lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Vua Trần Nhân Tông Và Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Trần-Minh-Siêu | Đức Vua Phật-Hoàng Trần-Nhân-Tông

Vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi Hoàng đế năm 1278. Cách đây vừa tròn 704 năm, ngày 3 tháng 10 năm Mậu Thân (tức ngày 16/11/1308) Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử, thọ 50 tuổi.

I. Đất Long Hưng quê hương Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi Hoàng đế năm 1278.

Cách đây vừa tròn 704 năm, ngày 3 tháng 10 năm Mậu Thân (tức ngày 16/11/1308) Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử, thọ 50 tuổi.

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một trong những vị vua yêu nước và anh hùng bậc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ kiệt xuất ở thế kỷ 13. Trần Nhân Tông là người có công sáng lập dòng thiền Trúc Lâm, một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Phủ Long Hưng thời Trần, nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là quê hương của nhà Trần, cũng tức là quê hương của vua Trần Nhân Tông.

Ông vua mở đầu triều Trần là Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) ở ngôi báu từ năm 1225 - 1258 đã sinh ra trên đất phủ Long Hưng. Ngược thời gian về trước thì Trần Lý (cá chép), Trần Thừa (cá dưa), Trần Tự Khánh (cá ngạnh), Trần Hấp (cá trắm), Trần Kình (cá kình), Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung (cá thu ngừ)... đều được sinh ra và được phong thổ phủ Long Hưng dưỡng dục.

Ngày nay, tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có lăng mộ của các vị vua đầu triều Trần như:

- Thọ lăng sau đổi là Huy lăng của Trần Thừa, người được triều Trần truy tôn là miếu hiệu Thái Tổ vào năm 1248.

- Chiêu lăng của vua Trần Thái Tông.

- Dụ lăng của vua Trần Thánh Tông.

- Đức lăng của vua Trần Nhân Tông

Ngoài những lăng miếu nói trên thì ở làng Phương La, xã Thái Phương có đền thờ và lăng mộ của Hoằng nghi Đại vương (em trai của Trần Lý, thân phụ của Trần Thủ Độ).

Tại làng Phù Ngự, xã Liên Hiệp, có lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ - người có công sáng lập vương triều Trần.

Đất Long Hưng không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn lăng mộ các vua đầu triều Trần, mà quan trọng hơn đây là nơi các vua Trần thường tổ chức lễ Hiến phù, tức là lễ dâng các viên tướng của giặc bị quân dân nhà Trần bắt để báo công thắng trận lên Tiên tổ nhà Trần nữa: ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tý (1288) đem các tướng của Nguyên Mông bị bắt như: Tích Cơ Lệ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi. Tham chính Sầm Đoạn, Phàn Tiếp, Điền nguyên soái và các vạn hộ, thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Hoặc như năm 1312 vua Trần Anh Tông sau khi bình xong Chiêm Thành, bắt được vua Chế Thí thì đã đưa xa giá trở về dâng lễ thắng trận tại các lăng ở phủ Long Hưng.

Đất Long Hưng vào cuối thời Lý (1010 - 1225) là mảnh đất lập nghiệp của dòng họ Trần. Dòng họ Trần vào những năm đầu thế kỷ 13 đã trở thành một dòng tộc nổi tiếng, vừa có tiềm lực về kinh tế, vừa có thực lực về quân sự. Chính vì thế trong thời gian phải rời khỏi kinh đô Thăng Long chạy loạn vào cuối đời vua Lý Cao Tông (1176 - 1210), Hoàng Thái tử Lý Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) đã về nương nhờ tại trang ấp của cụ Trần Lý ở thôn Lưu Gia, nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hòa, tỉnh Thái Bình. Hoàng Thái tử Lý Sảm đã “thấy con gái của Trần Lý có sắc đẹp bèn lấy làm vợ”. Người con gái ấy là Trần Thị Dung về sau trở thành hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông.

Cũng từ mảnh đất Long Hưng này mà “anh em họ Trần họp hương binh để dẹp loạn rước vua Lý Cao Tông về kinh sư (tức là Thăng Long), khôi phục chính đạo”.

