiêu ven biển hoặc sông rạch.

Một toán Hải-Kích được biệt phái thường trực cho Căn-Cứ Hải-Quân Năm-Căn. Đại đội vớt tàu trang bị dụng cụ lặn và trục vớt, lưu động các nơi, nhất là Vùng IV Sông-Ngòi. Đại đội tháo gỡ đạn dược cũng biệt phái nhân viên đến những Bộ-Chỉ-Huy Vùng. (2)

Tháng 7 sáng sớm ngày 31 năm 1964, Khu Trục Hạm Madox của Hải-Quân Hoa-Kỳ đến vùng biển Việt-Nam, ngang vỹ tuyến 17, để bắt đầu tuần tiễu dọc bờ biển Bắc Việt, có tên là Desoto.

Tháng 8 ngày 2 năm 1964, chiến hạm Madox đang ở vị trí cách bờ khoảng 18 hải lý và cách Hòn-Mê khoảng 10 hải lý thì bị 3 Ngư Lôi Đỉnh Bắc Việt mang số T-333, T-336 và T-339 tấn công bằng ngư lôi. Chiến hạm Madox phản công. T-333, T-336 và T-339 đều bị hư hại nặng. Madox không bị thiệt hại.

Tháng 8 ngày 3 năm 1964, Đô Đốc Johnson – Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội – ra lệnh Khu Trục Hạm Madox tiếp tục cuộc tuần tiễu Desoto; đồng thời Khu Trục Hạm Turner Joy cũng được chỉ thị đến tăng cường cho chiến hạm Madox. (3)

Sau biến cố giữa Khu Trục Hạm Madox và Ngư Lôi Đỉnh Bắc Việt, Hoa-Kỳ yêu cầu Nam Việt-Nam ngưng những hoạt động ngoài khơi bên kia vỹ tuyến 17. Các công tác chỉ được giới hạn vào việc bắn phá những cơ sở quân sự của địch dọc bờ biển mà thôi.

Tháng 6 năm 1965, những công tác đổ bộ của Biệt Hải mới được thi hành trở lại.

Luật bất thành văn: Khi đồng đội bị tử trận, bằng mọi phương tiện và mọi giá, chiến sĩ thuộc Lực Lượng Hải Tuần và Biệt Hải cũng phải đem thi hài của đồng đội đó về với gia đình. (4)

Tầm hoạt động xa nhất của Biệt-Hải là Hải-Phòng.

*Điệp-Mỹ-Linh tổng hợp 4 bài biết về Lực Lượng Biệt Hải của 4 tác giả:
1.- Nguyễn Thanh Hoài
2.- Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
3.- Trần Đổ Cẩm
4.- Can Trường Trong Chiến Bại của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

LỰC-LƯỢNG HẢI-TUẦN*

lực lượng hải tuần

Tổ Chức

Lực-Lượng Hải-Tuần thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải, đóng tại Tiên-Sa, Đà-Nẵng. Bộ-Chỉ-Huy gồm Chỉ-Huy-Trưởng và Chỉ-Huy-Phó.

Hải-Quân Thiếu Tá Diệp Quang Thủy được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Hải-Tuần.

Tất cả nhân viên thuộc Lực-Lượng Hải-Tuần, cả sĩ quan và lính, đều là những quân nhân tình nguyện và được biệt phái hẳn cho Lực-Lượng Đặc-Biệt (Special Operations Group). Lực-Lượng Đặc-Biệt này gồm nhiều binh chủng khác nhau như Thủy-Quân Lục-Chiến, Không-Quân, Nhảy-Dù, Biệt-Kích, v. v…và Hải-Quân là một thành phần trong cơ cấu này.

Trang Bị

Điểm đặc biệt là tất cả ống phóng ngư lôi đều được tháo gỡ vì đối thủ Bắc Việt chỉ có các loại tầu nhỏ, không phải là mục tiêu của loại vũ khí này. Súng ống trang bị trên các PTF cũng được biến cải để phù hợp với nhiệm vụ. 

Ngoài những vũ khí trang bị trên chiến đĩnh, toán đổ bộ lúc đầu còn xử dụng hỏa tiễn thời chỉnh để bắn phá các mục tiêu; nhưng vì hỏa tiễn không được chính xác cho nên sau này họ xử dụng súng 57 ly không giật để tăng cường hỏa lực. Các ổ súng không giật thường được đặt ở sân trước ngay dưới chân khẩu súng cối 81 ly trên chiến đĩnh mỗi khi bắn phá mục tiêu trên bờ. Toán đổ bộ cũng thực tập bắn súng 57 ly bằng cách mang trên vai để có thể xử dụng vũ khí này trên xuồng cao su. Ngoài súng 57 ly, còn có các loại 90 ly hay 106 ly nhưng không được xử dụng thường xuyên. Nhiều loại mìn nổ chậm cũng được Biệt Hải dùng trong công tác phá hoại. Về vũ khí cá nhân, các nhân viên đổ bộ dùng loại súng AK của khối Cộng Sản hay tiểu liên (K-gun) do Thụy Điển chế tạo.(2)

Mỗi PTF có một hạm trưởng – cấp bậc Đại-Úy Hải-Quân – một hạm phó, một cơ khí viên và một số nhân viên. Mỗi lần hành quân thường đi chung 2 hoặc 3 PTF để yểm trợ lẫn nhau.

Nhiệm Vụ
Nhiệm vụ của Lực-Lượng Hải-Tuần là dùng PTF đưa Biệt-Hải hoặc những người có nhiệm vụ liên hệ, vượt vỹ tuyến 17, xâm nhập Bắc Việt. Công tác thường được thực hiện ban đêm và chỉ với mục đích thu thập tin tức tình báo.

Phạm Vi Hoạt Động

Từ vỹ tuyến 17 cho đến Hải-Phòng

Sau khi thi hành công tác từ Bắc về, PTF Hải-Quân V.N.C.H. thường bị PT Việt-Cộng chận đánh, khoảng Hòn-Cọp. PTF Hải-Quân V.N.C.H. cũng thường bị Mig Bắc-Việt – bay từng cặp – phát giác bằng radar và dùng hỏa tiễn tầm nhiệt tấn công.

Hải-Quân Việt-Cộng được trang bị 12 P4.

Việt-Cộng thường dùng loại tàu Kronstaff, vận tốc khoảng 35 hải lý một giờ và loại P4 vận tốc 65 hải lý một giờ và được trang bị 6 giàn đại liên 50 đôi để tấn công PT Nam Việt-Nam. PT Nam Việt-Nam vừa phản công vừa lui về dưới vỹ tuyến 17 để khỏi bị lộ.

Lực-Lượng Hải-Tuần đưa Biệt-Kích xâm nhập Bắc Việt lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1964.

Cuối năm 1970, theo tinh thần Hòa Đàm Paris, Việt-Cộng yêu cầu Mỹ hủy bỏ những công tác tình báo ngoài Bắc. Mỹ nhượng bộ.

Lực-Lượng Hải-Tuần ngưng hoạt động và giải tán.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
1 và 2:  Ông Trần Đỗ Cẩm

www.diepmylinh.com

 

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site