Từ đất Long Hưng, các vị tướng tài ba của dòng họ Trần như Trần Tự Khánh, Trần Thừa, Trần Thủ Độ... đã từng bước tiến về kinh đô Thăng Long. Đúng 15 năm sau kể từ ngày Hoàng Thái tử Lý Sảm về lánh nạn tại phủ Long Hưng, vị tướng kiệt xuất của dòng họ là Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ bằng tài ba, mưu trí và sự quyết đoán tuyệt vời đã đưa cháu mình là Trần Cảnh bước lên ngai vàng một cách êm thấm, hòa bình, không đổ một giọt máu. Từ đây nhà Trần đã thay thế nhà Lý làm chủ kinh đô Thăng Long, mở ra một triều đại mới: Vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài vùng đất Long Hưng, tỉnh Thái Bình là quê hương nhà Trần, đối với sự nghiệp xây dựng triều Trần chúng ta còn phải chú ý tới mảnh đất Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh là những nơi có nhiều di tích LSVH liên quan đến nhà Trần là và Vương triều Trần như khu Tức Mặc - Thiên Trường ở Nam Định, nơi có đền thờ của 14 vị vua Trần, chùa Phổ Minh, nơi lưu giữ một phần xá lỵ của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông; như khu lịch sử Vạn Kiếp - Kiếp Bạc - Côn Sơn ở Hải Dương; như vùng đất thang mộc của An sinh Trần Liễu, thân phụ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, lăng mộ của các vị vua giữa và cuối triều Trần. Đặc biệt có khu Thiền viện Quỳnh Lâm, đất Phật Yên Tử.

II. Trần Nhân Tông, một vị hoàng đế anh hùng, một vị vua Phật, một nhà văn hóa lớn

Trần Nhân Tông lên ngôi vua năm 1278 lúc đó mới 20 tuổi.

Trần Nhân Tông làm vua, Trần Thánh Tông làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 thì mất. Trong thời gian từ 1278 - 1290 Trần Nhân Tông cùng cha là Trần Thánh Tông cai quản, điều hành đất nước, đương đầu với một số lượng quân viễn chinh đông nhất và những thay đổi trong chiến lược quân sự nhằm chiếm cho được nước Đại Việt, mở đường bành trướng xuống Đông Nam Á.

Nói đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông là nói đến thiên tài quân sự của Hưng Đạo Đại Vương. Nhưng vị vua trẻ tuổi Trần Nhân Tông, người đứng đầu triều đình lúc đó có vai trò hết sức quan trọng. Chính vua Trần Nhân Tông cùng triều đình nhà Trần đã chuẩn bị cho toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, phát triển kinh tế, củng cố an ninh chính trị xã hội, xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh, tạo ra sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc Nguyên Mông, mà sau này Trần Quốc Tuấn đã tổng kết là: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”.

Trong thực tế, một số trường hợp cần thiết để động viên quân sĩ và góp sức vào cuộc chiến, vua Trần Nhân Tông cũng trực tiếp cầm quân đánh giặc như trận Vạn Kiếp, trận Tường Yên, Tây Kết, Bạch Đằng năm 1288.

Đối với cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông, bảo vệ Tổ quốc vua Trần Nhân Tông xứng đáng là một Hoàng đế anh hùng.

Sau khi Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông mất (1290) đến năm 1293, vua Trần Nhân Tông một mình điều hành triều chính.

Năm 1293 nhà vua nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lui về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng, nhưng vẫn cố vấn và giám sát nhà vua. Năm 1299 xuất gia, lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Pháp danh của nhà vua là Điều Ngự Đầu Đà hay Hương Vân Đại Đầu Đà, thường gọi là Điều Ngự Giác Hoàng.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập mang tính nhập thế, tính dân tộc, nhân văn rất cao.

Do uy tín của Trúc Lâm đệ nhất tổ nên đã quy tụ được mọi tông phái Phật giáo Đại Việt thành một tổ chức Phật giáo thống nhất cả nước.

Tuy xuất gia tu hành, nhưng Điều Ngự Giác Hoàng vẫn lo toan vận nước. Từ núi Yên Tử “thời thượng dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm (Ngô Thời Nhậm, Trúc Lâm tông chí nguyên thanh).

- Trần Nhân Tông thành lập liên minh Đại Việt - Chămpa để chống giặc Nguyên Mông.

Năm 1282 quân Nguyên Mông mở cuộc vượt biển xâm chiếm Chămpa để làm bàn đạp tấn công từ phía Nam, phối hợp với ba mũi từ phía Bắc xuống để hòng đánh bại nước Đại Việt. Đồng thời quân Nguyên Mông còn ép nhà Trần cho mượn đường và cung cấp lương thực để đánh Chămpa, gây chia rẽ và xung đột giữa 2 nước.

Nhà Trần phá tan âm mưu đó bằng cách không chấp nhận yêu sách của nhà Nguyên, mà còn phái quân đội vào Nam giúp Chămpa. Theo sử nhà Nguyên thì nhà Trần đã cử 2 vạn quân và 500 chiếc thuyền cùng chiến đấu chống kẻ thù chung.

Sau khi quân Nguyên Mông từ ngoài biển đánh chiếm cảng Quy Nhơn, rồi tiến đánh kinh đô Vijaya (thành Chà Bàn, Bình Định) của Chămpa. Vua Chămpa cùng quân dân rút lên miền núi lập căn cứ chiến đấu, buộc quân Nguyên phải bỏ kinh đô Vijaya ra chiếm giữ miền Ô Lý để năm 1285 đánh ra Đại Việt, nhưng khi đến Nghệ An, bị Thượng tướng Trần Quang Khải chỉ huy quân dân Nghệ An đánh bạt ra biển. Như vậy thắng lợi của Chămpa trong năm 1282-1283 có tham gia tích cực của quân dân nhà Trần, tạo thuận lợi cho thắng lợi của quân dân Đại Việt năm 1285. Trong lịch sử quan hệ Đại Việt - Chăm pa đấy là biểu tượng đẹp đẽ của tinh thần đồng minh chiến đấu giữa 2 nước.

- Để tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ hòa hiếu đó, năm 1301, vua Trần Nhân Tông với cương vị là một Đại sứ đã vân du nhiều nơi, rồi nhân sứ giả của vua Chămpa sang cống lễ vật, nhà vua đã theo sứ bộ thăm đất nước láng giềng phương Nam trong 8 tháng năm Tân Sửu (1301). Trong cuộc viếng thăm này, nhà vua đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân để thắt chặt quan hệ Đại Việt - Chămpa.

Cuộc hôn nhân này diễn ra không đơn giản, vì lúc bấy giờ không mấy người hiểu hết suy tư, tính toán của Trần Nhân Tông.

Năm 1306, vua Chăm pa sai sứ bộ hơn 1000 người do Chế Bồ Đào cầm đầu đem nhiều báu vật làm lễ cầu hôn.

Đa số quan lại trong triều đình nhà Trần đều tỏ ý không đồng tình cuộc hôn nhân này. Duy chỉ có Văn Túc Vương Trần Đạo Tái trong hàng quý tộc và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung trong hàng sĩ phu là hiểu ý của Trần Nhân Tông và thuyết phục mọi người nghe theo.

Năm 1306 vua Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chăm pa là Chế Mân và Chế Mân đem hai châu Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới. Quyết sách đối ngoại của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông được thực hiện đã nâng cao, thắt chặt quan hệ hòa hiếu giữa Đại Việt và Chăm pa. Đồng thời biên giới phía Nam của Đại Việt được mở rộng bao gồm 2 châu Ô, Lý, vào tận đèo Hải Vân.

Năm 1307, nhà Trần đổi 2 châu Ô, Lý thành châu Thuận và châu Hóa. Cuối thời Trần lập thành lộ Thuận Hóa.

- Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ, nhà văn, nhà Phật học, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Các tác phẩm còn lưu truyền đến tận ngày nay gồm có những bài thơ được chép lại trong “Việt âm thi tập” do Phan Phu Tiên và Chu Xa sưu tầm, trong “Nam Ông mộng lục” của Hồ Nguyên Trừng, “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn, đặc biệt hai bài phú chữ Nôm mang tên “Cư lạc Trần đạo phú”, “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” cùng bài văn “Thượng sĩ hành lục” viết tiểu sử Tuệ trung thượng sĩ Trần Quốc Tung in trong sách “Thượng sĩ ngự lục” và một số bài giảng về đạo Phật chép trong “Thành đăng ngự lục” và “Tam tổ thực lục”. Những tác phẩm của Trần Nhân Tông đều nói lên lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào dân tộc và triết lý Phật học uyên bác của nhà vua.

III. Vua Trần Nhân Tông người dạy chữ Nhân

Trong lịch sử nước Việt Nam, vua Trần Nhân Tông là một nhân vật lịch sử phi thường (7/12/1258 - 16/11/1308). Khi làm vua, ông dạy dân cách khiêm cung, thiết dụng. Khi là nhà sư đã dày công giáo hóa các tăng ni, phật tử. Nghiên cứu kỹ những tác phẩm, những công việc mà Trần Nhân Tông đã làm ta thấy rõ chữ Nhân là điều xuyên suốt, là thông điệp duy nhất của cả cuộc đời nhà vua, nhà sư. Hay nói cách khác tất cả những gì nhà vua Trần Nhân Tông đã viết, đã làm đều chỉ hướng tới một mục đích duy nhất là khai sáng, mở rộng, làm sâu sắc và lung linh trong lòng mọi người chữ Nhân.

Đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, vào thành Thăng Long khi thấy thùng thư xin đầu hàng giặc để làm quan, có người cho đây là cơ hội để trị tội những kẻ phản bội Tổ quốc. Trần Nhân Tông cho đốt hết. Nhà vua nghĩ rằng: đất nước lâm vào cảnh điêu linh có kẻ lận lầm, có không ít kẻ hèn nhát, cũng chẳng thiếu kẻ gian tham. Nhưng nếu đem xử, rồi chém hàng ngàn người một lúc là việc không nên. Những người chính trực không đồng ý với cách làm của nhà vua. Nhưng Trần Nhân Tông vẫn tin là nhà vua đã làm đúng. Nếu làm ngược lại thì không thể nào hàn gắn được sự chia rẽ của lòng người khi một lần nữa lại bị sỉ nhục và chà đạp lên nỗi đau của những ngộ nhận đớn hèn.

Năm 1293, nhường ngai vàng khi mới 35 tuổi, đây là điều hy hữu trên thế giới. Trần Nhân Tông coi thường phú, quý, ghét sự xa hoa. Chính vì thế khi vua con Trần Nhân Tông thăng quan, bổ chức nhiều quá. Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã đau đớn mà thét lên rằng: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”(1). Đây là cách nói, cách hiểu của một vị vua coi dân như con đẻ của mình. Nhà vua đã biết đau nỗi đau của dân, biết nỗi khổ của dân và tin chắc rằng một chính quyền tốt nhất phải là chính quyền cai trị ít nhất, ít quan nhất.
Bài học Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông dạy vua Trần Nhân Tông, tức là cha dạy con, dù lịch sử đã trải qua hơn 700 năm vẫn còn nguyên giá trị.

Năm 1289, Trần Nhân Tông làm bài thơ gửi cho sứ giả nhà Nguyên là Lý Tư Diễn, trong đó có câu: “Tịch hiệp thiên hà tẩy chiến trần” (nghĩa là: Kéo cả giải Ngân Hà để rửa sạch bụi trần của cuộc chiến đớn đau, mất mát)(2). Trần Nhân Tông là người biết sâu sắc rõ ràng những mâu thuẫn, sai lầm từ chiến tranh là khủng khiếp, khó lòng mà sửa chữa, hàn gắn được.

Chữ Nhân trong nhà vua, cách nhà vua dạy cho cả dân tộc về chữ Nhân thật giản dị là đừng sỉ nhục những kẻ chiến bại, hãy cưu mang và độ lượng với tất cả mọi người là con đường ngắn nhất để đất nước đi đến thống nhất, hiệp hòa.

Trần Nhân Tông là bậc huyền tổ của sự bao dung, nhân ái nên đã hiểu sâu sắc triết lý muốn khai mở lòng nhân, trước hết hãy từ mình “cà một vò, tương một hũ”. Sự đạm bạc thanh nhàn là lẽ sống của Trần Nhân Tông. Nhờ thế, dẫu cư trần, Trần Nhân Tông vẫn lạc đạo, cả cuộc đời của nhà vua Trần Nhân Tông là sự hiến dâng hết mình cho nhân dân, cho đất nước.

Trần Nhân Tông là đức vua - Phật hoàng, là anh hùng dân tộc, là nhà văn hóa lớn, là nhân kiệt của Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Tài liệu tham khảo:

1. Trần Xuân Sinh, Thuyết Trần (Sử nhà Trần), Nxb. Hải Phòng, 2003.

2. Trần Nhân Tông toàn tập, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

3. Hào khí Đông A (Thông tin họ Trần Việt Nam), số 1 năm 2002, số 2 năm 2003, số 3 năm 2004.
Chú thích:

(1), (2). Dẫn lại lời trích của Hà Văn Thịnh trong bài “Trần Nhân Tông dạy chữ Nhân”, Chuyên san KHXH&NV Nghệ An, số tháng 1/2009, tr.49.

Trần-Minh-Siêu @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site